Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

traitimsat1982

Active Member
Cái link dẫn đến facebook mỗi đầu trang có được kiểm soát không nhỉ ? Nói cho vui thế thôi, chứ em chả muốn bàn thêm. Đời thuở yêu nước cũng có định hướng thì không có ý kiến gì nữa.

còn Đ thì còn định hướng, chỉ đạo và tuyên truyền ... :))
 

cuulongtranhba

New Member
Ðề: Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Coi hình tiếp đi các bác, phát biểu hoài coi chừng lỡ miệng bị chém à!

Ngày xưa:

PB060244.jpg



Ngày nay:

142.jpg
 

salenguyenduong

New Member
Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979: Đã đủ độ chín để viết rõ trong SGK


GS.TS, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thanh Bình, khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định như vậy về việc đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa mới.

GS-Do-Thanh-Binh1-8381c.jpg


Nhận định về tầm quan trọng của cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 cần phải được đưa vào sách giáo khoa (SGK) mới, trao đổi với Dân trí, GS.TS Đỗ Thanh Bình (ảnh) cho biết: “Cuộc chiến bảo vệ biên giới nay đã được hơn 30 năm, đã đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử. Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK. Ta không dựng nên chuyện, đó là sự thật”.

Như GS đã nói, thời gian cuộc chiến này đã đủ độ chín để đưa vào SGK. Vậy với thời điểm hiện nay, đưa chiến tranh biên giới vào SGK thì có ý nghĩa thế nào?

Nếu tính đến 2015 ra SGK mới thì lúc đó sự kiện này cũng đã được gần 40 năm. Đây là việc làm cần thiết đúng lịch sử, khách quan. Ta không thể quên sự kiện này được. Người Trung Quốc họ viết nhiều cuốn sách dày công khai về chiến tranh Việt Nam. Vậy tại sao ta không đưa cụ thể sự kiện này vào SGK để mọi người hiểu rõ hơn cuộc chiến tranh đó, giống như trước đây ta đã đưa thời phong kiến phương bắc vào sách. Vậy nên việc đưa sự kiện vào sách giáo khoa là chuyện bình thường để giáo dục cho thế hệ trẻ nếu không họ sẽ quên mất chúng ta chỉ có đánh Pháp, đánh Mỹ mà vấn đề bảo vệ biên giới, bảo vệ tổ quốc nhất là thời điểm hiện nay vấn đề biển đảo đang nhạy cảm. Do vậy, cần phải đưa vào.

Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 đã có rất nhiều người hy sinh như liệt sĩ Lê Đình Chinh. Hàng năm, kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đều nói nhiều đến các thương binh liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ nhưng các thương binh, liệt sĩ chiến tranh biên giới không nhắc tới. Chúng tôi những người dạy lịch sử rất lăn tăn. Do vậy, SGK mới cần đưa sự kiện này vào.

Có ý kiến e ngại rằng nếu đưa cuộc chiến này vào SGK sẽ gây mất đoàn kết giữa hai nước láng giềng?

Chúng ta không sợ mất đoàn kết vì đây chỉ là một bộ phận người dân Trung Quốc gây chiến tranh chứ không phải tất cả nhân dân Trung Quốc làm giống như chiến tranh chống Mỹ trước đây chỉ một bộ phận gây ra chứ không phải cả nhân dân Mỹ. Chính nhân dân Mỹ cũng phản đối cuộc chiến tranh này.

Sách lịch sử hiện nay cũng đã nêu đến sự kiện cuộc chiến biên giới nhưng còn sơ sài, ngắn gọn. Theo GS nếu đưa sự kiện này vào sách thì sẽ đưa thế nào?

Sách giáo khoa viết cách đây gần 10 năm ta đưa vào mức độ như vậy là vừa nhưng nay cần thay đổi.

Đây là sự kiện lớn nên cần đưa vào một mục lớn trong SGK để kỹ càng hơn. Tôi thấy sách giáo khoa lịch sử chúng ta hiện nay viết khiêm tốn về vấn đề này như sách nâng cao viết 13 dòng, SGK đại trà chỉ đưa gần 10 dòng và chỉ nêu sự kiện chính nhưng chưa mô tả mức độ tàn phá của chiến tranh đó. Cuộc chiến tranh mà Trung Quốc huy động 32 sư đoàn sang đánh 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Cuộc chiến đã tàn phá đất nước ta như thế nào? Hậu quả thế nào? Tại sao họ lại đưa quân sang đánh nước ta? Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu thế nào? Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và trả lời tại sao để học sinh hiểu bản chất của vấn đề. Người viết phải làm thế nào để tường thuật khách quan sự kiện và hấp dẫn người học.

Tôi biết sau 2015 sẽ có SGK mới. Tôi đề nghị cũng khó bổ sung ngay được nhưng nếu đưa vào thì từng mức độ khác nhau ở mỗi bậc học. Lớp 9 thì nội dung cấp độ này, lớp 12 thì cấp độ cao hơn, đưa kỹ hơn, sâu sắc hơn

Vấn đề sách giáo khoa lịch sử người học cho rằng quá nặng và khô khan. Vậy đưa thêm vấn đề này vào nếu không khéo sẽ tiếp tục gây quá tải cho học sinh học, GS nghĩ thế nào ?

Đã là lịch sử phải có sự kiện, sự kiện phải có số liệu. Nếu viết lịch sử mà không có số liệu, không có sự kiện thì nó là chính trị. Lịch sử phải có ngày tháng, mô tả, tường thuật sự kiện. Để viết lịch sử hấp dẫn người học, đó là cái tài của người viết sách.

Xin trân trọng cảm ơn GS!

GS Đinh Xuân Lâm, Hội Lịch sử Việt Nam: “Tôi rất tán đồng đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa vì đây là vấn đề quan trọng đứng về mặt lịch sử để khẳng định thực tế, để học sinh hiểu rõ lịch sử, tránh nghe những thông tin xuyên tạc. Tuy nhiên, lượng kiến thức đưa vào không cần nhiều, trình bày vừa phải, khách quan. Hội Sử học sẽ phối hợp với Bộ GD-DT để đổi mới về lịch sử trong sách giáo khoa”.

Hồng Hạnh (thực hiện)


Nguồn Báo Dân Trí
 

bemtigon

Active Member
Ðề: Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Đúng thật là chẳng có sách vở nào ghi lại cuộc chiến này trong chương trình em đã học ở 3 cấp và khi vào đại học cũng không. Cũng may có lần về quê được mấy Chú bộ đội(gọi là chú thôi chứ bây giờ U70,80 hết rồi) kề về cuộc chiến chống Tàu năm đó. Em nghe kể " quân ta lợi dụng sương mù của các tỉnh phía Bác dùng thuốc mê gì đó đánh ngủ cả gần 1 sư đoàn của Tàu khựa..nhưng mà quân ta chỉ thu súng rồi bắt giam xong tha về chứ khôn giết." Nghe mấy Ông bộ đội sống đến giờ kể lại như thế không biết đúng được nhiêu bao nhiêu % chứ thấy thích quá trời. Chắc cũng có thật hĩ. Bây giờ đọc mấy bài báo viết về cuộc chiến 2/1979 thấy thích.
 

bemtigon

Active Member
Ðề: Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Nghe có vẻ giống như "100 năm khoảng trống" trong Onepice ấy nhỉ :))
 

YeuNhac

Banned
Ðề: Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Đúng thật là chẳng có sách vở nào ghi lại cuộc chiến này trong chương trình em đã học ở 3 cấp và khi vào đại học cũng không. Cũng may có lần về quê được mấy Chú bộ đội(gọi là chú thôi chứ bây giờ U70,80 hết rồi) kề về cuộc chiến chống Tàu năm đó. Em nghe kể " quân ta lợi dụng sương mù của các tỉnh phía Bác dùng thuốc mê gì đó đánh ngủ cả gần 1 sư đoàn của Tàu khựa..nhưng mà quân ta chỉ thu súng rồi bắt giam xong tha về chứ khôn giết." Nghe mấy Ông bộ đội sống đến giờ kể lại như thế không biết đúng được nhiêu bao nhiêu % chứ thấy thích quá trời. Chắc cũng có thật hĩ. Bây giờ đọc mấy bài báo viết về cuộc chiến 2/1979 thấy thích.


Nghe có vẻ giống như "quân ta tiêu diệt được 2 hàng không mẫu hạm của Mỹ"..


