‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Cám ơn bác, phần trước có nói đến viên đá gì đó mà người lùn gọi là trái tim của lòng núi mà họ tìm được. Khi đó thì Thranduil đã được chứng kiến viên đá kỳ diệu đó được khắc lên ghế của vui núi. E cứ phân vân là người Tiên cứ gây chiến là nhằm đoạt viên đá đó.
Đọc bài của bác e nghiệm ra nhiều điều đấy, cám ơn bác lần nữa.

Ngoài ra cũng từ lần chế tác chuỗi ngọc đó mà những vị tiền bôi người lùn đã giết chết vua Lâm Tiên đầu tiên của Trung Địa - vua Thingol Áo Choàng Xám
 

qhuy729

Member
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

mấy bác rành nguyên tác có biết rồng đến từ đâu không nhỉ ?
sao chỉ có mỗi con smaug ở trung địa , hay nó là con cuối cùng
 
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Hôm đầu đi xem phim khởi chiếu về thắc mắc nhiều. Nhất là đoạn Nhóm của Thorin cưỡi con sơn dương leo lên núi, ko hiểu con đó ở đâu, giờ xem lại bài review mới thấy. Mà thật sự là xem rạp thì hơi thất vọng, phim bị cắt nhiều quá, đến nỗi mất cái cảm giác xem một bộ phim dài 3, 4 tiếng đồng hồ. Hụt hẫng.
Chờ Extended vậy
 
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Em thấy nếu có tệ thì cũng đâu quá, có bác vào đây chém thần thánh chê đủ thứ trên trời dưới đất bảo làm phim không hoành tráng đánh dở ẹc. Làm mấy cảnh này mấy bác cũng phải suy nghĩ cho người ta chứ, tính toán đo đạc từng thứ chứ đâu phải muốn làm phát là xong ngay, làm phim mà các bác cứ nghĩ như tưởng tượng thì thua rồi.
 

Lendras

New Member
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

mấy bác rành nguyên tác có biết rồng đến từ đâu không nhỉ ?
sao chỉ có mỗi con smaug ở trung địa , hay nó là con cuối cùng

Rồng là do Morgoth tạo ra, hắn là Chúa Tể Hắc Ám đầu tiên, mà Sauron chỉ là bầy tôi. Con đầu tiên là Glaurung [chưa biết bay] xuất hiện ở Kỉ Đệ Nhất, và sau đó là nhiều phiên bản khác nhau cho tới khi Morgoth tạo được rồng có cánh. To lớn nhất là Ancalagon Đen cũng đã bị tiêu diệt, và con bé nhất còn sống cho tới Kỉ Đệ Tam là Smaug. Hẳn là có những con bé hơn Smaug nữa nhưng nói chung đã bị giết hết ở Kỉ Đệ Nhị rồi.
 

GragonXT

New Member
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Bạn nào đọc truyện rồi cho mình hỏi bác Tôn Kiên miêu tả class Wizard trong truyện như nào? Ko biết lên phim có bị nerf ko mà chỉ thấy Saruman thể hiện đc chút chút pháp thuật của Wizard, Gandalf thì từ LOTR cho đến Hobbit chỉ niệm chú đc vài câu, bắn ra vài skill là như hết mana thở hổn hển. Cast phép thì mệt chứ đánh cận chiến thì khỏe lắm. Thế quái nào lúc lâm trận, một ông lão cả trăm tuổi chỉ dùng toàn skill vật lý đâm, chém, nện... mà có thể diệt đc vài chục con Orc khỏe như trâu chó? Mà Wizard đánh nhau toàn dùng sức vậy thì khác gì Human đâu? 8-|

Thì phép thuật...tự buff bản thân mình :)), nghĩ vậy được mà
 

acquycodon

Active Member
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Đó, chính vì thế nên khi so sánh với LOTR thì Hobbit hoàn toàn lép vế:
1. Tính chất câu truyện, nếu LOTR là câu truyện bi tráng, thiên anh hùng ca thì Hobbit giống 1 câu truyện cổ tích kể cho trẻ trước khi ngủ. Không thể trách PJ vì bản chất nội dung của 2 câu truyện khác hẳn nhau
2. Quá lạm dụng CGI + 3D + 48fps, tổng lại làm mặt hiệu ứng hình ảnh của The Hobbit ấn tượng nhưng mất đi độ chân thật.
3. Nhạc phim: do tính chất câu truyện. Với tính chất "trẻ con" thì The Hobbit" không thể hùng tráng hay xúc động như LOTR được
4. Phim bị kéo quá dài: thử tưởng tượng mỗi tập LOTR được chuyển thể từ 1 tập truyện dày 400 trang, còn cả 3 phần của The Hobbit được chuyển thể từ tập The Hobbit với độ dài 300 trang. Thành ra để bù bắp các khoảng trống, PJ phải chế ra nhiều chi tiết + nhân vật mới + kéo dài các ảnh, nhiều khi là phản tác dụng.

1. Chuẩn rồi, The Hobbits là cho trẻ con, nên câu chuyện cũng đơn giản và nhẹ nhàng. Truyện viết rất gần gũi, bạn nào đọc rồi thì biết.
2. No cmt
3. Nhạc phim m đánh giá phần 1 có bài Lonely Mountain là hay nhất. có thể sánh ngang và cũng ko kém phần cảm xúc.Vì phim này tính hùng tráng ít ở phần đầu nên nhạc thường vui nhộn khi oánh nhau và da diết khi hồi tưởng cảnh Ngọn núi cô đơn bị chiếm.
4. Phim kéo dài tận 3 phần là do PJ quá tham lam thôi. Hắn ta mang máy quay quay hết thiên nhiên hùng vĩ Niu di lân. Sau đó tiếc quá ko nỡ bỏ nên làm tận 3 phần. Bác nào để ý sẽ thấy phần 1 và 2 cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhiều, chủ yếu coi là coi hình ảnh thôi.
Nếu phim này làm tầm 2 tập 3 tiếng thì chuẩn hơn.
Dù sao m nghĩ LOTR ra mắt trc là hoàn toàn hợp lý. Chứ nếu The Hobbits ra trc thì rất khó để thành công và cứu đc hãng phim. Giả sử LOTR ra sau thì phần 3 thu 2 tỷ đô là chắc chắn ;))
[video=youtube;P8ymgFyzbDo]https://www.youtube.com/watch?v=P8ymgFyzbDo[/video]
 
