Thanksforsharing
Moderator
Cái thời coi phim dạng DVDRip đã trở thành dĩ vãng. Ngày nay đa số anh em mình chủ yếu xem phim dạng HD (ready) hoặc fullHD. Một số lớn khác có điều kiện bắt đầu chơi tới Bluray (untouch hoặc remux) luôn rồi. Chính vì lẽ đó ngoài cái đau đầu về việc lo cái không gian lưu trữ dữ liệu phim (nay đã bắt đầu khủng) như thế nào đã đành, anh em còn có thêm mối bận tâm khác không kém đó là làm sao truyền tải chúng giữa các máy trong nhà hoặc từ PC ra external HDD hay ngược lại sao cho càng nhanh càng tốt. Càng về sau này tôi để ý thấy càng có nhiều câu tuy cách hỏi khác nhau nhưng tựu chung là về việc liệu dùng 2 NIC card trở lên trên server/ Nas có làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu hay không? Có cần thiết không và cách làm như thế nào? Bản chất câu hỏi đã khó và mang tính đánh đố đã đành mà các câu trả lời xem ra còn “ảo” hơn.
Những ngày cuối năm rảnh rang rỗi việc nên ngồi tản mạn với anh em vài dòng đọc chơi cho vui, chứ không dám cái gọi chỉ dẫn gì cả. Vậy anh em nào có kinh nghiệm trong vấn đê này lại càng nên nhiệt tình tham gia nói lên những suy nghĩ cũng như kinh nghiệm cá nhân của mình trên thực tế. Lâu lâu trong box cũng phải nên có một chủ đề mở để tất cả ai cũng có cơ hội tham gia cho khuyấy động không khí đồng thời tăng số post của mình lên chứ?
Phần I: Sự nhầm lẫn rất ư “dễ thương”!?!
Một bài toán cộng vỡ lòng cực kỳ đơn giản mà ai cũng biết, 1 + 1 = 2. Vâng, một đứa con nít nó cũng biết mà. Cho nó một cục kẹo hồi lâu cho nó thêm cục keo nữa thì nó biết ngay cuối cùng nó được 2 cục kẹo. Cái này dễ ẹt phải không các bạn? Vậy thì khi tôi có 1 cái NIC card 1Gb/s, bây tôi giớ lắp thêm trong máy 1 cái NIC 1Gb/s nữa thì (giống một đứa con nít thôi) trong đầu tôi đinh ninh là tôi (nếu gộp chúng lại) sẽ có được 1 cái NIC ảo chạy ở tốc độ 2Gb/s. Quá dễ phải không ạ? Nhưng có thật là sẽ được như vậy không? Để trả lời câu hỏi này, tôi xin các bạn ta xem qua một ví dụ nho nhỏ để minh họa làm rõ liệu cái “đinh ninh trong đầu” của mình nó có đúng với thực tế hay không nhé.
Tới đây chắc cũng có bạn rủa thầm trong bụng cái thằng cha Thanksforsharing này lúc nào cũng dài dòng và rườm ra, sao cứ không đi thẳng vào vấn đề đi cho nhanh. Thưa, đã là tản mạn thì không có gì phải vội. Hơn nữa trình độ anh em trong diễn đàn không đều, nếu tôi đi thẳng vào những vấn đề kỹ thuật rối rằm cùng với những từ ngữ kỹ thuật nhì nhằng thì không chừng anh em click chuột đi qua trang khác chắc còn nhiều hơn.
Cái ví dụ đó là, dịp Tết này bạn quyết định về quê thăm gia đình và vì quê cũng gần nên bạn quyết đinh sử dụng phương tiện di chuyển là một chiếc gắn máy. Nhưng vì muốn tranh thủ thời gian, muốn đi cho nhanh và về cũng cho nhanh, bạn quyết định mượn thêm một chiếc xe gắn máy của ông anh. Tốc độ tối đa của một xe máy là 100 Km/h. Vậy thì khi bạn lái cùng lúc song song 2 chiếc xe gắn máy này (giả sử bạn là Tôn Ngộ Không nên có thể phân thây và giả sử đường đẹp vắng và nhất là giả sử công an giao thông ngó lơ cho bạn chạy). Thế thì trong trường hợp này – vì bạn lái cùng lúc 2 chiếc xe máy- bạn có thể đạt được tốc độ tối đa là 200 Km/h hay không? Tới đây thì tôi đồ là 9/10 bạn đã có thể tự mình trả lời cho câu hỏi rồi.