Tình hình nầy, ai muốn tìm hiểu thêm phải tự tìm, ví dụ vào google tìm "chiến tranh Việt-Trung", tiếp theo có thể lọc chỉ tìm hình hoặc phim. Cụ thể tìm phim về chiến tranh Việt-Trung như sau

chiến tranh Việt-Trung - Google Search

Muốn tìm bài viết mới năm nay thì vào google " 17.2.1979 17.2.2013 "

Ngoài ra cần phân biệt giữa đường lối của nhà cầm quyền và người dân. Có thể nói nhà cầm quyền .. có đường lối bành trướng bá quyền, không nên áp đặt dân hay nước ..
 

do_long_khach

Well-Known Member
Ðề: Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Trao đổi 1 tí. Ngày xưa khi tổ tiên ta đánh thắng giặc Tàu rồi vần phải cấp tiền lương, tàu bè cho nó về nước, rồi sau đó vẫn phải triều cống xưng thần để giữ hoà khí thì chuyện bây giờ chỉ dám gọi "nước lạ" cũng không có gì lạ cả, vẫn bài xưa thôi.
Còn từ trước đến giờ Tàu với ta đánh nhau thì ai thắng nhiều hơn? Ta mới thắng nó vài lần thôi: Ngô Quyền, Lý thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung và vài lần nữa, còn chủ yếu là thua. gần 1000 năm bắc thuộc toàn thua, giành được độc lập cũng là nhờ vận động tự chủ chứ không phải do đánh nhau. Nói vậy không có nghĩa ta hèn kém mà chẳng qua vì ta không thiện chiến bằng người Tàu vốn truyền thống sinh ra từ các bộ tộc du mục, chuyên đi thôn tính người khác. Về sau này ta thắng được Tàu vài lần cũng là do nước Tàu ngày càng to (do thôn tính được) nên nó phải chú trong hơn đến đối nội mà giảm đối ngoại.
Có quan điểm cho rằng nước ta nên lựa chọn một con đường mới khác hẳn với Tàu thì sẽ có cơ hội phát triển, còn cứ theo mô hình của Tàu (như từ xưa tới nay) thì mãi mãi cũng chỉ (phải) xưng thần với Tàu mà không thể khá hơn được. Cá nhân mình cho là quan điểm này rất có lý.

Thế nó thắng mình những lần nào bác? Nếu mình đã có chế độ quân chủ vững mạnh (Tiền Lê, Lý, Trần) rồi thì nó oánh lần nào chả thua? Thời Hồ do Quý Ly mới cướp ngôi, chưa kịp ổn định lòng người thôi chứ ko chắc gì Trương Phụ đã thắng được quân ta? Tây Sơn thì khủng rồi ko nhắc. Nó chỉ dẹp được mấy cuộc khởi nghĩa thời bắc thuộc thôi ạ.

Mà bác bảo Tàu nó oánh giỏi vì "sinh ra từ các bộ tộc du mục" thì sai lầm lắm ạ. Nó mấy ngàn năm bị dân du mục tẩn cho tơi bời thì có, toàn mất nước vì những đồng chí đó thôi.
 

Heracare

New Member
Ðề: Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Tính từ thời điểm đó đến nay đã mấy chục năm, nhưng vết đau ấy vẫn không thể xóa. Nếu ngày hôm nay, vì bất cứ lý do gì, mà ta lãng quên đi những con người đã ngã xuống trong một cuộc chiến cực kỳ vô lý và tàn bạo ấy, sẽ là một tội lỗi vô cùng lớn.
 

Great Bear

New Member
Ðề: Re: Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Tuyên truyền dối trá là sở trường của ĐCS bên Trung Quốc mà. Theo báo Petrotimes.vn, để đàn áp Pháp Luân Công, cựu thứ trưởng Bộ công an Trung Quốc Lý Đông Sinh còn cho 5 người của mình giả mạo học viên Pháp Luân Công tự thiêu ngay tại quảng trường Thiên An Môn. Sự việc được sắp xếp để kênh truyền hình nhà nước CCTV quay lại và phát sóng liên tục để tẩy não người dân. Dân Trung Quốc từ chỗ có cảm tình với môn tập khí công này bắt đầu quay sang ác cảm và công kích Pháp Luân Công. Góp tay gây nên một thảm họa nhân đạo chưa từng có với những trường hợp được ghi nhận là chết vì tra tấn hoặc bị mổ cướp nội tạng từ các cơ quan chính phủ.
 
Bên trên