Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

giaphongn

Well-Known Member
Như bác nói là thao tác trên roon remote hay chỗ nào? Bây h tôi lưu nhạc Mozart trên ổ cứng thành 3 thư mục lớn là Symphony, Sonata, Concerto. Nhu cầu là làm sao gõ, ví dụ, Mozart Symphony là nó hiện ra đủ cho mình.
Bác chịu khó đổi tên 3 thư mục là Mozart Symphony, Mozart Sonata, Mozart Concerto, sau đó vào Setting -> Storage chọn + Add Folder để thêm 3 thư mục này vào Library. Sau đó chỉ cần search Mozart sẽ ra kết quả có 3 thư mục trên, bác thích nghe gì thì chọn đó
upload_2018-1-16_23-41-31.png
 

trung224

Well-Known Member
Một chút review về Roon sau gần 3 ngày dùng. Cám ơn bác @Thanhvo31 đã chỉ cho cái code dùng thử 2 tháng :D

Cấu hình với Roon:

Roon Core là PC Core i7 4770K, 16GB RAM, SSD cho hệ điều hành và Roon, nguồn nhạc được chứa trong HDD.

Roon Bridge là Transport Pi cài RoonReady trên nền Moode Audio 3.8.4 (để có Realtime-Kernel và FIFO schedule).

Sơ đồ kết nối Roon Core -> Router -> Optical Network Isolation (Fiber media converter) -> Roon Bridge -> DAC. Điều khiển bằng Roon Control App trên PC, tablet, smartphone

vs cấu hình sẵn có
NAS PI (dùng Minimserver) -> Router -> Optical Network Isolation (Fiber media converter) -> Renderer (Transport Pi) -> DAC . Điều khiển bằng UPnP Control App trên PC, tablet, smartphone như BubbleUPnP, Lumin, Linn Kazoo

Ấn tượng đầu tiên là Roon quả thật là một hệ thống tuyệt vời cho người nghe nhạc, lý do
- Với Roon Core trên PC của em, Roon Server lẫn Control App (trên PC, tablet, smartphone) rất mượt, mượt hơn Lumin và Linn Kazoo rất nhiều, và giao diện cũng đẹp hơn BubbleUPnP.
- Việc tự động tìm kiếm và thể hiện thông tin nhạc sĩ, nghệ sĩ biểu diễn, thể loại âm nhạc (metadata) cực tốt (ít nhất là nguồn nhạc nước ngoài, nhạc Việt em ko nghe mấy nên ko thử).
- Điều em thích nhất là với Roon, toàn bộ cover art dưới dạng file ảnh và pdf trong mỗi album đều được hiển thị. Em có thể điều khiển nhac, vừa nghe vừa đọc booklet của album đó, chưa kể đến thông tin nhạc sĩ, nghệ sĩ (như đã nói ở ngay trên) ngay trên thiết bị di động của mình. Đây là điều rất đặc biệt của Roon và góp phần làm trải nghiệm âm nhạc phong phú hơn thay vì chỉ bật nhạc và ngồi im để nghe.
- Phát nhạc trên multi zone rất thuận tiện và dễ dàng, nói đơn giản là việc từ một Roon Core phát 3 bản nhạc cho 3 thiết bị Roonbridge tại ba phòng riêng biệt.
- Tính năng này em chưa thử nhiều, nhưng với việc DSP engine khá phong phú và việc xử lý EQ được thực hiện với Roon Core có cấu hình mạnh, Roon nếu được kết hợp với một convolution file (chứa thông tin về time và frequency domain correction) được tạo ra từ những phần mềm về room correction tốt như Accourate hay Audio Lens sẽ là giải pháp tốt cho việc cân chỉnh phòng nghe.
- Không như hệ thống UPnP, Roon có thể chơi hết mọi định dạng từ flac, wav, mp3, aac, alac, aiff, dsf, dff,...

