Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

dtvu1310

Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Tàu khựa thì lý lẽ của nó cũng rất "bựa"
đi kiếm chuyện với nước khác để "mụ mị" dân nó rằng phải đoàn kết với NN chống ngoại xâm nhưng thực ra để "đánh trống lảng" những vụ siêu scandal của bộ máy lãnh đạo. Thằng cha Tập Cận Bình ra lệnh cấm thằng Bloomberg hoạt động tại TQ tại vì thằng BloomBerg điều tra đc số tài sản khổng lồ mà nó có, cẩu tặc thì chỉ cần lý do tào lao vậy là "trảm" người ta
Nó cấm khách du lịch tới vùng nội Mông - Tây Tạng vì muốn cách ly những người này tới thế giới bên ngoài chỉ vì lý do sợ họ bị kích động phản kháng lại sự áp bức của chính quyền
Và biển đông là của Trung cẩu vì nó nói là "như vậy đấy".
điện ảnh của nó là 1 công cụ để chính phủ sai khiến, giựt dây theo cách có lợi nhất cho "bộ sậu" đầu não nên thằng nào làm phim "lột tả" sự thật ở Trung cẩu thì thằng đó quá dại vì người ghét nó ko chỉ là chính quyền mà còn có gần 1 tỷ đứa dân mắc bệnh hoang tưởng, háo danh do chính phủ nhào nặn từ nhỏ nữa
 

kail0963

Member
Nói chung là phim hay dù là của nước nào mình vẫn xem.Nghệ thuật là nghệ thuật,chính trị là chính trị,nếu có sự áp đặt của nhà nước vào nghệ thuật thì mình nhất quyết ko xem.Những tác phẩm của TC như :Tam quốc diễn nghĩa,thủy hử.... hay những truyện của Kim Dung.... thì thật sự mình vẫn thấy rất hay.

Phim hay thì vẫn cứ coi,còn những việc tụi nó làm để xâm phạm vào chính quyền của mình thì nên tẩy chay hết.
Còn việc tụi nó áp đặt vào dân nó như thực hiện chính sách "ngu dân" thì kệ tụi nó mà thôi,ếch thích đáy giếng thì cứ ngồi ở đáy giếng,còn ta thì thích ra ngoài hơn :))tụi nó cứ "ngu dân" đến khi dân biết rõ thì---> loạn lên--> nội chiến... lúc đó thì thiệt cho tụi nó mà thôi.
Như câu " cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra " đấy mà( ko biết câu này của VN ta hay của nó mà ta dịch ra nữa:D)
 

tran ngoc anh

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

bạn hay xem ti vi gặp nhiều phim Tàu là phải rồi! mình còn chả bao giờ xem ti vi :D
công bằng mà nói phim của quốc gia hay hãng phim nào cũng có phim hay và phim dở nhưng điện ảnh là cách thể hiện văn hóa rõ rệt nhất...em nghĩ vậy!
Xin lỗi tôi lại chẳng bao giờ xem TV mới chết, mặc dù nhà dùng cả K+ với TH cáp ,từ khi có DVD đến bây giờ là HD lại càng chán TV.Ở đây đang nói về BỨC TRANH XẤU XÍ VỀ ĐIỆN ẢNH TRUNG QUỐC,và trước mắt mình thấy nó đem lại cái gì cho mọi người quanh mình đã,chưa bàn tới xấu xí hay đep đẽ.Hãy công nhận là trẻ em con trai bây giờ chơi với nhau luôn tưởng tượng mình là một nhân vật trong phim Trung quôc hơn là phim châu Âu,vậy ảnh hưởng ở đây là rất lớn.Nhưng người CHINA bây giờ lại đang làm cho chúng ta và WORLD phát chán.
 

ledc9000

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

qua bài viết mới thấy dc sự tiêu cực mà bây giờ mình mới biết.nhưng lật lại vấn đề mới thấy người trung quốc họ giỏi.ở 1 nơi hà khắc về nghệ thuật như vậy mà họ vẫn có diễn viên ,đạo diễn đẳng cấp thế giới,tạo ra những bộ phim mang đậm đẳng cấp nghệ thuật.rồi quay sang vn,ở 1 nơi có thể coi là tự do nhưng thực chất có tự do hay do người dân tự ngậm ngùi coi là mình dc tự do đã làm dc gi chưa.hay là đang bóp chết cái tính nghệ thuật trong người dân.ở góc độ học hỏi thì vn mình còn phải học dài
 

trung750

Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Michael Moore cũng làm phim phản chiến Mỹ thì chính phủ Mỹ có coi đạo diễn này ra gì đâu?
 

trankanhhung

Well-Known Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

qua bài viết mới thấy dc sự tiêu cực mà bây giờ mình mới biết.nhưng lật lại vấn đề mới thấy người trung quốc họ giỏi.ở 1 nơi hà khắc về nghệ thuật như vậy mà họ vẫn có diễn viên ,đạo diễn đẳng cấp thế giới,tạo ra những bộ phim mang đậm đẳng cấp nghệ thuật.rồi quay sang vn,ở 1 nơi có thể coi là tự do nhưng thực chất có tự do hay do người dân tự ngậm ngùi coi là mình dc tự do đã làm dc gi chưa.hay là đang bóp chết cái tính nghệ thuật trong người dân.ở góc độ học hỏi thì vn mình còn phải học dài
mọi sự so sánh đều là khập khiễng thưa bác!
so với VN kinh tế,dân số, diện tích...TQ gấp rất nhiều lần...
cũng như điện ảnh Liên Xô cũ cũng vậy...
điện ảnh VN mình có lẽ hơn thằng Lào với thằng Cam Bốt :D
 

khachieu

Well-Known Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Mình thấy dân mình mấy năm trước chỉ chăm chăm chờ giờ truyền hình phát phim tàu để xem.
Nhưng thời gian gần đây mọi người đã bỏ thói quen dó, chỉ háo hức chờ xem phim Việt Nam phát trên VTV1 khung giờ vàng.
Mình nghĩ đây là một điều rất đáng mừng phải không các bạn
 

haicaoboi87

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

anh tàu thì bá đạo rồi,tinh thần đại HÁNG mà lị =))
phim tàu thì gần như 100% là tô lên bức tranh tưởng tượng về xã hội phong kiến,vốn bẩn như c*t ngày xưa
 

ohmanxxx

Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Michael Moore cũng làm phim phản chiến Mỹ thì chính phủ Mỹ có coi đạo diễn này ra gì đâu?

