Những lý do kỹ thuật khiến cables cho tiếng khác nhau trong những dàn máy khác nhau hay khi gắn ở những vị trí khác nhau của 1 dàn máy ?
1 Số lý do cơ bản ảnh hưởng tới âm thanh của cables đã được nói khá đầy đủ trong tài liệu mà bác B.The kids cung cấp. E xin biên dịch 1 bài viết của tác giả John Atkinson thuộc tạp chí Stereophile đề cập tới 1 số khía cạnh khác để các bác tham khảo thêm cho vui.
Gần 3 thập kỷ sau khi Polk audio,Fulton,và Monster cables đưa ra những hiểu biết tổng hợp của chúng tôi về việc lựa chọn cables khác nhau có thể tạo ra những khác biệt trong hệ thống âm thanh, tranh luận vẫn còn quyết liệt giữa các Audiophile và thành viên của giới kỹ thuật , chế tạo cables. "High priced tone controls"(tạm dịch là điều khiển âm thanh với chi phí cao) là điều mà các kỹ sư gạt bỏ khỏi chủ đề về cables,trong khi họ vẫn thú nhận rằng chúng có thể nghe khác nhau.Những kỹ sư khác thì chấp nhận 1 cách "khách quan miễn cưỡng" rằng nếu có sự khác biệt nghe thấy được giữa các loại cables,thì đó là do những khác nhau về trở kháng(R),độ tự cảm(L),và điện dung(C) gộp lại.
Mức độ khác biệt giữa các loại cables mà tôi từng nghe thấy được đi từ mức gần như k hiển hiện tới mức rất rõ ràng.
Sự khác biệt vật lý giữa 2 dây loa Audioquest Clear và Sterling chỉ là ở dây dẫn. Clear là dây đồng còn Sterling là dây bạc.Nhưnh Streling cải thiện âm thanh tiếng bass nhiều tới mức có thể nghe thấy ngay cả khi dùng test mù.
Theo nhìn nhận của tôi,những biện hộ dựa trên R,L,C là quá đơn giản khi xem xét quá trình truyền dẫn tín hiệu âm thanh; Còn có những yếu tố khác nữa ảnh hưởng tới đặc tính điện tử của cables.
Điều đầu tiên tôi muốn nói tới là bản thân cables;Thứ 2 là đặc tính của dàn máy mà những cables này tham gia vào.(Tôi tin chắc là còn có những yếu tố khác nữa).Những yếu tố này chỉ là những ảnh hưởng thứ yếu.Nhưng nếu như R,L,C giống nhau thì còn những gì khác nữa ?
2 thập kỷ trước, Malcolm Omar Hawksford thuộc đại học Essex Anh quốc đã rút ra những đánh giá dựa trên những điều cơ bản nhất,đó là có những đường kính Cables thích hợp cho việc dẫn truyền tín hiệu âm thanh.Tôi đã thấy có những lời phản bác cũng như bàn cãi về nhận định này của giáo sư Hawksford.Nhưng k biết có phải ngẫu nhiên k mà nhiều audiophile cables có xu hướng dùng dây dẫn ở đường kính này.
Do điện trường k thể hiện diện trong dây dẫn,và tín hiệu âm thanh thì thể hiện 1 điện trường thay đổi,nên nó bắt buộc phải di chuyển trong lớp cách điện bao quanh dây dẫn. Ảnh hưởng chủ yếu của lớp cách điện là làm giảm tốc độ truyền dẫn,dù rằng tốc độ này vẫn còn nhanh như tốc độ ánh sáng. Nhưng do cables không khác gì 1 tụ điện với 2 bản cực song song để trần,những ảnh hưởng k mong muốn lên những tần số âm thanh khi dùng vật liệu cách điện k thích hợp đã được sách vở ghi nhận từ lâu. Và như vậy thì có hợp lý hay k nếu cho rằng vật liệu cách điện đã k được quan tâm đúng mức trong quá trình thiết kế cables âm thanh? Nhưng có 1 điều chắc chắn là những audiophile cables tốt nhất đều sử dụng những vật liệu cách điện "thích nghi tốt"
Tín hiệu điện tử được duy trì bởi dòng các Electrons trong dây dẫn(tốc độ những hạt Electrons này thấp 1 cách đáng ngạc nhiên).Liệu cấu trúc cơ học của dây dẫn có ảnh hưởng tới đặc tính của những hạt Electrons này k ? Tôi nhớ là kỹ sư âm thanh người Anh Stanley kelly,thành viên của nhóm phát triển Radar Anh quốc trong những năm 40 đã nói với tôi về về công việc của ông là tán mỏng những thanh đồng bằng búa cao su cho tới khi trở kháng của nó giảm tới 1 mức độ cần thiết nào đó.
