torune
Film critic
The Jungle Book (2016) - Chỉ có thể là Disney
[just]Thiết nghĩ nên có một dòng phim mới mang tên 'phim Disney' bởi chỉ những nhà làm phim tuân theo triết lý từ nhà chuột cộng với tiền tài và của cải của studio này mới có thể làm nên những tác phẩm tương tự như 'The Jungle Book' - một bộ phim không lẫn lộn với bất kỳ công sức sáng tạo nào từ các hãng phim khác.
'The Jungle Book' là minh chứng cho cảnh giới mới trong việc làm đồ họa của Disney. Nếu như khán giả bị cuốn hút bởi cảnh sắc cực kỳ chân thực trong 'The Good Dinosaur' của năm rồi, thì hãy chuẩn bị cho màn nâng cấp trong 'tính thật' của hình ảnh đến từ 'The Jungle Book'. Từ bối cảnh thiên nhiên (dòng suối, cành cây, tán lá, hòn đá...) cho đến đặc tính của động vật (bộ lông, thói quen di chuyển, âm thanh bước chân...) được mô phỏng rất chân thật, thật đến 90% so với thiên nhiên hoang dã bên ngoài.
10% còn lại, tố giác sự không thật ở phim, nằm ở việc nhân cách hóa động vật thể hiện qua việc khớp khuôn mồm với lời thoại và những cách nghĩ tương tự như người. Thử nghĩ, một con gấu sống cả đời trong rừng làm sao biết mình có khả năng ngủ đông, hay thậm chí phân biệt được bài hát và khẩu hiệu (propaganda)? Yếu tố phi logic có thể tạm xí xóa vì phim đẩy mạnh nỗi khiếp sợ của động vật với con người thông qua hình tượng vũ khí bị trí thông minh có hạn của loài vật ví von như... một bông hoa.
Dàn cast chuẩn từ nghe đến nhìn. Đầu tiên là về phần nhìn, Disney chọn một cậu bé rất ưa nhìn ở mọi góc máy dù cho lấm lem (có tính toán) nhưng vẫn rất kháu và thông minh. Cậu bé thể hiện vai Mowgli - nhân vật người đóng duy nhất suốt 2 tiếng (kém 15 phút) phim.
Diễn xuất của Mowgli không đáng chê cũng chẳng đáng khen. Nhưng, thiện cảm của khán giả dành cho nhân vật này là một tổ hợp kỹ năng xảo luyện của biên kịch, đạo diễn và biên tập. Thời lượng lên hình của Mowgli khá nhiều, nhưng không đáng kể và ít hơn tổng thời lượng mà các nhân vật (động vật ở vế phụ) lên hình.
Sở dĩ nhiều khán giả sẽ yêu quý Mowgli vì đây là nhân vật người hiếm hoi trong phim và sở hữu tính cách hiếu động điển hình của một cậu bé thường thấy. Và không gì dễ thương hơn một cậu bé hiếu động bị người lớn dắt mũi. Thỉnh thoảng, khán giả được trải nghiệm cảm giác khác biệt giữa trẻ con và người lớn, giữa người người và động vật, giữa kẻ khác biệt và cộng đồng..., tất cả hội tụ ở Mowgli.
Thứ hai là về phần nghe, mình xem ở rạp có Dolby Surround 7.1 (check được bằng đoạn hình hiệu 'All around you'). Cá nhân mình ấn tượng nhất cảnh có rắn Kaa (do Scarlett Johansson lồng tiếng). Đoạn này làm rất ảo diệu: một khung ảnh mập mờ, u ám, rậm rạp của rừng nhiệt đới; đi kèm đó là sự tĩnh lặng đáng sợ; rồi tiếng nói của cô rắn vang lên từ bốn phương tám hướng.
Âm thanh không chỉ linh hoạt thay đổi phương hướng mà còn đổi cả cường độ. Tóm lại, đây là cảnh eargasm và bất ngờ nhất của phim. Điểm trừ là cảnh này bị trailer/teaser spoil be bét. Nếu nhà sản xuất biết tiết chế trong khâu quảng bá thì yếu tố bất ngờ sẽ lớn hơn nữa.