Trở lại chủ đề chính của bài. Khi đọc mẩu truyện đứa bé tâu với đức vua, mẹ cháu chết đã lâu mà cha cháu không chịu đẻ em bé thì hẳn ai cũng phì cười vì ai cũng biết rõ cái bậy, cái vô lý trong sự đòi hỏi của đứa bé. Vậy thì khi có nhiều người đinh ninh trong đầu là ghép 2 NIC card 1Gb/s lại với nhau để làm tăng tốc độ truyền tải (nếu so với chỉ một cái NIC) là không đúng à? Theo ý kiến cá nhân tôi thì nếu họ có sai cũng là điều bình thường vì tôi và các bạn có ai dám can đảm vỗ ngực mình tư cho là chưa bao giờ sai? Vấn đề chỉ khác ở chỗ là mình có đủ tỉnh táo để nhận ra là mình đã nhầm lẫn ở chỗ nào. Ngay tại chỗ này sẽ có người vụt hỏi: ”Vậy thì người ta chế ra cái vụ ghép NIC (Link Aggregation) nếu không phải làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu thì để làm gì kia chứ? Tới đây thì tôi phải phiền các bạn ta quay trở lại với nhũng khái niệm đơn sơ nhất về network (nhấn mạnh phần ghép NIC) cũng như cũng lý do làm sao người ta sáng chế ra vụ ghép NIC card.
Thật ra có rất nhiều tên gọi ghép NIC khác nhau. Ở đây tôi gọi là ghép NIC cho nó mang tính bình dân và dễ hình dung chứ kỳ thực nếu hiểu và gọi cho đúng nghĩa thì nó phải là ghép các kết nối mạng chay song song. Khi ta gọi cái tên nó đúng thì tự nhiên phần nào ta hiểu được vấn đề. Bên tiếng Anh thì họ có nhiều từ để mô tả cho phương pháp này đó là bonding (dùng cho Nas Linux), NIC teaming (dùng cho Window servers), và những từ ít sử dụng hơn như link bundling, port trunking, …
Thế thì mục đích của ghép NIC là để làm gì? Có 4 mục đích chính:
1/ Để gia tăng lưu lượng truyền tải bandwidth (Load Balancing). Tức nó kết hợp khả năng truyền tải của hai hay nhiều đường truyền mạng tạo thành một kết nối logic mạng duy nhất. Đây là mục đích chính của bài này nên tôi sẽ giải thích sau.
2/ Tự động failover và failback. Khi một đường truyền dẫn dữ liệu (nó nôm na là một NIC) bị trục trặc (mất kết nối) thì nó sẽ tự động chuyển qua đường dẫn khác trong tổ hợp NIC, rồi khi NIC hư được sửa chữa, nó tự động phục hồi lại đường dẫn đã mất. Điều này làm gia tăng độ tin cậy và ổn định của hệ thống. Mấy anh doanh nghiệp thích cái này lém.
3/Cải thiện khả năng quản trị mạng. Dỉ nhiên rồi, vì nhiều NIC bi giờ gom về chỉ còn có một thôi.
4/ Đỡ làm rối mạng. Cũng dĩ nhiên rồi, ngày xưa mỗi NIC đòi nằng nặc 1 IP address, bi giờ nhiều thằng NIC mà chỉ có một address thui.
Một lưu ý cần nhớ: Bạn chỉ có thể ghép NIC dùng cho hoặc là mục đích số 1 hoặc là mục đích số 2 mà thôi.
Tóm lại, chúng ta chỉ quan tâm ở mục đích đầu tiên mà tôi vừa nói thôi. Vậy thì như tôi đã trình bày, ghép NIC chỉ làm tăng lưu lượng truyền tải chứ không làm tăng tốc độ truyền tải. Nói cách khác, nếu mạng nhà bạn là loại mạng 1 Gb/s thì tốc độ tối đa cũng chỉ tới đó là hết chứ không nhanh hơn được. Còn nếu bạn muốn có tốc độ nhanh hơn thì không có cách nào khác là mạng nhà bạn toàn bộ các thiết bị phải chuyển đổi lên (ví dụ là) 10 Gb/s. Trở lại cái ví dụ ban đầu cho các bạn dễ hình dung. Dù có ghép 2 chiếc xe gắn máy lại thì tốc độ tối đa cũng chỉ là 100 Km/h mà thôi. Chỉ có một cái khác quan trọng mà bạn cần phân biệt ở đây đó là khi ghép 2 chiếc xe gắn máy lại bạn có thể chở được 4 người cùng một lúc thay vì 2 người (theo luật định) khi bạn chạy chỉ 1 chiếc gắn máy thôi.