Với những dây tín hiệu và thiết bị k balanced,những vấn đề liên quan tới nối đất luôn hiện diện nên khi test các sản phẩm thì điều đầu tiên chúng tôi luôn phải làm là set up sao cho độ ồ ở mức thầp nhất có thể được.Với 1 số sản phẩm thì việc thay đổi nối đất có thể khiến cho mức Hum và RF noise tăng gấp 10 lần. Độ ồn thấp nhất k thể đạt được với dây Coaxial thông thường mà cầ phải đi 1 đường dây đất riêng rẽ và nối lớp vỏ chống nhiễu với 1 thiết bị thay vì nối với cả 2.Độ ồn của cả hệ thống cũng thay đổi tùy theo lớp vỏ chống nhiễu được nối với bộ nguồn hay amply. Trong cả 2 cách,tín hiệu điện và có khả năng là cả tín hiệu âm thanh đều thay đổi.Bất kỳ 1 amply feedback nào cũng có 2 cổng vào: input và cổng output là ngõ vào của negative feedback loop.Ngoại trừ những hệ thống có sự phù hợp về trở kháng,thì thông thường nên tải bộ nguồn với trở kháng vào cao của thiết bị kế tiếp.Tuy nhiên,trong 1 dàn máy,dây tín hiệu đi từ 1 trong những ngõ vào có trở kháng cao của bộ nguồn.Theo tôi sẽ có 2 ảnh hưởng độc lập với nhau(có thể còn nhiều hơn nữa).
Do cables nối với trở kháng cao,nếu lớp vỏ chống nhiễu k tốt để chống lại tần số RF,trong khi cables lại luôn nằm trong môi trường của sóng RF,nó có thể trở thành 1 anten với 1 số tần số thích hợp và và đưa năng lượng RF vào feedback loop của thiết bị theo những cách k thể lường trước được.
1 số audiophile cables dùng lớp vỏ shield dạng lưới để giảm nhiễu sóng RF,1 số khác thì dùng bô lọc (net work),nhưng cũng có những loại lại chẳng làm gì cả..Có lẽ đây cũng là 1 lý do tại sao chúng cho tiếng khác nhau khi ở trong những dàn máy khác nhau,hay ở những vị trí khác nhau của cùng 1 dàn máy.
Nếu dùng 1 dây tín hiệu coaxial dài khoảng 3 m,1 đầu nối với trở kháng 47 kohm-1 trở kháng phổ biến,đầu kia nối với jack RCA rồi cắm vào ngõ vào của preamp.Vặn volume lên và tác động nó bằng 1 âm thoa thích hợp.,bạn sẽ thấy rằng 1 số cables bị hiện tượng Microphonic,trong khi những cables khác lại hoàn toàn k có vấn đề này.
Tuy nhiên,1 số cables sẽ hấp thu những tín hiệu Analogue của âm trường xung quanh nó vào feedback loop của bộ nguồn với những hậu quả k thể lường trước được.
1 số,không,hay tất cả những yếu tố này có thể đóng 1 vai trò trong "âm thanh" của cables.Điều tôi k hiểu là tại sao các kỹ sư chế tạo cables lại gạt bỏ những yếu tố trong tầm tay này?