ngu thế ! cha mập đạo diễn này mà làm phim phản chiến cái gì ? chẳng qua đó chỉ là chiêu bài, là bình phong núp bóng cho 1 bộ phim hoàn toàn ác ý nhắm vào cá nhân tổng thống Bush về trách nhiệm trong vụ khủng bố 11-9. Bộ phim này ( Fahrenheit 9/11 ) không những bị chính phủ Mỹ mà bị tất cả khán giả có lương tri, có lương tâm, có lý trí, biết phân biệt đúng sai dựa trên thực tế chứ không phải bị nhồi sọ hay kích động, tất cả họ đều lên tiếng đả kích mạnh mẽ bộ phim này cũng như cha đẻ của nó là "ú ù" Moore. Vì sao ? vì xuyên suốt bộ phim, Micheal Moore chỉ nhăm nhăm mỗi một việc là dè bỉu, lên án lẫn nhục mạ tổng thống George Walker Bush bằng những thủ thuật hèn hạ, đê tiện nhất mà giới làm phim có thể tưởng tượng ra. Cụ thể, hắn đã cắt xén, nối ráp những sự kiện khác nhau có liên quan đến tổng thống Bush ( trước sự kiện 11/9 ) để xuyên tạc, bóp méo hình ảnh của Bush bằng cách kết nối chúng với trách nhiệm của Bush trong sự kiện 11/9. Nhiều nhà phê bình điện ảnh lẫn nghiên cứu xã hội đã lên án bằng những từ ngữ nặng nề nhất dành cho Micheal Moore khi bộ phim này ra mắt. Ác ý của hắn nhằm hạ thấp uy tín của ông Bush bằng những "tiểu xảo" đê tiện và hèn hạ vô cùng. Vì thế, có một bộ phim hài ( quên mất tên ) đã được thực hiện để châm biếm Micheal Moore như là một tên dở hơi và phản quốc ( vì trong bối cảnh nước Mỹ cần đoàn kết chống khủng bố thì tay mập này lại chơi nổi, chỉ trích Bush cũng như cuộc chiến chống khủng bố ). Rõ ràng, ở một nước đề cao tự do và dân chủ như Mỹ, nơi tất cả các bộ phim đều được tự do bày tỏ chính kiến chính trị, tôn giáo mà không bị kiểm duyệt ( trừ phi đó là các bộ phim tuyên truyền quá khích mang yếu tố kích động ) thì Micheal Moore là một minh chứng cụ thể nhất cho cái gọi là lợi dung tự do dân chủ để tuyên truyền, xuyên tạc, bóp mép đối thủ ( ở đây là tổng thống Bush ) một cách đê tiện, hạ đẳng nhất có thể. Thế mà hắn lại không bị cớm thộp cổ vì tội "phản động" ( chắc chỉ có VN mới có tội danh này ), vẫn sống nhăn răng ăn như hạm. Lưu ý thêm là từ trước khi ra mắt bộ phim Fahrenheit này, Micheal Moore đã khét tiếng là một tay lập dị, có những ý tưởng khùng điên quái đãng. Vì thế sau bộ phim này, hắn đã bị hầu hết những đồng nghiệp, chính giới và cả khán giả Mỹ tẩy chay, cô lập. Micheal Moore chỉ có thể làm phim bằng cách xin tài trợ của các tay sponsor có tư tưởng chống chính phủ Mỹ ( nhưng có thể không đồng nghĩa với chống nước Mỹ ) và hắn ngày càng trở nên lạc loài trong thế giới ảo tưởng bệnh hoạn của hắn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

meamthanh11

Active Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

đúng là TQ có cái hay và ta còn lâu hoặc ko bgio72 theo kịp nó ở thài đại này,nhưng vẫn ghét nó
 

stranger88

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

đọc bài của chị thấy ghê đám tàu quá . mấy bác mê HD của mình mà qua đó thì chỉ có nước hóng thui
 

ohmanxxx

Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

ở những nước có chính quyền chuyên chế, chính quyền luôn xem điện ảnh như 1 công cụ đắc lực để tuyên truyền ( không như các nước tự do, điện ảnh đơn thuần chỉ là một loại hình giải trí ). Tàu khựa với lịch sự tự cho rằng oai hùng và vĩ đại, tuy nhiên lòng tự tôn dân tộc này đã bị chà đạp thảm hại đầu thế kỷ 20 ( bị 9 nước phương Tây xâm lược, xâu xé, phải ký các hòa ước nhượng đất xấu hổ ), đáng kể nhất là bị quân phiệt Nhật đánh cho tơi tả và xâm chiếm. Vì thế ngày nay, lòng người Trung Quốc vẫn bị tổn thương và ám ảnh nặng nề bởi các sự kiện nhục nhã trên. Hiểu chuyện này, giới chóp bu trong chính quyền khuyến khích làm ra các phim điện ảnh ( nhất là phim võ ) có thời điểm đầu thế kỷ 20 là thời điểm TQ bị xâm lược. Trong các phim này, có đặc điểm chung là người dân TQ bị ức hiếp tàn bạo ( nhằm tạo ra sự căm thù của người xem ), lòng tự hào dân tộc bị ngoại bang phỉ nhổ và cuối cùng là nhân dân hay một cộng đồng Tàu khựa đoàn kết lại, đánh bại ngoại xâm "thắng lợi hoàn toàn". Các bộ phim này có tác động tâm lý cực mạnh. Chúng khơi dậy vết thương lòng, tính tự tôn dân tộc và sức mạnh của nhân dân để chính quyền dễ dàng dẫn dắt họ vào các mục đích tà đạo của mình ( ức hiếp các nước láng giềng, có âm mưu thâu tóm ). Khi nhân dân TQ đang muốn lấy lại "thanh danh đã mất" và muốn rửa nhục "quốc hận", họ sẵn sàng điên cuồng thực hiện hành vi bá đạo với các dân tộc xung quanh mà không cần quan tâm đất nước nào từng "sỉ nhục" họ trong quá khứ, đó cũng là 1 cách chứng tỏ vị thế siêu cường với thế giới, đồng thời để cạnh tranh với Mỹ. ( oái ăm thay, Mỹ là siêu cường thì chỉ có lợi cho nhân loại còn một siêu cường vừa nham hiểm, vừa tàn bạo như TQ thì đó thực sự là một thảm họa )
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Nói nhìu cũng là phim nào nó cho chíu thì mới được chíu
Cho làm mới được làm
---> ko khác triều tiên là mấy
Cực ủng hộ phim thần thánh hóa lãnh đạo ---> các nước xhcn đều y như nhau
Đa số phim đều mang trong mình tư tưởng chính trị mạnh nên xem nhàm trừ 1 số phim hongkong, nhưng hongkong thời nay cũng bắt đầu nhảm giống tq rùi
 