Tới đây thì hy vọng các bạn đã nắm được phần nào vấn đề rồi, phải không ạ? Vậy thì mời các bạn đón xem tiếp phần II: “Các cách để ghép NIC thành công” và Phần III: “Liệu người dùng gia đình chúng ta có cần ghép NIC hay không?”

Những ngày cuối năm rảnh rang rỗi việc nên ngồi tản mạn với anh em vài dòng đọc chơi cho vui, chứ không dám cái gọi chỉ dẫn gì cả. Vậy anh em nào có kinh nghiệm trong vấn đê này lại càng nên nhiệt tình tham gia nói lên những suy nghĩ cũng như kinh nghiệm cá nhân của mình trên thực tế. Lâu lâu trong box cũng phải nên có một chủ đề mở để tất cả ai cũng có cơ hội tham gia cho khuyấy động không khí đồng thời tăng số post của mình lên chứ?
Phần I: Sự nhầm lẫn rất ư “dễ thương”!?!
Một bài toán cộng vỡ lòng cực kỳ đơn giản mà ai cũng biết, 1 + 1 = 2. Vâng, một đứa con nít nó cũng biết mà. Cho nó một cục kẹo hồi lâu cho nó thêm cục keo nữa thì nó biết ngay cuối cùng nó được 2 cục kẹo. Cái này dễ ẹt phải không các bạn? Vậy thì khi tôi có 1 cái NIC card 1Gb/s, bây tôi giớ lắp thêm trong máy 1 cái NIC 1Gb/s nữa thì (giống một đứa con nít thôi) trong đầu tôi đinh ninh là tôi (nếu gộp chúng lại) sẽ có được 1 cái NIC ảo chạy ở tốc độ 2Gb/s. Quá dễ phải không ạ? Nhưng có thật là sẽ được như vậy không? Để trả lời câu hỏi này, tôi xin các bạn ta xem qua một ví dụ nho nhỏ để minh họa làm rõ liệu cái “đinh ninh trong đầu” của mình nó có đúng với thực tế hay không nhé.
Tới đây chắc cũng có bạn rủa thầm trong bụng cái thằng cha Thanksforsharing này lúc nào cũng dài dòng và rườm ra, sao cứ không đi thẳng vào vấn đề đi cho nhanh. Thưa, đã là tản mạn thì không có gì phải vội. Hơn nữa trình độ anh em trong diễn đàn không đều, nếu tôi đi thẳng vào những vấn đề kỹ thuật rối rằm cùng với những từ ngữ kỹ thuật nhì nhằng thì không chừng anh em click chuột đi qua trang khác chắc còn nhiều hơn.
Cái ví dụ đó là, dịp Tết này bạn quyết định về quê thăm gia đình và vì quê cũng gần nên bạn quyết đinh sử dụng phương tiện di chuyển là một chiếc gắn máy. Nhưng vì muốn tranh thủ thời gian, muốn đi cho nhanh và về cũng cho nhanh, bạn quyết định mượn thêm một chiếc xe gắn máy của ông anh. Tốc độ tối đa của một xe máy là 100 Km/h. Vậy thì khi bạn lái cùng lúc song song 2 chiếc xe gắn máy này (giả sử bạn là Tôn Ngộ Không nên có thể phân thây và giả sử đường đẹp vắng và nhất là giả sử công an giao thông ngó lơ cho bạn chạy). Thế thì trong trường hợp này – vì bạn lái cùng lúc 2 chiếc xe máy- bạn có thể đạt được tốc độ tối đa là 200 Km/h hay không? Tới đây thì tôi đồ là 9/10 bạn đã có thể tự mình trả lời cho câu hỏi rồi.