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Bạn nào đọc truyện rồi cho mình hỏi bác Tôn Kiên miêu tả class Wizard trong truyện như nào? Ko biết lên phim có bị nerf ko mà chỉ thấy Saruman thể hiện đc chút chút pháp thuật của Wizard, Gandalf thì từ LOTR cho đến Hobbit chỉ niệm chú đc vài câu, bắn ra vài skill là như hết mana thở hổn hển. Cast phép thì mệt chứ đánh cận chiến thì khỏe lắm. Thế quái nào lúc lâm trận, một ông lão cả trăm tuổi chỉ dùng toàn skill vật lý đâm, chém, nện... mà có thể diệt đc vài chục con Orc khỏe như trâu chó? Mà Wizard đánh nhau toàn dùng sức vậy thì khác gì Human đâu? 8-|
Vãi bác! Em cũng có thắc mắc y hệt bác vậy, nhưng văn phong của bác làm em cười ngất ngư, phọt cả xxx :))

Nói chung The Hobbit 3 là một phim hay, xứng đáng để mọi người ra rạp. Bản thân mình thì khá thất vọng, do đã quá kì vọng vì nhập tâm 5 phần trước. Buồn, nhưng chấp nhận! Cảm xúc sững sờ và thấm thía của Bộ 3 Chúa Nhẫn chắc sẽ rất lâu nữa mới gặp lại. :)
 

mecome

New Member
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Bữa nay tình cờ bạn mình còn dư vé 2D the hobbit 3 nên rủ đi xem, dù đã xem 3D rồi nhưng có vé free nên cứ đi keke.
Coi lại lần 2 thì không còn cảm giác phim nhiều đoạn ko logic, dở hay nữa mà thay vào đó là cảm giác tiếc nuối kỳ lạ. Từ giờ trở đi sẽ không còn hobbit, không còn người lùn, không còn các em orc dễ thương, không còn những bản nhạc đi vào lòng người, không còn gandalf, không còn thế giới trung địa trên màn ảnh nữa rồi. Hết phim ngồi xem hết credit để nhìn lại các nhân vật với nghe bài The Last Goodbye mà buồn nao lòng. Farewell middle-earth.
 

Kazna

Member
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Không có ý gì chỉ muốn nhắc mấy bác viết đúng chánh tả tên dùm, viết sai đọc nó hơi nhức mắt tí @-)
Tolkien chớ ko phải Tokien.
Gandalf chớ ko phải Gandaft.
Orc chớ ko phải Org.

Có bạn hỏi nv nào gây ấn tượng nhất phần này. Mình thấy ấn tượng nhất là... Galadriel :D.
Còn tên Legolas đánh ảo lòi, xạo quá mất hứng coi luôn.
Mình thấy Legolas và Tauriel là 2 nhân vật chán nhất The Hobbit, với diễn xuất cũng kém nhất so với các diễn viên khác.
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Phản đối PJ làm đạo diễn, ổng làm nhà sản xuất thì được, chứ lại chế tùm lum tác phẩm của Tolkien nữa là bao nhiêu công sức của bộ LOTR đổ xuống sông xuống bể đó.
 

Giang Thanh

Well-Known Member
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Đạo diễn Peter Jackson mà thực hiện như kế hoạch sau thì phải nói là bá đạo. Cơ mà rất khó. Dù sao vẫn mong nó thành hiện thưc.
Peter Jackson Announces Plans for 72-Part Movie Series of The Silmarillion | Eye of the Tiber

Sao bữa trước có bạn nào nói là tác giả ko bán bản quyền bất cứ phần nào ngoài LOTR và Hobbit cho Hollywood mà? Vậy sao có ai làm phim tiếp được @-)
 

rong95

New Member
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Đây là phần nào vậy

Phần này có nội dung trước rất nhiều so với the hobbit và chúa nhẫn. Sự kiện ở trong này rất đồ sộ mặc dù chỉ viết trong một quyển hơn 300 trang. The Silmarillion sẽ dẫn dắt chúng ta trải nghiệm hành trình của thời gian từ khi thế giới thành hình cho tới lúc nhân loại sắp sửa chìm trong chiến tranh loạn lạc vì the One ring of Power của Sauron.
 

rong95

New Member
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Sao bữa trước có bạn nào nói là tác giả ko bán bản quyền bất cứ phần nào ngoài LOTR và Hobbit cho Hollywood mà? Vậy sao có ai làm phim tiếp được @-)

Thực chất không phải cả gia đình nhà văn phản đối mà ngay cả chính trong gia đình này cũng có người phản đối và người ủng hộ :D. Còn việc bản quyền thì hãng phim và đạo diễn có thể thương lượng được.
"Năm 2008,Christopher Tolkien bị vướng vào rắc rối trong vụ tranh cãi về vấn đề bản quyền với hãng phim New Line Cinema , khi ông nói rằng hãng phim đã không thanh toán số phần trăm hoa hồng từ doanh thu của các bộ phim cho gia đình ông ; số tiền này được cho hay là vào khoảng 80 triệu bảng Anh. Tháng 9 năm 2009,ông và hãng phim New Line đã đi tới một thỏa thuận ngầm và kết quả là quyết định rút lại các cáo buộc hợp pháp của C.Tolkien đối với loạt phim The Hobbit.

Bản thân C.Tolkien đã từng công khai thể hiện sự không hài lòng đối với bộ 3 tác phẩm điện ảnh của Peter Jackson khi phát biểu với tạp chí Le Monde “ Họ đã làm mất tính nhân văn của cuốn sách bằng cách biến nó thành một bộ phim hành động ” .

Bản thân mối ác cảm của C.Tolkien đối với các tác phẩm điện ảnh của Peter Jackson đã tạo ra một làn sóng tranh luận giữa những fan của bộ phim và fan của nội dung sách gốc,hay thậm chí là fan của cả 2.Nhiều người không thích cách biến đổi nội dung cốt truyện gốc thành như trong phim và cho rằng nó đã hủy hoại cốt truyện của Chúa nhẫn,nhưng cũng có nhiều ý kiến ngược lại.Làn sóng này còn ảnh hưởng cả tới chính trong gia đình của C.Tolkien.Simon Mario Reuel Tolkien , con trai lớn của C.Tolkien có với người vợ đầu của ông,đã từng có những tranh cãi kịch liệt với cha của mình xung quanh vấn đề này.Hiện tại,2 người đã làm lành với nhau bởi dù sao các tác phẩm điện ảnh cũng đã góp phần rất lớn để quảng bá giúp cho những cuốn sách của J.R.R .Tolkie"
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Cái này là chủ quan, mình rất thích cách làm phim của Peter Jackson, đại cảnh hoành tráng, quay phim tuyệt vời, kỹ xảo đúng chỗ. Thế nên nếu mình là con cháu ông Tôn Kiên thì mình cảm ơn không hết. Không có series phim này thì quyển sách kia cũng chỉ là một quyển sách hay, khu trú trong một nhóm độc giả phương Tây là chủ yếu.

Cứ nhìn cái loạt Harry Potter bị đám làm phim xào ra một đống shit mới thấy được như P.J làm là còn may đấy!

