Roon Bridge Hiểu là gì vậy bác, em google nhưng ko hiểu lắm, bác khai sáng giúp em. Cảm ơn bác Do-long-khanh
Nhân dịp mưa gió viết mấy dòng về Roon để bác và một số bác khác tham khảo.
Đại khái hệ thống Roon chuẩn sẽ gồm 2 PC (ở đây bất cứ cái máy nào chạy hệ điều hành thì gọi là PC cho gọn). PC 1 cài Roon Core. Roon Core quản lý nhạc, download metadata, xử lý tín hiệu (upsample, convert....), thực hiện room correction này nọ, rồi đẩy tín hiệu ra ngoài sang PC 2. Như vậy PC 1 - Roon Core là 1 server đúng nghĩa.
PC 2 cài Roon Bridge - đại để là 1 phần mềm chỉ có nhiệm vụ phát nhạc nhận được từ PC 1 đẩy sang, tức là thực hiện chức năng Renderer.
Có mấy điểm đáng chú ý như sau:
1. Nếu người dùng ko cần mấy vụ convert, upsample, room correction thì cấu hình của PC 1 - Roon Core ko cần mạnh, chỉ mấy con PC chip Atom, Celeron + Ram 2Gb là chạy mượt, ko lag ko giật (first hand exprerience của tôi). Tụi Roonlabs nó khuyến cáo cầu hình PC 1 tương đối cao để nó đỡ phải support những người dùng máy yếu và đẩy người dùng sang mua những máy khác theo ý nó (và chắc nó cũng kiếm % từ đó??!!!) mà thôi.
2. 2 PC trên về nguyên tắc là cách ly nhau nên PC1 ko cần xử lý nguồn linear. Tuy nhiên thực tế sử dụng của tôi (PC 1 là máy lắp nguồn linear atx của bác giahuy) thì có vẫn tốt hơn ko, tuy nhiên ko cần quá chăm chút cho PC 1.
3. PC 2 mới cần đổ công sức + tiền bạc để xử lý nhiễu và jitter này nọ vì nó mới là thằng phát nhạc sang DA.
3.1 PC2 này có thể là các network player đắt tiền như Innuous, DCS Bridge, Auralic, Antipodes.... Những thằng sản xuất ra mấy thứ này chúng nó liên kết với Roonlabs, OS của các thiết bị đó được điều chỉnh sao cho trở thành "Roon ready" - tức là kết nối được với Roon Core.
3.2 PC2 cũng có thể là bất cứ PC nào cài được phần mềm Roon Bridge.
3.3 Trong trường hợp của Rasp Pi chạy mấy OS trên nền Linux như DietPi, Moode, Volumio v.v..., người chơi cũng đã nghiên cứu, cài cắm để Pi làm tốt chức năng Roon Bridge. Như vậy là với Pi ta có Roon Bridge ngon bổ rẻ đúng nghĩa, vì thực tế mấy thằng network player kia cũng chỉ là PC cấu hình thấp chạy OS được chế từ Linux y như Pi. Riêng thằng Aurender hình như vẫn đứng ngoài cuộc chơi.
4. Thực tế chỉ cần PC1 kết nối với DA là chơi nhạc được luôn, tức là PC1 vừa làm core vừa làm bridge. Tuy nhiên SQ ko thể bằng hệ thống 2 PC chuẩn.
5. Để điều khiển nhạc, chọn bài v.v.... thì có ít nhất 3 cách
5.1 Dùng chính PC1 để điều khiển
5.2 Cài phần mềm Roon Core lên 1 PC khác, khi cài nó sẽ hỏi "mày dùng tao làm control hay core", chọn "control" (hay gì đó đại để như vậy) là xong. Cài xong bật chương trình này lên điều khiển như bình thường. Như vậy lợi điểm là có thể ngồi làm việc và điều khiển nhạc trên cùng 1 PC, ko cần mó đến điện thoại.
5.3 Cài phần mềm Roon Remote lên điện thoại/MTB chạy iOS hoặc Android.
6. Roon Core chạy trên Windows, MAC, Linux. Gần đây Roonlabs nó phát triển 1 thứ gọi là ROCK (Roon Optimized Core Kit) - đại khái là 1 bản OS tối ưu hóa trên nền Linux có cài sẵn Roon Core, và khuyến khích cài ROCK trên 1 số cấu hình NUC. Bản thân Roonlabs nó cũng ăn dày, theo nghĩa là chính nó cũng bán luôn mấy cái PC được đặt tên là Nucleus dùng để cài Roon. Mấy cái máy này thực tế cũng là NUC.
7. Về trải nghiệm thực tế với Roon, ưu nhược điểm..., bác đọc bài này:
https://vnav.vn/threads/roon-phan-mem-choi-nhac-da-nang-tren-pc-va-mac.48096/page-10
P/S: Post xong mới thấy bài của bác trung224 nên thành ra thừa rồi.....