Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

symphony

Well-Known Member
attachment.php



Từ buổi bình minh của kỷ nguyên HD, tất cả các videophile đều căm thù 2 thanh màu đen thừa thãi thường xuất hiện trên các bộ phim. Không phải là điều gì quá to tát, nhưng đó thực sự là một câu chuyện nghiêm túc về hình học (chết tiệt! rất nhiều người lại dở cái món này) và tỷ lệ của màn hình. Và giống hệt phụ nữ, câu chuyện này nghe có vẻ đơn giản nhưng càng đào sâu bạn sẽ thấy chúng thật phức tạp.

Có thể sẽ bị ném đá tới chết, Nhưng chắc chắn tôi sẽ phải đội nón bảo hiểm và tôi phải nói: chuẩn mực của ngành công nghiệp điện ảnh là những chuẩn mực được thiết lập bởi chính Hollywood. Nước Mỹ và sự tiến bộ của họ đã nhồi nhét hàng tá công thức điện ảnh vào đầu óc mụ mị của những nhà sản xuất phim trên khắp thế giới. Chúng ta chỉ biết há mồm để cho họ tọng vào nào là hamburger, gà quay, coca, pepsi... cho đến khi cảm thấy ngán ngấy mới thôi. Mà thực tế thì những cinephile và videophile trên khắp thế giới là những con ma đói, họ chả bao giờ ngán ngấy được đâu - cứ nhét tiếp đi, sướng lắm!


Tại sao nên yêu 2 thanh màu đen thừa thãi?

Bây giờ, tôi chỉ nhớ 2 điều duy nhất về giáo viên hình học ngày xưa. Đó là vòng 1 đầy hấp dẫn và chân lý HÌNH VUÔNG LUÔN LÀ HÌNH VUÔNG của cô.

Thật vậy, ở khía cạnh videophile, hình vuông luôn là một hình vuông. Bạn có thể vẽ một hình vuông thật lớn, một hình vuông thật nhỏ hay chỉ đơn giản là tưởng tượng ra một hình vuông. Có một điều không bao giờ thay đổi, đó là hình vuông luôn có tỷ lệ 1 : 1 và các cạnh của chúng luôn bằng nhau. Nếu không tin, bạn cứ thử đi!

Điều chết tiệt là các chuẩn hình ảnh hiện nay lại không chịu theo cái chân lý sung sướng đó. Các nhà sản xuất phim từ Hollywood họ có lý do riêng của họ - phụ nữ chăng? - và đối với họ, tất cả hình ảnh hiển thị đều là hình chữ nhật.

attachment.php

Màn hình CRT.


Á á á...! Hình chữ nhật ư? Hãy cẩn thận, chúng không phải là thứ đơn giản. Chúng là một thế giới mà càng khám phá, bạn càng cảm thấy căm phẫn. Hình chữ nhật tồn tại bên ngoài ranh giới của các xã hội văn minh, không liên quan tới các chuẩn mực đạo đức và chính là đứa con hoang của hình vuông. Sự phức tạp của hình chữ nhật liên quan đến tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng, chúng ta có 1.78:1, 2.20:1, 2.35:1, 2.39:1, 2.66:1, 2.93: 1 và hàng tá những con số mà cá là nếu tôi nhắc ra thì bạn sẽ không dám nghe tiếp nữa.

Nhưng đối với videophile hay cinephile, hình chữ nhật đơn giản là tỷ lệ của màn hình và là phương pháp đúng đắn nhất để tiếp cận với hình ảnh. Chúng không phải là khiếm khuyết, mà là những mảnh ghép để giúp Chúa hoàn thiện sự khô khan của hình vuông.

Đến đây, có một điều mà bạn nên biết, đó là cho dù ở bất kỳ tỷ lệ nào, hầu hết các bộ phim đều có những thông điệp riêng của nó. Biết đâu được, đó là ý đồ của đạo diễn và 2 thanh màu đen thừa thãi là một phần của bộ phim. Trong những trường hợp nhất định, chúng thực sự đáng yêu và không ảnh hưởng tới không khí thưởng thức phim.

Chỉ có 2 cách để bạn quên đi thanh màu đen thừa thãi: đó là học cách yêu chúng và loại bỏ chúng bằng những phương pháp vật lý mà videophile thường áp dụng. Dù sao đi nữa, nếu bạn giữ nguyên hay loại bỏ thanh màu đen thì các đối tượng trên hình ảnh cũng chỉ từng đó mà thôi, không hơn không kém.