Xét về âm thanh giữa hai cấu hình giữa roon và UPnP như đã nói ở trên, em ko thấy sự khác biệt rõ nét lắm. Có chăng em cảm thấy âm thanh với hệ thông Roon hơi sáng hơn UPnP một tẹo, nhưng không đáng kể và chuyện hơn kém có lẽ tùy gu.

Nhược điểm:
- Không thể tìm nhạc theo kiểu folder search như trước đây. Nên nếu dùng Roon lâu dài sẽ phải làm tag cho file nhạc cẩn thận để tiên cho việc tìm kiếm.
- Chất lượng cao về mọi mặt nên ĐẮT. Một key dùng trọn đời giá 500$. Nếu bộ dàn chưa thật sự hoàn thiện thì có thể hy sinh một chút về độ tiện dụng để sử dụng mô hình UPnP, dành tiền đó nâng cấp các bộ phận khác

Kết luận: Rất đáng đồng tiền bát gạo. Nếu bộ dàn đã tương đối hoàn thiện, và có thể chấp nhận được mức giá 500$ cho một software thì rất nên bỏ tiền mua để dùng.
 

giaphongn

Well-Known Member
Nhược điểm:
- Không thể tìm nhạc theo kiểu folder search như trước đây
Cái này em thấy không đúng ạ. Khi tìm kiếm theo từ khóa, nó hiện tuốt tuột nếu tên folder có chứa từ khóa. Tất nhiên folder phải nằm trong Library
Library của em có 2 thư mục chứa nhạc, một cái đã edit tag, một cái chứa những file tải về nghe thử, chưa làm tag, cái này thì phải search theo thư mục mới ra được
Với nhạc Việt, khi tìm kiếm không gõ trực tiếp tên Tiếng Việt được, ký tự nào không hiểu là hiển thị dấu ?, em phải gõ từ khóa ra một chố rồi copy vào thì được
 
Chỉnh sửa lần cuối:

caigoc

Member
Cảm ơn bác @trung224 đã chia sẻ thật cụ thể về Roon! Em cũng mới cưỡi ngựa xem hoa cùng Roon được 1 2 ngày nay và cái cách khai thác kho nhạc không theo Folders của Roon có thể sẽ làm thay đổi thói quen nghe nhạc, đây có thể xem là Nhược điểm nhưng cũng là Ưu điểm với cá nhân em! Giờ chỉ sợ nghiện Roon rồi thì khổo_O với chức năng Discover của Em nó!
 

do_long_khach

Well-Known Member
Cái này em thấy không đúng ạ. Khi tìm kiếm theo từ khóa, nó hiện tuốt tuột nếu tên folder có chứa từ khóa. Tất nhiên folder phải nằm trong Library
Library của em có 2 thư mục chứa nhạc, một cái đã edit tag, một cái chứa những file tải về nghe thử, chưa làm tag, cái này thì phải search theo thư mục mới ra được
Với nhạc Việt, khi tìm kiếm không gõ trực tiếp tên Tiếng Việt được, ký tự nào không hiểu là hiển thị dấu ?, em phải gõ từ khóa ra một chố rồi copy vào thì được
Nhân thấy code chia sẻ Roon 2 tháng bên VNAV, cũng đú đởn theo thời đại cài Roon Core vào cái PC Music Server (yếu xìu, chip Celeron J1900), bridge dùng Pi -Ropieee, may là chạy tốt ko vấn đề gì. So với chạy Foobar từ Music Server Giahuy thì tiếng sạch, nền âm tĩnh hơn kha khá; tuy nhiên có lẽ Tây họ ăn nhạt nên tiếng Roon cũng hơi theo hướng đó, cảm giác nồng nàn trong giọng hát nó giảm đi một ít.

Hy vọng vụ tìm nhạc nó dễ hơn với hướng dẫn của bác giaphong. Phần mềm remote của Roon trên điện thoại mỗi lần mở ra nó load lại hơi lâu. Những thứ khác thì quá tuyệt vời. Tự nhiên thấy trong ngăn kéo có cái thẻ code Roon 2 tháng, chắc ngày xưa mua cái gì đó bên Mỹ được khuyến mại. Vậy cứ chạy Roon 4 tháng xem sao........

