Ðề: 1 DLP vs 3LCD
E tìm thấy bài này, chia sẻ các bác để biết thêm.
Link:
http://www.giaiphapvanphong.com/news.php?id=23
Công nghệ LCD, DLP và sự khác nhau giữa hai công nghệ
17/10/2008
CÔNG NGHỆ 3 LCD
Công Nghệ LCD + Công Nghệ Natural Colour Enhancer của Toshiba = Màu Sắc Sống Động, Trung Thực
Mặc dù công nghệ LCD cho màu sắc trung thực hơn công nghệ DLP nhưng để đạt được độ chính xác 100% vẫn là một thách thức đối với nhà sản xuất. Hình ảnh của máy chiếu LCD thường có độ tương phản thấp hơn so với máy chiếu DLP, khả năng xử lý màu đen và một số màu khác cũng kém hơn. Do đó, Toshiba phát triển thiết bị NCE3 chip IC cho máy chiếu LCD nhằm cải thiện hiệu quả xứ lý màu đen và những màu sắc khác.
CÔNG NGHỆ 3 LCD
Công nghệ 3 LCD là sự tổng hợp của 3 màn hình tinh thể lỏng polysilicon chịu nhiệt cao. Cơ chế vận hành của công nghệ này là: Ánh sáng trắng được tách lọc thành ánh sáng đỏ, lục lam bởi hai tấm gương lưỡng hướng sắc (đây là loại gương đặc biệt cho ra ánh sáng có bước sóng nhất định). Mỗi màu sau đó được truyền qua một màn hình LCD riêng biệt trước khi được tổng hợp với những màu còn lại tại lăng kính. Từ đây, hình ảnh đã sẵn sàng xuất hiện lên màn chiếu.
CÔNG NGHỆ DLP
Chip DLP® hiện được coi là loại chip xử lý ảnh sáng tinh vi nhất trên thế giới. Nó chứa một tứ giác được cấu tạo bởi 2 triệu kính hiển vi và đặc biệt là mỗi thấu kính hiển vi nàycó kích cỡ chưa tới 1/5 bề dày sợi tóc của con người.
Khi Chip DLP® kết hợp với một tín hiệu video hoặc hình ảnh kỹ thuật số, một nguồn ánh sáng và một ống kính, những chiếc kính hiển vi của nó sẽ phản chiếu toàn bộ hình ảnh kỹ thuật số lên màn hình hay một mặt phẳng nào đó. Sự tổng hợp của Chip DLP® và những linh kiện điện tử tinh xảo bao quanh nó được gọi là công nghệ xử lý ánh sáng kỹ thuật số (Digital Light Processing™).
Khi ánh sáng đi qua bánh xe màu, những tia sáng màu đỏ, xanh lục và xanh lam sẽ xuất hiện lần lượt trên bề mặt của DMD. Sự xoay chuyển của các kính hiển vi cũng như tỷ lệ thời gian kính hoạt động hay không hoạt động sẽ được phối hợp tùy thuộc vào màu sắc đang hiển thị trên kính. Hệ thống xử lý hình ảnh trong não người sẽ tổng hợp màu sắc đó và cho con người cảm nhận được hình ảnh với màu sắc hết sức trung thực.
Những chiếc kính hiển vi của Chip DLP® được gắn trên những bản kề siêu nhỏ giúp chúng có khả năng cử động linh hoạt hướng về (bật) hoặc tránh khỏi (tắt) nguồn ánh sáng của hệ thống chiếu hình DLP® và tạo nên những điểm ảnh sáng hay tối trên màn hình.
Mã hình ảnh đi qua chất bán dẫn sẽ quyết định tần xuất hoạt động tắt hay bật của mỗi chiếc gương lên tới hàng nghìn lần trên một giây. Khi một chíêc gương ở trạng thái bật nhiều hơn tắt, điểm ảnh sẽ có màu ghi sáng và ngược lại khi gương ở trạng thái tắt nhiều hơn bật, điểm ảnh sẽ có màu ghi sậm hơn.