Lan man về hình chữ nhật

Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân mà những hình chữ nhật không bao giờ giống nhau. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ thử tìm hiểu hình chữ nhật ở góc độ toán học, tiêu chuẩn video và mục đích nghệ thuật.

Tỷ lệ màn hình (aspect ratio) luôn được tính bằng cách lấy chiều dài chia cho chiều cao. Một màn hình 1,5:1 sẽ có chiều dài gấp rưỡi chiều cao và một màn hình 2:1 có chiều dài gấp đôi chiều cao. Nhưng 2 con số này quá đơn giản, các nhà sản xuất đương đại thích sự phức tạp và họ thường chọn tỷ lệ 16:9 (1.78:1) để áp dụng cho HDTV.

16:9 không đơn giản như bạn nghĩ, nó là khoa học, và ở góc độ khoa học, nó là định lý Pythagore, là sự hoàn hảo.

Ngày nay, khi có màn hình 16:9, nhiều người thường gọi TV cũ là TV hình vuông. Ok, trông thì có vẻ vuông vuông, nhưng thực ra chúng là những hình chữ nhật trá hình với tỷ lệ 4:3 hoặc 1,33:1.

Tỷ lệ 4:3 không phải là ý tưởng vô thưởng vô phạt, mà nó liên quan chặt chẽ đến các tiêu chuẩn mà Hollywood đã sử dụng cho những bộ phim từ 1932 đến 1953. Dựa vào tiêu chuẩn Hollywood đã thiết lập, những chiếc TV phát minh ra sau này đều được NTSC (National Television Standards Committee) quy ước theo.

Phim được quay ở định dạng 4:3, TV được sản xuất cũng lựa chọn định dạng 4:3 và tất cả mọi người đều hân hoan đón nhận định dạng 4:3. Đó là một thế giới hoàn hảo, mọi người đều yêu thương nhau, không có chiến tranh và điện ảnh luôn tuyệt diệu bởi chúng ta không bị tra tấn bởi 2 thanh màu đen?

Nhưng vấn đề là ở chỗ Hollywood đã lo lắng rằng mọi người sẽ chỉ trải nghiệm phim ảnh ở nhà khi các tiêu chuẩn video là giống nhau. Và thế là cuộc chơi bắt đầu thay đổi, hay nói đúng hơn, Hollywood tìm mọi cách để nhét thật nhiều tiền vào cái túi không đáy của họ.

Các nhà sản xuất phim của Hoa Kỳ quyết định mang đến cảm giác nhập vai cho người xem bằng cách sử dụng máy quay phim 35mm với tỷ lệ 1,85:1 hay chiều dài gần gấp đôi chiều rộng. Thậm chí khi các công nghệ mới như 70mm hay anamorphic xuất hiện thì những bộ phim với tỷ lệ không tưởng đã được sản xuất. Chúng ta có phim 2,20:1, 2,35:1, 2,39:1 và thậm chí là 2,93:1 – chiều dài gần gấp 3 lần chiều cao – như trong phim Ben Hur.


attachment.php

Hình ảnh trong phim Ben Hur.


Ngày nay, các nhà sản xuất luôn biết cách sử dụng tỷ lệ hình ảnh cho phim của họ. Và nếu bạn có kêu gào như thế nào đi nữa, những phim hài hoặc phim khai thác sâu về nhân vật thường có tỷ lệ 1,85:1, còn những phim có khung cảnh hoành tráng hoặc phim bom tấn mùa hè thường sử dụng tỷ lệ 2,39:1.

Dù sao đi nữa, chúng ta chả là “cái qué” gì, và các tiêu chuẩn cũng chả là “cái qué” gì, bởi tỷ lệ hình ảnh luôn được quyết định bởi giám đốc. Ví dụ như Steven Spielberg thường chọn 1,85:1, George Lucas chọn 2.39:1, James Cameron lại chọn nhiều cách khác nhau để phát hành phim, còn Chris Nolan lại sử dụng cùng lúc nhiều tỉ lệ – 1.78:1 và 2.39:1 – như trong phim Dark Knight của ông.

Có lẽ hiện nay chúng ta sẽ có 50/50 cơ hội để được xem một bộ phim 1,85 hoặc 2,39, trừ những trường hợp thiểu số đặc biệt.