Bác nào dùng Pi làm Roon Bridge có thể cài Ropieee cho đơn giản, flash image - cắm vào Pi - cắm dây mạng- bật Pi - chờ 20 phút để Pi nó tự xoay xở - xong rồi. Phần mềm này do 1 chú Hà Lan giỏi Linux viết với mục tiêu là "ai cũng cài được", tích hợp kernel mới nhất, DSD đầy đủ.

Nhân tiện so Pi (nguồn linear 1x, Rcore Zerozone bọc đồng, đã thay tụ tốt trên regulator) với PC MS Giahuy trong việc làm Roon Bridge thì con PC vẫn hơn về SQ khoảng 15-20%.
 

gzelka

Active Member
vs cấu hình sẵn có
NAS PI (dùng Minimserver) -> Router -> Optical Network Isolation (Fiber media converter) -> Renderer (Transport Pi) -> DAC . Điều khiển bằng UPnP Control App trên PC, tablet, smartphone như BubbleUPnP, Lumin, Linn Kazoo
Kết luận: Rất đáng đồng tiền bát gạo. Nếu bộ dàn đã tương đối hoàn thiện, và có thể chấp nhận được mức giá 500$ cho một software thì rất nên bỏ tiền mua để dùng.

Cấu hinh trên của bác có chơi được DSD không ? Bác cho em hướng dẫn cài đặt cái. Em đag có Pi2 và Pi3. Bác cung chỉ cho em cách cài Roon Bridge lên Moode. Cám ơn bác.
 

trung224

Well-Known Member
Cái này em thấy không đúng ạ. Khi tìm kiếm theo từ khóa, nó hiện tuốt tuột nếu tên folder có chứa từ khóa. Tất nhiên folder phải nằm trong Library
Library của em có 2 thư mục chứa nhạc, một cái đã edit tag, một cái chứa những file tải về nghe thử, chưa làm tag, cái này thì phải search theo thư mục mới ra được
Với nhạc Việt, khi tìm kiếm không gõ trực tiếp tên Tiếng Việt được, ký tự nào không hiểu là hiển thị dấu ?, em phải gõ từ khóa ra một chố rồi copy vào thì được

Cám ơn bác đã chỉ dẫn. Đúng là có thể search theo tên folder để ra được. Thế là đỡ phải chỉnh lại tag :D

@gzelka
Dĩ nhiên là chơi được DSD chứ bác. Quan trọng là DAC của bác có giải mã DSD hay ko thôi. Nếu DAC ko hỗ trợ DSD thì có thể vào phần Settings > DSP Engine của Roon Bridge nằm trên Roon Settings > Audio để convert về PCM nếu cần.

Cài đăt RoonReady lên Moode 3.8.4 rất đơn giản, chỉ mất chưa đầy 5 phút.
Bước 1 : Bác dùng phần mềm Putty truy cập vào SSH của Pi chạy Moode.
Bác vào Putty, nhập IP Address của Pi vào rồi nhấn Open. Khi đó sẽ hiện ra bảng hỏi user, bác điền Pi rồi nhấn Enter. Đến phần password, bác điền moodeaudio rồi nhấn enter

Bước 2: Cài đặt Roon Bridge
Chép dòng lệnh sau
curl -O http://download.roonlabs.com/builds/roonbridge-installer-linuxarmv7hf.sh
rồi nhấn Enter. Lệnh này sẽ tải gói cài đặt về RPi

Đợi xong phần tải gói cài đặt, nhập dòng lệnh sau
chmod +x roonbridge-installer-linuxarmv7hf.sh rồi nhấn Enter

Cuối cùng nhập dòng lệnh sau
sudo ./roonbridge-installer-linuxarmv7hf.sh rồi nhấn Enter.
Nó sẽ hỏi có muốn cài đặt ko thì nhấn Y (yes) rồi nhấn Enter, đợi tầm 30s cho nó cài đặt là xong phần Roon Bridge.