Bằng cách này, những chiếc kính hiển vi của hệ thống chiếu hình DLP® có thể cho những điểm ảnh tối đa 1.024 cấp độ màu ghi khác nhau nhằm chuyển những tín hiệu video và đồ họa mà Chip DLP® nhận được thành hình ảnh có độ chi tiết cao.
Ánh sáng trắng phát ra từ bóng đèn thuộc hệ thống chiếu hình DLP® sẽ đi qua bánh xe màu khi tiến tới bề mặt của Chip DLP®. Bánh xe màu sẽ lọc tia sáng trắng thành tia sáng đỏ, lục, lam và từ đó hệ thống chiếu hình gồm một Chip DLP® đơn lẻ có thể tạo ra 16,7 triệu màu khác nhau. Cũng 3 màu cơ bản đó nếu qua hệ thống chiếu hình rạp hát DLP® gồm 3 Chip DLP® sẽ có thể tạo ra 35 nghìn tỉ màu khác nhau.
Trạng thái tắt hay bật của kính hiển vi được kết hợp với ba khối màu cơ bản đó. Ví dụ một chiếc gương có nhiệm vụ cho ra điểm ảnh màu tím sẽ chỉ phản chiếu ánh sáng màu đỏ và lam lên bề mặt màn chiếu, mắt người sẽ pha trộn những tia sáng trong phút chốc và điểm ảnh con người cảm nhận sẽ có màu tím.
1/ Những Ưu Thế Của Công Nghệ DLP:
- Hình ảnh mịn màng
- Hình ảnh không bị chớp giật
- Độ phân giải cao (2000:1)
- DLP® là lựa chọn được ưa chuộng đối với máy chiếu giải trí cao cấp. Máy chiếu 3 Chip DLP® là công nghệ được ưa chuộng đối với máy chiếu kỹ thuật số sử dụng công nghệp điện ảnh.
Công nghệ DLP
Công nghệ DLP + Công nghệ Natural Colour Enhancer của Toshiba = Màu sắc sống động, trung thực
Mặc dù công nghệ DLP cho thấy rất nhiều ưu thế nhưng độ chuẩn của màu sắc hay việc xử lý màu của nó vẫn còn là một thách thức. Do đó Toshiba đưa thêm vào máy chiếu của mình công nghệ độc đáo Natural Colour Enhancer (NCE) để màu sắc có độ chính xác cao hơn.
Hầu hết các máy chiếu thương mại ứng dụng công nghệ DLP đều có 4 phân đoạn màu trên bánh xe màu: Đỏ, Lục, Lam, Trắng. Phân đoạn màu Trắng được thêm vào để tăng cường độ sáng nhưng độ bảo hòa màu lại không chuẩn như máy chiếu sử dụng bánh xe màu có 3 phân đoạn. Để cải thiện màu sắc cho bánh xe màu có 4 phân đoạn, Toshiba đã phát triển một loại Chip IC độc đáo tích hợp 2 công nghệ cơ bản tạo nên NCE_ bộ phận điều khiển màu sắc. con Chip này giúp màu sắc hiển thị trên màn hình trở nên trung thực hơn mà vẫn đảm bảo được độ sáng của hình ảnh.
1/ Công Nghệ Điều Chỉnh Độ Sáng:
Với công nghệ DLP, màu sắc nhìn thường mờ hoặc tối so với màu sắc đã qua xử lý của phân khúc trắng trên bánh xe màu. Để cải thiện nhược điểm này, Toshiba đã phát triển một loại Chip IC độc đáo có tác dụng làm màu sắc tươi sáng hơn mà không phải dùng đến phân khúc trắng, do đó hình ảnh hiển thị trên màn chiếu cũng tươi sáng hơn. Thiết bị này được gọi là mạch hiệu chỉnh Gamma (GCC), được tích hợp công nghệ DLP nhằm thay đổi độ sáng của tín hiệu đầu vào. Tuy nhiên, GCC thông thường không thể tăng thêm độ sáng mà màu sắc phản chiếu lại không được hiệu chỉnh màu hợp lý. Thiết bị NCE của Toshiba có thể làm tăng độ sáng mà không làm thay đổi màu sắc nhờ có mạch hiệu chỉnh Gamma mới.