Bác nào tìm giúp xem từ khi ra đời mấy mươi năm nay thì tổng hợp có bao nhiêu quyển sách này được in ra? Trong khi đó thì bao nhiêu lượt người đã mua vé và DVD + Bluray + phát sóng trên truyền hình?

Mình xin lỗi các bác để tự nhận là cũng đọc khá nhiều sách đấy, nhưng xem phim này xong mình cũng không có nhu cầu đọc sách kia, vì cái mình thích là cách mà người ta làm phim.

Bây giờ đám con cháu kia không cho làm phim thì tự P.J thuê người viết kịch bản xào ra một cái Trung Địa khác thì khán giả vẫn xem tốt. Chỉ khó là bản quyền thường bao gồm tất cả nhân vật và bối cảnh luôn thôi.
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Các bác đã đứng trên quan điểm fan cine mà nhận định, khi đứng trên quan điểm độc giả, văn học và những người làm nghiên cứu văn hóa sẽ có cái nhìn rất khác về vấn đề Phim vs Truyện
Ngôn ngữ truyện và phim khác nhau, vấn đề là truyền đạt tinh thần và ý nghĩa của bộ truyện. Bộ phim LOTR đã truyền đạt rất tốt, thậm chí nhiều người nhận xét thành công hơn truyện. Bộ phim cũng góp phần phổ biến thêm tác phẩm của Tolkien với thế giới, tạo thêm lượng fan đông đảo cho thể loại fantasy. Peter Jackson đã giúp bộ sách của J R. R. Tolkien nổi tiếng và được biết đến hơn rất nhiều. Chắc chắn có không ít những khán giả đã tìm đến bộ sách sau khi được xem và trải nghiệm những gì Jackson thể hiện trên màn ảnh. Tên tuổi của J R. R. Tolkien sau khi bộ phim được ra mắt không chỉ giới hạn trong các nước có nền tảng văn hóa Âu châu nữa.

Những những nhận định của Christopher Tolkien, con trai của J R. R. Tolkien không phải là không có cơ sở:
“Họ đã bỏ đi những phần cốt yếu của cuốn sách bằng việc biến nó thành một phim hành động dành cho những người từ 15 tới 25 tuổi”.

“Tolkien đã bị cắn xé bởi chính danh tiếng của ông và bị hút vào sự ngớ ngẩn ở thời đại này. Thương mại hóa đã đưa những giá trị của tác phẩm ở phương diện thẩm mỹ và triết học về con số 0. Tôi chỉ có một giải pháp duy nhất là quay mặt đi mà thôi”.
Và đó lại một vấn đề về nghệ thuật vs thương mại nữa.

Không phải ngẫu nhiên mà LOTR lại được Newline Cinema chọn làm canh bạc cho số phận hãng mình. Tầm ảnh hưởng của tác phẩm này đối với văn học phương tây rất lớn, định hình thể loại fantasy. Nhưng mức độ phổ biến với châu Á và những người ít có thói quen đọc sách thì lại nhỏ cho tới khi bộ phim ra mắt. Xét độc lập, trilogy LOTR là một bộ ba phim thành công rực rỡ, với bệ phóng vững chắc từ tác phẩm của Tolkien, và ngược lại mang lại 1 nguồn độc giả khổng lồ trong bộ truyện, hưởng lợi chung là các tác phẩm fantasy từ truyện cho tới phim. Vấn đề không thể tránh khỏi là ảnh hưởng của đồng tiền, việc thương mại hóa làm mất mát các giá trị mà tác giả muốn gửi gắm, nhiều người xem fantasy như một mảnh đât màu mỡ để kiếm lợi nhuận khổng lồ chứ không phải để sáng tạo.

Xét riêng trên quan điểm văn học, chỉ nhận định này là biết tầm quan trọng của các tác phẩm của J R. R. Tolkien :
"Tolkien là cha đẻ của văn học Fantasy hiện đại”
[video=vimeo;9163125]http://vimeo.com/9163125[/video]

Tôi sinh năm 1892, trải qua những năm đầu đời ở “Quận” trong thời đại tiền cơ khí. Hoặc đáng nói hơn, tôi là tín đồ Ki tô (có lẽ điều này cũng nhận ra được từ truyện tôi viết), thực tế là Công giáo La Mã. … Bản chất tôi là một người Hobbit (về mọi mặt, chỉ trừ kích cỡ). Tôi ưa vườn tược, cây cối và đồng ruộng vắng bóng máy móc; tôi thích hút tẩu, thích đồ ăn đơn giản mà ngon (không bỏ tủ lạnh), nhưng ghét món Pháp; tôi thích áo gi lê trang trí, vẫn dám mặc ngay cả trong thời đại ảm đạm này. Tôi khoái nấm (hái thẳng trên đồng); có khiếu hài hước rất tồi (ngay những nhà phê bình yêu quý tôi nhất cũng thấy chán ngấy); tôi đi ngủ muộn và dậy muộn (khi có điều kiện). Tôi không chu du nhiều.

(Thư gửi Deborah Webster, 1958)
Đó là “một vài chi tiết cơ bản… nhưng thực sự quan trọng” mà Tolkien nhận xét về bản thân mình, ba năm sau khi Chúa tể những chiếc Nhẫn ra mắt trọn vẹn (1954-5). Vào thời điểm ấy, ông đã đi qua hai cuộc Thế chiến, giảng dạy và công tác ở bốn trường đại học, trở thành một học giả, nhà biên tập và dịch thuật văn chương Cổ Anh ngữ có uy tín, người chồng và cha một gia đình đông đảo hạnh phúc, và tất nhiên, tác giả bảy đầu sách đã xuất bản[1], một trong số đó rồi sẽ trở thành “cuốn sách được yêu thích nhất thiên niên kỷ” theo khảo sát của Amazon.com năm 1999 (cùng nhiều cuộc khảo sát khác cho kết quả tương tự). Một cuốn sách tuổi đời non trẻ đã đánh bại các bậc thầy trong nền văn chương lâu dài và bề thế nước Anh, chiếm lĩnh trái tim bạn đọc thế giới ở mức độ mà Shakespeare, Jane Austen hay thậm chí cả Sherlock Holmes cũng không làm được, quả là một kỳ công.