Thực sự VN cho chiếu quá nhiều phim Trung Quốc quá, đến cả thiếu nhi cũng không chừa. Giờ mấy bạn thử mở mấy đài của tỉnh, hay chính HTV3 của TPHCM sẽ thấy. Phim hoạt hình, phim truyện thiếu nhi đa phần là từ TQ, mà mục đích sâu xa chỉ là để bán những món đồ chơi ăn theo từ TQ qua mà thôi (không phụ huynh nào ủng hộ việc con mình chơi đồ TQ, nhưng đòi quá chẳng lẽ không thương mà mua cho!)
 

ohmanxxx

Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

hồi đó xem "kiến đảng vĩ nghiệp" thấy nực cười thật. Những phim sặc mùi tuyên truyền kiểu này, trước khi xem đã biết diễn biến kết quả thế nào nhưng ai ngờ xem xong lại giật mình vì bộ phim tâng bốc quá thô thiển sự nghiệp, bản tính lẫn nhân cách của Mao Trạch Đông. Về con người ông này, ai tinh thông sử sách đều biết. Cách mạng văn hóa, trăm hoa đua nở cùng hàng loạt các chính sách cải tổ khác do ông ta khởi xướng và lãnh đạo đều để lại những hậu quả tàn khốc cho nhân dân TQ mà tàn dư còn ảnh hưởng đến tận ngày nay. Ấy thế mà bộ phim đã ca ngợi ông ta trên mây trên gió như là một con người vĩ đại, đức độ ( trong khi các chính sách của ông này đã bức tử hàng trăm triệu nhân mạng ). Bộ phim này ra mắt nhân kỷ niệm ngày thành lập ĐCS TQ, vì thế không một ngôi sao nào dám từ chối khi nhận được lời mời tham gia phim, dù có thể trong lòng họ bất mãn với kịch bản. Nếu từ chối thì thừa biết sự nghiệp của diễn viên đó sẽ đi về đâu. So sánh một chút, thời chiến tranh VN, ngôi sao màn bạc đang rất nổi của Mỹ là Jane Fonda thăm HN để phản chiến vào 7/1972. Khi bà ta về Mỹ thì vẫn hoạt động điện ảnh thường. Chính phủ Mỹ không hề làm khó dễ hoạt động nghề nghiệp của bà ta.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vuong92

Active Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

em nghĩ chủ yếu là tự do tư tưởng và tự do thể hiện. phim Mỹ phát triển như thế vì tất cả đều được phát triển như nhau, cứ tự do làm theo ý mình miễn là có khả năng, kể cả mấy phim kinh dị tởm lợm hay chống chính quyền, phản chiến, chửi tổng thống vẫn làm hết, kiểm duyệt trước khi làm là rất ít, nhưng kiểm duyệt khi ra rạp thì rất chặt, ngược lại với VN. ở VN vấn đề kiểm duyệt chính trị hay mấy cái bạo lực kinh dị j đó cũng mạnh, nhưng so với TQ thì đúng là ko bằng 1 nửa. kiểm duyệt gì mà toàn lý do vớ vẩn, khó đỡ :))
sau bài này chắc phải tìm mấy phim bị cấm kia để xem, bác nào có link mấy phim ý thì cho em xin với nhé :))
 

crossbi2

Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Tụi này nhũ não thật..Mới vừa coi xong 1 bộ của nó nữa :|
 

moonyeu

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Nhớ lại lịch sử hồi trước nhật qua xâm chiếm TQ những người lính quyết tử để tìm kiếm tự do.bây giờ họ có tự do rồi thì lại muốn chiếm đoạt tự do của người khác sự thật đến trớ trêu.
 
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Có bác nào thấy cái phim " Họa Bì 2 " nó quá nhàm ko?
 
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

china, một phần nguồn cội tui là china, nhưng tui không có dòng máu bị nhiễm bởi Đức Ý Nhật xưa kia đang hình thành trong những nhà lảnh đạo china
 

thich_xem_phim

Active Member
Về vấn đề kiểm duyệt và sự can thiệp của chính phủ, tui xin được phép chia sẻ với các bạn góc nhìn về nước Mỹ, 1 đất nước nổi tiếng tự do. Liệu tự do thật sự có tồn tại hay không?

Hội thảo cuối tuần ở Massachusetts (Mỹ) trong hai ngày 15-16/4/1989.
Noam Chomsky, Giáo sư Học viện MIT (Massachusetts Institute of Technology), Mỹ.


- Thưa Giáo sư Chomsky, tôi ko hoàn toàn nhìn ra cơ chế kiểm soát tư tưởng thực sự hoạt động như thế nào trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, như kinh tế học hay khoa học chính trị chẳng hạn. Ý tôi muốn nói, các trường học rốt cuộc là 1 hệ thống truyền bá chính xác như thế nào? Giáo sư có thể mô tả quá trình chi tiết hơn được ko?

Nếu 1 nhà khoa học chính trị hay 1 nhà kinh tế học trẻ tuổi nào đó quyết định cố gắng hỏi những câu hỏi đúng thì những cơ hội sẽ là họ sẽ bị đưa ra ngoài lề theo 1 kiểu nào đó, hay bị loại khỏi thể chế. Ở mức cực đoan, đã thường xuyên có những sự thanh trừng ở các trường đại học tại Mỹ. Ví dụ, trong những năm 1950, các trường đại học đã rửa sạch tư tưởng bất đồng chính kiến – người ta bị sa thải hay ko được phép giảng dạy vì tất cả các lí do. Hậu quả của cuộc thanh trừng ấy là rất lớn. Sau đó, vào cuối những năm 1960, khi trào lưu chính trị thực sự diễn ra, những cuộc thanh trừng lại bắt đầu trở lại, và thường chúng là những cuộc sa thải chính trị trực tiếp, ko cần phải che đậy. Chẳng hạn, nhiều học giả gốc châu Á tốt nhất ở Mỹ hiện nay đang dạy ở Australia và Nhật Bản, bởi vì họ ko thể giữ được việc làm ở Mỹ. Họ có những ý tưởng "sai lầm". Australia có những học giả gốc châu Á tốt nhất trên thế giới, và hầu hết họ là người Mỹ, những học giả trẻ tuổi vào những năm 1960 ko tìm được đường vào hệ thống học thuật của Mỹ, bởi vì họ nghĩ ra những "điều sai". Vì vậy, nếu các bạn muốn nghiên cứu về Campuchia với 1 học giả hàng đầu của Mỹ, thì về cơ bản các bạn phải sang Australia. Một trong các nhà sử học về Nhật Bản giỏi nhất thế giới (Herbert Bix) đang dạy ở 1 trường đại học ở Nhật Bản – ông ta là 1 người Mỹ, nhưng ông ta ko thể kiếm được việc làm ở Mỹ.