Trở lại chủ đề chính của bài. Khi đọc mẩu truyện đứa bé tâu với đức vua, mẹ cháu chết đã lâu mà cha cháu không chịu đẻ em bé thì hẳn ai cũng phì cười vì ai cũng biết rõ cái bậy, cái vô lý trong sự đòi hỏi của đứa bé. Vậy thì khi có nhiều người đinh ninh trong đầu là ghép 2 NIC card 1Gb/s lại với nhau để làm tăng tốc độ truyền tải (nếu so với chỉ một cái NIC) là không đúng à? Theo ý kiến cá nhân tôi thì nếu họ có sai cũng là điều bình thường vì tôi và các bạn có ai dám can đảm vỗ ngực mình tư cho là chưa bao giờ sai? Vấn đề chỉ khác ở chỗ là mình có đủ tỉnh táo để nhận ra là mình đã nhầm lẫn ở chỗ nào. Ngay tại chỗ này sẽ có người vụt hỏi: ”Vậy thì người ta chế ra cái vụ ghép NIC (Link Aggregation) nếu không phải làm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu thì để làm gì kia chứ? Tới đây thì tôi phải phiền các bạn ta quay trở lại với nhũng khái niệm đơn sơ nhất về network (nhấn mạnh phần ghép NIC) cũng như cũng lý do làm sao người ta sáng chế ra vụ ghép NIC card.
Thật ra có rất nhiều tên gọi ghép NIC khác nhau. Ở đây tôi gọi là ghép NIC cho nó mang tính bình dân và dễ hình dung chứ kỳ thực nếu hiểu và gọi cho đúng nghĩa thì nó phải là ghép các kết nối mạng chay song song. Khi ta gọi cái tên nó đúng thì tự nhiên phần nào ta hiểu được vấn đề. Bên tiếng Anh thì họ có nhiều từ để mô tả cho phương pháp này đó là bonding (dùng cho Nas Linux), NIC teaming (dùng cho Window servers), và những từ ít sử dụng hơn như link bundling, port trunking, …
Thế thì mục đích của ghép NIC là để làm gì? Có 4 mục đích chính:
1/ Để gia tăng lưu lượng truyền tải bandwidth (Load Balancing). Tức nó kết hợp khả năng truyền tải của hai hay nhiều đường truyền mạng tạo thành một kết nối logic mạng duy nhất. Đây là mục đích chính của bài này nên tôi sẽ giải thích sau.
2/ Tự động failover và failback. Khi một đường truyền dẫn dữ liệu (nó nôm na là một NIC) bị trục trặc (mất kết nối) thì nó sẽ tự động chuyển qua đường dẫn khác trong tổ hợp NIC, rồi khi NIC hư được sửa chữa, nó tự động phục hồi lại đường dẫn đã mất. Điều này làm gia tăng độ tin cậy và ổn định của hệ thống. Mấy anh doanh nghiệp thích cái này lém.
3/Cải thiện khả năng quản trị mạng. Dỉ nhiên rồi, vì nhiều NIC bi giờ gom về chỉ còn có một thôi.
4/ Đỡ làm rối mạng. Cũng dĩ nhiên rồi, ngày xưa mỗi NIC đòi nằng nặc 1 IP address, bi giờ nhiều thằng NIC mà chỉ có một address thui.
Một lưu ý cần nhớ: Bạn chỉ có thể ghép NIC dùng cho hoặc là mục đích số 1 hoặc là mục đích số 2 mà thôi.
Tóm lại, chúng ta chỉ quan tâm ở mục đích đầu tiên mà tôi vừa nói thôi. Vậy thì như tôi đã trình bày, ghép NIC chỉ làm tăng lưu lượng truyền tải chứ không làm tăng tốc độ truyền tải. Nói cách khác, nếu mạng nhà bạn là loại mạng 1 Gb/s thì tốc độ tối đa cũng chỉ tới đó là hết chứ không nhanh hơn được. Còn nếu bạn muốn có tốc độ nhanh hơn thì không có cách nào khác là mạng nhà bạn toàn bộ các thiết bị phải chuyển đổi lên (ví dụ là) 10 Gb/s. Trở lại cái ví dụ ban đầu cho các bạn dễ hình dung. Dù có ghép 2 chiếc xe gắn máy lại thì tốc độ tối đa cũng chỉ là 100 Km/h mà thôi. Chỉ có một cái khác quan trọng mà bạn cần phân biệt ở đây đó là khi ghép 2 chiếc xe gắn máy lại bạn có thể chở được 4 người cùng một lúc thay vì 2 người (theo luật định) khi bạn chạy chỉ 1 chiếc gắn máy thôi.
Tới đây thì hy vọng các bạn đã nắm được phần nào vấn đề rồi, phải không ạ? Vậy thì mời các bạn đón xem tiếp phần II: “Các cách để ghép NIC thành công” và Phần III: “Liệu người dùng gia đình chúng ta có cần ghép NIC hay không?”