Còn hiếm có hơn nữa nếu nhớ lại, như bài giảng “J. R. R. Tolkien: Cha đẻ của văn học Fantasy Hiện đại” (Christopher Mitchell, 2003) cho biết, cuốn sách ra đời trong thời kỳ các sáng tác fantasy, tuy đã định hình thành thể loại với khá nhiều tác giả, còn bị coi là một thứ á văn học, ngoài rìa Văn Chương viết hoa. Nếu không bị xếp vào ngăn “ba xu” coi như giải trí thứ cấp, thì cũng chỉ thuộc về kệ sách thiếu nhi: Anh chàng Hobbit viết cho đối tượng thiếu nhi, kể cả chương mở đầu của Chúa tể những chiếc Nhẫn cũng vậy, cho tới lúc trong quá trình viết, cuốn sách chợt phát triển theo những hướng nghiêm trọng hơn, chín chắn hơn. Biên niên sử Narnia, bộ sách không kém nổi tiếng của C. S. Lewis, bạn thân và là đồng nghiệp của Tolkien ở Oxford, hoàn toàn đặt trong truyền thống văn học thiếu nhi, dù mang dấu ấn thực tế chiến tranh khắc nghiệt bên ngoài. Chúa tể những chiếc Nhẫn đặt trong thế giới tưởng tượng nhưng lại nói những đề tài nghiêm túc, khi ra đời đã gây không ít lúng túng trong phản ứng của giới phê bình: bên cạnh những người nhiệt tình ca tụng, có một số coi đó là “truyện thần tiên” không đáng coi trọng, số khác lại hăm hở phê phán theo các tiêu chuẩn của tiểu thuyết hiện đại, chỉ trích cách xây dựng nhân vật, cốt truyện mà họ coi là “khiên cưỡng” hay kết cục mà họ thấy “khó tin”.


Đáp lại những chỉ trích ấy, đã có lịch sử tiếp nhận cuốn sách 70 năm qua làm chứng: cộng đồng hâm mộ Tolkien càng lúc càng lớn, ảnh hưởng Chúa tể những chiếc Nhẫn cùng các tác phẩm Tolkien khác trong văn hóa và đại chúng ngày càng sâu rộng. Sáng tác mỹ thuật dựa theo nhân vật và sự tích Tolkien nảy nở không thua gì hội họa dựa trên nền tảng thần thoại Hy-La hay các truyền thuyết trung đại. Người ta cosplay Hobbit và Tiên mùa Halloween. 9 video game lấy bối cảnh Trung Địa hoặc dựa vào cốt truyện Chúa tể những chiếc Nhẫn. Vô số album và bài hát nhạc rock, đồng quê hay cổ điển lấy cảm hứng từ sự tích, hoặc phổ nhạc cho các bài thơ của Tolkien, cũng vô số ban nhạc lấy tên từ thế giới của ông. Và giới học thuật cuối cùng cũng ngả mũ: nhiều cuốn sách và bài báo nghiên cứu về Tolkien-nhà-văn đã ra đời, đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây; năm 2004, với sự ra mắt của tạp chí hàng năm Tolkien Studies, Tolkien đã trở thành một ngành nghiên cứu.


Nhưng thành công lớn nhất của Tolkien, như Mitchell nhận xét, là đã biến đổi hoàn toàn khí hậu tiếp nhận đương thời: với Chúa tể những chiếc Nhẫn, “truyện thần tiên” đã biến thành “sử thi”. Không chỉ trẻ nhỏ thấy câu chuyện phiêu lưu hấp dẫn, những người trưởng thành cũng đọc ra nhiều điều để chiêm nghiệm, để cảm hứng, để ngỡ ngàng suy tưởng về mạch chảy của lịch sử thế giới: nhất là trong một châu Âu vừa thoát ra khỏi hai cuộc đại chiến chưa lâu và đang lấp ló bên ngưỡng nhiều xung đột nhỏ hơn. Sau Tolkien, đọc tiểu thuyết fantasy trở thành một việc được chấp nhận. Người đọc fantasy thấy mình hoàn toàn có thể là người đọc nghiêm túc. Sáng tác fantasy trở thành một thể loại đáng trọng, thậm chí chủ lực của văn chương đương đại: trong giới xuất bản, các cuốn sách hay thậm chí bộ sách về những thế giới khác trở nên bùng nổ trong thập kỷ sau khi Chúa tể những chiếc Nhẫn ra đời, một hiện tượng đến nay vẫn chưa hề giảm sút. Tiên, Người Lùn, Orc, Quỷ khổng lồ, Người Tí Hon đã trở thành những khái niệm quen thuộc. Trận chiến giữa hai phe chính tà, đoàn phiêu lưu để hoàn thành một nhiệm vụ lớn lao, sự đoàn kết của mọi nòi giống “Người Dân Tự Do”, gánh nặng đặt lên lựa chọn cá nhân… đã thành những mô típ quen thuộc, thậm chí tất yếu, trong mọi tác phẩm sau này.


Như vậy, dù không trực tiếp ảnh hưởng ở cấp độ cá thể, nhưng Tolkien và Chúa tể những chiếc Nhẫn đã bắt đầu một thời đại trong đó cái fantasy song hành cùng cái thực: cho ta một thế giới trong đó “Văn học Fantasy” trở thành một tủ riêng trong hiệu sách, một thế giới có Harry Potter, Eragon và Artemis Fowl, có Final Fantasy cùng World of Warcraft, có Thủy thủ Mặt Trăng cùng các mahō shōjo Nhật… và tất nhiên có Peter Jackson cùng bộ ba phim Chúa tể những chiếc Nhẫn (2001-2003). Anh chàng Hobbit tập đầu tiên chào rạp tháng 12/2012; những đoàn người xếp hàng dài chờ mua vé nói lên sức hút không có tuổi của Trung Địa.


*

Một trong những điểm hấp dẫn chính của Chúa tể những chiếc Nhẫn lại không nằm trong những trang sách: mà là trong sự tồn tại của câu chuyện với tư cách một mảnh ghép làm thành “hệ truyền thuyết” (legendarium - chữ của Tolkien) về Trung Địa; nói cách khác, trong sự tồn tại của Trung Địa như một lục địa bên trong Arda (thế giới này), đến lượt nó lại nằm trong Eä (vũ trụ). Sâu xa hơn, những sáng tạo bay bổng của Tolkien-nhà-văn khởi nguồn từ những nghiên cứu “hũ nút” của Tolkien-học-giả (mặc dù nhìn từ cách khác, thành tựu văn chương dày dặn của Tolkien lại át mất thời gian làm con người nghiên cứu của ông!).


