Ðề: DIY dây audio. Mời các bác cùng thảo luận!
Không không em không chạy đâu ! Đăng kí đc rồi em còn ở đây dài dài.
Trước tiên cho em đc bày tỏ cái sự vui mừng khi cmts của mình đc các bác chém cật lực, có như thế mới giúp nhau mở mang kiến thức. Và cũng cho em xin lỗi nếu có từ ngữ nào làm các bác không vừa ý phật lòng, mục đích của em chỉ làm cho không khí vui vẻ chút thôi ạ, mong các bác bỏ quá
1. Về vấn đề thông số RLC nó ảnh hưởng thế nào đến tín hiệu thì ai cũng biết bất kể nó là gì high hay low-pass cũng thế. Đánh giá chất lượng hệ thống âm thanh là độ trung thực, mà tín hiệu bị ảnh hưởng thì ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rồi. Thế nên ý em ở đây thay vì giải thích lằng nhằng nên đưa ra một thông điệp cụ thể ( ví dụ với thống số như thế này XYZ thì đc liệt vào hàng High End,...ví dụ thế ạ ). Còn em lấy ví dụ người bán người mua chỉ là vui vẻ thôi.
Cho em ngoài lề chỗ này tí. Đọc bài của bác em nhớ đến vụ em chứng kiến, một anh kĩ sư ĐTVT BK Hà Nội ra trường làm Sale cho một cty máy tính khá lớn. Một ông GD doanh nghiệp thủy sản cần setup một hệ thống mạng trong cty, anh KS này đến làm cho một bài tiếp thị Lap với Beam rất là kinh, anh diễn thuyết nào là chân máy in ra làm sao, Cat 5 có bao nhiêu chân, chân tín hiệu, chân đất...

Ông Giám đốc hết kiên trì, thốt lên! Công ty tôi có ngần này phòng, hiện có những máy này ABC...vậy cậu cho giải pháp mua thêm bao nhiêu máy, bao nhiêu thiết bị..và cuối cùng là bao nhiêu tiền! Anh kĩ sư bèn rút cặp ra một cơ số báo giá để lên bàn, dạ đây ạ, cháu có mang đầy đủ báo giá xin gửi chú ^^ ( khoảng 10 trang A4 kín mít ) ;

Vâng đến đây thì các bác hiểu cuối cùng sẽ là thế nào rồi nhỉ
2. Còn về dây Kimber: Thực chất em chưa bao giờ mổ sẻ một sợi dây audio nào, và em sẽ không bao giờ làm thế. Theo em đc biết Kimber tự hào về công nghệ xoắn và sắp đặt dây để đảm bảo từ thông sinh ra từ "đầu xoắn" đến điểm " hết xoắn " vừa đủ bù trừ cho nhau ( thế nên khỏi cần spliter ạ

) . Mặt khác với trên tiết diện ngang cũng thế, luôn tuân theo nguyên tắc các cực thông đối nhau, chính vì thế dây càng nhiều lõi thì kết cấu càng phức tạp và bện càng khó. Ngoài yêu tố vòng xoắn với dây cao tần ( dây loa ) ra thì kết cấu dây cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng. Khi kiểm tra dây bằng thiết bị, người ta không chú tâm vào đo thông số RLC đâu (cái này chỉ tổ chức chống hàng giả mới kiểm tra xem anh có làm đúng như gì anh quảng cáo thôi ). Các bạn cũng có thể dễ dàng hình dung ra được người ta sẽ test như thế nào, họ đưa vào máy phát đa tần rồi xem phổ tín hiệu ra ở các dải tần khác nhau. Người ta thấy thế này, nếu đem dây bẻ quặt lại, tín hiệu bị thay đổi rất nhiều với dải cao tần điều đó cho thấy độ bền vật lý dây loa rất quan trọng. Một lần nữa Kimber khá thành công với CN của mình về vấn đề này, còn với các hãng khác thì họ đầu phát triển vào công nghệ vỏ bọc cũng như việc cải thêm sợi ( siêu bền ) vào lõi dây ... đấy là những test chính rồi ngoài ra họ còn test tùm lum thêm độ bền chịu ép, chịu lửa..vv và vv.
Vậy qua đây cũng rút ra đc một số lưu ý khi mua và dùng dây loa.
a. Nói gì thì nói chất liệu dây dẫn và các tiếp điểm vẫn là yêu tố phải quan tâm trước. Cái này mắt thường nhìn đc nếu mua dây mét, còn jack hay xuyến thì cứ Gold 24K là nhất ( mạ thôi ạ

)
b. Kết cấu: Vỏ bọc chắc chắn đảm bảo độ dịch chuyển lõi và biến dạng khi uốn cong là nhỏ nhất. Mua dây loa không nên quá dài, vừa đủ là tốt nhất. Không nên bó dây loa với các dây khác và đặc biệt để gần các loại kích điện ổn áp

) ( ở VN ) dây loa nên để độc lập và ở trạng thái thoải mái thẳng

Tối kị dây loa bị xoắn vặn vô tội vạ và kẹp chân bàn hộc tủ

( không nên vì tiếc tiền mà cuộn dây loa thừa thành một cuộn và bó vào một góc ;

, hãy dũng cảm cắt bỏ bác ạ )
Thêm về dây Audio: ngoài các vấn đề chú tâm giống dây loa thì thêm vài thứ: Càng ngắn càng tốt, nên chơi dây các kênh độc lập và dùng ferris ở hai đầu khử noise.
Dạ thế thôi, tàm tạm vậy đã em đi ăn cái. Đói lắm rồi, các bác có ý gì đóng góp chia sẻ em rất làm cảm kích.