Các bác bàn tán vui nhỉ ?
Chuyện công suất loa và amply bàn cãi nhiều rồi. Riêng công suất, có rất nhiều chuẩn để đánh giá. Cỡ 3.000W PMPO thì công suất thực chỉ tầm 100W thôi

. Còn 3000W RMS thì lại là chuyện khác.
Công suất lớn hay nhỏ thì nó đại diện cho khả năng chịu đựng dòng điện của thiết bị cao hay thấp. Nhưng nghe có to hay không thì lại phải là thông số dB SPL maximum, và quan hệ mật thiết với thông số độ nhạy dB (W/m). Còn vấn đề nghe hay/dở lại là chuyện khác nữa.
Cái loa phóng thanh, công suất chỉ tầm 40w ~ 50w, nhưng thanh áp của nó có thể đạt đến 140dB SPL, độ nhạy > 110dB. Chỉ cần dùng 2 cái loa này và 1 cái amply cỡ 150w là cả làng nghe rõ nét rồi.
Loa trong ô tô, do môi trường nghe rất kín và khoảng cách gần, nên chỉ cần một hệ thống công suất vừa phải, cũng có thể tạo ra được thanh áp rất lớn > 120dB SPL, tương đương với âm thanh trong 1 bar disco, với hàng chục cái loa hầm hố.
1 vd nữa rất dễ hình dung : cái headfone hay earphone, công suất chỉ vài W là quá lớn rồi, nhưng do thiết kế nằm gọn trong tai, nên thanh áp nó tạo ra cũng có thể gây nguy hiểm cho thính giác nếu nghe liên tục thời gian dài ở mức âm lượng tối đa.
Công suất P=UI chỉ áp dụng cho điện DC , còn với dòng AC thì còn yếu tố khác nưa, đó là sự lệch pha giữa U và I, làm cho giá trị P này thay đổi. (giảm đi). Khi đo âm thanh, bằng các máy đo chuyên dụng, có thể đo các giá trị tức thời của dòng điện trên tải (loa), tương ứng với cường độ tín hiệu âm thanh phát ra từ amply. Nếu gắn đồng hồ vạn năng vào đo đơn thuần thì rất không chính xác