Phim đậm 'chất Disney'. Cái chất này dễ thấy nhất ở đề tài: nhân cách hóa động vật. Cá nhân mình đánh giá thấp điểm này vì nó hơi prototype, kiểu như tạo hình gì sẽ có tính cách đó. Yếu tố thứ hai thể hiện 'chất Disney' nằm ở âm nhạc. Có 2 đoạn Disney lồng 'nhạc kịch' vào phim, tức, đang diễn bâng quơ... bỗng nổi hứng lên hát nhạc, giàu ý thơ. Kiểu nhạc này có thể hơi khiêng cưỡng với một bộ phận khán giả.
Yếu tố thứ ba là cách kể chuyện, theo kiểu chương hồi (đúng như đọc tiểu thuyết, không hồi tưởng, không lắc léo, cứ một dòng thời gian mà thẳng tiến). Yếu tố cuối cùng là cách giải quyết tình huống... hơi bị nhàm. Điển hình là đoạn kết: nhân vật chính luôn hướng thiện, nghĩ cách để thoát thân hơn là phản kháng trong khi kẻ thù thì luôn mang cảm giác ấm ức, trước khi bị chết trong vẫy vùng. Nếu không nhầm thì phân đoạn sống còn của Mowgli và kẻ thù làm mình nhớ đến đoạn kết của 'Guardians of Ga'Hoole' (phim có mấy con cú).
Nhìn chung, 'The Jungle Book' là một câu chuyện hướng cho trẻ em làm những điều chính nghĩa như bao câu chuyện khác của Disney. Với khán giả người lớn hay những người khắc nghe hơn, nếu cốt truyện không lấy được cảm tình của bạn, hãy để âm thanh và đồ họa làm điều đó. Với mình, trong thời điểm hiện tại, khi đem so 'The Jungle Book' như một sản phẩm giải trí trọn gói (gồm thông điệp, âm thanh và hình ảnh) với các sản phẩm khác, đại diện của nhà chuột vẫn không có đối thủ.
[just]Thiết nghĩ nên có một dòng phim mới mang tên 'phim Disney' bởi chỉ những nhà làm phim tuân theo triết lý từ nhà chuột cộng với tiền tài và của cải của studio này mới có thể làm nên những tác phẩm tương tự như 'The Jungle Book' - một bộ phim không lẫn lộn với bất kỳ công sức sáng tạo nào từ các hãng phim khác.
'The Jungle Book' là minh chứng cho cảnh giới mới trong việc làm đồ họa của Disney. Nếu như khán giả bị cuốn hút bởi cảnh sắc cực kỳ chân thực trong 'The Good Dinosaur' của năm rồi, thì hãy chuẩn bị cho màn nâng cấp trong 'tính thật' của hình ảnh đến từ 'The Jungle Book'. Từ bối cảnh thiên nhiên (dòng suối, cành cây, tán lá, hòn đá...) cho đến đặc tính của động vật (bộ lông, thói quen di chuyển, âm thanh bước chân...) được mô phỏng rất chân thật, thật đến 90% so với thiên nhiên hoang dã bên ngoài.
10% còn lại, tố giác sự không thật ở phim, nằm ở việc nhân cách hóa động vật thể hiện qua việc khớp khuôn mồm với lời thoại và những cách nghĩ tương tự như người. Thử nghĩ, một con gấu sống cả đời trong rừng làm sao biết mình có khả năng ngủ đông, hay thậm chí phân biệt được bài hát và khẩu hiệu (propaganda)? Yếu tố phi logic có thể tạm xí xóa vì phim đẩy mạnh nỗi khiếp sợ của động vật với con người thông qua hình tượng vũ khí bị trí thông minh có hạn của loài vật ví von như... một bông hoa.
Dàn cast chuẩn từ nghe đến nhìn. Đầu tiên là về phần nhìn, Disney chọn một cậu bé rất ưa nhìn ở mọi góc máy dù cho lấm lem (có tính toán) nhưng vẫn rất kháu và thông minh. Cậu bé thể hiện vai Mowgli - nhân vật người đóng duy nhất suốt 2 tiếng (kém 15 phút) phim.
