pegasus3390
Well-Known Member
Yahoo đã phải vật lộn nhiều năm để trở lại với vinh quang trước thời kỷ đổ vỡ của bong bóng dot com trong khi những đối thủ như Google và cả Facebook đã lớn mạnh và bỏ xa. Đến hôm nay thì Yahoo đã quyết định phải bán mình.
Vậy điều gì đã xảy ra với “vị vua một thời của internet”? Trong khi các nhà đầu tư đã chán với việc phải phá sản, cũng như sự lãnh đạo của CEO Marissa Mayer, lịch sử bị “hành hạ” cho thấy rằng việc bán mình là không thể tránh khỏi trước khi cả Mayer lên cầm quyền, và chính cô ta đã đóng chiếc đinh cuối cùng lên chiếc quan tài được đặt sẵn này.
Với cuộc đấu thầu cuối cùng vào tuần tới chúng ta thử nhìn lại xem vấn đề nào đã xảy ra ở Yahoo, ai muốn mua lại và chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Lụn bại từ gã khổng lồ
Trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2000, công ty này phát triển từ một star-up đầy tiềm năng có vốn đầu tư 2 tỷ USD trở thành một công ty có giá trị lên đến 140 tỷ USD mà không gặp khó khăn nào cả. Người ta gần như đánh đồng internet với AOL và Yahoo.
Công ty này thấy được tiềm năng lợi nhuận trong trung hạn và cố gắng thâu tóm nhiều công ty trực tuyến nhất có thể với việc chi ra hàng tỷ USD lên các website mà giờ đây đã không còn tồn tại như Geocities, Hotjobs, và Broadcast. Và cũng chịu ảnh hưởng từ sự sụp đổ của bong bóng dot-com, Yahoo chỉ còn giá trị có 11 tỷ USD năm 2000, những tài sản và khoản đầu tư của họ mất giá, chịu chung số phận như các công ty công nghệ lớn khác. Yahoo đã đổ tiền vào nhiều nơi thậm chí chưa từng tạo ra lợi nhuận.
Thật không may cho Yahoo khi họ lại bỏ qua ngành kinh doanh mang lại lợi nhuận: công cụ tìm kiếm. Thay vào đó một start-up nhảy tung ra công cụ của mình và thành công với cái tên Google năm 2000. Khi mà Yahoo cố mua lại Google với giá 3 tỷ USD năm 2002 thì lời từ chối khôn ngoan đã được đưa ra. Sau đó Yahoo tự tạo ra công cụ tìm kiếm riêng của hãng vào năm 2004 nhưng họ chưa bao giờ đạt tới được mức độ mà Google đã làm được.
Nhưng việc này cũng không ngăn được Yahoo tiếp tục mua lại hàng tá các website đầy hứa hẹn nhằm củng cố hình ảnh “có tất cả mọi thứ” của mình trên internet. Những khoản đầu tư này không hề có một chút hy vọng nào trong đó. Họ mua tất cả mọi thứ thay vì tìm những mảng mang lại lợi nhuận như mạng xã hội hoặc quảng cáo và theo đuổi nó. Đó là 1 thời gian dài của sự tuột dốc.
Năm 2008, Microsoft cố gắng để tìm cách mua lại Yahoo với giá 45 tỷ USD, cao hơn đến 37 tỷ USD so với giá trị ước lượng của Yahoo lúc đó. Tuy nhiên Jerry Yang, CEO Yahoo lúc bấy giờ thuyết phục các cổ đông để không bán lại công ty và chắc chắn các nhà đầu tư trước đây sẽ hối tiếc vì quyết định lúc đó.
Marissa Mayer tiếp quản Yahoo vào năm 2012 cho đến nay và định hướng thương hiệu như một trung tâm xã hội và video chủ yếu là thông qua việc chi ra 1.1 tỷ USD mua lại Tumblr năm 2013 và chương trình TV Community.
Trong khi Tumblr phát triển rất tốt từ lúc đó thì mảng video lại thất bại hoàn toàn. Dù vậy thì với Tumblr công ty chỉ kiếm được 10 triệu USD từ giá trị và không tạo ra đủ lợi nhuận hoạt động.
Hiện tại, giá trị của Yahoo vào khoảng 32 tỷ USD. Nhưng trang tin tức Forbes nói rằng giá trị của Yahoo nằm ở việc sở hữu một phần Alibaba và Yahoo Japan mà tính riêng giá trị của 2 công ty đã có giá lên đến 36 tỷ. Nếu loại trừ các tài sản đó thì phần còn lại là gánh nặng cho bất cứ ai. Mặc dù vậy Yahoo vẫn muốn có 10 tỷ USD từ các nhà đầu tư tiềm năng dựa trên khả năng tiếp cận thị trường và tên thương hiệu.
Ai sẽ mua lại?
Cuối cùng thì Yahoo sẵn sàng bán mình nhưng ai sẽ mua. Người ta đang trông đợi ở các công ty như Daily Mail hay Version, theo đó là Microsoft cùng với hơn 40 công ty khác. Cả Google và Time, Inc cũng có khả năng.
Hiện nay kết quả tìm kiếm của Yahoo Search có 51% của Bing, còn lại 49% từ Google. Điều này nghĩa là 2 công ty này sẽ có thể mất bớt lưu lượng nếu Yahoo bán cho đối tác không phù hợp. Mặc dù vậy có vẻ như Microsoft sẽ không mua lại theo như thông tin từ USA Today, họ có thể thông qua việc đấu giá với công ty tài chính tư nhân để giữ nguyên khả năng tiếp cận với bộ máy tìm kiếm của Yahoo.
Google cũng rất tiềm năng khi có thể tăng cường việc kiểm soát lưu lượng web và làm tê liệt Bing. Tuy nhiên, rủi ro của việc này là sự phản đối từ cộng đồng và những vụ kiện độc quyền. Có lẽ khả năng mua lại của Google không cao.
Verizon hiện có vẻ đang là dẫn đầu cuộc đua. Nhưng theo nhiều báo cáo thì doanh thu viễn thông của Verizon cũng đang bị đình trệ và có lẽ hãng sẽ tìm kiếm lựa chọn đa dạng hơn như The Huffington Post.
Trang web của Daily Mail hiện đang thu hút khoảng 10 triệu lượt người xem ở Anh mỗi tháng. Họ cũng sẽ tiếp tục mở rộng sau này.
Time, Inc cũng muốn tiếp cận với 1 tỷ người dùng từ Yahoo nhờ đó có thể đưa sản phẩm của mình rộng hơn, và cả dịch vụ Time Warner Cable có thể kết hợp với Yahoo để phát triển.
Dù bất cứ công ty nào mua Yahoo đi nữa thì thương hiệu vẫn tiếp tục tồn tại mặc dù dưới một cái tên khác hoặc nằm trong một website nào đó. Đây có thể là kết thúc của một thương hiệu 21 tuổi nhưng nó cũng có thể là sự khởi đầu cho một công ty lớn hơn. Cái kết của công ty này thế nào, có lẽ thời gian sẽ trả lời.