Hay hãy để tôi kể cho các bạn 1 câu chuyện về MIT, 1 câu chuyện khá hấp dẫn. Một giáo sư khoa học chính trị trẻ tuổi – người mà tình cờ hiện nay là 1 trong những học giả hàng đầu, Thomas Ferguson – được bổ nhiệm làm trợ lí giáo sư ở MIT sau khi anh ta nhận học vị Tiến sĩ ở Đại học Princeton. Anh ta rất cấp tiến, và anh ta cũng cực kì thông minh, vì vậy bộ môn rất cần anh ta. Một ngày, khi tôi đang ngồi trong văn phòng, thì anh ta xuất hiện với thái độ bực bội. Anh ta bảo tôi rằng ông chủ nhiệm bộ môn của anh ta vừa vào văn phòng của anh ta và nói thẳng: “Nếu anh muốn có biên chế trong bộ môn này, thì hãy tránh động đến tất cả mọi thứ diễn ra sau chương trình Chính sách Kinh tế Xã hội Mới; anh chỉ có thể viết tất cả những tư tưởng cấp tiến của mình về thời kì có chương trình Chính sách Kinh tế Xã hội Mới, nếu anh vẫn quyết tâm viết về thời kì hậu chương trình Chính sách Kinh tế Xã hội Mới thì anh sẽ ko bao giờ nhận được biên chế ở bộ môn này.” Ông ta nói toạc ra với anh ta như vậy. Thường các bạn ko bị nói toạc ra như thế, nhưng các bạn phải hiểu điều đó – các bạn phải hiểu nó từ những phản ứng mà các bạn nhận được.

Kiểu sự việc này cũng xảy ra đối với những sinh viên tốt nghiệp. Tôi là người được gọi là “Giáo sư của viện” ở MIT, có nghĩa là tôi có thể dạy 1 số môn học trong bất kì khoa nào của trường đại học này. Và qua nhiều năm, tôi đã dạy ở nhiều khoa trong trường, nhưng nếu tôi tiến gần đến khoa học chính trị, thì các bạn có thể cảm thấy sự rung cảm xấu xa bắt đầu. Vì vậy trong các bộ môn khác, tôi thường được mời vào các Hội đồng Tiến sĩ của sinh viên, nhưng trong khoa học chính trị, điều đó hầu như ko bao giờ xảy ra.

Vài năm trước, 1 nữ học viên sau đại học thông minh trong bộ môn khoa học chính trị muốn viết 1 luận án về truyền thông ở Nam Phi, cô ta muốn tôi ở hội đồng chấm luận án tiến sĩ của cô ta. Được thôi, nó là 1 đề tài mà tôi quan tâm, và có thể tôi đã nghiên cứu vấn đề này nhiều hơn bất kì người nào khác ở bộ môn ấy, vì vậy ko còn cách nào để họ nói rằng tôi ko thể chấm được luận án đó. Sau đó thủ tục bắt đầu. Giai đoạn đầu tiên của quy trình tiến sĩ là ứng viên gặp 1 vài cán bộ giảng dạy và trình bày đề cương nghiên cứu. Thường hai giáo viên có mặt, đó là về đề cương. Nhưng lần đó lại khác: họ lưu hành 1 bản thông báo qua bộ môn nói rằng mọi giáo viên đều phải có mặt – và lí do là, tôi sẽ ở đó, và họ phải chiến đấu với ảnh hưởng hiểm ác này. Vì vậy mọi người đều xuất hiện.

Thế rồi, nữ học viên bắt đầu trình bày đề cương nghiên cứu của cô ta, và các bạn có thể nhìn thấy mặt người ta bắt đầu tái nhợt. Một người nào đó hỏi cô ta: “Giả thuyết của chị là gì?” – chị phải có giả thuyết chứ - và đó là việc đưa tin của giới truyền thông ở Nam Phi sẽ bị ảnh hưởng bởi những khoản lợi nhuận của công ty. Người ta hầu như chết đứng. Sau đó việc phân tích phê phán bắt đầu: “Phương pháp nghiên cứu của chị sẽ là gì? Chị sẽ dùng phép thử nào?”. Và cuối cùng 1 bộ máy được thiết lập và 1 cấp độ chứng cứ được yêu cầu mà bạn ko thể đáp ứng được trong các ngành khoa học xã hội. Họ yêu cầu rất nhiều những rác rưởi trong luận án của cô ấy, các con số, bảng biểu và công việc vô nghĩa. Nhưng cuối cùng cô ta đã vượt qua được, chỉ vì cô ta sẵn sàng chiến đấu đến cùng.

Tôi sẽ kể cho các bạn 1 trường hợp khác – và có nhiều trường hợp khác giống trường hợp này. Bao nhiêu người trong số các bạn biết về Joan Peters, cuốn sách do Joan Peters viết? Có 1 cuốn sách bán chạy nhất 1 vài năm trước (vào năm 1984), nó được tái bản khoảng 10 lần, bởi 1 người phụ nữ có tên là Joan Peters – hay ít nhất được kí tên là Joan Peters – sách có tên là From Time Memorial (Từ thời tưởng niệm). Nó là 1 cuốn sách lớn, có vẻ học thuật, với nhiều mục ghi chú ở cuối dường như có ý chỉ ra rằng người Palestine là những người di cư gần đây. Và nó rất nổi tiếng, nó được hàng trăm bài điểm sách ca ngợi, và ko có bài điểm sách nào tiêu cực cả: tờ Washington Post, tờ New York Times, tất cả đều ca ngợi. Đây là cuốn sách đã chứng minh rằng thực sự ko có người Palestine! Tất nhiên, thông điệp ngầm là, nếu Israel tống cổ tất cả người Palestine ra ngoài thì cũng ko có vấn đề gì về đạo đức cả, bởi họ chỉ là những người dân di cư gần đây. Và có tất cả các loại phân tích nhân khẩu học trong cuốn sách, và 1 giáo sư nhân khẩu học nổi tiếng của Đại học Chicago (Phillip M. Hauser) xác nhận điều đó. Đó là 1 thành công lớn về trí tuệ của năm đó, mọi người đều nói về cuốn sách như là 1 công trình vĩ đại.

Một học viên sau đại học ở Princeton, người có tên là Norman Finkelstein, bắt đầu đọc hết cuốn sách. Anh ta quan tâm đến lịch sử của chủ nghĩa phục quốc Do Thái, và khi anh ta đọc cuốn sách thì anh ta ngạc nhiên bởi những điều nó nói. Anh ta là 1 học viên cẩn trọng, và thế là anh ta bắt đầu kiểm tra các tài liệu tham khảo. Hóa ra, toàn bộ sự việc là 1 trò lừa đảo, nó hoàn toàn giả mạo: có lẽ nó được chắp nối lại với nhau bởi 1 cơ quan tình báo nào đó hay 1 tổ chức nào đó giống như vậy. Finkelstein viết 1 bài ngắn về những tìm kiếm ban đầu, nó khoảng hơn 20 trang, và anh ta gửi nó cho khoảng 30 người quan tâm đến chủ đề này, các học giả trong lĩnh vực này… và nói rằng: “Đây là những gì tôi tìm thấy trong cuốn sách, các vị thấy có đáng để theo đuổi ko?”.