“Công trình ấy… bắt nguồn từ cảm hứng hết sức ngôn ngữ học và được thực hiện làm mục đích cung cấp bối cảnh ‘lịch sử’ cần thiết cho ngữ hệ Tiên,” Tolkien viết trong Lời tựa đi kèm ấn bản lần thứ 2 (có trong sách này), nói về những trước tác rời rạc mà sau này con trai ông, Christopher Tolkien, sắp xếp và cho in lại sau khi ông mất dưới tên Huyền sử Silmaril. Nhận xét này còn có thể khái quát thêm: có được những sáng tác sau này là nhờ niềm say mê ngôn ngữ ông có từ thuở bé. Chưa đi học, cậu bé Tolkien đã được mẹ dạy tiếng La tinh, Pháp và Đức; đến trường, cậu học thêm tiếng Anh cổ và trung đại, tiếng Phần Lan, Goth, Hy Lạp, Ý, Na Uy cổ, Tây Ban Nha, Wales. Tốt nghiệp đại học ngành ngữ văn học, ông còn biết qua tiếng Đan Mạch, Hà Lan, Lombardy, Na Uy, Nga, Serbia, Thụy Điển và nhiều thứ tiếng cổ khác. Cảm hứng ngôn ngữ không dừng ở việc học: Tolkien trong độ tuổi thiếu niên cùng các bạn bè tự nghĩ ra ba ngôn ngữ nhân tạo, như một trò chơi. Đấy là mầm mống đầu tiên để sau này ông xây dựng các thứ tiếng khác rồi sẽ được sử dụng trong hệ truyền thuyết: ngôn ngữ cho Người Lùn, cho Orc, cho Con Người ở Trung Địa, phức tạp và hoàn chỉnh nhất là hai thứ tiếng Sindarin và Quenya - “ngữ hệ Tiên”. Từ ngữ hệ Tiên ra đời sự tích nòi giống Tiên, từ sự tích nòi giống Tiên ra đời cả hệ truyền thuyết với một lịch sử vũ trụ hoàn chỉnh: và khi chiếc nhẫn của Bilbo trong Anh chàng Hobbit rơi vào đó, Chúa tể những chiếc Nhẫn ra đời.
Chúa tể những chiếc Nhẫn được viết trong thời kỳ dạy học ở Oxford, từ năm 1937 đến 1949; nhưng những phác thảo đầu tiên về Arda đã bắt đầu từ 1917, khi ông đang dưỡng thương trong quá trình tham chiến ở Pháp. Buổi sáng thế từ Âm nhạc của các Ainur, những cuộc di cư lớn của người Tiên, chuyện tình giữa Beren và Lúthien, trận chiến quy mô vũ trụ giữa các Valar cùng người Tiên với Morgoth mà Sauron chỉ là một gã học trò, tất cả đã thành hình từ lâu trước khi lần đầu tiên ông nghĩ tới giống dân Hobbit: và câu chuyện về cuộc Nhẫn Chiến trở thành một nối tiếp tự nhiên, Kỷ Đệ Tam, theo sau những thời đại hoàng kim kia. Tolkien mong muốn tạo ra một sử thi không kém Beowulf hoặc Kalevala; những gì ông làm được có lẽ còn rộng hơn thế.


Trong bài giảng năm 1939 “Về truyện thần tiên”, Tolkien tranh luận về cái “thực” và “giả vờ” khi đến với cổ tích, phản kháng lại quan niệm của Andrew Lang cho chỉ trẻ con là đủ ngây thơ tin vào những thứ không tồn tại: “Điều xảy ra ở đây là người kể chuyện đã trở thành một đấng ‘tạo hóa con’. Người ấy tạo ra một Thế giới Thứ hai, mời gọi tâm trí ta bước vào. Khi đã vào bên trong thế giới ấy, tất cả những gì ông ta kể đều là ‘thực’: vì tất cả đều tuân theo luật lệ nội tại của thế giới ấy. Vì thế ta tin những điều ấy, chừng nào ta còn ở trong.” Đấy chính là điều Tolkien thực hiện làm với Chúa tể những chiếc Nhẫn, tuy không hẳn với tư cách “người kể chuyện”: nhại lại vai trò học giả ngoài đời thực của mình, ở đây Tolkien đóng vai “nhà nghiên cứu và dịch thuật”: Chúa tể những chiếc Nhẫn được coi là một bản văn cổ có thực mà ông bắt được, dịch ra tiếng Anh hiện đại, cung cấp các chú thích cùng những Phụ lục về văn hóa và lịch sử (xuất hiện ở cuối tập 3), cùng cả một lời thuyết minh rất dài (phần “Phi lộ” trong tập này), tương tự như những ấn bản chú thích về các trường ca trung đại ông thực hiện khi dạy ở đại học Leeds. Trái Đất chúng ta đang sống đây thuộc Kỷ Đệ Tứ, Tolkien cho biết, và vẫn còn mang theo dấu ấn những sự kiện xảy ra từ thời của Frodo và Aragorn.


Một phần quan trọng trong sự tiếp nối ấy là những cái tên. “Cha thích lịch sử, nó làm cha cảm động, nhưng những thời khắc đẹp đẽ nhất trong lịch sử với cha là khi nó rọi tỏ những từ ngữ và tên riêng!” ông viết cho Christopher năm 1958 (“Tolkien” cũng là một họ lạ: theo ông từ đó có gốc Đức và nghĩa là “có máu phiêu lưu liều lĩnh”, và ông cam đoan là trái ngược với bản tính Hobbit của mình). Từ nguyên là niềm hứng thú lâu năm của Tolkien, với những tri thức có được khi tham gia biên soạn từ điển Oxford English Dictionary và giảng dạy ngành nghiên cứu Anglo-Saxon. Phần lớn tên người/hobbit và địa danh trong Quận có vẻ là kết quả nhặt nhạnh những tên dòng họ hay làng xã thú vị khắp nước Anh; ông quả quyết từng cái tên đều có thực ngoài đời, và đưa ra lý giải từ nguyên cho chúng. Cũng vì thế mà các tên riêng trong hệ truyền thuyết dường như mô phỏng lại quá trình Bilbo/Frodo từ chốn an cư trong Quận đi ra thế giới bên ngoài (hoặc quá trình cậu bé Tolkien rời quê ngoại làng Sarehole ở Birmingham đi lên thành phố, đến với chiến tranh, bệnh tật, bom nổ): từ những cái tên “nôm na mách qué” bằng tiếng Anh hiện đại trong Quận, sang đến tiếng (và văn hóa) Anglo-Saxon của những Con Người sống ở các vương quốc Gondor, Rohan, sang đến tiếng người Tiên, Người Lùn, Mordor… hoàn toàn là những thứ tiếng do ông sáng tạo.
Trong bộ ba Chúa tể những chiếc Nhẫn của Peter Jackson xuất hiện những đoạn thoại dài bằng tiếng Sindarin, Quenya, Khuzdûl, Rohirric và cả tiếng Mordor vốn không có trong mọi ghi chép của Tolkien. “Renich i lú i erui govannem?” Arwen hỏi. Aragorn đáp lại: “Nauthannen i ned ôl reniannen.” (“Chàng còn nhớ lần đầu ta gặp mặt?” - “Ta tưởng mình bước lạc cõi mơ.”) Những đoạn thoại này viết riêng cho phim (và tương tự với Anh chàng Hobbit), người soạn là David Salo, tác giả cuốn Cửa ngõ vào Sindarin (2004). Ngoài David Salo và giới nghiên cứu, trong giới hâm mộ Tolkien phong trào “học tiếng Tiên” cũng lan rộng: người ta sáng tác bằng, và dịch thơ Tolkien sang, tiếng Sindarin và Quenya. Thế giới fantasy của Tolkien đã bắt rễ trong thực tại.