Bước 3: Quay lại Roon Control App, vào phần Settings > Audio, sẽ nhìn thấy ở phần Networked có hiển thị Roon Bridge, nhấn Enable để khởi động việc streaming sang Roon Bridge.


@cangoc : Nói thật là em cũng nghiện Roon rồi bác ạ :D Có điều hơi tốn xèng quá nên chắc hết 2 tháng cũng sẽ quay lại UPnP thôi. Đợi khi bộ dàn hòm hòm sẽ đầu tư sau vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
@do_long_khach : Bác đang dùng Ropieee có thể xem hộ em xem kernel nó dùng là gì ko ạ. Vì kernel của linux có rất nhiều loại như standard, low-latency hay realtime. Kernel mới nhất có thể là kernel standard mới nhất chứ ko chắc là realtime hay low-latency kernel.

Ngoài ra em có chút hỏi, bộ Pi của bác là nguồn LT1084 và xuất USB sang SU-1 đúng không ạ?
 

do_long_khach

Well-Known Member
@do_long_khach : Bác đang dùng Ropieee có thể xem hộ em xem kernel nó dùng là gì ko ạ. Vì kernel của linux có rất nhiều loại như standard, low-latency hay realtime. Kernel mới nhất có thể là kernel standard mới nhất chứ ko chắc là realtime hay low-latency kernel.

Ngoài ra em có chút hỏi, bộ Pi của bác là nguồn LT1084 và xuất USB sang SU-1 đúng không ạ?
Ropieee đọc trên mạng thấy nói vậy bác ạ, còn truy cập vào qua browser thì giao diện ko có thông tin gì và cũng ko có option gì để chỉnh ngoài đổi tên. Tuy nhiên thấy bảo nó hỗ trợ touch screen, nhìn ảnh cũng điệu lắm.

Pi thì 1083 hay 84 ko nhớ, SU1 vẫn đang dùng, hic mất một mớ tiền mod nên....
 
Chỉnh sửa lần cuối:

truong_guitar

New Member
Một chút review về Roon sau gần 3 ngày dùng. Cám ơn bác @Thanhvo31 đã chỉ cho cái code dùng thử 2 tháng :D

Cấu hình với Roon:

Roon Core là PC Core i7 4770K, 16GB RAM, SSD cho hệ điều hành và Roon, nguồn nhạc được chứa trong HDD.

Roon Bridge là Transport Pi cài RoonReady trên nền Moode Audio 3.8.4 (để có Realtime-Kernel và FIFO schedule).

Sơ đồ kết nối Roon Core -> Router -> Optical Network Isolation (Fiber media converter) -> Roon Bridge -> DAC. Điều khiển bằng Roon Control App trên PC, tablet, smartphone

vs cấu hình sẵn có
NAS PI (dùng Minimserver) -> Router -> Optical Network Isolation (Fiber media converter) -> Renderer (Transport Pi) -> DAC . Điều khiển bằng UPnP Control App trên PC, tablet, smartphone như BubbleUPnP, Lumin, Linn Kazoo

Cầu hình 1: Transport Pi anh dùng nguồn gì vậy? Anh kết nối tới DAC bằng USB hả? Sao anh không thay bằng con Renderer ở cấu hình 2 vào. Nếu thay vào thì chất lượng có tốt hơn không anh?
Em định dùng USBridge vào chổ đó.
 

trung224

Well-Known Member
@truong_guitar : Roon Bridge của em về phần cứng cũng là transport Pi như cấu hình 2 thôi bác ạ. Em chỉ cài Roon Bridge lên trên nền Moode 3.8.4 để chạy cấu hình 1 thôi.

Em dùng kết nối BNC SPDIF từ Transport Pi đến DAC của em trong cả hai trường hợp.
 

caigoc

Member
@trung224: em cùng kế hoạch như bác, biết đâu nếu nó sale off còn 1/10 giá thì em bóc ngay khỏi phải dự định dự tính ;). Sẵn đà em đang lọ mọ đăng ký tk dùng thử Tidal nhưng chưa được!:confused:
 

valst

Member
Chào các bác.