Anh ta nhận được 1 câu trả lời từ tôi. Tôi bảo anh ta, đúng, tôi nghĩ nó là 1 chủ đề thú vị, nhưng tôi cảnh báo anh ta, nếu anh ta theo đuổi chủ đề đó, thì anh ta sẽ gặp phiền phức, bởi vì anh ta đang phơi bày cộng đồng trí tuệ Mỹ như là 1 nhóm người gian lận, và họ sẽ ko thích điều đó, người ta sẽ loại bỏ anh ta. Vì vậy tôi nói: nếu anh ta muốn làm điều đó thì tiếp tục làm đi, nhưng cẩn thận với những gì anh ta sẽ rơi vào. Nó chuẩn bị cơ sở cho 1 số điều thực sự rùng rợn. Vì vậy, cuộc sống của nhiều người có thể sẽ bị đe dọa. Nhưng cuộc sống của anh ta cũng sẽ bị đe dọa, tôi bảo anh ta, bởi vì nếu anh ta theo đuổi chủ đề này, thì sự nghiệp của anh ta sẽ bị tiêu tan.

Nhưng anh ta ko tin tôi. Anh ta tiếp tục và hoàn thành 1 bài báo, anh ta bắt đầu gửi bài báo đó đến các tạp chí. Chẳng có gì cả: thậm chí họ ko thèm trả lời. Trong khi đó, các giáo sư của anh ta – đây là Đại học Princeton, được cho là 1 nơi nghiêm chỉnh – ngừng ko nói chuyện với anh ta: họ ko hẹn gặp anh ta, họ ko đọc những bài báo của anh ta, về cơ bản anh ta phải bỏ học.

Vào lúc ấy, anh ta bị tuyệt vọng, và anh ta hỏi tôi phải làm gì. Tôi nói cho anh ta cái mà tôi nghĩ là 1 lời khuyên chân thành, nhưng hóa ra nó lại là 1 lời khuyên tồi tệ. Tôi gợi ý anh ta nên chuyển sang học ở 1 bộ môn khác, nơi tôi biết 1 số người và hình dung ít nhất anh ta cũng được đối xử 1 cách phù hợp. Điều đó hóa ra lại sai. Anh ta chuyển bộ môn, và khi anh ta chuẩn bị viết luận văn, thì anh ta ko thể nhờ giảng viên nào đọc nó, anh ta ko thể mời họ đến dự buổi bảo vệ luận văn của mình. Cuối cùng, vì lúng túng, họ phải cấp bằng tiến sĩ cho anh ta – anh ta thật sự rất thông minh mà – nhưng thậm chí họ ko viết thư giới thiệu cho anh ta nói rằng anh ta là sinh viên của Đại học Princeton. Người sinh viên này là sinh viên tốt, nhưng anh ta hoàn toàn ko thể nhận được 1 lá thư giới thiệu nào.

Hiện nay, anh ta đang sống tại 1 căn hộ nhỏ trong thành phố New York, anh ta là 1 nhân viên xã hội làm việc bán thời gian, giải quyết những vấn đề về học sinh bỏ học. Một học giả rất triển vọng – nếu anh ta làm cái mà anh ta được yêu cầu, thì anh ta đã tiến thân và ngay bây giờ anh ta đã là 1 giáo sư trong 1 trường đại học lớn ở 1 nơi nào đó. Thay vào đó, anh ta lại làm việc bán thời gian với những học sinh tuổi thiếu niên có vấn đề để có được 1 vài nghìn đô la tiền lương một năm.

Đó là những thủ đoạn kiểm soát ở mọi nơi với kết quả là ngăn chặn sự hiểu biết nghiêm túc ko cho nó đi vào cái cách mà quyền lực thực sự hoạt động trong xã hội. Các thể chế quyền lực rõ ràng ko muốn bị điều tra. Tại sao họ lại như vậy nhỉ? Họ ko muốn công chúng biết họ hoạt động như thế nào, có thể những người ở bên trong những thế chế đó hiểu được chúng hoạt động như thế nào, nhưng họ ko muốn bất kì người nào khác biết, bởi vì điều đó sẽ đe dọa và ngầm phá hoại quyền lực của họ. Và 1 trong những cách để họ tự vệ mình là thông qua những thủ thuật kiểm tra tư tưởng tinh vi giống như những thủ thuật này.


- Thưa Giáo sư Chomsky, mục đích của cuộc chạy đua vũ trang là gì?

Ồ, có rất nhiều điều để nói, nó phục vụ một số chức năng quan trọng. Nhớ rằng bất kì một quốc gia nào cũng đều có một kẻ thù trước mắt: dân chúng trong nước. Nếu bất ổn chính trị bắt đầu nổ ra trong lòng đất nước của bạn và dân chúng bắt đầu hoạt động tích cực, thì tất cả những điều kinh khủng có thể xảy ra. Vì vậy, các bạn phải giữ cho dân chúng yên lặng, ngoan ngoãn và thụ động. Xung đột quốc tế chính là cách tốt nhất để làm việc đó. Nếu có một kẻ thù lớn thì người dân sẽ từ bỏ quyền lợi của họ, bởi vì họ phải tồn tại. Vì vậy, chạy đua vũ trang có chức năng rất hữu dụng ở khía cạnh đó. Nó tạo ra sự căng thẳng toàn cầu và một cảm giác sợ hãi.

Nó cũng rất hữu dụng trong việc kiểm soát đế chế. Ví dụ, nếu chúng ta muốn xâm lược miền Nam Việt Nam, chẳng hạn, thì chúng ta phải có khả năng làm cho nó trông như thể chúng ta đang tự bảo vệ mình khỏi người Nga. Nếu chúng ta không có khả năng làm việc đó, thì việc xâm lược miền Nam Việt Nam sẽ khó khăn hơn rất nhiều, dân chúng trong nước sẽ không chấp nhận. Để làm những việc đó rất tốn kém, ít nhất cũng về mặt đạo lí.

