Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

songoku9x

Well-Known Member
attachment.php

Khi người dùng mua giấy phép bản quyền Windows từ Amazon hoặc Newegg, người dùng sẽ gặp phải loại giấy phép System Builder (OEM) giá rẻ hoặc Full Version (Retail) đắt tiền hơn. Nhưng sự khác biệt không phải là điều dễ nhận ra. System Builder có sẵn cho cả phiên bản cốt lõi lẫn Professional của Windows. Nói cách khác, có tất cả bốn phiên bản khác nhau của Windows để người dùng lựa chọn.

1. Khái niệm về giấy phép System Builder (OEM)

8Qy2tYm.jpg

Microsoft cung cấp giấy phép OEM cho những đối tượng người dùng đam mê sử dụng máy tính, tự tay lắp ráp một chiếc máy tính riêng. Điều này được cấp phép cho cả phiên bản hệ điều hành Windows XP, Vista và Win 8, nhưng trên Windows 7 và 8.1 lại không được phép. Tuy nhiên, người dùng sẽ không thể nhận biết được trừ khi đọc kĩ dòng chữ nhỏ được in bên ngoài bao bì. Vậy, làm thế nào để người dùng có thể biết được thật sự mình có thể mua và sử dụng một phiên bản System Builder (hoặc OEM) của Windows và sử dụng nó trên máy tính của riêng mình?

Xét về mặt kĩ thuật, người dùng có thể làm điều này. Công cụ để cài đặt OEM sẽ trông giống như phiên bản bán lẻ tiêu chuẩn, hay Full Version của Windows

2. Phục vụ từng mục đích khác nhau

9DtsnfY.jpg

Hai loại giấy phép được nêu trong bài viết này có sự khác biệt về mặt khái niệm. Một là dành cho người dùng sử dụng Windows bình thường, ít nhất là về mặt lí thuyết khi hầu hết người dùng Windows không thực sự mua phiên bản Full Version của Windows. Hai là dành cho những đối tượng người dùng lắp ráp máy tính để cài đặt Windows.

- Full Version (giấy phép bán lẻ): là tiêu chuẩn của phiên bản Windows dành cho người tiêu dùng. Nếu người dùng đã từng vào một cửa hàng điện tử và nhìn thấy một bản sao của Windows được đóng độp và trưng bày trên kệ, tức là người dùng đang gặp một giấy phép bán lẻ (Retail) của Windows. Chúng được thiết kế để bán cho người dùng máy tính bình thường, người dùng có thể mua một giấy phép Windows mới để nâng cấp máy tính lên phiên bản Windows mới. Nó cung cấp cho người dùng bản sao Windows, có thể cài đặt nó trên bất kì máy tính nào mà người dùng thích, nhưng chỉ có thể cài đặt trên một máy tính tại một thời điểm.

n7zGe1x.jpg

- System Builder (giấy phép OEM): được sử dụng bởi các nhà sản xuất máy tính (Original Equipment Manufacturer). Nó không chỉ được sử dụng bởi các nhà sản xuất PC lớn như Lenovo, Asus, Dell hay HP mà còn được các cửa hàng máy tính cung cấp khi người dùng mua máy tính được lắp ráp từ hãng. Đây không phải là sự lựa chọn tốt cho những ai muốn thường xuyên thay thế cấu hình (phần cứng) hệ thống, bởi nó được thiết kế để sử dụng trên một máy tính duy nhất.

lIg3vOf.jpg

Dựa vào những thông tin này, người dùng có thể thấy bản sao OEM của Windows có giá rẻ hơn và kéo theo đó là rất nhiều hạn chế so với phiên bản Retail.

3. Những hạn chế của OEM dành cho Windows

wLyHedI.jpg

- Nó được gắn với một máy tính hay mainboard: sau khi người dùng cài đặt bản OEM của Windows, nó sẽ gắn liền với máy tính mà người dùng sẽ phải cài đặt trên đó mãi mãi. Cụ thể, nó gắn liền với phiên bản của bo mạch chủ. Giấy phép OEM của Windows liên kết với một hệ thống duy nhất, trong khi người dùng có thể mua một bản sao của phiên bản Retail của Windows, sau đó cài đặt nó trên một máy tính khác trong tương lai. Tất nhiên, nó chỉ được cài đặt trên một máy tính tại một thời điểm.

- Không được hỗ trợ miễn phí từ Microsoft: người dùng sẽ không nhận được bất kì sự hỗ trợ trực tiếp nào từ Microsoft. Nghĩa là người dùng không thể gọi đến đường dây nóng điện thoại của Microsoft và nhận được sự giúp đỡ cũng như tư vấn với bất kì vấn đề mà người dùng gặp phải. Giấy phép OEM có ghi rõ, các nhà xây dựng hệ thống có trách nhiệm cung cấp các hoạt động hỗ trợ, vì vậy, nếu người dùng muốn mua một máy tính với một bản sao của Windows OEM, công ty hoặc người bán giấy phép cho người dùng có nghĩa vụ phải cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Nếu người dùng lắp ráp máy tính cho riêng mình với một bản sao OEM của Windows, người dùng có trách nhiệm cung cấp các hỗ trợ của riêng mình. Tất nhiên, người dùng vẫn nhận được các bản cập nhật mới từ Windows Update.

t9m5BLy.jpg

- Chọn phiên bản 64-bit hoặc 32-bit tại thời điểm mua: khi chọn mua một phiên bản OEM của Windows, người dùng sẽ phải lựa chọn giữa hai phiên bản là 32-bit hay 64-bit của công cụ cài đặt (chẳng hạn như đĩa DVD). Khi mua một phiên bản đầy đủ, cả phiên bản 32-bit lẫn 64-bit của Windows đều được nhà sản xuất tích hợp trên cùng một đĩa DVD. Bởi vì phần mềm được thiết kế để chạy trên một máy tính, người dùng sẽ chỉ lựa chọn phiên bản phù hợp là 32-bit hay 64-bit tại thời điểm mua.

- Không thể được sử dụng để nâng cấp: phiên bản OEM của Windows không thể được sử dụng để nâng cấp từ một phiên bản cũ của Windows (chẳng hạn như từ Windows XP lên Windows 7, hoặc từ Windows 7 lên Windows 8.1). Bởi vì nó được thiết kế để cài đặt trên máy tính mới chưa có bất kì hệ điều hành nào.

4. Khi nào thì chọn OEM?

Nếu quan tâm đến giấy phép Windows, một bản sao OEM của Windows thì sẽ có rất nhiều lợi ích nếu người dùng là một người đam mê lắp ráp máy tính cho riêng mình. Nếu đã sẵn sàng để chấp nhận sự ràng buộc từ bản sao Windows với phần cứng, và không cần gọi đến Microsoft để nhờ sự hỗ trợ và tư vấn, người dùng có thể tiết kiệm một khoản tiền với OEM.

Việc có thể tiết kiệm được chi phí bao nhiêu phụ thuộc vào các giao dịch mà người dùng lựa chọn. Trên Amazon, ở thời điểm hiện tại, phiên bản Retail của Windows 8.1 có giá khoảng 103 USD, và phiên bản OEM có giá khoảng 92 USD, nghĩa là người dùng đã tiết kiệm được khoảng 11 USD (hơn 230.000 đồng).

itdTyGq.jpg

RVG6C6J.jpg

Đối với phiên bản Windows 8.1 Professional, phiên bản Retail sẽ có giá bán là khoảng 175 USD, và phiên bản OEm sẽ có giá là 129 USD, tức người dùng đã tiết kiệm được cho mình khoảng 46 USD (khoảng 980.000 đồng).

eLcgeAE.jpg

xop7Dlw.jpg

Với những thông tin trên thì người dùng có thể hiểu được cũng như lựa chọn cho mình phiên bản Windows phù hợp nhất cũng như tiết kiệm được chi phí cho mình.

Nguồn: Howtogeek
 

conghieu1978

Moderator
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

Các bác cứ chọn OEM cho rẻ. Em thì dùng ... miễn phí nó quen rồi.:))
 

luutruct

New Member
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

Rất hay, Thanks
 

v4vendetta5

Active Member
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

Cám ơn bạn, sau bài này thì mình biết phải chọn Win nào rồi.
 

tranquach

Active Member
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

sau khi đọc bài này em sẽ vẫn dùng hàng OEM nhái... khi nào có của thì lên hàng Retail luôn...
 

Protool

New Member
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

Cám ơn rất nhiều, giờ mới hiểu
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

Toàn Active by Phone, chả quan tâm loại gì. Một năm nay vẫn dùng tốt. :D
 

huangcieshuo

New Member
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

bạn có biết tool nào check key OEM hay retail. Hay cách phân biệt 2 loại key đó ko?
 

caothudeche

Moderator
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

Đến giờ mình mới biết 2 vấn đề này đấy.
Nhưng vẫn có điều thắc mắc:
+ Làm sao biết windows mình đang dùng là OEM? Mình dùng rất nhiều máy có Activation code có xxxx -OEM-xxxx, thì đó có phải là phiên bản OEM không?
+ Bản OEM bị gắn với 1 mainboard. Vậy nếu các bản windows có key OEM như trên được ghost lại thì tại sao mình vẫn bung ghost được ở các máy khác?
 

songoku9x

Well-Known Member
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

bác nhìn trên mặt của laptop xem tem nổi của máy đó, nếu thấy tem đó có ghi đời Windows nào thì có nghĩa máy đó có hệ điều hành Windows dạng OEM (phần mềm đi kèm theo máy từ khi xuất xưởng) :), hoặc dùng công cụ Windows Genuine Advantage để kiểm tra :)
 

langtu27

Well-Known Member
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

Bài viết rất bổ ích. Thanks.
 

fundesign

Member
cách nhanh nhất là các bác cử mở pc info lên nếu thông báo kích hoạt có chữ OEM thì nó là OEM. Mình đang xài bản retail của 8.1 pro khi check thì ko có OEM mà là 1 mã khách hang riêng, khi gọi lên trung tâm chăm sóc khách hang thì sẽ đọc cái mã đó là có lịch sử trợ giúp.
 

arcnmsang

Member
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

hình như bản OEM chỉ bán cho các nhà sản xuất máy tính chứ đâu bán lẻ đâu bạn?
máy tính laptop nên mua có win bản quyền thì hay hơn, có vấn đề thì bung về win như lúc mới mua máy.
 

lequynhan

Well-Known Member
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

Em cảm ơn bác chủ!

Thông tin rất hữu ích
 

hbinhlove2003

Well-Known Member
Ðề: Re: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

cách nhanh nhất là các bác cử mở pc info lên nếu thông báo kích hoạt có chữ OEM thì nó là OEM. Mình đang xài bản retail của 8.1 pro khi check thì ko có OEM mà là 1 mã khách hang riêng, khi gọi lên trung tâm chăm sóc khách hang thì sẽ đọc cái mã đó là có lịch sử trợ giúp.

Bạn dùng volume activation management tool để check.
Vào đây check nè các bác :)
http://d-fault.nl/PIDCheck.aspx
 

Codon05

Well-Known Member
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

ừng 1 thời mòn đít check key, acive các kiểu, giờ đang dùng cr, có tiền + có ý thức bản quyền thực sự đã ra hàng táng hẳn retail
còn cái kiểu by phone hay mấy key 200k, nó nửa mùa thế nào, cr cho nhanh
 

Nhiephong

Active Member
Mọi người cho mình hỏi chút:

- Nếu mua PC (từ Dell, HP, Asus,...) về thì mình không thể nâng cấp phần cứng vì OEM gắn liền với phiên bản của
bo mạch chủ hả?

- Nếu mình muốn nâng cấp phần cứng thì mình phải mua thêm phiên bản Retail để cài đặt lại hả?
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Sự khác biệt giữa phiên bản OEM và Retail của Windows

Cài Ubuntu cho nó nhanh. Thích thì trả tiền, không thích thì thôi. Bản quyền đầy đủ.
Update upgrade vô tư.
 
Bên trên