Các bác nhầm rồi ạ. Phiên bản yêu đương thì đúng là coi quá lố bịch. Cái em nói là phiên bản TNK khác kìa. Bản yêu đương tên Tề thiên Đại thánh, còn bản TVB em đang nói đến tên là Tây Du Ký, năm
1996. Tây Du Ký của TVB có 2 phần: phần 1 do TVK đóng TNK, phần 2 do THD.
Em thấy phiên bản của TVB không hề kém cạnh gì so với đàn anh nếu ko muốn nói là có 1 số điểm cộng mà 1986 không có hoặc thiếu.
+ 1 là có đi vào giải thích 1 số khía cạnh của giáo lý nhà Phật. Ở 1986, cái này gần như ko đề cập tới. Còn TVB thì hoàn toàn khác. Ví dụ: Đường Tăng sau 1 thời gian thỉnh kinh mới được đoàn tụ với gia đình. Nhưng ngày đoàn tụ cũng là ngày cha của Đường tăng phải xuống địa phủ đầu thai do dương thọ đã tận. Tuy có thể cứu được cha, nhưng ĐT vẫn kiên quyết để quỷ sai bắt cha đi. Mọi người đều sững sờ, chê trách ĐT là bất nhân, bất hiếu. Thế nhưng ông đã cùng TNK đi xuống địa phủ thăm cha, giải thích về sinh tử cho cha hiểu. Em còn nhớ câu đó thế này: "Lòng không vướng bận, không hề lo lắng, không có lo sợ. Nếu không có lo sợ thì làm sao có khổ ải được chứ."
+2 là về cách xây dựng nhân vật.
Đường Tăng như em đã nói, khác xa 1986. ĐT của 1986 chủ yếu là ngồi để yêu quái bắt và chờ TNK đến cứu. ĐT ở TVB ko như thế. Ông xứng đáng là 1 người thầy với tấm lòng nhân ái, từ bi, không ngại gian khó, rất yêu thương và tin tưởng học trò. Ông không phải là 1 gánh nặng cho học trò mà ngược lại, ông là chỗ dựa vững chắc cho lòng tin và ý chí của học trò. Diễn xuất của ĐT trong phiên bản này thực sự rất gây xúc động. 1 con người giàu chiêm nghiệm, thông tuệ Phật pháp cũng dc cho thấy rõ. Ông khuyên nhủ học trò mình khi chúng làm sai, lắng nghe tâm sự và an ủi chúng những khi chúng cần. Ông như 1 người thầy, người cha thực sự. Đến cả yêu quái cũng không ít con kính nể ông hết 8, 9 phần.
Bát Giới, ở cả 2 phiên bản đều lười nhác, hèn kém và luôn nghĩ đến "chuồn là thượng sách" khi gặp yêu quái. Nhưng trong bản TVB, khi thầy gặp nguy, TBG đã cho thấy đâu đó trong anh vẫn là 1 con người biết trọng tình trọng nghĩa. Anh đã có vài lần gạt bản tính xấu của mình sang 1 bên để xả thân cứu thầy, trả thù cho sư huynh, bất chấp tính mạng.
Sa Tăng. Có 1 chuyện về Sa Tăng ở bản TVB thế này. TNK 1 lần lâm nguy, mất hết phép thuật. Sa Tăng vì muốn cứu TNK đã 1 mình cõng tượng quan âm về chỗ TNK hằng mong người sẽ hiển linh giúp đỡ. Nhưng vì kiếp nạn này của TNK, trời đất đều không muốn giúp nên đã gây khó dễ. Cứ đi vài bước, Sa Tăng phải hạ tượng quan âm 1 lúc sau đó mới đi tiếp được. Thế nhưng ST vẫn kiên trì tiến bước.
Nói thì còn dài lắm, nhưng mong các bác nếu có nhã hứng thì hãy coi thử bản này. Em tin rằng các bác sẽ có thêm 1 góc nhìn mới lạ về Tây Du Ký.
Vẫn biết kinh điển là kinh điển, nhưng kinh điển ko có nghĩa là cái hay duy nhất.