2/ Công Nghệ Điều Chỉnh Màu Sắc:
Thiết bị NCE của Toshiba còn có thể điểu khiển trục 6 màu (Đỏ, Lục, Lam, Lục Lam, Đỏ tươi, Vàng) nhờ có mạch hiệu chỉnh màu 3 chiều. Do đó, những màu tươi và nhạt sẽ trở nên sáng hơn với NCE của Toshiba và tất cả các màu sắc hiển thị trên màn chiếu đều trung thực và rõ nét hơn hẳn.
Serial T100/95 có 5 chế độ hình ảnh (những model hiện nay thờng chỉ có 3 chế độ hình ảnh). Khi chế độ hình ảnh được chuyển sang chế độ "Standard", độ sáng của hình ảnh của những máy chiếu thông thường sẽ giảm đi đáng kể. Nhưng với serial T100/95, bạn sẽ thấy màu sắc vẫn hiển thị trung thực mà độ sáng không hề suy giảm.
Chế độ hình ảnh (1) là chế độ dành sự ưu tiên hàng đầu cho độ sáng. Thiết bị NCE2 sẽ phát huy tác dụng với chế độ hình ảnh (2)~(5).
Công nghệ độc đáo NCE của Toshiba cho màu sắc của máy chiếu DLP có chất lượng cao như máy chiếu LCD và đồng thời, đem lại cho người sử dụng nhiều lợi ích khác có trong công nghệ DLP®.
SO SÁNH CÔNG NGHỆ LCD và DLP
Máy chiếu nói chung có thể phân loại theo hai công nghệ, DLP (Digital Light Processing) hay LCD (Liquid Crystal Display). Công nghệ này liên quan đến cơ chế hoạt động bên trong mà máy chiếu sử dụng để hiển thị hình ảnh.
Công nghệ LCD hay DLP đều có những ưu điểm riêng, điều quan trọng là hiểu rõ mỗi công nghệ mang lại điều gì.
1/ CÔNG NGHỆ DLP
Digital Light Processing là giải pháp hiển thị kỹ thuật số. Công nghệ DLP sử dụng một vi mạch bán dẫn quang học, gọi là Digital Micromirror Device (tạm dịch là thiết bị phản chiếu siêu nhỏ kỹ thuật số) hay DMD để tái tạo dữ liệu nguồn.
o light source: nguồn sáng
o optics: bộ phận quang học
o color filter: bộ lọc màu
o circuit board: bo mạch
o DMD: chip DMD
a/ Ưu điểm của DLP
· Hiệu ứng "ca-rô" (lưới) nhẹ hơn vì các ảnh điểm gần nhau hơn. Điều này không cho nhiều khác biệt với dữ liệu, nhưng nó cho hình ảnh video mịn hơn.
· Có thể đạt độ tương phản (contrast) cao hơn.
· Gọn nhẹ, dễ di động hơn do có ít thành phần hơn.
· Một số nghiên cứu cho rằng máy chiếu DLP có tuổi thọ cao hơn máy chiếu LCD.
b/ Khuyết điểm của DLP
· Độ bão hoà màu thấp hơn (ảnh hưởng nhiều đến dữ liệu hơn video).
· Hiệu ứng "cầu vồng", xuất hiện dưới dạng một vệt sáng giống như cầu vồng loé lên, thường theo sau những vật thể sáng, khi nhìn từ cạnh này sang cạnh kia của màn ảnh, hay khi từ hình ảnh chiếu trên màn ảnh quay sang nhìn vật thể ngoài màn ảnh. Chỉ có ít người nhìn thấy hiệu ứng này, hoặc ta có thể thấy bằng cách nhìn nhanh ngang qua màn ảnh. Có 2 loại máy chiếu DLP, loại cũ có 4 phần trên bộ lọc màu, loại mới có 6 phần và bộ lọc màu quay nhanh hơn, điều đó làm giảm hiệu ứng "cầu vồng" và tăng độ bão hoà màu.