Cuộc chạy đua vũ trang cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì nền kinh tế - và đó là một vấn đề lớn. Giả sử cuộc chạy đua vũ trang thực sự giảm xuống thì làm sao các bạn có thể buộc người dân (những người đóng thuế) duy trì việc bao cấp cho ngành công nghiệp công nghệ cao giống như họ đã làm trong 50 năm qua được? Liệu có nhà chính trị nào dám dứng lên và nói: “Sang năm bạn sẽ hạ mức sống bởi vì phải trợ cấp cho hãng IBM để nó có thể sản xuất ra máy tính thế hệ thứ năm?”. Không một ai có thể thuyết phục người nghe theo cách nói đó. Nếu một chính trị gia nào nói theo cách đó, thì dân chúng đáp lại: “Được thôi, chúng tôi cũng muốn bắt đầu được tham gia vào việc lập chính sách kinh tế và xã hội”.

Trên thực tế, nguy cơ đó đã được thảo luận công khai trên sách báo của Mỹ trong 40 năm qua. Giới lãnh đạo doanh nghiệp biết rất rõ điều mà mọi nhà kinh tế đều biết, rằng chi phí cho các mục đích dân sự có thể thậm chí còn hiệu quả hơn, có lợi nhuận cao hơn là các chi phí cho các mục đích quân sự. Và họ cũng biết có nhiều cách bắt dân chúng phải bao cấp cho ngành công nghiệp công nghệ cao ngoài cách thông qua hệ thống Lầu Năm Góc – giới kinh doanh biết điều đó rất rõ., và cũng biết những lí do không chọn cách khác. Những lí do ấy từ lâu nay vẫn thế không thay đổi.

Nếu bạn theo học một khóa về kinh tế, thì họ sẽ dạy bạn rằng nếu chính phủ chi ra một khoản n đô la để kích thích nền kinh tế, thì việc nó được chi vào đâu thực sự không quan trọng. Họ có thể chế tạo máy bay phản lực, có thể chôn nó xuống dưới cát rồi lại cho người đi đào tìm, họ có thể xây dựng đường sá và nhà cửa, họ có thể làm đủ mọi thứ. Về mặt kích thích nền kinh tế thì tác động kinh tế của những việc đó không khác nhau lắm. Thực tế thì rất có thể chi phí quân sự thực sự ít hiệu quả kích thích hơn chi phí xã hội, vì nhiều lí do. Nhưng vấn đề là, chi phí cho các mục đích dân sự có những tác động phụ tiêu cực. Thứ nhất, nó can thiệp vào những đặc quyền quản lí. Đồng tiền rót qua hệ thống Lầu Năm Góc đúng là món quà tặng trực tiếp cho giới lãnh đạo công ty.

Thứ hai, thậm chí có lẽ còn nghiêm trọng hơn khi nhìn từ quan điểm quyền lực cá nhân, là chi phí xã hội làm tăng nguy cơ dân chủ, và nguy cơ tăng sự tham gia của dân chúng vào việc ra quyết định. Ví dụ, nếu chính phủ tham gia vào việc xây dựng bệnh viện, trường học và đường sá và những việc đại loại như vậy, thì lập tức dân chúng sẽ quan tâm đến những việc đó, họ sẽ muốn có tiếng nói của mình bởi vì nó tác động đến họ, liên quan đến đời sống của họ. Mặt khác, nếu chính phủ nói: “Chúng ta sẽ chế tạo máy bay tàng hình Stealth Bomber”, thì sẽ không ai có bất kì ý kiến gì. Người dân quan tâm đến việc ở đâu sẽ có trường học hay bệnh viện, họ không quan tâm đến kiểu máy bay phản lực nào được chế tạo, bởi họ chẳng biết tí ti gì về điều đó. Một trong những mục đích chính yếu của chính sách xã hội là giữ cho dân chúng ở trạng thái thụ động, nên những người có quyền muốn loại trừ bất cứ điều gì có xu hướng khuyến khích dân chúng tham gia vào việc lập kế hoạch, bởi vì sự tham gia của quần chúng đe dọa sự độc quyền về quyền lực của giới kinh doanh, đồng thời kích thích các tổ chức quần chúng, huy động người dân, và có thể sẽ dẫn đến việc phân phối lại lợi nhuận…

- Thế nếu chỉ giảm thuế, thay vì đổ tất cả tiền vào tổ hợp công nghiệp – quân sự thì thế nào, thưa Giáo sư?

Bạn không thể giảm thuế nhiều được, bởi vì lấy gì để duy trì nền kinh tế phát triển? Nhớ rằng, người ta đều biết kể từ thời kì Đại suy thoái, bất kì cái gì giống như chủ nghĩa tư bản với thị trường tự do sẽ dẫn tới thảm họa. Không thể khác. Do đó, những quốc gia trên thế giới có nền kinh tế thành công đều có điểm nào đó gần với chủ nghĩa phát xít – nghĩa là, có sự can thiệp trên quy mô lớn của chính phủ vào nền kinh tế để điều phối nó và bảo vệ nó chống lại những thế lực thù địch, như việc có quá nhiều cạnh tranh chẳng hạn. Ý tôi muốn nói, thực sự không có một cách nào khác. Nếu bạn kéo tấm thảm dưới chân các doanh nghiệp tư nhân, thì ngay lập tức chúng ta sẽ rơi trở lại thời kì Đại suy thoái. Đó là lí do tại sao mọi nền kinh tế công nghiệp đều có khu vực nhà nước đồ sộ - và ở Mỹ, khu vực nhà nước đồ sộ của chúng ta hoạt động chủ yếu thống qua hệ thống quân sự.

Ý tôi muốn nói, IBM sẽ không trả các chi phí nghiên cứu và phát triển. Tại sao họ lại phải trả cho những thứ đó nhỉ? Họ muốn người dân đóng thuế phải trả cho những thứ này, bằng việc tài trợ cho một chương trình của NASA hay loại máy bay chiến đấu đời tiếp theo, chẳng hạn. Và nếu họ không thể bán được mọi sản phẩm họ sản xuất ra ngoài thị trường thương mại, thì họ muốn những người đóng thuế phải mua chúng, dưới hình thức một hệ thống phóng tên lửa hay một cái gì đó. Nếu kiếm được lời lãi thì càng tốt, nhưng họ bao giờ cũng muốn những khoản đóng góp của dân chúng mãi không cạn. Nhìn chung, đó chính xác là những gì xảy ra ở nước Mỹ trong 50 năm qua.