Như thế, Tolkien trở thành “cha đẻ của văn học fantasy hiện đại” (nhận định của Tom Shippey trong cuốn Tolkien: Tác giả thế kỷ 20, 2001) không chỉ vì ông đã tạo ra một quyển sách, mà vì ông đã tạo ra một thế giới: một thế giới hoàn chỉnh từ số không (hoặc từ Âm nhạc của các Ainur), có khởi thủy và tiến hóa, có lịch sử và địa lý (dựa theo miêu tả của Tolkien, Karen Wynn Fonstad đã vẽ ra hẳn một cuốn Át lát Trung Địa), có các hệ dân tộc và ngôn ngữ khác nhau. Nhưng sáng tạo toàn diện ấy mang lại niềm vui và kho tư liệu vô tận cho người hâm mộ và giới nghiên cứu bao nhiêu, thì lại là thách thức đối với giới dịch thuật bấy nhiêu.


Con số không chính thức trên trang Elrond’s Library vào tháng 12/2012 thống kê được 61 bản dịch tại 56 quốc gia của cả Anh chàng Hobbit và Chúa tể những chiếc Nhẫn; kỷ lục trong đó là tiếng Nga với 9 bản dịch (mức độ hoàn chỉnh và chất lượng khác nhau). Sinh thời Tolkien đã chứng kiến sự ra mắt của 7 bản dịch trọn vẹn; bản thân là nhà ngữ văn học, nhà phê bình cùng dịch thuật, ông lại trở thành nhà phê bình dịch khắt khe: bản tiếng Hà Lan và Thụy Điển bị ông chỉ trích nặng nề, sau một thời gian dài trao đổi thư từ với hai dịch giả bất thành! Ông đặc biệt phản đối việc dịch nhân danh địa danh, coi đó là “chuyện bất khả”: “Cách xử lý tốt nhất với bản đồ đầu tiên là dịch tiêu đề thành Một phần ‘The Shire’ và để yên đó. … Tôi xin nói ngay rằng tôi sẽ không chấp thuận bất kỳ phá phách tương tự nào đối với hệ thống nhân danh. … Thực sự tôi rất tức giận.” (Thư gửi Rayner Unwin năm 1956). Lý luận của Tolkien: bởi các tên người và địa danh trong sách đều là tên có thật, và thuộc một hệ thống tỉ mỉ, nên không thể dịch ra mà không phá vỡ “không khí Anh”. Quả thật, Tolkien lo lắng vậy là tất yếu, vì làm sao khôi phục được trong một ngôn ngữ khác, quan hệ phức tạp của “Ngôn Ngữ Chung ở Trung Địa”/tiếng Anh hiện đại với tiếng của Tiên-Người Lùn-các tộc Người-Mordor/tiếng Anglo-Saxon-Na Uy cổ-Wales-Do Thái… với bao nhiêu vay mượn, ảnh hưởng, bản địa hóa và biến âm? Cùng với rất nhiều cách chơi chữ cực kỳ sáng tạo khi Tolkien “dịch” từ “Ngôn Ngữ Chung” sang tiếng Anh hiện đại? Cộng thêm vào chuyện ngay những tên tiếng Anh Tolkien sử dụng hầu hết đều có từ nguyên rắc rối, trong khi những người dịch ở các quốc gia, tất nhiên, không phải ai cũng là chuyên gia tiếng Anh cổ. Các bản dịch đầu tiên đều vấp váp nhiều ở phần tên riêng, chưa kể nhiều trích dẫn và thơ ca có vẻ “kỳ bí” trong văn bản Chúa tể những chiếc Nhẫn: 11 bản dịch đã ra đời trước năm 1977, khi Huyền sử Silmaril được in[2].

[1] Mặc dù do yêu cầu thực tiễn mà Chúa tể những chiếc Nhẫn in làm ba tập trong lần đầu ra mắt cũng như thành truyền thống về sau, Tolkien chỉ coi đây là một cuốn sách duy nhất, chia làm sáu Quyển. Sau này các ấn bản kỷ niệm cũng thường in gộp làm một.

[2] Những ai quan tâm về dịch thuật Tolkien có thể đọc chuyên đề Tolkien in Translation do Thomas Honegger chủ biên, NXB Walking Trees 2011.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

terabyte

Banned
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Thật ra ban đầu Tera cũng không định đánh giá "The Hobbit: Battles of the five armies" nhưng quả thật sau khi xem xong, bộ phim này xứng đáng nhận một bài bad review. Những gì mà nó thể hiện có thể tóm gọn bằng 4 chữ: "Ảo tưởng sức mạnh."

538879-albums1570230-picture180076.jpg

Trước hết Tera cũng nói rõ luôn là mình chưa từng đọc bất kỳ tiểu thuyết nào về Middle Earth của nhà văn Tolkien, nên phim có gì thì mình đánh giá cái đó. Nếu như bạn fan nào cho rằng Tera cần phải nghiên cứu thêm để có thể hiểu hơn về phim thì mình xin lỗi được nói thẳng, điều đó chẳng khác gì là minh chứng cho sự thất bại trong việc chuyển thể của Peter Jackson.

Ngoài ra phim cũng được công chiếu một thời gian với rất nhiều bài đánh giá khen chê đều đã được chia sẻ trong topic. Vì vậy trong bài bad review này thì Tera chỉ đề cập đến những điểm "ảo tưởng sức mạnh" của The Hobbit 3 cũng như sẽ spoil kha khá, nếu bạn không thích điều này thì nên ngừng đọc ngay tại đây và... um... làm điều mà bạn muốn làm.

Bây giờ thì chúng ta đi vào phần chính. Cá nhân Tera cảm thấy không chỉ có phần 3 mà cả series The Hobbit chẳng khác gì một lâu đài được xây bằng cát vậy, với hình mẫu chính là trilogy Lord of the Ring. Sau thành công của Lord of the Ring (LOTR), có vẻ như Peter Jackson đã quá "ảo tưởng sức mạnh" của mình và muốn thực hiện một trilogy khác về Middle Earth với sự hoành tráng tương tự. Đáng tiếc là The Hobbit chỉ là một sự lựa chọn tồi.