· Hiệu ứng "vầng hào quang" (hay lộ sáng). Nó có thể gây khó chịu cho những người sử dụng máy chiếu xem phim tại nhà. Về cơ bản, đó là một dải xám xung quanh rìa của hình ảnh, gây ra do ánh sáng "đi lạc" bị bật ra khi đụng các cạnh của các tấm gương nhỏ trên chip DLP. Có thể khắc phục bằng cách tạo một đường biên đen rộng vài inch quanh màn ảnh, "vầng hào quang" sẽ rơi trên đường biên này. Tuy nhiên, hiệu ứng "vầng hào quang" ít thấy rõ trên các chip DLP mới, chẳng hạn như chip DDR.
· Nói chung, DLP là công nghệ tốt hơn LCD cho việc xem phim tại nhà. Một số máy chiếu dành cho việc xem phim tại nhà hầu như không bị hiệu ứng "vầng hào quang".
2/ CÔNG NGHỆ LCD
Máy chiếu LCD (liquid crystal display, tạm dịch là hiển thị tinh thể lỏng) bao gồm 3 tấm kính LCD khác nhau cho các tín hiệu đỏ, xanh lục và xanh. Khi ánh sáng đi đến các tấm kính LCD, các ảnh điểm sẽ mở hay đóng để cho hay ngăn ánh sáng đi qua. Cơ chế này điều chỉnh ánh sáng và cho phép hình ảnh được chiếu trên màn ảnh.
o light source: nguồn sáng
o red dichroic mirror: gương sắc đỏ
o blue dichroic mirror: gương sắc xanh
o dichroic mirror "wavelength selector": gương chọn lọc bước sóng
o mirror: guơng phản chiếu
o LCD: bộ phận hiển thị tinh thể lỏng
o dichroic combiner cube: thành phần tổng hợp 3 sắc đỏ, xanh lục, xanh
o lens: thấu kính
a/ Ưu điểm của LCD
· LCD nói chung có "hiệu quả ánh sáng" hơn DLP (hình ảnh sẽ sáng hơn với LCD, với đèn có cùng công suất).
· LCD có khuynh hướng cho độ bão hoà màu cao hơn. Tuy nhiên, độ bão hoà màu cao hơn làm cho ta thấy máy chiếu nhìn toàn bộ là sáng hơn, dù là máy chiếu DLP trắng có thể sáng hơn.
· Vì lý do này, nếu đặt một máy chiếu LCD 1000 lumen kế bên một máy chiếu DLP 1200 lumen và cho chiếu hình màu, ta có thể thích máy chiếu LCD do độ sáng của nó.
· LCD có khuynh hướng cho hình ảnh sắc nét hơn (hội tụ chính xác hơn).
b/ Khuyết điểm của LCD
· Hiệu ứng "ca-rô" làm hình ảnh trông bị "vỡ hạt".
· Cấu tạo lớn hơn, vì có nhiều thành phần bên trong hơn.
· Hiện tượng "điểm chết" - các ảnh điểm có thể luôn tắt hay luôn mở, được gọi là điểm chết. Nếu máy chiếu có nhiều điểm chết, nó sẽ gây khó chịu cho người dùng.
· Các tấm kính LCD có thể bị hỏng và thay thế rất đắt tiền. Chip DLP cũng có thể bị hỏng nhưng tương đối hiếm vì có ít linh kiện bên trong hơn.
3/ KẾT LUẬN
Máy chiếu công nghệ DLP nhìn chung được ưa thích cho việc xem phim tại nhà và tính di động. Máy chiếu LCD thì tốt hơn cho các đòi hỏi cao về màu sắc.
Sao Mai