Màn ảnh rộng

Vấn đề lớn nhất của tỷ lệ hình ảnh đó là khung hình càng rộng, người xem có trải nghiệm càng sướng và càng nhập vai. Thay vì sử dụng tỷ lệ 16 : 9 kinh điển, nhiều người hiện nay bắt đầu chuyển sang chuẩn 2,35 hoặc 2,40:1. Tất cả cũng chỉ vì muốn được thưởng thức những bộ phim với khung cảnh hoành tráng hơn.

Sự khác biệt về tỷ lệ màn hình sẽ mang đến trải nghiệm rất khác cho người xem. Ví dụ như 2 hình ảnh minh họa dưới đây, sự khác biệt của hình ảnh lên tới 33%:


attachment.php

Màn hình tỷ lệ 16:9.

attachment.php

Màn hình 2,35:1


Về cơ bản, có 2 cách để chúng ta mở rộng khung hình cho rạp hát tại gia, một là phóng to (zooming) và 2 là sử dụng hệ thống ống kính anamorphic.

Zooming là lựa chọn đơn giản và rẻ tiền để chúng ta có thể làm cho khung hình trở nên lớn hơn và loại bọ được 2 thanh màu đen đáng ghét. Một số máy chiếu thế hệ mới của Sony, JVC, Panasonic hay Epsong được trang bị tính năng có tên gọi là Lens Memory. Tính năng này cho phép máy chiếu nhớ được trạng thái ống kính và kích thước mà hình để tự động phóng lớn, lấy nét và đặt lại trạng thái cho tỷ lệ 16 : 9 hay 2,35 thông qua 1 nút bấm.

Trong khi đó, sử dụng hệ thống lens anamorphic lại tỏ ra phức tạp và tốn kém hơn. Dưới đây là một hệ thống máy chiếu anamorphic tại triển lãm VIBA Show c2013 vừa rồi:

attachment.php

Hệ thống máy chiếu anamorphic.


Về cơ bản, việc phóng lớn khung hình bằng hệ thống anamorphic sẽ có 2 bước:

- Kéo dài hình ảnh theo chiều dọc để làm mất đường viền màu đen ở trên vài dưới. Quá trình này có thể sử dụng máy chiếu hoặc đĩa đầu Bluray hoặc AV Receiver để thực hiện.

- Kéo dài hình ảnh theo chiều ngang bằng lens anamorphic.​


Ở đây chúng ta có 3 bức hình minh họa cho miêu tả trên:

attachment.php

Hình ảnh ở trạng thái nguyên bản.

attachment.php

Hình ảnh đã được máy chiếu kéo dài theo chiều cao.

attachment.php

Hình ảnh sau khi được lens anamorphic kéo dài theo chiều ngang.


Kết luận

Ok, chúng ta đã có một buổi đàm đạo sơ về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình. Đó luôn là một đề tài phức tạp mà chúng ta khó có thể sắp xếp nội dung để thực hiện, mặc dù trông thì có vẻ đơn giản.

Có 2 thứ đã làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn đó là sự tham lam về tiền bạc của các nhà sản xuất và sự tham lam về cảm giác của người xem. Điều này khiến cho ngành công nghiệp điện có quá nhiều tiêu chuẩn và khiến cho những người bước vào con đường videophile trở nên khổ sở hơn bao giờ hết.

Dù sao đi nữa, có 2 cách để chúng ta thỏa mãn với tỷ lệ màn hình, đó là:

- Nếu nghèo, hãy học cách yêu 2 thanh màu đen thừa thãi, chúng là 1 phần của điện ảnh.

- Nếu giàu, tìm mọi cách để những khung hình trở nên rộng hơn bao giờ hết.


Theo Digitaltrens
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ganigamorico

Well-Known Member
Ðề: Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

Trong các mod tin tức mình thích nhất bác Sym, toàn thông tin bổ ích, cảm ơn bác
 

bum90

New Member
Ðề: Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

đến bh mình mới hiểu ... tại sao lại có 16:9 !!!
 

caothudeche

Moderator
Ðề: Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

Cứ tưởng sẽ có ai cho mình cái lý do sao lại có các AR như vậy?
Kết lại bài là bác sym chỉ ra cách khử 2 em phi đen đi trên máy chiếu, cách 1 có vẻ ngon, nhưng cách 2 thay đổi AR này làm hình ảnh bị méo dạng, 1,85 về 1,77 còn đỡ chứ, 2.35 về 1,77 chắc không xơi được.