538879-albums1570230-picture180078.jpg

Mặc dù cả hai đều có thể tóm gọn một cách đơn giản là một cuộc phiêu lưu của nhóm người có cùng chí hướng, tuy nhiên quy mô và mục đích khác biệt hoàn toàn. Nếu như trong LOTR là cuộc chiến sống còn để giải cứu toàn Middle Earth khỏi sự trở lại của Sauron thì TH chỉ là cuộc phiêu lưu của một đám người lùn với mục tiêu chính là... [STRIKE]tiền[/STRIKE]lấy lại những gì thuộc về mình. Về cơ bản, nếu như chúng ta ví LOTR như là một bản trường ca thì TH chỉ đơn giản là một câu chuyện cổ tích siêu dài. Bi kịch ở chỗ, Peter Jackson có vẻ như không hề quan tâm đến điều này.

Điểm khiến Tera thích ở 2 phần đầu của TH chính là việc nó xoay quanh vào cuộc phiêu lưu của Bilbo và nhóm người lùn của Thorin. Họ phiêu lưu qua nhiều vùng đất, trải qua nhiều thử thách và từ đó đem lại những bài học về tình yêu, tình bạn, sự trung thành,..., tất cả đều thể hiện rất hoàn hảo. Tuy nhiên phần 3 thì quy mô của câu chuyện bị mở rộng ngoài tầm kiểm soát, quá nhiều nhân vật và tình tiết được nhồi nét trong vỏn vẹn 2 giờ đồng hồ đã làm bộ phim bỗng nhiên nhạt thếch so với những phần trước. Ngoại trừ Thorin và Bilbo còn gọi là tạm tạm, toàn bộ những tuyến nhân vật còn lại đều mờ nhạt. Xin lỗi Tera nói thằng, Tauriel và Fili chằng khác gì là bộ đôi hoàn cảnh, chủ yếu có mặt cho nó có chút gì đó gọi là "tình yêu trong phim." Còn Legolas thì có lẽ không cần phải nói rồi, từ LOTR cho đến TH, anh ấy là thần tượng của Peter Jackson, đại diện cho triết lý "đã là tiên thì phải bá đạo" với hàng loạt cảnh siêu ảo về hành động nhưng nhạt nhẽo về cảm xúc.

538879-albums1570230-picture180077.jpg

Với cái tên là "The Hobbit: Battles of the five armies" (The Hobbit: Đại chiến 5 cánh quân), nhà sản xuất không hề giấu diếm quyết định sẽ biến phần 3 của TH trở thành một bộ phim cực kỳ hoành tráng. Gì chứ 5 người bình thưởng mà loạn đả là thấy phê rồi chứ huống gì là 5 đạo quân. Ngặt nỗi mục đích là vậy, tuy nhiên những gì thể hiện trong phim thì lại hoàn toàn chỉ là nỗi thất vọng nếu như đánh giá theo tiêu chí này. Kiểu như một khi đã nếm cao lương mỹ vị thì bạn sẽ thấy lạt miệng với những món ăn thường ngày. Sau màn đánh nhau cực kỳ sướng mắt ở giữa phim của tiên tộc và người lùn với bọn orc, 1/3 đoạn sau của TH toàn bắt cặp ra đánh. So với cao trào được xây dựng ở giữa phim, sự thay đổi này đã khiến khán giả cực kỳ hụt hẫn. Đã vậy quả đại bàng hạ sơn khiến cho cuộc "chiến thế kỷ" kết thúc chỉ trong vòng tích tắc (hay đúng hơn là... cái gì không nhắc tới nữa thì mặc định là nó đã kết thúc) khiến cho Tera tự hỏi rằng liệu điệp khúc hiểm họa mà Gandaf liên tục hát từ phần 1 cho đến phần 3 có thực sự là đáng sợ hay anh ấy chỉ là một phiên bản khác của Quảng nổ?

538879-albums1570230-picture180075.jpg

Ơ mà ngặt nỗi nếu vậy còn chưa đủ, TH3 vẫn tiếp tục mắc cái bệnh gọi là "hội chứng chết nhảm" mà dạo này thấy nhan nhản trong các bộ phim bom tấn Hollywood. Từ "diệt rồng chưa bao giờ dễ như thế" ở đoạn đầu cho đến "ánh mắt chết chóc ấy thật là quyến rũ dưới lớp băng" ở cuối phim, 100% nhân vật chết trong phim đều rất ư là phản cao trào. Nói thẳng một câu luôn, toàn chết vì "ảo tưởng sức mạnh" không chứ chẳng có tí nghệ thuật nào cả.

The Hobbit trilogy như là một lâu đài cát tuyệt đẹp của đạo diễn lừng danh Peter Jackson. Đáng tiếc là với phần 3, ông đã quá ảo tưởng sức mạnh và xây nó quá cao, để rồi cuối cùng tất cả sụp đổ dưới sức nặng của sự kỳ vọng. Kết thúc buồn cho một dòng phim đáng ra phải xứng đáng với những điều tốt hơn.

tuthaile@hdvietnam​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

fbbk

Member
Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Cũng đang mong chờ phim này có trên mạng để download.
 

XBA3

Member
Re: Ðề: ‘The Hobbit 3’ khép lại thiên sử thi vùng Trung Địa

Thật ra ban đầu Tera cũng không định đánh giá "The Hobbit: Battles of the five armies" nhưng quả thật sau khi xem xong, bộ phim này xứng đáng nhận một bài bad review. Những gì mà nó thể hiện có thể tóm gọn bằng 4 chữ: "Ảo tưởng sức mạnh."

538879-albums1570230-picture180076.jpg

Trước hết Tera cũng nói rõ luôn là mình chưa từng đọc bất kỳ tiểu thuyết nào về Middle Earth của nhà văn Tolkien, nên phim có gí thì mình đánh giá cái đó. Nếu như bạn fan nào cho rằng Tera cần phải nghiên cứu thêm để có thể hiểu hơn về phim thì mình xin lỗi được nói thẳng, điều đó chẳng khác gì là minh chứng cho sự thất bại trong việc chuyển thể của Peter Jackson.

Ngoài ra phim cũng được công chiếu một thời gian với rất nhiều bài đánh giá khen chê đều đã được chia sẻ trong topic. Vì vậy trong bài bad review này thì Tera chỉ đề cập đến những điểm "ảo tưởng sức mạnh" của The Hobbit 3 cũng như sẽ spoil kha khá, nếu bạn không thích điều này thì nên ngừng đọc ngay tại đây và... um... làm điều mà bạn muốn làm.

Bây giờ thì chúng ta đi vào phần chính. Cá nhân Tera cảm thấy không chỉ có phần 3 mà cả series The Hobbit chẳng khác gì một lâu đài được xây bằng cát vậy, với hình mẫu chính là trilogy Lord of the Ring. Sau thành công của Lord of the Ring (LOTR), có vẻ như Peter Jackson đã quá "ảo tưởng sức mạnh" của mình và muốn thực hiện một trilogy khác về Middle Earth với sự hoành tráng tương tự. Đáng tiếc là The Hobbit chỉ là một sự lựa chọn tồi.