Diễn xuất của Mowgli không đáng chê cũng chẳng đáng khen. Nhưng, thiện cảm của khán giả dành cho nhân vật này là một tổ hợp kỹ năng xảo luyện của biên kịch, đạo diễn và biên tập. Thời lượng lên hình của Mowgli khá nhiều, nhưng không đáng kể và ít hơn tổng thời lượng mà các nhân vật (động vật ở vế phụ) lên hình.
Sở dĩ nhiều khán giả sẽ yêu quý Mowgli vì đây là nhân vật người hiếm hoi trong phim và sở hữu tính cách hiếu động điển hình của một cậu bé thường thấy. Và không gì dễ thương hơn một cậu bé hiếu động bị người lớn dắt mũi. Thỉnh thoảng, khán giả được trải nghiệm cảm giác khác biệt giữa trẻ con và người lớn, giữa người người và động vật, giữa kẻ khác biệt và cộng đồng..., tất cả hội tụ ở Mowgli.
Thứ hai là về phần nghe, mình xem ở rạp có Dolby Surround 7.1 (check được bằng đoạn hình hiệu 'All around you'). Cá nhân mình ấn tượng nhất cảnh có rắn Kaa (do Scarlett Johansson lồng tiếng). Đoạn này làm rất ảo diệu: một khung ảnh mập mờ, u ám, rậm rạp của rừng nhiệt đới; đi kèm đó là sự tĩnh lặng đáng sợ; rồi tiếng nói của cô rắn vang lên từ bốn phương tám hướng.
Âm thanh không chỉ linh hoạt thay đổi phương hướng mà còn đổi cả cường độ. Tóm lại, đây là cảnh eargasm và bất ngờ nhất của phim. Điểm trừ là cảnh này bị trailer/teaser spoil be bét. Nếu nhà sản xuất biết tiết chế trong khâu quảng bá thì yếu tố bất ngờ sẽ lớn hơn nữa.
Phim đậm 'chất Disney'. Cái chất này dễ thấy nhất ở đề tài: nhân cách hóa động vật. Cá nhân mình đánh giá thấp điểm này vì nó hơi prototype, kiểu như tạo hình gì sẽ có tính cách đó. Yếu tố thứ hai thể hiện 'chất Disney' nằm ở âm nhạc. Có 2 đoạn Disney lồng 'nhạc kịch' vào phim, tức, đang diễn bâng quơ... bỗng nổi hứng lên hát nhạc, giàu ý thơ. Kiểu nhạc này có thể hơi khiêng cưỡng với một bộ phận khán giả.
Yếu tố thứ ba là cách kể chuyện, theo kiểu chương hồi (đúng như đọc tiểu thuyết, không hồi tưởng, không lắc léo, cứ một dòng thời gian mà thẳng tiến). Yếu tố cuối cùng là cách giải quyết tình huống... hơi bị nhàm. Điển hình là đoạn kết: nhân vật chính luôn hướng thiện, nghĩ cách để thoát thân hơn là phản kháng trong khi kẻ thù thì luôn mang cảm giác ấm ức, trước khi bị chết trong vẫy vùng. Nếu không nhầm thì phân đoạn sống còn của Mowgli và kẻ thù làm mình nhớ đến đoạn kết của 'Guardians of Ga'Hoole' (phim có mấy con cú).
Nhìn chung, 'The Jungle Book' là một câu chuyện hướng cho trẻ em làm những điều chính nghĩa như bao câu chuyện khác của Disney. Với khán giả người lớn hay những người khắc nghe hơn, nếu cốt truyện không lấy được cảm tình của bạn, hãy để âm thanh và đồ họa làm điều đó. Với mình, trong thời điểm hiện tại, khi đem so 'The Jungle Book' như một sản phẩm giải trí trọn gói (gồm thông điệp, âm thanh và hình ảnh) với các sản phẩm khác, đại diện của nhà chuột vẫn không có đối thủ.
torune@hdvietnam
[/just]
Chỉnh sửa lần cuối: