Có gì bên trong Nintendo Switch?

torune

Film critic
0000COVER.jpg

Nintendo Switch - máy chơi game [dự kiến] hợp nhất mặt trận console và handheld của Nintendo vừa khởi bán chính thức rộng rãi từ ngày hôm qua (3/3/2017). Vì đây là một sản phẩm khá 'hot' trong giới công nghệ, nên, như mọi lần iFix đã tiến hành mổ xẻ để xem phần cứng bên trong máy. Một phần khiến cho quá trình mổ xẻ thêm thú vị là vì Nintendo ít khi quảng cáo phần cứng của sản phẩm mà tập trung hơn vào trải nghiệm người dùng lẫn tính năng (na ná Apple trên mặt trận di động).

Bước 1
  • Điểm qua thông tin cơ bản về sản phẩm được Nintendo chia sẻ:
    • Vi xử lý tùy biến từ NVIDIA Tegra
    • Màn hình cảm ứng đa điểm LCD, kích cỡ 6.2in, độ phân giải 1.280 x 720 pixel (đầu ra trên TV là 1.920 x 1.080 pixel)
    • Bộ nhớ trng 32GB (có thể mở rộng thêm 2TB thông qua thẻ microSDHC hoặc microSDXC)
    • Wi-Fi 802.11 a/b/g/n/ac; Bluetooth 4.1; cổng sạc USB Type-C; jack audio 3.5mm; 3 cổng USB tiêu chuẩn có trên dock
    • Loa stereo
    • Pin sạc cho thời gian sử dụng liên tục từ 2.5 đến 6.5 giờ
    • Cặp tay cầm điều khiển Joy-Con có thể tháo rời
Bước 2
  • Vì quá trình mổ xẻ khá khó khăn nên trước tiên máy được chụp X-quang để soi rõ nội tạng.
  • Vùng màu đen lớn có thể là viên pin của máy?
0201.jpg

0202.jpg

0203.jpg

Bước 3
  • Xem qua các phần tử được mổ xẻ: dock, tablet, 2 Joy-Con và 1 Joy-Con Grip (khung gắn cần điểu khiển)
  • Khi ráp cặp tay cầm với tablet, máy dày chưa đầy 0.5in (1.2cm), cao 9.4in (24cm) và rộng 4in (10cm)
  • Mặc dù sở hữu nhiều tính năng hơn, Nintendo Switch (chế độ tay cầm) chỉ nhẹ 400 gram, nhẹ hơn cả GamePad của Wii U (500 gram)
0301.jpg

0302.jpg

0303.jpg

Bước 4
  • Điểm nổi bật đầu tiên nằm ở logo của Switch, số hiệu của máy, nơi sản xuất (Trung Quốc)...
  • Dạo một vòng, máy có các cổng kết nối:
    • MicroSD nằm gần chân đế (để dựng tablet lên)
    • USB-C (nối với dock)
    • Jack tai nghe 3.5mm
    • Khe đút thẻ game độc quyền của Nintendo
    • Khe tản nhiệt lộ thiên phía trên máy. Nhiều báo cáo cho hay, phần lớn hơi nóng tỏa ra từ đây khi Switch được cắm dock và chạy ở độ phân giải 1080p
401.jpg

402.jpg

403.jpg

Bước 5
  • Đinh cố định máy lộ rõ, dễ dàng dùng vít để tháo ra
  • Nội thất máy được một khung kim loại trung gian bảo vệ
  • Đáng chú ý, thẻ nhớ trong của máy dễ dàng thay thế!
0501.jpg

0502.jpg

0503.jpg

Bước 6
  • Gỡ lá chắn kim loại ra, Switch đã bị lộ hàng!
  • Mọi thứ bên trong không khác gì một PC thu nhỏ: pin, ống dẫn nhiệt, keo tản nhiệt, quạt gió...
  • Dễ thấy rằng Switch ưu tiên quá trình làm mát toàn bộ hệ thống
  • Nhìn vào khối nhầy màu tím, suy ra rằng tấm khiên làm nơi chuyển nhiệt từ hệ thống sang lớp vỏ bên ngoài, tránh tình trạng máy quá nóng làm chảy vỏ nhựa
0601.jpg

Bước 7
  • Để an toàn, iFix ngắt kết nối pin ra trước
  • Dòng đời của viên pin dự sẽ rất thấp bởi nó kiêm luôn bộ nguồn (thường thấy trên những máy console)
  • Khác với Nintendo 3DS, người dùng không thể tự tay thay thế pin cho máy
  • Pin của Switch có dung lượng 16 Wh, cao hơn nhiều thông số 5.6 Wh trên tay cầm của Wii U
0701.jpg

0702.jpg

0703.jpg

Bước 8
  • Tiếp đến là hệ thống tản nhiệt
  • Ống dẫn nhiệt được cố định bằng ốc Philips
  • iFix cố tiếp cận cánh quạt nhưng có vẻ nó đã bị kẹt với bảng mạch I/O
  • Vì vậy, họ đã gỡ đầu đọc thẻ game và jack tai nghe
0801.jpg

0802.jpg

0803.jpg

Bước 9
  • Quan sát cánh quạt thấy nó là hàng của Delta, được cố định bởi 3 con ốc và gioăng cao su, vận hành nhờ nguồn 5V (dòng 0.33A)
  • Cánh quạt sẽ là một gánh nặng với viên pin trên những máy cầm tay. Do đó, những tin đồn rằng máy không chạy hết công suất ở chế độ handheld là hoàn toàn đúng
  • Việc card đồ họa bị giới hạn hiệu năng ở chế độ handheld vừa giảm độ phân giải vừa giảm tốc độ quạt, để tiết kiệm pin
0901.jpg

0902.jpg

0903.jpg

Bước 10
  • Bo mạch được sắp xếp rất gọn gàng, iFix lần lượt tháo bộ số hóa (digitizer), dây đèn nền, dây loa, 2 ăng-ten và rãnh kết nối Joy-Con
  • Đáng chú ý, chip nhớ eMMC sở hữu một mạch PCB riêng!
  • Chip nhớ hiệu "Toshiba THGBMHG8C2LBAIL 32 GB eMMC NAND Flash IC"
  • Tiếc là mọi thứ đều dồn về cổng USB-C nên cần người sửa có tay nghề khá cao
1001.jpg

1002.jpg

1003.jpg

Bước 11
  • Ảnh chụp các linh kiện có trên mặt trước bo mạch chủ:
    • NVIDIA ODNX02-A2 (đoán là phát triển từ the Tegra X1-based SoC)
    • Samsung K4F6E304HB-MGCH 2 GB LPDDR4 DRAM (x2)
    • Broadcom BCM4356 802.11ac 2×2 + Bluetooth 4.1 SoC
    • Maxim Integrated MAX77621AEWI+T three phase buck regulator (x2)
    • M92T36 630380
1101.jpg

Bước 12
  • Ảnh chụp các linh kiện có trên mặt sau bo mạch chủ:
    • Pericom Semiconductor PI3USB30532 USB 3.0/DP1.2 matrix switch
    • Realtek ALC5639 audio codec
    • Maxim Integrated MAX77620AEWJ+T PMIC
    • B1633 GCBRG HAC STD T1001216
1201.jpg

Bước 13
  • Loa stereo được đính nhẹ vào nắp máy
  • Cấu trúc loa cho thấy nhà sản xuất thiên về âm bass
  • Rãnh nối Joy-Con được cố định bằng ốc Philips
1301.jpg

1302.jpg

1303.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

torune

Film critic
Bước 14
  • Khác với phần lớn thiết bị cảm ứng, bộ số hóa của Switch không được hàn chết với màn hình, đồng nghĩa rằng người dùng có thể thay thế riêng rẻ từng bộ phận
  • iFix dùng nhiệt để gỡ keo dính hai bộ phận này ra, nhưng không may làm hỏng dây cáp của bộ số hóa!
1401.jpg

1402.jpg

1403.jpg

Bước 15
  • Màn hình LCD rất dễ tách rời, tăng khả năng di động của thiết bị, tức, khi bị rơi, Switch dễ vỡ nhưng cũng dễ ráp lại
1501.jpg

Bước 16
  • Nintendo dùng màu phối tương phản để giúp người dùng phân biệt 2 Joy-Con thoạt nhìn rất giống nhau nhưng nội thất rất khác biệt
  • Tên mã của Joy-Con xanh và đỏ lần lượt là HAC-015 và HAC-016
  • Người dùng cần lưu ý, Joy-Con không chống thấm! Nintendo khuyên không chơi máy gần nơi có nước như chậu cá, bồn tắm...
1601.jpg

1602.jpg

1603.jpg

Bước 17
  • Giải phẫu 2 Joy-Con cho thấy mỗi chiếc chứa một pin Li-ion 1.9 Wh, Bluetooth, gia tốc kế, con xoay hồi chuyển và mô-tơ "HD Rumble" (máy rung độc quyền của Nintendo)
  • iFix đánh giá: pin của Joy-Con khó thay hơn của Wii
  • Lưu ý: Joy-Con có thể vận hành liên tục 20 giờ nhưng mất 3.5 giờ để sạc
1701.jpg

1702.jpg

1703.jpg

Bước 18
  • Rãnh nối Joy-Con trên Switch (tablet) làm bằng kim loại trong khi phần khớp có trên Joy-Con làm bằng nhựa!
Bước 19
  • Joy-Con màu Đỏ có thêm một camera IR, 4 đèn LED IR và ăng-ten NFC. Còn lại thì phần cứng của hai Joy-Con như nhau
  • Bên trong mỗi Joy-Con có 2 ốc cố định nút bấm và 2 ốc cố định bảng mạch
  • Mỗi Joy-Con có một mô-tơ HD Rumble nặng 5.5 gram
1901.jpg

1902.jpg

1903.jpg

Bước 20
  • Phân tích vi mạch trên Joy-Con Đỏ:
    • Broadcom BCM20734 Bluetooth 4.1/2.4 GHz Transceiver
    • STMicroelectronics NFCBEA 812006 33 (Likely NFC reader IC)
    • Macronix International MX25U4033E 4 Mb CMOS Flash
2001.jpg

2002.jpg

Bước 21
  • Chụp X-quang bộ phận dock
  • Hệ thống cổng kết nối của dock gồm:
    • 2x USB 2.0
    • Cổng AC Adapter
    • Cổng HDMI
    • 1x USB 3.0
2101.jpg

2102.jpg

2103.jpg

Bước 22
  • Mặt trước và sau bo mạch trên dock:
    • Macronix International MX25L512E 512 Kb CMOS flash
    • Macronix International MX25V2006E 2 Mb CMOS flash
    • VIA Labs VL210 USB 3.0 Hub Controller
    • STMicroelectronics 32P048
    • M92T17 623382
    • M92T55 633416
2201.jpg

2202.jpg

Bước 23

Toàn cảnh Nintendo Switch sau khi mổ xẻ

2301.jpg

2302.jpg


Đánh giá khả năng sửa chữa cho Nintendo Switch: 8/10 (10 cho thiết bị dễ sửa chữa nhất)
Ưu:
  • Trừ màn hình (dùng keo), các linh kiện của máy đều dùng ốc để cố định
  • Phần lớn linh kiện như cần analog, đầu đọc thẻ game, jack tai nghe... đều dễ thay thế
  • Pin dễ thay thế
  • [Có thể là khuyết] Bộ số hóa và màn hình dùng keo để cố định, giảm chi phí sửa chữa nhưng tăng độ phức tạp
Khuyết:
  • Ốc 3 cạnh gây khó dễ cho người dùng phổ thông
  • Cần nhiệt độ cao để gỡ keo dán màn hình và bộ số hóa

Theo iFix
 

Jellkeen

Well-Known Member
Bác tháo ra rồi gắn lại được không váy, nhiều đồ quá hihi.
 
Bên trên