Theo ý kiến của em là do thị trường của mắt người, bao giờ cũng bao quát được một khoảng không gian rộng theo chiều ngang hơn là chiều dọc. Vì thế mà phim làm hình chữ nhật sẽ cho ta một không gian rộng hơn. Để ngắm 1 không gian rộng theo chiều đứng chắc đảo mắt lên xuống chóng mặt quá.
Nhưng cái 16:9 có vẻ là đã ổn, đưa lên 2.35 đúng là quá ghét 2 em phi đen.
 

0203

New Member
Re: Ðề: Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

Em thì mê con màn 21:9 để chơi game góc nhìn theo chiều ngang được rộng hơn, bao quát hơn, từ đó nắm đc nhiều thông tin hơn, khó bị móc ---> có nhìu lợi thế hơn trong FPS.
 

soildsnake

Active Member
Ðề: Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

thanks mod, bài viết rất chi tiết...
 

vucovu

New Member
Ðề: Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

Thanks phát, oánh dấu ngâm cíu sau.
 

vuongminhtuan

New Member
Ðề: Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

2 thanh màu đen ở 2 cạnh trên-dưới thì còn chịu được, chứ 2 thanh ở 2 bên là em cho bay luôn.
 

meocon

Well-Known Member
Ðề: Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

Các con số luôn bí hiểm , đó là điều e thích ở toán học .........
 

Hung082012

New Member
Bài hay nhưng phải đọc đi đọc lại, đọc một phát chưa ngấm được :-B:-B:-B
 
Ðề: Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

đến bh mình mới hiểu ... tại sao lại có 16:9 !!!

đúng theo chủ đế LAN MAN ! mình giống như bác, đoc hết chủ đề mà vẫn chưa biết tại sao lại có chuẩn 16:9 ? chỉ là một con số ngẫu nhiên hay các nhà sản xuất thích cón số ấy ! có liên quan gì đến toán học không ???? Nhưng theo mình đoán thì con số ấy liên quan đến kỹ thuật của ống kính quay + với tiêu chuẩn quan sát của mắt. Vì nếu dài (rộng) quá thì khó có máy quay nào làm duoc cũng như mắt không thể quan sát toàn vẹn một cách tổng thể duoc ! thanks
 

healthing

Member
Ðề: Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

Một bài bổ sung kiến thức rất hay :)
 

Hai Scm

Active Member
Cine thì nhiều tỷ lệ mà tivi thì 99% là 16:9 làm tối ngày cứ phải nhìn 2 dòng đen....
 

thienanh

Active Member
Ðề: Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

2 thanh màu đen ở 2 cạnh trên-dưới thì còn chịu được, chứ 2 thanh ở 2 bên là em cho bay luôn.

Chuẩn, mình chấp nhận xem "người lùn" chứ ghét nhất 2 cái viền đen bên cạnh :(

đúng theo chủ đế LAN MAN ! mình giống như bác, đoc hết chủ đề mà vẫn chưa biết tại sao lại có chuẩn 16:9 ? chỉ là một con số ngẫu nhiên hay các nhà sản xuất thích cón số ấy ! có liên quan gì đến toán học không ???? Nhưng theo mình đoán thì con số ấy liên quan đến kỹ thuật của ống kính quay + với tiêu chuẩn quan sát của mắt. Vì nếu dài (rộng) quá thì khó có máy quay nào làm duoc cũng như mắt không thể quan sát toàn vẹn một cách tổng thể duoc ! thanks
Đây bác "16:9 không đơn giản như bạn nghĩ, nó là khoa học, và ở góc độ khoa học, nó là định lý Pythagore, là sự hoàn hảo."
 
Ðề: Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

vẫn yêu 16:9 ! tỉ lệ này thấy rất là ổn rồi
 

25hanthuyen

Active Member
Ðề: Lan man về hình học, videophile và tỷ lệ màn hình

Khổ nỗi khi xem những phim nguyên gốc là 21:9 mà remux lại thành 16:9 để xem thông thường chúng ta đã để mất khá nhiều hình ảnh 2 bên. Thank bác có bài viết rất hay, sinh động ko khô cứng về lí thuyết.
 

anh0424

Active Member
Bài viết tham khảo về tỉ lệ vàng trên wiki:

Tỷ lệ vàng – Wikipedia tiếng Việt

Theo đó thì 16:10 gần nhất với tỉ lệ vàng. 16:9 cũng rất gần, nên mắt người có cảm giác bao quát khung hình tốt nhất khi xem ở tỉ lệ này.
Những màn hình dài hơn, dài quá cỡ, chỉ có tác dụng phô trương đại cảnh thôi.
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Đại đa những người nghèo lại có những ước mơ của người giàu cả ah!
 
Bên trên