
Bạn hãy nhìn vào bức hình bên trên xem có nhìn thấy cái gì không. Nếu bạn không nhìn thấy thì hãy lắc đầu bạn trong vài giây. Càng lắc, càng nhìn thấy rõ. Nói thật đấy, hãy lắc đầu và nếu bạn không bị chóng mặt thì bạn sẽ nhìn ra khuôn mặt John Lennon nổi lên giữa các sọc đen trắng, thậm chí khi bạn ngừng lắc đầu rồi thì hình ảnh vẫn còn lại một lúc nữa.
Hãy tiếp tục với những bức hình dưới đây nhé. Nào “lắc lư cái đầu, ô sao bé không lắc”.



Những bức hình lạ lùng này vẫn nổi lên khi bạn nhìn lại vào màn hình mà không phải lắc đầu đúng không? Sau khi khiến cho mình trông như một thằng điên với cái đầu lắc lia lịa đến nổ đom đóm mắt thì bạn sẽ nhận ra có nhiều cách khác để nhìn ra nó.
Là một người bị cận bạn bỏ kính ra và dễ dàng nhìn thấy hình ảnh. Nhìn nghiêng hoặc nhìn xa cũng như để cho mắt bạn thư giãn cũng dễ dàng thấy được. Tuy nhiên đừng có tiết lộ với người khác nhé, cứ để họ lắc đầu ít nhất một lần cái đã.
Chúng ta phải cảm ơn tác giả thông thái cho hiện tượng lý thú này trong trang blog brainteresting.com. Tác giả giải thích rằng có hai loại tế bào tham gia. Tế bào P giúp mắt nhìn thấy sự vật chi tiết nhưng không nhìn được vật khi chuyển động nhanh hoặc độ tương phản thấp.
Tế bào M thì ngược lại có thể nhìn thấy vật ở tốc độ cao và độ tương phản thấp nhưng không nhìn được chi tiết. Nếu ngồi bất động nhìn chằm chằm vào ảnh thì bạn đang dùng tế bào P nhưng nếu bạn lắc đầu thì bạn cần đến M.
Vì M nhạy cảm hơn trong điều kiện tương phải thấp nên hình ảnh dễ dàng lộ ra trước mắt bạn. Do đó nếu bạn càng nhìn vào hình càng khó nhìn thấy, đó là kiểu “theo tình tình chạy bỏ tình tình theo” đấy.
Theo: rocketnews24.com