songoku9x
Well-Known Member
Khi người dùng mua giấy phép bản quyền Windows từ Amazon hoặc Newegg, người dùng sẽ gặp phải loại giấy phép System Builder (OEM) giá rẻ hoặc Full Version (Retail) đắt tiền hơn. Nhưng sự khác biệt không phải là điều dễ nhận ra. System Builder có sẵn cho cả phiên bản cốt lõi lẫn Professional của Windows. Nói cách khác, có tất cả bốn phiên bản khác nhau của Windows để người dùng lựa chọn.
1. Khái niệm về giấy phép System Builder (OEM)

Microsoft cung cấp giấy phép OEM cho những đối tượng người dùng đam mê sử dụng máy tính, tự tay lắp ráp một chiếc máy tính riêng. Điều này được cấp phép cho cả phiên bản hệ điều hành Windows XP, Vista và Win 8, nhưng trên Windows 7 và 8.1 lại không được phép. Tuy nhiên, người dùng sẽ không thể nhận biết được trừ khi đọc kĩ dòng chữ nhỏ được in bên ngoài bao bì. Vậy, làm thế nào để người dùng có thể biết được thật sự mình có thể mua và sử dụng một phiên bản System Builder (hoặc OEM) của Windows và sử dụng nó trên máy tính của riêng mình?
Xét về mặt kĩ thuật, người dùng có thể làm điều này. Công cụ để cài đặt OEM sẽ trông giống như phiên bản bán lẻ tiêu chuẩn, hay Full Version của Windows
2. Phục vụ từng mục đích khác nhau

Hai loại giấy phép được nêu trong bài viết này có sự khác biệt về mặt khái niệm. Một là dành cho người dùng sử dụng Windows bình thường, ít nhất là về mặt lí thuyết khi hầu hết người dùng Windows không thực sự mua phiên bản Full Version của Windows. Hai là dành cho những đối tượng người dùng lắp ráp máy tính để cài đặt Windows.
- Full Version (giấy phép bán lẻ): là tiêu chuẩn của phiên bản Windows dành cho người tiêu dùng. Nếu người dùng đã từng vào một cửa hàng điện tử và nhìn thấy một bản sao của Windows được đóng độp và trưng bày trên kệ, tức là người dùng đang gặp một giấy phép bán lẻ (Retail) của Windows. Chúng được thiết kế để bán cho người dùng máy tính bình thường, người dùng có thể mua một giấy phép Windows mới để nâng cấp máy tính lên phiên bản Windows mới. Nó cung cấp cho người dùng bản sao Windows, có thể cài đặt nó trên bất kì máy tính nào mà người dùng thích, nhưng chỉ có thể cài đặt trên một máy tính tại một thời điểm.

- System Builder (giấy phép OEM): được sử dụng bởi các nhà sản xuất máy tính (Original Equipment Manufacturer). Nó không chỉ được sử dụng bởi các nhà sản xuất PC lớn như Lenovo, Asus, Dell hay HP mà còn được các cửa hàng máy tính cung cấp khi người dùng mua máy tính được lắp ráp từ hãng. Đây không phải là sự lựa chọn tốt cho những ai muốn thường xuyên thay thế cấu hình (phần cứng) hệ thống, bởi nó được thiết kế để sử dụng trên một máy tính duy nhất.

Dựa vào những thông tin này, người dùng có thể thấy bản sao OEM của Windows có giá rẻ hơn và kéo theo đó là rất nhiều hạn chế so với phiên bản Retail.
3. Những hạn chế của OEM dành cho Windows

- Nó được gắn với một máy tính hay mainboard: sau khi người dùng cài đặt bản OEM của Windows, nó sẽ gắn liền với máy tính mà người dùng sẽ phải cài đặt trên đó mãi mãi. Cụ thể, nó gắn liền với phiên bản của bo mạch chủ. Giấy phép OEM của Windows liên kết với một hệ thống duy nhất, trong khi người dùng có thể mua một bản sao của phiên bản Retail của Windows, sau đó cài đặt nó trên một máy tính khác trong tương lai. Tất nhiên, nó chỉ được cài đặt trên một máy tính tại một thời điểm.
- Không được hỗ trợ miễn phí từ Microsoft: người dùng sẽ không nhận được bất kì sự hỗ trợ trực tiếp nào từ Microsoft. Nghĩa là người dùng không thể gọi đến đường dây nóng điện thoại của Microsoft và nhận được sự giúp đỡ cũng như tư vấn với bất kì vấn đề mà người dùng gặp phải. Giấy phép OEM có ghi rõ, các nhà xây dựng hệ thống có trách nhiệm cung cấp các hoạt động hỗ trợ, vì vậy, nếu người dùng muốn mua một máy tính với một bản sao của Windows OEM, công ty hoặc người bán giấy phép cho người dùng có nghĩa vụ phải cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Nếu người dùng lắp ráp máy tính cho riêng mình với một bản sao OEM của Windows, người dùng có trách nhiệm cung cấp các hỗ trợ của riêng mình. Tất nhiên, người dùng vẫn nhận được các bản cập nhật mới từ Windows Update.

- Chọn phiên bản 64-bit hoặc 32-bit tại thời điểm mua: khi chọn mua một phiên bản OEM của Windows, người dùng sẽ phải lựa chọn giữa hai phiên bản là 32-bit hay 64-bit của công cụ cài đặt (chẳng hạn như đĩa DVD). Khi mua một phiên bản đầy đủ, cả phiên bản 32-bit lẫn 64-bit của Windows đều được nhà sản xuất tích hợp trên cùng một đĩa DVD. Bởi vì phần mềm được thiết kế để chạy trên một máy tính, người dùng sẽ chỉ lựa chọn phiên bản phù hợp là 32-bit hay 64-bit tại thời điểm mua.
- Không thể được sử dụng để nâng cấp: phiên bản OEM của Windows không thể được sử dụng để nâng cấp từ một phiên bản cũ của Windows (chẳng hạn như từ Windows XP lên Windows 7, hoặc từ Windows 7 lên Windows 8.1). Bởi vì nó được thiết kế để cài đặt trên máy tính mới chưa có bất kì hệ điều hành nào.
4. Khi nào thì chọn OEM?
Nếu quan tâm đến giấy phép Windows, một bản sao OEM của Windows thì sẽ có rất nhiều lợi ích nếu người dùng là một người đam mê lắp ráp máy tính cho riêng mình. Nếu đã sẵn sàng để chấp nhận sự ràng buộc từ bản sao Windows với phần cứng, và không cần gọi đến Microsoft để nhờ sự hỗ trợ và tư vấn, người dùng có thể tiết kiệm một khoản tiền với OEM.
Việc có thể tiết kiệm được chi phí bao nhiêu phụ thuộc vào các giao dịch mà người dùng lựa chọn. Trên Amazon, ở thời điểm hiện tại, phiên bản Retail của Windows 8.1 có giá khoảng 103 USD, và phiên bản OEM có giá khoảng 92 USD, nghĩa là người dùng đã tiết kiệm được khoảng 11 USD (hơn 230.000 đồng).


Đối với phiên bản Windows 8.1 Professional, phiên bản Retail sẽ có giá bán là khoảng 175 USD, và phiên bản OEm sẽ có giá là 129 USD, tức người dùng đã tiết kiệm được cho mình khoảng 46 USD (khoảng 980.000 đồng).


Với những thông tin trên thì người dùng có thể hiểu được cũng như lựa chọn cho mình phiên bản Windows phù hợp nhất cũng như tiết kiệm được chi phí cho mình.
Nguồn: Howtogeek