Ví dụ, vào những năm 1950, máy tính không thể bán ở thị trường được vì không đủ tốt. Vì vậy, người dân đóng thuế phải trả 100% chi phí nghiên cứu phát triển thông qua hệ thống quân sự (cùng với 85% chi phí nghiên cứu phát triển cho ngành điện tử nói chung). Vào những năm 1960, máy tính bắt đầu có thể bán được trên thị trường, và thế là chúng được chuyển cho các công ty tư nhân để sản xuất và kiếm lợi nhuận; nhưng vẫn có khoảng 50% chi phí cho phát triển máy tính là từ nguồn đầu tư công vào những năm 1960. Và những năm 1980, có một dự án máy tính “thế hệ thứ năm” lớn và mới, họ phát triển phần mềm mới khác thường, các kiểu máy tính mới…. Và sự phát triển của tất cả những thứ đó cực kì tốn kém. Do vậy, những chi phí này lại được lấy từ nguồn đóng thuế. Đó chính là Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI) – Chiến tranh trên các vì sao. Chương trình Chiến tranh trên các vì sao về cơ bản là một thủ đoạn nhằm bao cấp cho ngành công nghiệp công nghệ cao. Không ai tin rằng nó là một hệ thống phòng thủ - ý tôi muốn nói, có thể ông Reagan tin nó, nhưng không một ai có trí tuệ lại tin rằng chương trình Chiến tranh trên các vì sao là một hệ thống phòng thủ. Nó chỉ là một cách để bao cấp cho việc phát triển một thế hệ công nghệ cao mới – phần mềm khác thường, các hệ thống máy tính tinh vi. Các máy tính thế hệ thứ năm, laze…. Và nếu từ chương trình đó có bất kì sản phẩm nào bán được ra thị trường thương mại, thì ngay sau đó lợi ích của người dân đóng thuế sẽ lại bị gạt sang một bên như thường lệ, để cho các công ty sản xuất và thu lợi nhuận.

Hãy xem xét những khu vực kinh tế Mỹ có tính cạnh tranh quốc tế: đó là nông nghiệp, một ngành nhận được những khoản bao cấp khổng lồ của nhà nước; ngành công nghiệp mũi nhọn công nghệ cao được hưởng chi phí từ Lầu Năm Góc; và ngành công nghiệp dược, được bao cấp nặng từ ngân sách nghiên cứu khoa học – đó là những khu vực có trình độ cạnh tranh cao trong nền kinh tế. Tình hình cũng tương tự ở mọi quốc gia khác trên thế giới. Các nền kinh tế thành công là các nền kinh tế có khu vực chính phủ lớn. Ý tôi là, nếu Thế giới thứ Ba chọn chủ nghĩa tư bản thì tốt thôi – vì chúng ta muốn thấy họ kém hiệu quả mà. Nhưng còn chúng ta thì không thể chấp nhận nó. Hơn nữa, điều này đã đúng kể từ thời kì khời đầu của cuộc cách mạng công nghiệp: không có một nền kinh tế nào trong lịch sử phát triển được mà không có sự can thiệp mạnh của nhà nước thông qua những khoản bao cấp và bảo hộ thuế quan…. Tất cả những gì chúng ta ngăn cản không cho Thế giới thứ Ba làm thực ra đã là những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển ở mọi nơi khác. Tôi cho rằng điều đó không có ngoại lệ. Vì vậy, trở lại với câu hỏi của anh, không có cách nào để cắt giảm thuế quá nhiều mà lại không làm sụp đổ toàn bộ nền kinh tế.

- Tôi hơi ngạc nhiên khi thấy Giáo sư nói rằng Lầu Năm Góc rất quan trọng đối với nền kinh tế của chúng ta.

Khó có một thành phần nào của ngành công nghiệp công nghệ tiên tiến ở nước Mỹ mà lại không bị ràng buộc vào hệ thống Lầu Năm Góc, bao gồm cả NASA, Bộ Năng lượng (sản xuất vũ khí hạt nhân), toàn bộ cái bộ máy ấy. Trên thực tế, về cơ bản đó chính là vai trò của Lầu Năm Góc, và đó cũng là lí do tại sao ngân sách của nó thường không thay đổi. Những người tốt nghiệp đại học là những kĩ sư, và những người công nhân lành nghề, những người quản lí…, họ phụ thuộc rất nhiều vào toàn bộ hệ thống của Lầu Năm Góc để có việc làm. Vì vậy, thậm chí một sự cắt giảm nhẹ về chi phí quân sự cũng trực tiếp tác động đến mức lương thực tế của bộ phận những người này.

Thực ra, nếu bạn nhìn lại các cuộc tranh luận diễn ra vào cuối những năm 1940, khi hệ thống Lầu Năm Góc lần đầu tiên được thiết lập, thì sẽ thấy rất rõ. Các bạn phải xem xét toàn bộ quá trình phát triển của nó trong bối cảnh những gì mới xảy ra trước đó. Có cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930, trên toàn thế giới, và ở thời điểm đó, mọi người đều hiểu rằng chủ nghĩa tư bản đã chết. Ý tôi muốn nói, cho dù người ta còn vương vấn chút niềm tin vào nó (mà thực ra trước đó họ chẳng còn tin là mấy), thì chúng đều tan biến hết vào thời điểm đó, bởi vì toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa vừa lộn nhào trong cú rơi tự do vào khủng hoảng, không có cách nào cứu vãn được. Thế rồi, các quốc gia giàu có đều đi đến một phương pháp thoát hiểm ít nhiều giống nhau. Họ độc lập, không ai bảo ai nhưng rồi cũng đi đến một phương pháp như nhau – đó là, chi phí nhà nước, chi phí công – cái được gọi là phương pháp “kích thích Keynes”. Và chính cái đó cuối cùng đã thực sự giúp cho các nước thoát khỏi cuộc Đại suy thoái. Ở các nước phát xít hiệu quả rất rõ, họ thoát ra khỏi đại khủng hoảng khá nhanh. Và trên thực tế, mọi quốc gia đều trở nên một chút phát xít; ở đây chủ nghĩa phát xít không có nghĩa là những lò thiêu người, mà có nghĩa là một mô hình sắp xếp kinh tế đặc biệt với sự điều phối của nhà nước đối với các nghiệp đoàn và các công ty, và dành vai trò to lớn cho các ngành kinh doanh lớn. Thực ra chính các nhà kinh tế thời thượng lúc đó theo tư tưởng Veblen (nhà kinh tế học người Mỹ Veblen) đã nói rằng mọi người đều phát xít – vấn đề là hình thức nào của chủ nghĩa phát xít mà thôi: chủ nghĩa phát xít có những hình thức khác nhau tùy thuộc vào các mô thức văn hóa của từng nước.

Ở nước Mỹ, chủ nghĩa phát xít lúc đầu là dưới hình thức Chương trình Kinh tế Xã hội Mới (The New Deal) – các chương trình lập pháp được ban hành vào những năm 1930 để đối phó với cuộc Đại suy thoái. Nhưng Chương trình Kinh tế Xã hội Mới quá nhỏ bé, thực sự không có nhiều tác động. Năm 1939, cuộc Đại suy thoái vẫn xấp xỉ ở mức khủng hoảng năm 1932. Sau đó Thế chiến II xảy ra, và đến lúc đó thì chúng ta thực sự trở thành phát xít. Về cơ bản, chúng ta có một xã hội chuyên chế, với một nền kinh tế chỉ huy, kiểm soát đồng lương và giá cả, phân phối vật tư, tất cả đều trực tiếp từ Washington. Những người điều hành nó hầu hết là các giám đốc công ty, những người được triệu đến thủ đô để điều hành nền kinh tế trong nỗ lực thời chiến. Và họ thành công. Nền kinh tế Mỹ phồn thịnh trong thời kì chiến tranh, sản xuất công nghiệp gần như tăng gấp bốn lần, cuối cùng chúng ta đã vượt ra khỏi cuộc Đại suy thoái.

Rồi chiến tranh kết thúc. Điều gì sẽ xảy ra? Mọi người đều cho rằng chúng ta sẽ quay lại thời kì Đại suy thoái, bởi vì đã không có thay đổi gì cơ bản, điều khác duy nhất là chúng ta đã có một giai đoạn với sự kích thích kinh tế to lớn của chính phủ trong chiến tranh. Vì vậy câu hỏi lúc này là, bây giờ thì sao? Nếu bạn trở lại và đọc các nhà kinh tế, những người như Paul Samuelson và những người khác trong làng báo chí kinh doanh, vào thời điểm đó họ đều nói rằng công nghiệp tiên tiến, công nghiệp công nghệ cao, “không thể sống còn trong một nền kinh tế cạnh tranh, tự do kinh doanh và không có bao cấp” – điều đó đúng là vô vọng. Họ hình dung chúng ta đang quay trở lại thời kì Đại suy thoái, nhưng giờ thì họ đã biết lời giải: sự kích thích của chính phủ. Và đến lúc đó họ thậm chí còn có cả một học thuyết về điều này, học thuyết Keynes; trước đó họ chỉ làm theo bản năng.

Vì vậy khi ấy, giới kinh doanh và những người lập kế hoạch chóp bu ở Mỹ đều thống nhất cho rằng chính phủ cần phải đổ một lượng vốn ngân sách công lớn vào nền kinh tế. Câu hỏi duy nhất là làm điều đó như thế nào. Thế rồi xuất hiện một cuộc tranh luận thú vị… thực ra cũng không hẳn là một cuộc tranh luận, bởi vì vấn đề đã được giải quyết trước khi được đưa ra. Nhưng ít nhất thì vấn đề cũng được nêu ra: chính phủ nên theo đuổi chi phí quân sự hay chi phí xã hội? Cuộc tranh luận này nhanh chóng cho thấy con đường chính phủ sẽ phải theo là chi phí quân sự. Và điều đó không phải vì những lí do hiệu quả kinh tế, không hề. Đó chỉ đơn giản vì những lí do quyền lực: chi phí quân sự không phân phối lại tài sản, không kích thích dân chủ, không tạo ra những nhóm tổ chức dân chúng hoặc khuyến khích người dân tham gia vào việc ra quyết định. Nó là một món quà trực tiếp cho giới lãnh đạo các công ty. Nó là một tấm đệm an toàn cho những quyết định của lãnh đạo với hàm ý rằng: “Cho dù bạn có làm gì đi nữa, thì bạn đã có một tấm đệm an toàn ở dưới kia rồi”. Và cũng không cần phải là một phần to lớn của tổng ngân sách, có thể chỉ là một vài phần trăm, nhưng đó cũng đủ là một tấm đệm an toàn rất quan trọng.

Không nên để công chúng biết điều này. Và như Stuart Symington, Tư lệnh Không quân Mỹ năm 1948 đã diễn đạt vấn đề một cách rất giản dị, ông ta nói: “Không được dùng từ ‘bao cấp’, mà phải dùng từ ‘an ninh’. Nói cách khác, nếu bạn muốn đảm bảo là chính phủ có thể tài trợ cho ngành công nghiệp điện tử, ngành công nghiệp chế tạo máy bay, máy tính, luyện kim, máy công cụ, hóa chất…, và bạn không muốn công chúng có bất kì ý kiến gì, thì bạn phải duy trì sự giả tạo về các mối đe dọa an ninh thường trực – những mối đe dọa đó có thể là nước Nga, Libi, Grenada, Cuba, hay bất kì nước nào khác.

Đó chính là chức năng của hệ thống Lầu Năm Góc, một hệ thống nhằm đảm bảo một hình thức thống trị và kiểm soát cụ thể. Và hệ thống đó đã hoạt động hiệu quả cho những mục đích đặt ra từ khi được thiết lập: không phải để tạo cho người ta cuộc sống tốt hơn, mà là để “làm cho nền kinh tế lành mạnh.” Nói vậy có nghĩa là đảm bảo lợi nhuận của các công ty. Và nó đã thực sự làm được điều đó một cách rất hiệu quả. Cho nên các bạn thấy đấy, nước Mỹ rất coi trọng chạy đua vũ trang: cần có nó để kiểm soát tình hình trong nước, để kiểm soát đế chế, để giữ cho nền kinh tế hoạt động.

Trên thực tế, tôi đã tranh luận trong nhiều năm với bạn bè của tôi, những người vận động cho việc “chuyển đổi” nền kinh tế từ sản xuất quân sự sang chi phí xã hội. Tôi cho rằng về cơ bản họ chỉ nói vớ vẩn. Ý tôi là không phải giới kinh doanh phải được dạy mới biết rằng “thay vì chừng này chiếc máy bay phản lực thì chúng ta có thể có chừng kia trường học. Vậy thì việc sản xuất máy bay phản lực chẳng khủng khiếp lắm sao?”. Các bạn cũng không cần phải thuyết phục ông trùm General Motors về điều đó. Ông ta đã biết điều đó 40 năm trước khi có người bắt đầu nói đến việc “chuyển đổi”. Chính vì thế mà ông ta muốn sản xuất máy bay phản lực. Chẳng ích gì nếu cố giải thích cho những người đang cầm quyền rằng việc “chuyển đổi” sẽ tốt hơn cho thế giới. Chắc chắn là sẽ tốt hơn. Nhưng họ đâu cần quan tâm. Họ đã biết điều đó từ lâu, và chính vì vậy họ đi theo hướng ngược lại. Này các bạn: hệ thống này được thiết kế ra, với nhiều tư duy có trí tuệ và có chủ ý, nhằm phục vụ cho một mục đích cụ thể. Vì vậy, bất kì một kiểu “chuyển đổi” nào cũng sẽ phải là một phần của nỗ lực tái cấu trúc tổng thể xã hội, nhằm phá bỏ sự khống chế của trung ương.
 
Bên trên