Nhà nghiên cứu Nhật Bản tạo ra "ổ lưu trữ vĩnh hằng"

torune

Film critic
e01.jpg

Chúng ta đang sống giữa thời đại mà những ổ đĩa cứng (HDD) đang dần được thay thế bởi các ổ cứng rắn (SSD). Nhưng, dù mỗi loại sở hữu tốc độ đọc/viết ưu việt ở mỗi thời, chúng đều không có tuổi thọ lâu. Một HDD có thể sống sót cao nhất 5 năm ở điều kiện sử dụng thông thường trong khi tuổi thọ của SDD sẽ ngắn hơn. Về phía các đĩa quang, thời gian sử dụng thì lâu hơn hẳn nhưng không gian lưu trữ lại bị hạn chế. Vậy, chúng ta cần chuẩn bị những gì để lưu trữ một khối lượng dữ liệu kéo dài 1.000 năm (1 thiên niên kỷ) hoặc hơn?

Mới đây, một nhóm nghiên cứu ở Đại học Kobe tin rằng họ vừa tìm ra đáp án cho lâu hỏi trên, đó chính là các chấm nano kim loại (metal nanodot). Các nhà nghiên cứu đã đặt những chấm nano kim loại lên một tấm nền silic (wafer). Mỗi nanodot được dùng để diễn giải một bit (đơn vị thông tin) tương ứng với 0 (không) và 1 (có). Sau khi chuỗi dữ liệu được diễn giải, tấm wafer sẽ được cố định trong một màng phim cách điện. Ổ lưu trữ sẽ được cấp điện không dây cũng như đọc dữ liệu từ xa qua giao thức này.

e02.jpg

Vì định dạng lưu trữ này sử dụng công nghệ sản xuất bán dẫn hiện có, nó có thể được thu nhỏ lại. Chipset được các nhà nghiên cứu tạo ra sử dụng quy trình của cảm biến CMOS 180nm và có khả năng chứa 10 gigabit dữ liệu trong 1 inch vuông. Tuy nhiên, bằng việc nâng cấp lên quy trình 14nm (hiện đang khá phổ biến), mật độ dữ liệu tăng lên tận 1 terabit / inch vuông - gần bằng với mật độ dữ liệu trên các ổ cứng đang được lưu hành. Tiếp đó, các lớp lưu trữ dữ liệu có thể được xếp chồng để tăng không gian lưu trữ của tổng thể. Xin nói thêm, chip có trong thử nghiệm sở hữu 4 lớp lưu trữ.

e03.jpg

Tốc độ đọc trên con chip này bị giới hạn ở mức 40 kps nhưng các nhà khoa học hy vọng sớm khắc phục điều này song song với việc mở rộng không gian lưu trữ. Khi hỏi rằng 'định dạng lưu trữ này sẽ kéo dài bao lâu?', theo lời nhóm nghiên cứu, sự kết hợp giữa nanodot kim loại, tấm wafer silicon trong một lớp bảo vệ có thể tồn tại hơn 1.000 năm. Trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã sử dụng nồi áp suất và các phương pháp gia tăng áp lực để mô phỏng một năm ngoài đời thực (tương ứng một giờ trong phòng thí nghiệm).

Tuy nhiên, hạn chế của công nghệ trên đây là quá trình ghi (dữ liệu) phức tạp hơn quá trình đọc và hiện chưa thể phổ cập hóa hoặc bình dân hóa cho người dùng. Nếu định dạng lưu trữ dữ liệu này thành công, có lẽ, con người của năm 3017 cũng đang đọc bài báo này trên những ổ cứn nanodot kim loại đời cũ của họ.

e04.jpg

Theo PCMag
 
Chỉnh sửa lần cuối:

La That Thanh

Active Member
Lu trữ vĩnh hằng làm chi,mới 20 năm dọn nhà mà bỏ cả đống nào là băng catset , băng video, đĩa cd, mp3, mp4, DVD....
 

Jellkeen

Well-Known Member
Khỏi sợ bị tuyệt chủng.Chỉ cần 50 năm thôi cũng được.
 

A Hoàng

Well-Known Member
Hy vọng sớm được trên tay em này, chứ chờ đến năm 3017 thì không ổn :D
 
Bên trên