Ðề: DIY dây audio. Mời các bác cùng thảo luận!
cho em xin góp đôi lời với nha.
Các anh chị đinh làm dây thì trước hết nên tìm hiểu về dây và dự đoán về kết quả trước, chứ không nên tìm đại một laọi vậy liệu nào hay hay để làm, rồi làm xong mới thử coi kết quả như thế nào. Tìm hiểu về dây thì ý nói là các thông số dữ liệu về dây ạ. Người ta bán ngoài thị trường dây có đường kính 2,5mm 4mm 6mm, là nói đường kính mặt cắt của dây, cái này là thể hiện công suất dòng điện tối đa chạy được qua dây ... chứ không anh hưởng nhiều đến âm thanh nó đem lại, dây đường kính lớn chịu được dòng điện lớn hơn.
Ngoài cái đường kính, thì tiếp đến là R, L , C, một sợi dây không chỉ có điện trở, là coi như là một mạch bao gồm điện trở, tụ điện và cuộn cảm, em nghĩ cái này các anh chị đã rành lắm rồi ạ. Khi các anh chị tìm hiểu để mua dây thì lấy những thông số R, L, C này ạ và lưu ý thông số này là tính trên 1m dây thôi đó ạ, còn dây dài hơn thì nhân lên.
Thông số tiếp theo là tốc độ truyền tải tín hiệu tronng dây (tốc độ dẫn điện), cá nhân em không cho là tốc độ dòng điện chạy trong dây dẫn lại có gì ảnh hưởng đến âm thanh, nhưng anh chị có thể nghiên cứa sâu hơn, em thì em bỏ qua.
Vậy coi như xong. Quay lại với 3 thông số quan trọng là R, L, C. Ai cũng biết là khi mạch xoay chiều có L và C thì tụ điện và cuộn dây coi như là một diện trở với công thức tính là Rc=1/w*c và Rz=wL và khác với điện trở, tụ điện và cuộn cảm có điện trở phụ thuộc vào tần số dòng điện chạy qua nó. Và ở đây tần số không phải là 50Hz trong điện dân dụng, mà tầng số dòng điện là tầng số của tín hiệu âm thanh từ 20HZ đến 20 Khz đang chạy qua dây.
Nhìn sơ qua cũng thấy "điện trở" của tụ điện và cuộn cảm thay đổi liên tục khi có tín hiệu âm thanh chạy qua. Và điều này giải thích, không phải cứ cho đầu vào U1 và đầu ra là U2 thì U2 lúc nào cũng tỉ lệ với U1 theo hằng số nào đó, mà sẽ nhảy liên tục phụ thuộc tầng số âm thanh đi qua. Đây cũng là nguyên lý tạo nên Highpass là lowpass mà mình thường thấy trong các mạch nho nhỏ (phân tầng) sau lưng cái loa.
Với các loại dây khác nhau, thông số R, L, C sẽ khác nhau, điều này giải thích một sợi dây mắc tiền nào đó với một số giá trị R, L ,C nào đó sẽ cho tín hiệu có tầng số thấp đi qua dễ dàng hơn, và điều này có nghĩa là tiếng bass được tái hiện tốt hơn.
Em xin phép lượm một cái hình về lowpass và highpass bỏ vào bài viết cho thêm sinh động, hiển nhiên ở đây những điều này có rất nhiều anh chị đã biết, chỉ là em muốn đóng góp xíu thôi chứ không có ý gì.
(đồ thị dạng này trên trục x thể hiện tầng số, với tỉ lệ với 10^1 hay 10^2 hay 10^3 nên khoảng chia của nó trên trục X là từ 50 đến 500 cũng bằng với từ 500 đến 5000, trên trục Y là thể hiện dB là độ lớn của âm thanh ứng với một tầng số xác định của trục X)
đây là em lượm đại 1 cái hình để dễ tưởng tượng, thì mọi người thấy một cái mạch như vậy thì các tầng số thấp gần như "bị chặn" lại hết, từ một giá trị nào đó của tầng số thì dB trên trục X mới có dạng nằm ngang.
Như vậy nghĩa là chỉ cần thay đổi R, L, C trên dây dẫn thì có thể thay đổi được tầng số bị chặn, để cho ra tiếng bass mà mình mong muốn. Các anh chị có thể dùng phần mềm matlab hay mathematica để vẽ những đồ thị như vậy để tính toán trước, sợi dây mình sắp làm sẽ cho ra âm thanh như thế nào.
Chúc anh chị vui vẻ hạnh phúc