Hỏi ở đây có vẻ không đúng lắm nhưng tìm qua không thấy topic nào phù hợp hơn!

Em cần chia sẻ wi-fi với hàng xóm, họ có mấy đứa con học THCS. Nếu không có mật khẩu bảo vệ thì có thể chúng nó nghịch ngợm vô tình play, xoá...nhạc. Có cách nào cài mật khẩu để:
1) volumio yêu cầu mật khẩu ban đầu mới cho play?
2) rune/moode/volumio yêu cầu mật khẩu mới cho xem file chia sẻ qua LAN? Em dùng sparky để pkay nhạc, pi3 để chứa nhạc. Vấn đề ở chỗ em cũng cần play mấy file học tiếng Anh trên pi3 này!

Tks.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tml3nr

Moderator
Chào các bác.

Hỏi ở đây có vẻ không đúng lắm nhưng tìm qua không thấy topic nào phù hợp hơn!

Em cần chia sẻ wi-fi với hàng xóm, họ có mấy đứa con học THCS. Nếu không có mật khẩu bảo vệ thì có thể chúng nó nghịch ngợm vô tình play, xoá...nhạc. Có cách nào cài mật khẩu để:
1) volumio yêu cầu mật khẩu ban đầu mới cho play?
2) rune/moode/volumio yêu cầu mật khẩu mới cho xem file chia sẻ qua LAN? Em dùng sparky để pkay nhạc, pi3 để chứa nhạc. Vấn đề ở chỗ em cũng cần play mấy file học tiếng Anh trên pi3 này!

Tks.
Nói ra thì hơi kỳ. Nhưng có nhiều cái bất tiện có thể xảy ra với việc share wifi cho người ngoài:

- Bảo mật: Môi trường LAN bảo mật rất yếu. Một người lạ trong LAN tương tự như trong nhà có một người lạ ở chung. Không cần kiến thức nhiều cũng có thể mò mẫm, sniffer các thứ.

- Băng thông: Không có gì bảo đảm người dùng chung ý thức về băng thông. Download thường xuyên hoặc dùng torrent nhiều (dùng hết NAT session) là internet đơ như cây cơ.

- Share pass cho nhiều người khác: Cái này thì lâu lâu gặp hoài.

Có một cách tương đối an toàn. Là anh dùng một cái router nào có chức năng tạo thêm một hotspot khác. Chạy trên một lớp mạng khác. Có chức năng giới hạn băng thông, giới hạn số lượng người dùng thì đỡ rắc rối.
 

giaphongn

Well-Known Member
Nói ra thì hơi kỳ. Nhưng có nhiều cái bất tiện có thể xảy ra với việc share wifi cho người ngoài:

- Bảo mật: Môi trường LAN bảo mật rất yếu. Một người lạ trong LAN tương tự như trong nhà có một người lạ ở chung. Không cần kiến thức nhiều cũng có thể mò mẫm, sniffer các thứ.

- Băng thông: Không có gì bảo đảm người dùng chung ý thức về băng thông. Download thường xuyên hoặc dùng torrent nhiều (dùng hết NAT session) là internet đơ như cây cơ.

- Share pass cho nhiều người khác: Cái này thì lâu lâu gặp hoài.

Có một cách tương đối an toàn. Là anh dùng một cái router nào có chức năng tạo thêm một hotspot khác. Chạy trên một lớp mạng khác. Có chức năng giới hạn băng thông, giới hạn số lượng người dùng thì đỡ rắc rối.
Thông thường các router cao cấp một chút cho phép tạo một hotspot riêng cho Guest, có thể control băng thông và tách riêng với mạng LAN. Còn sợ hàng xóm share pass thì dùng MAC filter, chỉ cho một số thiết bị cụ thể truy cập thôi, hầu như router nào cũng có (cái vụ này em ngấm rồi, cho thằng nhóc bên nhà mật khẩu truy cập, một tuần sau thấy mạng chậm, quét ra thấy một đống máy lạ của các nhà lân cận).
 
Bên trên