538879-albums1570230-picture180078.jpg

Mặc dù cả hai đều có thể tóm gọn một cách đơn giản là một cuộc phiêu lưu của nhóm người có cùng chí hướng, tuy nhiên quy mô và mục đích khác biệt hoàn toàn. Nếu như trong LOTR là cuộc chiến sống còn để giải cứu toàn Middle Earth khỏi sự trở lại của Sauron thì TH chỉ là cuộc phiêu lưu của một đám người lùn với mục tiêu chính là... [STRIKE]tiền[/STRIKE]lấy lại những gì thuộc về mình. Về cơ bản, nếu như chúng ta ví LOTR như là một bản trường ca thì TH chỉ đơn giản là một câu chuyện cổ tích siêu dài. Bi kịch ở chỗ, Peter Jackson có vẻ như không hề quan tâm đến điều này.

Điểm khiến Tera thích ở 2 phần đầu của TH chính là việc nó xoay quanh vào cuộc phiêu lưu của Bilbo và nhóm người lùn của Thorin. Họ phiêu lưu qua nhiều vùng đất, trải qua nhiều thử thách và từ đó đem lại những bài học về tình yêu, tình bạn, sự trung thành,..., tất cả đều thể hiện rất hoàn hảo. Tuy nhiên phần 3 thì quy mô của câu chuyện bị mở rộng ngoài tầm kiểm soát, quá nhiều nhân vật và tình tiết được nhồi nét trong vỏn vẹn 2 giờ đồng hồ đã làm bộ phim bỗng nhiên nhạt thếch so với những phần trước. Ngoại trừ Thorin và Bilbo còn gọi là tạm tạm, toàn bộ những tuyến nhân vật còn lại đều mờ nhạt. Xin lỗi Tera nói thằng, Tauriel và Fili chằng khác gì là bộ đôi hoàn cảnh, chủ yếu có mặt cho nó có chút gì đó gọi là "tình yêu trong phim." Còn Legolas thì có lẽ không cần phải nói rồi, từ LOTR cho đến TH, anh ấy là thần tượng của Peter Jackson, đại diện cho triết lý "đã là tiên thì phải bá đạo" với hàng loạt cảnh siêu ảo về hành động nhưng nhạt nhẽo về cảm xúc.

538879-albums1570230-picture180077.jpg

Với cái tên là "The Hobbit: Battles of the five armies" (The Hobbit: Đại chiến 5 cánh quân), nhà sản xuất không hề giấu diếm quyết định sẽ biến phần 3 của TH trở thành một bộ phim cực kỳ hoành tráng. Gì chứ 5 người bình thưởng mà loạn đả là thấy phê rồi chứ huống gì là 5 đạo quân. Ngặt nỗi mục đích là vậy, tuy nhiên những gì thể hiện trong phim thì lại hoàn toàn chỉ là nỗi thất vọng nếu như đánh giá theo tiêu chí này. Kiểu như một khi đã nếm cao lương mỹ vị thì bạn sẽ thấy lạt miệng với những món ăn thường ngày. Sau màn đánh nhau cực kỳ sướng mắt ở giữa phim của tiên tộc và người lùn với bọn orc, 1/3 đoạn sau của TH toàn bắt cặp ra đánh. So với cao trào được xây dựng ở giữa phim, sự thay đổi này đã khiến khán giả cực kỳ hụt hẫn. Đã vậy quả đại bàng hạ sơn khiến cho cuộc "chiến thế kỷ" kết thúc chỉ trong vòng tích tắc (hay đúng hơn là... cái gì không nhắc tới nữa thì mặc định là nó đã kết thúc) khiến cho Tera tự hỏi rằng liệu điệp khúc hiểm họa mà Gandaf liên tục hát từ phần 1 cho đến phần 3 có thực sự là đáng sợ hay anh ấy chỉ là một phiên bản khác của Quảng nổ?

538879-albums1570230-picture180075.jpg

Ơ mà ngặt nỗi nếu vậy còn chưa đủ, TH3 vẫn tiếp tục mắc cái bệnh gọi là "hội chứng chết nhảm" mà dạo này thấy nhan nhản trong các bộ phim bom tấn Hollywood. Từ "diệt rồng chưa bao giờ dễ như thế" ở đoạn đầu cho đến "ánh mắt chết chóc ấy thật là quyến rũ dưới lớp băng" ở cuối phim, 100% nhân vật chết trong phim đều rất ư là phản cao trào. Nói thẳng một câu luôn, toàn chết vì "ảo tưởng sức mạnh" không chứ chẳng có tí kỹ thuật nào cả.

The Hobbit trilogy như là một lâu dài cát tuyệt đẹp của đạo diễn lừng danh Peter Jackson. Đáng tiếc là với phần 3, ông đã quá ảo tưởng sức mạnh và xây nó quá cao, để rồi cuối cùng tất cả sụp đổ dưới sức nặng của sự kỳ vọng. Kết thúc buồn cho một dòng phim đáng ra phải xứng đáng với những điều tốt hơn.

tuthaile@hdvietnam​

Bạn nói quá đúng ở cái phần đánh nhau giữa năm đạo quân, lên đỉnh nhanh quá càng về sau càng tuột tới nỗi không có kết cho trận chiến làm nhiều người xem phim lẫn xem sách cũng ngơ ngác :).

Về vụ diệt con rồng, cá nhân mình mình thấy cảnh đó là ổn, theo quan điểm cá nhân. Mình xin không dẫn sách vì trường đoạn giết con rồng chỉ có vài ba dòng thôi, xét theo một trận chiến giữa một người trần và một con rồng thì mình nghĩ khó có một cuộc chiến long trời lở đất kéo dài cả nửa tiếng hay một cái chết khiến ta phải há hốc mồm được vì đó đơn giản là một cuộc chiến thôi. Chết sống chỉ xảy ra trong tích tắc mà, khó mà chết theo nghệ thuật lắm vì ngoài đời có nhiều cái chết phải gọi là không thể nhảm hơn.

Phần đại bàng phải công nhận ông PJ đã không đúng khi không đưa cảnh kết thúc trận chiến vào gây khó khăn cho người xem, nhưng vụ đại bàng cân team là chính ông Tolkien viết điều này chứ không hẳn 100% là do ông PJ, và vụ cân này cũng có nguyên do của nó. Ông PJ theo mình lỗi lớn nhất là đã cắt hoặc không bổ sung những cảnh quan trọng dẫn dắt câu chuyện mạch lạc hơn.
Một vài cảm nhận của mình ^^. Thnks vì bài bad review, mình rất thích đọc những bài như thế.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên