Quán nghe nhìn Cẩm Phả!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

dtungcp

Active Member
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

DAC ngon quá 8-X

Mà mấy cụ audio Cẩm Phả ko thấy chơi ampli đèn nhỉ ?
Mình thì ko hợp với ampli đèn rồi (Mấy cụ fan ampli đèn thông cảm nhá )
Quảng Ninh vừa được giải nhất cuộc thi vừa rồi bên VNAV đây cũng là niền tự hảo của tỉnh ta
Tuần trước ban tổ chức xuống QN chơi mấy ngày- ko biết có liên quan gì tới vụ .... này ko nhỉ :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

hungaudio

Member
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

bac dtungcp ơi cho em địa chỉ đồng chí ráp ampli tuber ở QN,bác bí thư hán dang có dự án tậu ampli tuber đánh dải trên còn ampli tích hợp đánh dải dưới.
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

Cẩm Phả - Đôi dòng tản mạn

Thị xã Cẩm Phả thân yêu có thể được coi là quê hương thứ 2 của tôi. Dù không sinh ra ở đây, nhưng từ nhiều năm tôi gắn bó với mảnh đất này. Và cũng chính nơi đây, tôi đã yêu người con gái của mình và lập riêng cho mình một tổ ấm nho nhỏ. Các con của chúng tôi đã sinh ra và lớn lên từ nơi này. Giờ đây và mai sau, chúng có thể đi xa, bay xa nhưng chắc hẳn chúng cũng như bao người khác, Cẩm Phả là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi cất tiếng khóc chào đời, là nơi nuôi chúng ta lớn khôn… Cẩm Phả đã là quê hương thứ 2 với tôi như vậy đó.

Cẩm Phả cách Hà Nội khoảng 170 km về phía đông bắc và cách thành phố Hạ Long 30km. Phía bắc giáp huyện Ba Chẽ, đông giáp huyện Vân Ðồn, tây giáp huyện Hoành Bồ. Phía nam là biển Đông.

Thị xã Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.633ha. Ðịa hình núi non, diện tích núi chiếm 55,4% diện tích ( trong đó núi đá chiếm tới 2590ha. Núi cao nhất ở Quang Hanh), vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,1% và vùng ven biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo, phần lớn là đảo đá vôi chính là vùng vịnh Bái Tử Long xinh đẹp.

Quốc lộ 18A từ thành phố Hạ Long qua Đèo Bụt chạy suốt lòng thị xã đến cực đông là cầu Ba Chẽ. Ðoạn đường 65km này trở thành trục giao thông chính của Cẩm Phả. Đến đến Km6 thì có đường 18A mới chạy vòng ra ngoài thị xã, nhập lại đường cũ ở chỗ Cẩm Đông và đến Cầu 20 có tuyến tránh đi vào khu hồ Baza và nhập lại đường 18 gần khu 9 Cửa Ông. Ngoài ra có đường 326 thường gọi là đường 18B từ Ngã Hai đến Mông Dương chạy ở phía tây dài 25 km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ. Đường này giờ khó đi vì mấy năm qua, xe chạy than “thổ phỉ” đã làm hỏng nhiều chỗ trên đoạn đường này.

Theo như các tài liệu được ghi chép lại là vào đầu thế kỷ 19, Cẩm Phả là một xã thuộc tổng Hà Môn châu TiênYên. Từ năm 1884, Cẩm Phả nằm trong vùng chiếm đoạt ( theo văn tự bán đất của triều Ðình Huế) của Công ty than Bắc Kỳ thuộc Pháp (S.F.C.T). Ðến đầu thế kỷ 20, Cẩm Phả là một tổng thuộc huyện Hoành Bồ, gồm 8 xã và phố: xã Cẩm Phả, xã Ðại Lộc, phố Hà Lâm( sau quen gọi theo tiếng hoa là Hà Lầm), phố Mông Dương, phố Ngã Hai, xã Quang Hanh, phố Vạn Hoa. Năm 1936, Pháp lập châu Hà Tu ( trong đó có tổng Cẩm Phả). Châu Hà Tu tách khỏi huyện Hoành Bồ trực thuộc tỉnh Quảng Yên. Năm 1940, bỏ châu Hà Tu lập châu Cẩm Phả. Châu Cẩm Phả gồm phần phía đông huyện Hoành Bồ, phần lớn huyện Ba Chẽ, đảo Cái Bầu ( Vân Ðồn). Sau Cách mạng tháng tám năm 1945 thì Cẩm Phả và Cửa Ông trực thuộc khu đặc biệt Hòn Gai. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hai thị xã Cẩm Phả, Cửa Ông hợp thành liên thị xã. Ngày 12 tháng 11 năm 1956, thị xã Cẩm Phả chính thức thành lập trực thuộc khu Hồng Quảng và đến sau này khi thành lập tỉnh Quảng Ninh ( Hồng Quảng+Hải Ninh) thì thị xã Cẩm Phả là một trong bốn thị xã đầu tiên của tỉnh.

Trong lịch sử, Cẩm Phả là vùng cửa ngõ hiểm yếu ghi dấu ấn nhiều chiến công giữ nước. Các Ðoàn binh thuyền xâm lược từ phương bắc vào sông Bạch Ðằng đều phải qua vùng biển Bái Tử Long- Hạ Long. Ngoài ra là các toán giặc cướp tràn qua biên giới hoặc từ bờ biển đổ bộ lên đã bị chặn đánh ở nơi này . Chiến công đánh đuổi giặc của Hoàng Cần và sứ mệnh trấn ải của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng vẫn được truyền tụng như những huyền thoại. Cửa Suốt trở thành cửa Ðức Ông và sau thành tên Cửa Ông là vì vậy. Cũng do vị trí hiểm yếu, nhà Mạc đã xây thành Cẩm Phả (ở khu vực Công ty cơ khí Trung tâm hiện nay).

Ðến thời Pháp xâm lược, giữa năm 1883, quân Pháp chiếm Cẩm Phả. Năm sau, ngày 26tháng 8 năm 1884, Phép ép triều đình Huế ký văn tự nhượng bán vùng Mỏ Hòn Gai- Cẩm Phả. Năm 1886, Công ty than Bắc Kỳ thuộc Pháp mở mỏ khai thác than Cẩm phả. Cùng với Hòn Gai, Cẩm Phả là nơi tập trung sớm nhất, đông đảo nhất những thanh niên nông dân ra làm phu mỏ.Nên đây là cái nôi ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam. Bị bọn thực dân bóc lột, đàn áp, công nhân mỏ liên tục đấu tranh. Năm 1928, Cẩm Phả là nơi đầu tiên ở Quảng Ninh thành lập Chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng Ðồng chí hội- tổ chức tiền thân của Ðảng Cộng sản. Chi bộ đã xuất bản tờ báo Than và ngày 7 tháng 11 năm 1929 đã tổ chức kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga. Cờ đỏ búa liềm được đảng viên Ngô Huy Tăng treo trên đỉnh cầu trục số 1 cảng Cửa Ông gây chấn động. Ðỉnh cao nhất của phong trào công nhân vùng mỏ là cuộc tổng đình công của hơn ba vạn thợ mỏ vào tháng 11 năm 1936, khởi đầu từ Cẩm Phả. Sau 8 ngày đoàn kết kiên cường chiến đấu, thợ mỏ Cẩm Phả buộc bọn chủ mỏ chịu nhượng bộ tăng lương, giảm giờ làm. Thắng lợi từ Cẩm Phẩ đã bùng lên cuộc đình công ở Hòn Gai rồi lan sang các hầm mỏ toàn tỉnh.

Trong cách mạng tháng Tám, ngày 27 tháng 9 năm 1945, chính quyền nhân dân Cẩm Phả, Cửa ông ra đời. Tháng 11 năm 1946, quân Pháp quay lại chiếm đóng, công nhân mỏ Cẩm Phả vừa đấu tranh chống phá việc vơ vét tài nguyên và vừa tiến hành chiến tranh du kích tiêu diệt địch. Quân Pháp ra sức khủng bố, hàng trăm công nhân bị giết hại, điển hình là vụ chúng bắt giữ năm nữ du kích tra khảo tàn nhẫn rồi đem cho vào bao tải ném xuống Vũng Ðục. Ngày 22 tháng 4 năm 1955, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cửa Ông, Cửa ông- thị xã Cẩm Phả được hoàn toàn giải phóng.

Trong hai lần Mỹ dùng máy bay bắn phá miền Bắc thì thị xã Cẩm Phả và đặc biệt nhất là Cửa Ông bị máy bay Mỹ huỷ diệt. Bởi đây là khu vực có cảng biển (nơi chúng ta nhận tiếp tế hàng từ nước ngoài vào) và là khu cơ sở công nghiệp của đất nước. Hầu như ngày đêm nào cũng có tiếng đạn bom. Tôi nhớ nhất là 16 giờ chiều,ngày 10 tháng 5 năm 1972, khi vừa nấu cơm xong, chờ ba mẹ đi làm về thì máy bay áo đến bắn phá dữ dội. Bom đạn cày xới khắp nơi, tiếng gào rú của máy bay, tiếng bom và đạn của các lực lượng phòng không bắn trả dữ dội inh tai nhức óc… khi chúng rút chạy, ra khỏi hầm trước mắt tôi là một cảnh tượng kinh hoàng, khói lửa ngập tràn, cây cối đổ nát, nhà cửa tan hoang, tiếng người kêu khóc nghe buốt tim can, rồi cảnh đào bới trong đống hoang tàn tìm người thân…Và ngay đêm đó, chúng tôi lên xe đi vào rừng sơ tán. Mọi người đều đi vào trong các khu vực rừng núi dựng nhà, làm hầm, dựng trường học mới…Bệnh viện Cẩm Phả được đưa vào hang đá Km6 và nhiều thiết bị máy móc của Nhà máy cơ khí Cẩm phả cũng vào trong hang đá, các mỏ than, đơn vị xây lắp, dịch vụ vừa sơ tán người, thiết bị tài sản nhưng vẫn không ngừng sản xuất… Những ngày tháng đó, Cẩm Phả đúng là một công trường và cũng là một chiến trường…

Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh. Chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu. Ngoài than, antimon ở Khe Sim- Dương Huy, đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng đều là những tài nguyên quí hiếm. Chính vì vậy mà kinh tế chủ yếu ở thị xã Cẩm Phả là sản xuất than. Ðây là trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và của cả nước. Ngoài các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy,Thống Nhất còn có những nhà máy cơ khí lớn, nhà máy sàng tuyển than và bến cảng, công ty địa chất và các xí nghiệp xây lắp, vận tải. Và hiện nay, người ta đang xây dựng một Nhà máy Xi măng Cẩm Phả, Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả và sau đó là Nhiệt điện Mông Dương, Cẩm Thịnh..Tất cả tạo nên một hệ thống sản xuất dịch vụ liên hoàn, một vùng công nghiệp sôi động. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thuộc kinh tế địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ so với than nhưng lại là những hậu cần tại chỗ rất quan trọng. Ngày nay Cẩm Phả đang cố gắng phát triển nhanh thương mại dịch vụ và các ngành may mặc, sản xuất kính, lắp ráp xe vận tải mỏ…

Thị xã Cẩm Phả còn có đất nông nghiệp khoảng 1.196ha, trong đó đất trồng rau màu và cấy lúa 434ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315ha. Cẩm Phả có 2 khu đất làm muối nhưng nay chỉ còn một khu và ngày càng thu hẹp. Ðất lâm nghiệp khá rộng, trong đó rừng tự nhiên 12.094. Xưa có nhiều lâm sản nay rừng đã kiệt quệ. Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp.

Cẩm Phả có cảng Cửa Ông là cảng nước sâu và một số cảng nhỏ chuyên dùng cho ngành than như cụm cảng Km6, Cầu 20, Khe Dây,Cẩm Y, Cái Món…hiện nay các cảng này thuộc một số công ty và đơn vị của ngành than nhưng thực chất là một số “ông chủ” đã được chia nhỏ các cảng này ra để đầu tư, quản lý và thu phí “bốc rót”. Ngoài ra Cẩm Phả còn có bến tàu khách Cẩm Phả và bến Cửa Ông, trước kia hàng ngày có tàu khách đi thành phố Hạ Long, Hải Phòng nhưng giờ thì chẳng có ai đi tầu cả hay sao mà hàng ngày chúng ta được nhìn thấy tầu cánh ngầm chạy xuyên qua Cẩm Phả chứ không dừng. Các bên tầu này trở thành bến tầu cho tầu du lịch của tư nhân đưa đón khách thăm Vịnh và các tầu của ngư dân ra vào mua bán hàng tiêu dùng, trao đổi hàng hóa.

Vịnh Bái Tử Long đẹp chẳng khác gì Vịnh Hạ Long nổi tiếng. Đi trên Vịnh, không ai phân biệt được đâu là hai vịnh này. Hai vịnh nằm kề nhau, có cấu trúc địa lý và hệ sinh vật như nhau. Khác nhau có mỗi cái “thương hiệu” thế là một bên được đề cử vào 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới còn một bên thì nếu hỏi 80 triệu dân Việt Nam thì chắc là có 13 vạn “dân Cẩm Phả” là biết thôi. Thế mới biết giá trị của hai chữ “thương hiệu” và thương thay cho cái Vịnh Bái Tử Long xinh đẹp này. Tôi đã cố gắng cập nhật một số ảnh và thông tin của Bái Tử Long cũng như Cẩm Phả trên Goole Earth và tiếp theo sẽ là Wikipedia, mong các bạn Cẩm Phả hay chung tay góp sức nhé.

Cẩm Phả có hơn 13 vạn người (như thành phố Hạ Long). Dân Cẩm Phả hầu hết là người Kinh ( 95,2%), còn lại đáng kể là người Sán Dìu (3,9%). Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ vùng bằng Bắc Bộ. Dân số Cẩm Phả có một tỷ lệ không bình thường là nam đông hơn nữ. Người Cẩm Phả đa phần là người tứ xứ, Cẩm Phả không có “điệu hò” nào của mình, không có “Ông Tổ” nào và cũng chẳng có nét văn hóa riêng có nào cả. Đó cũng là cái tốt vì các cuộc “chiến tranh quyền lực” đỡ căng thẳng và khốc liệt hơn, các đám cưới hỏi, ma chay thì nhà chủ làm thế nào tùy thích chẳng ai kêu đúng sai gì về mặt thủ tục… nhưng cái xấu thì cũng chẳng kém phần “long trọng”. Cái chung sức chung lòng vì một “ngày mai” ở Cẩm Phả không có. Bác nào kha khá một tý mang tiền đi Hà Nội, Hạ Long… xây nhà, nhiều đến nỗi trên Hà Nội người ta gọi Phố “Than” hay vì “yêu” thủ đô nên xe ô tô Cẩm Phả- Hà Nội trung bình 5-7 phút là có một chuyến. Đời ông này ông kia cũng lo cho cái của “chúng ta” trong mức “hữu hạn”. Con đường trước cửa Ủy ban đâm thẳng vào tòa nhà (chẳng sợ gì phong thủy) được coi là con đường đẹp nhất thị xã vì duy nhất có đường một chiều và trồng nhiều hoa sữa (đến đau đầu) thì bẩn thôi rồi. Các ô cỏ thành chỗ đổ rác và khu chứa vật liệu của nhân dân; Khu công viên Bên Do gìờ chẳng ai gọi công viên. Cái hồ duy nhất trọng thị xã thành “bể tự hoại” của các quán bia hơi; Cả thị xã có hơn 50 km bờ biển, bên Vịnh không có một chỗ nào được gọi là bãi tắm; Hàng năm số học sinh Cẩm Phả đi học đại học trong nước và cả ở nước ngoài hàng vài trăm bạn nhưng hầu như chẳng có ai quay lại Cẩm Phả làm việc; Chiều, sáng mùa khô Cẩm Phả như Sapa vì …bụi và bụi đến nỗi ra đường đâu mấy ai dám mặc áo trắng, còn các trường học của thị xã mấy năm nay “loay hoay” thay đổi đồng phục của học sinh cho phù hợp với… cảnh quan…

Về hành chính thì Cẩm Phả có các phường ( tính từ tây sang đông)là Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm thuỷ, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Tây, Cẩm Ðông, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cửa Ông, Mông Dương và các xã Dương Huy, Cộng Hoà, Cẩm Hải. Lẩm cẩm! Đọc tên phường xã mồm méo như đọc tiếng Anh. Khoảng những năm 80, không rõ “đời” bác nào chủ tịch đổi các tên phường của Hồng Gai đều có chữ “Hồng” còn Cẩm Phả đều có chữ “Cẩm” nên mới có cái “vụ” tên kỳ như vậy. ( Thà cứ tên là “mẹt” như ở quê mà gọi cho dễ nhớ lại bày đặt ra thành phố cứ “Lan với chả Phượng” bố ai con nhà nào). Bao nhiêu cái tên cũ từ đó biến mất, người đi xa muốn tìm về thì “biết lần nơi mô”. Và chính có cái chữ “Cẩm” đứng đầu đó mà người ta (nhân dân) tự đặt cho cái nghĩa trang của thị xã là “Cẩm Địa” theo đúng tinh thần nghị quyết của “lãnh đạo”.

Lớp trẻ Cẩm Phả là những con người nồng nàn và chân thực. Họ sống và yêu cũng hết mình. Bởi vậy khi đi thoát ly, họ thường được bạn bè chấp nhận về những đức tính đáng quý đó. Trước đây không rõ từ đâu mà có câu: “Gái Hòn Gai, trai Cẩm Phả” nhưng nghe nói cũng xuất phát từ chịu chơi. Họ có thể vì bạn bè tiêu cả cái số tiền mà họ không có đủ. Khi đi ăn sáng chẳng hạn, có khi quay ra bạn trả tiền ăn thì đã có ai trong số những người quen bạn khi này bạn gật đầu chào họ đã trả cho rồi. Cũng bất tiện, nhưng đành chấp nhận. Con trai, con gái không “nghiêng thùng đổ nước” nhưng đẹp khá đồng đều. Chỉ mỗi tội con trai hơi “máu”, gặp chuyện không hay thì rút ngay kiếm ra phân giải (dạo này cũng đã bị dẹp đỡ rồi) và cũng thích đua đòi cho nên tỷ lệ các bạn dính “kim tiêm” hơi bị cao. Chuyện nghiện ngập trước đây đúng là “đại họa” mà nguyên nhân chính là do các bạn này không nhận được sự tác hại của ma túy lại thêm tính “cộng đồng” hơi bị cao, cùng với điều kiện sống của các gia đình cũng tương đối nên các bạn ấy đua đòi “thưởng thức”. Có câu chuyện buồn là: Tôi biết rõ vì có cậu này từ nhỏ, sống hiền lành chịu khó, học xong, đi làm lái xe mãi mà chưa cưới vợ mặc dù có cô bạn gái đẹp lắm và gia đình có điều kiện. Đùng cái cậu ruồng rẫy người yêu và lao vào làm việc một cách kinh khủng, sống tốt với mọi người một cách lạ thường. Thế rồi cậu ta tự tử chết để lại lời tạ lỗi và chẳng ai phải vất vả vì mình. Hóa ra cậu “dính” mà không ai biết, cậu ta muốn giải phóng bạn gái, hôm cưới bạn gái này cậu vui như chưa bao giờ được vui, cậu ta hối hận với mọi người và gia đình, cậu muốn dành tất cả vốn thời gian quý báu của đời mình để làm vui cho người khác. Còn có chuyện vui là: cô gái bị mẹ cha phản đối chuyện cưới xin do… “bèo có bọ”, cô gái trả lời là chàng không nghiện thế là cô đã được toại nguyện vì biết tìm đâu chàng trai không nghiện bây giờ. Vào mùa rét là mùa các cụ hay ra đi và cụ già ra đi thì ít mà “cụ trẻ” ôm vòng “nguyệt quế trắng tinh” ra đi thì nhiều. Trước đây nhà xe Lê Vừng chuyên chở các “cụ” đi Hải Phòng thiêu giờ có Nhà hỏa táng An Lạc Viên thì các “cụ” không còn là mấy. Các cô gái Cẩm Phả nhìn chẳng khác gì dân Hà Nội, Hải Phòng. Được cái thời giao lưu văn hóa và bản tính hay đến với cái mới mà nhiều Shop ở đây luôn được đặt hàng những đò thuộc “mốt” nhất thủ đô. Tưởng con gái đất mỏ, đất biển vai to da đen nhưng mảnh dẻ và trắng trẻo xinh gái. Họ thuộc diện “nhạc gì cũng nhảy” nghĩa là sống kiểu gì cũng được. Bạn tốt thì sống tốt, bạn xấu thì “tha gì”. Nhiều chàng trai xứ khác đến đây lập nghiệp lúc đầu thì mê tít các cô nhưng yêu lâu lâu thì thấy “sợ” vì cái chất của họ.Họ bình luận con gái nơi đây không có ai hiền! Nghe tội cho họ chưa? Thực ra họ chưa hiểu về họ mà thôi. Đã yêu rồi họ họ sẽ tất cả vì bạn để chung xây tổ ấm. Có thể cái chất ngang ngang, ương ương và sẵn sàng “ tương lại” ấy của họ đã làm giảm đi phần nào cái tính e thẹn dịu dàng của người con gái nhưng, trong cuộc sống khá phức tạp này bạn lại có thể thêm một “chiến sỹ” để bảo vệ mình và gia đình mình. Hoặc giả bạn thấy bạn gái mình uống rượu như một “chuyên gia” mà tưởng rằng “tốn rượu”, lúc họ uống để “khẳng định” mình thế thôi chứ hàng năm không động đến một tí tỳ ti gọi là bia rượu… Những nhận định đó là hoàn toàn có thực và được kiểm chứng. Tôi nói không sợ con gái nơi đây ế chồng đâu vì con gái nơi đây “hơi bị hiếm” hơn, lại xinh đẹ. Bằng chứng là các cô gái từ nơi này ra đi đã là những người vợ lý tưởng của bao gia đình khắp nơi.

Nói về ăn thì Cẩm Phả là vùng đất có nhiều đồ ăn ngon. Đồ rừng trong Hoành Bồ, Tiên Yên và các vùng núi khác mang đến. Đồ biển thì nhất rồi. Ăn đồ biển ở Cẩm Phả nói riêng và Quảng Ninh nói chung thì cả nước không đâu ngon bằng. Điều này do chính tôi nhận thấy và nhiều người nói. Họ nói do vùng biển này có núi đá, Vịnh sâu phù du phong phú nên tôm cá ngon hơn. Ăn đồ biển thì uống rượu ngán (Sakê ngán) thì chỉ có nhất. Nếu ai đã uống một lần thì mãi không quên. Hãy cứ đến Nhà hàng Quảng Hiền chỗ Cẩm Sơn hay như Trung Ngà, Thảo Ly hoặc các quán đồ biển khác bạn tự đánh giá và kiểm nghiệm. Nếu khách lạ, thích không khí đặc trưng chút và nếu bạn có thời gian thì bạn nên ra bè (Cầu Vân Đồn- Cửa Ông) hoặc khu Bên Do cũng được. Ngoài ra đồ ăn khác từ mớ rau, con lợn, con gà… ở Cẩm Phả đều mang từ các tỉnh thành khác mang đến thì cũng chẳng có gì nhiều đáng nói. Chợ Địa chất đêm đêm tiếp nhận bao xe hàng mà phần nhiều là xe chở lương thực, thực phẩm để cung cấp cho cái thị xã công nghiệp này.

Về chơi thi ở đây chẳng có nhiều chỗ chơi tốt lắm. Có 2 sân vận động thì thỉnh thoảng dành cho đá giải. Mấy sân Cọc Sáu, Cao Sơn, Trung tâm thì đá vô tư. Cầu lông thì khắp nơi chỉ lưu ý chọn sân ít gió, tenis thì có chỗ Khách sạn Vân Long, Cầu Ba Toa, Cửa Ông và một số sân của các đơn vị Đông Bắc.Đến mấy sân này thấy nhiều xe ô đẹp còn người đánh thì trông cứ như “tập thể dục” vì dân toàn mới chơi theo kiểu “phong trào”. Về đêm đông vui thì xuống Bến Do, Karaoke, chọc Biard , Massage hoặc ra bờ biển ngồi hóng mát. Khu này lành mạnh đấy, chỉ cần bạn tránh xa cái vụ đánh nhau xảy ra (thi thoảng cũng có ở bất cứ đâu có rượu).

Về “thế giới đại gia” thì Cẩm Phả có lẽ cũng có tên có tuổi. Nhìn mác xe ô tô chạy ngoài đường thì thấy. Có anh “Trung con” có con xe nghe đâu hơn 400 ngàn. Anh này làm giám đốc công ty tư nhân vừa làm than, có cảng, có nhà máy kính… Người ta nhắc đến anh này chủ yếu ở chuyện Xây nhà hỏa táng An Lạc Viên đẹp hơn cả Đài Hóa thân Hoàn vũ Hà Nội (nghe đâu khoảng 5-6 mươi tỷ đồng) hay chuyện anh ly dị cô vợ mất vài chục tỷ để cưới ca sỹ Hồng Hải đang dính vụ PM18 đầy tai tiếng ... Ngoài ra Cẩm Phả có các anh tên Long đều làm ăn được: Nào Long “đất”, Long “Đàm”, Long "Quảng", Long “đầu bằng”, Long “Yến”, rồi các anh không là Long cũng làm ăn rất tài như Chiến Mến, Vi Châu,Minh Ba Tê, Khoa Dụ, Anh chị em nhà Liễu Trầu, Kính Trầu, Hòa “Đại nhân”, Vinh “Chén”, Hiệp “Thăng Long”, Vinh Tuấn, Quang Gù, Tuấn Tuyển,Trung Lý, Thủy Phan, Nghĩa Chính, Bình Tuy, Trung Phương, Hùng Xoăn, Bình Điền v.v… nhiều khó kể hết trong thế giới làm than do, kinh doanh vận tải… cũng là những người có “đôi bàn tay vĩ đại”. Hình như thấy ai có xe gì đẹp là các anh ấy”hai ba” đồng loạt thay xe. Nhưng khác với đất Hà Thành hay Anh Hai Sài Gòn các anh này cứ chơi xe giống nhau mới lạ. À mà có vậy mới là quê tôi. Đầu tiên anh nào chơi Ford Ranger, rồi sang Everest, đầu năm nay là CAP, chưa kịp khám đăng kiểm lại đua nhau chuyển sang Mec X5, Lexes, Audi… Sơ sơ vậy thôi chưa kể hết tên các bác được và không thể kể được các bác “sáng xách cặp đi, chiều xách cặp về” mà trong cặp tài liệu thì ít mà đồng bạc thì nhiều này. Các bác này thì “trật tự” lắm và “dấu mình” ghê lắm. Các bác này chỉ sợ mỗi tiền đổ bẹp thân thôi...

Tản mạn đôi dòng về Cẩm Phả. về đất đai, con người và những cảm nhận riêng tư. Cẩm Phả, một vùng đất đang cần được khơi dậy.

nguồn
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

Mod am hiểu về điều kiện tự nhiên, địa lý xã hội, dân số con người của Cẩm Phả quá nhỉ?:)) Nhưng mà vẫn còn thấy thiếu thiếu cái vụ khoáng nóng đấy bác nhé.:))
 
Chỉnh sửa lần cuối:

hai72

HD-1080i
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

Cẩm Phả - Đôi dòng tản mạn

Thị xã Cẩm Phả thân yêu có thể được coi là quê hương thứ 2 của tôi. Dù không sinh ra ở đây, nhưng từ nhiều năm tôi gắn bó với mảnh đất này. Và cũng chính nơi đây, tôi đã yêu người con gái của mình và lập riêng cho mình một tổ ấm nho nhỏ. Các con của chúng tôi đã sinh ra và lớn lên từ nơi này. Giờ đây và mai sau, chúng có thể đi xa, bay xa nhưng chắc hẳn chúng cũng như bao người khác, Cẩm Phả là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi cất tiếng khóc chào đời, là nơi nuôi chúng ta lớn khôn… Cẩm Phả đã là quê hương thứ 2 với tôi như vậy đó.

Cẩm Phả cách Hà Nội khoảng 170 km về phía đông bắc và cách thành phố Hạ Long 30km. Phía bắc giáp huyện Ba Chẽ, đông giáp huyện Vân Ðồn, tây giáp huyện Hoành Bồ. Phía nam là biển Đông.

Thị xã Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.633ha. Ðịa hình núi non, diện tích núi chiếm 55,4% diện tích ( trong đó núi đá chiếm tới 2590ha. Núi cao nhất ở Quang Hanh), vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,1% và vùng ven biển chiếm 13,3%. Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo, phần lớn là đảo đá vôi chính là vùng vịnh Bái Tử Long xinh đẹp.

Quốc lộ 18A từ thành phố Hạ Long qua Đèo Bụt chạy suốt lòng thị xã đến cực đông là cầu Ba Chẽ. Ðoạn đường 65km này trở thành trục giao thông chính của Cẩm Phả. Đến đến Km6 thì có đường 18A mới chạy vòng ra ngoài thị xã, nhập lại đường cũ ở chỗ Cẩm Đông và đến Cầu 20 có tuyến tránh đi vào khu hồ Baza và nhập lại đường 18 gần khu 9 Cửa Ông. Ngoài ra có đường 326 thường gọi là đường 18B từ Ngã Hai đến Mông Dương chạy ở phía tây dài 25 km chủ yếu dùng cho lâm nghiệp và vận tải mỏ. Đường này giờ khó đi vì mấy năm qua, xe chạy than “thổ phỉ” đã làm hỏng nhiều chỗ trên đoạn đường này.

Theo như các tài liệu được ghi chép lại là vào đầu thế kỷ 19, Cẩm Phả là một xã thuộc tổng Hà Môn châu TiênYên. Từ năm 1884, Cẩm Phả nằm trong vùng chiếm đoạt ( theo văn tự bán đất của triều Ðình Huế) của Công ty than Bắc Kỳ thuộc Pháp (S.F.C.T). Ðến đầu thế kỷ 20, Cẩm Phả là một tổng thuộc huyện Hoành Bồ, gồm 8 xã và phố: xã Cẩm Phả, xã Ðại Lộc, phố Hà Lâm( sau quen gọi theo tiếng hoa là Hà Lầm), phố Mông Dương, phố Ngã Hai, xã Quang Hanh, phố Vạn Hoa. Năm 1936, Pháp lập châu Hà Tu ( trong đó có tổng Cẩm Phả). Châu Hà Tu tách khỏi huyện Hoành Bồ trực thuộc tỉnh Quảng Yên. Năm 1940, bỏ châu Hà Tu lập châu Cẩm Phả. Châu Cẩm Phả gồm phần phía đông huyện Hoành Bồ, phần lớn huyện Ba Chẽ, đảo Cái Bầu ( Vân Ðồn). Sau Cách mạng tháng tám năm 1945 thì Cẩm Phả và Cửa Ông trực thuộc khu đặc biệt Hòn Gai. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hai thị xã Cẩm Phả, Cửa Ông hợp thành liên thị xã. Ngày 12 tháng 11 năm 1956, thị xã Cẩm Phả chính thức thành lập trực thuộc khu Hồng Quảng và đến sau này khi thành lập tỉnh Quảng Ninh ( Hồng Quảng+Hải Ninh) thì thị xã Cẩm Phả là một trong bốn thị xã đầu tiên của tỉnh.

Trong lịch sử, Cẩm Phả là vùng cửa ngõ hiểm yếu ghi dấu ấn nhiều chiến công giữ nước. Các Ðoàn binh thuyền xâm lược từ phương bắc vào sông Bạch Ðằng đều phải qua vùng biển Bái Tử Long- Hạ Long. Ngoài ra là các toán giặc cướp tràn qua biên giới hoặc từ bờ biển đổ bộ lên đã bị chặn đánh ở nơi này . Chiến công đánh đuổi giặc của Hoàng Cần và sứ mệnh trấn ải của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng vẫn được truyền tụng như những huyền thoại. Cửa Suốt trở thành cửa Ðức Ông và sau thành tên Cửa Ông là vì vậy. Cũng do vị trí hiểm yếu, nhà Mạc đã xây thành Cẩm Phả (ở khu vực Công ty cơ khí Trung tâm hiện nay).

Ðến thời Pháp xâm lược, giữa năm 1883, quân Pháp chiếm Cẩm Phả. Năm sau, ngày 26tháng 8 năm 1884, Phép ép triều đình Huế ký văn tự nhượng bán vùng Mỏ Hòn Gai- Cẩm Phả. Năm 1886, Công ty than Bắc Kỳ thuộc Pháp mở mỏ khai thác than Cẩm phả. Cùng với Hòn Gai, Cẩm Phả là nơi tập trung sớm nhất, đông đảo nhất những thanh niên nông dân ra làm phu mỏ.Nên đây là cái nôi ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam. Bị bọn thực dân bóc lột, đàn áp, công nhân mỏ liên tục đấu tranh. Năm 1928, Cẩm Phả là nơi đầu tiên ở Quảng Ninh thành lập Chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng Ðồng chí hội- tổ chức tiền thân của Ðảng Cộng sản. Chi bộ đã xuất bản tờ báo Than và ngày 7 tháng 11 năm 1929 đã tổ chức kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga. Cờ đỏ búa liềm được đảng viên Ngô Huy Tăng treo trên đỉnh cầu trục số 1 cảng Cửa Ông gây chấn động. Ðỉnh cao nhất của phong trào công nhân vùng mỏ là cuộc tổng đình công của hơn ba vạn thợ mỏ vào tháng 11 năm 1936, khởi đầu từ Cẩm Phả. Sau 8 ngày đoàn kết kiên cường chiến đấu, thợ mỏ Cẩm Phả buộc bọn chủ mỏ chịu nhượng bộ tăng lương, giảm giờ làm. Thắng lợi từ Cẩm Phẩ đã bùng lên cuộc đình công ở Hòn Gai rồi lan sang các hầm mỏ toàn tỉnh.

Trong cách mạng tháng Tám, ngày 27 tháng 9 năm 1945, chính quyền nhân dân Cẩm Phả, Cửa ông ra đời. Tháng 11 năm 1946, quân Pháp quay lại chiếm đóng, công nhân mỏ Cẩm Phả vừa đấu tranh chống phá việc vơ vét tài nguyên và vừa tiến hành chiến tranh du kích tiêu diệt địch. Quân Pháp ra sức khủng bố, hàng trăm công nhân bị giết hại, điển hình là vụ chúng bắt giữ năm nữ du kích tra khảo tàn nhẫn rồi đem cho vào bao tải ném xuống Vũng Ðục. Ngày 22 tháng 4 năm 1955, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cửa Ông, Cửa ông- thị xã Cẩm Phả được hoàn toàn giải phóng.

Trong hai lần Mỹ dùng máy bay bắn phá miền Bắc thì thị xã Cẩm Phả và đặc biệt nhất là Cửa Ông bị máy bay Mỹ huỷ diệt. Bởi đây là khu vực có cảng biển (nơi chúng ta nhận tiếp tế hàng từ nước ngoài vào) và là khu cơ sở công nghiệp của đất nước. Hầu như ngày đêm nào cũng có tiếng đạn bom. Tôi nhớ nhất là 16 giờ chiều,ngày 10 tháng 5 năm 1972, khi vừa nấu cơm xong, chờ ba mẹ đi làm về thì máy bay áo đến bắn phá dữ dội. Bom đạn cày xới khắp nơi, tiếng gào rú của máy bay, tiếng bom và đạn của các lực lượng phòng không bắn trả dữ dội inh tai nhức óc… khi chúng rút chạy, ra khỏi hầm trước mắt tôi là một cảnh tượng kinh hoàng, khói lửa ngập tràn, cây cối đổ nát, nhà cửa tan hoang, tiếng người kêu khóc nghe buốt tim can, rồi cảnh đào bới trong đống hoang tàn tìm người thân…Và ngay đêm đó, chúng tôi lên xe đi vào rừng sơ tán. Mọi người đều đi vào trong các khu vực rừng núi dựng nhà, làm hầm, dựng trường học mới…Bệnh viện Cẩm Phả được đưa vào hang đá Km6 và nhiều thiết bị máy móc của Nhà máy cơ khí Cẩm phả cũng vào trong hang đá, các mỏ than, đơn vị xây lắp, dịch vụ vừa sơ tán người, thiết bị tài sản nhưng vẫn không ngừng sản xuất… Những ngày tháng đó, Cẩm Phả đúng là một công trường và cũng là một chiến trường…

Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá. Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh. Chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu. Ngoài than, antimon ở Khe Sim- Dương Huy, đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng đều là những tài nguyên quí hiếm. Chính vì vậy mà kinh tế chủ yếu ở thị xã Cẩm Phả là sản xuất than. Ðây là trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và của cả nước. Ngoài các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy,Thống Nhất còn có những nhà máy cơ khí lớn, nhà máy sàng tuyển than và bến cảng, công ty địa chất và các xí nghiệp xây lắp, vận tải. Và hiện nay, người ta đang xây dựng một Nhà máy Xi măng Cẩm Phả, Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả và sau đó là Nhiệt điện Mông Dương, Cẩm Thịnh..Tất cả tạo nên một hệ thống sản xuất dịch vụ liên hoàn, một vùng công nghiệp sôi động. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thuộc kinh tế địa phương chiếm tỷ trọng nhỏ so với than nhưng lại là những hậu cần tại chỗ rất quan trọng. Ngày nay Cẩm Phả đang cố gắng phát triển nhanh thương mại dịch vụ và các ngành may mặc, sản xuất kính, lắp ráp xe vận tải mỏ…

Thị xã Cẩm Phả còn có đất nông nghiệp khoảng 1.196ha, trong đó đất trồng rau màu và cấy lúa 434ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315ha. Cẩm Phả có 2 khu đất làm muối nhưng nay chỉ còn một khu và ngày càng thu hẹp. Ðất lâm nghiệp khá rộng, trong đó rừng tự nhiên 12.094. Xưa có nhiều lâm sản nay rừng đã kiệt quệ. Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp.

Cẩm Phả có cảng Cửa Ông là cảng nước sâu và một số cảng nhỏ chuyên dùng cho ngành than như cụm cảng Km6, Cầu 20, Khe Dây,Cẩm Y, Cái Món…hiện nay các cảng này thuộc một số công ty và đơn vị của ngành than nhưng thực chất là một số “ông chủ” đã được chia nhỏ các cảng này ra để đầu tư, quản lý và thu phí “bốc rót”. Ngoài ra Cẩm Phả còn có bến tàu khách Cẩm Phả và bến Cửa Ông, trước kia hàng ngày có tàu khách đi thành phố Hạ Long, Hải Phòng nhưng giờ thì chẳng có ai đi tầu cả hay sao mà hàng ngày chúng ta được nhìn thấy tầu cánh ngầm chạy xuyên qua Cẩm Phả chứ không dừng. Các bên tầu này trở thành bến tầu cho tầu du lịch của tư nhân đưa đón khách thăm Vịnh và các tầu của ngư dân ra vào mua bán hàng tiêu dùng, trao đổi hàng hóa.

Vịnh Bái Tử Long đẹp chẳng khác gì Vịnh Hạ Long nổi tiếng. Đi trên Vịnh, không ai phân biệt được đâu là hai vịnh này. Hai vịnh nằm kề nhau, có cấu trúc địa lý và hệ sinh vật như nhau. Khác nhau có mỗi cái “thương hiệu” thế là một bên được đề cử vào 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới còn một bên thì nếu hỏi 80 triệu dân Việt Nam thì chắc là có 13 vạn “dân Cẩm Phả” là biết thôi. Thế mới biết giá trị của hai chữ “thương hiệu” và thương thay cho cái Vịnh Bái Tử Long xinh đẹp này. Tôi đã cố gắng cập nhật một số ảnh và thông tin của Bái Tử Long cũng như Cẩm Phả trên Goole Earth và tiếp theo sẽ là Wikipedia, mong các bạn Cẩm Phả hay chung tay góp sức nhé.

Cẩm Phả có hơn 13 vạn người (như thành phố Hạ Long). Dân Cẩm Phả hầu hết là người Kinh ( 95,2%), còn lại đáng kể là người Sán Dìu (3,9%). Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ vùng bằng Bắc Bộ. Dân số Cẩm Phả có một tỷ lệ không bình thường là nam đông hơn nữ. Người Cẩm Phả đa phần là người tứ xứ, Cẩm Phả không có “điệu hò” nào của mình, không có “Ông Tổ” nào và cũng chẳng có nét văn hóa riêng có nào cả. Đó cũng là cái tốt vì các cuộc “chiến tranh quyền lực” đỡ căng thẳng và khốc liệt hơn, các đám cưới hỏi, ma chay thì nhà chủ làm thế nào tùy thích chẳng ai kêu đúng sai gì về mặt thủ tục… nhưng cái xấu thì cũng chẳng kém phần “long trọng”. Cái chung sức chung lòng vì một “ngày mai” ở Cẩm Phả không có. Bác nào kha khá một tý mang tiền đi Hà Nội, Hạ Long… xây nhà, nhiều đến nỗi trên Hà Nội người ta gọi Phố “Than” hay vì “yêu” thủ đô nên xe ô tô Cẩm Phả- Hà Nội trung bình 5-7 phút là có một chuyến. Đời ông này ông kia cũng lo cho cái của “chúng ta” trong mức “hữu hạn”. Con đường trước cửa Ủy ban đâm thẳng vào tòa nhà (chẳng sợ gì phong thủy) được coi là con đường đẹp nhất thị xã vì duy nhất có đường một chiều và trồng nhiều hoa sữa (đến đau đầu) thì bẩn thôi rồi. Các ô cỏ thành chỗ đổ rác và khu chứa vật liệu của nhân dân; Khu công viên Bên Do gìờ chẳng ai gọi công viên. Cái hồ duy nhất trọng thị xã thành “bể tự hoại” của các quán bia hơi; Cả thị xã có hơn 50 km bờ biển, bên Vịnh không có một chỗ nào được gọi là bãi tắm; Hàng năm số học sinh Cẩm Phả đi học đại học trong nước và cả ở nước ngoài hàng vài trăm bạn nhưng hầu như chẳng có ai quay lại Cẩm Phả làm việc; Chiều, sáng mùa khô Cẩm Phả như Sapa vì …bụi và bụi đến nỗi ra đường đâu mấy ai dám mặc áo trắng, còn các trường học của thị xã mấy năm nay “loay hoay” thay đổi đồng phục của học sinh cho phù hợp với… cảnh quan…

Về hành chính thì Cẩm Phả có các phường ( tính từ tây sang đông)là Quang Hanh, Cẩm Thạch, Cẩm thuỷ, Cẩm Trung, Cẩm Thành, Cẩm Tây, Cẩm Ðông, Cẩm Phú, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cửa Ông, Mông Dương và các xã Dương Huy, Cộng Hoà, Cẩm Hải. Lẩm cẩm! Đọc tên phường xã mồm méo như đọc tiếng Anh. Khoảng những năm 80, không rõ “đời” bác nào chủ tịch đổi các tên phường của Hồng Gai đều có chữ “Hồng” còn Cẩm Phả đều có chữ “Cẩm” nên mới có cái “vụ” tên kỳ như vậy. ( Thà cứ tên là “mẹt” như ở quê mà gọi cho dễ nhớ lại bày đặt ra thành phố cứ “Lan với chả Phượng” bố ai con nhà nào). Bao nhiêu cái tên cũ từ đó biến mất, người đi xa muốn tìm về thì “biết lần nơi mô”. Và chính có cái chữ “Cẩm” đứng đầu đó mà người ta (nhân dân) tự đặt cho cái nghĩa trang của thị xã là “Cẩm Địa” theo đúng tinh thần nghị quyết của “lãnh đạo”.

Lớp trẻ Cẩm Phả là những con người nồng nàn và chân thực. Họ sống và yêu cũng hết mình. Bởi vậy khi đi thoát ly, họ thường được bạn bè chấp nhận về những đức tính đáng quý đó. Trước đây không rõ từ đâu mà có câu: “Gái Hòn Gai, trai Cẩm Phả” nhưng nghe nói cũng xuất phát từ chịu chơi. Họ có thể vì bạn bè tiêu cả cái số tiền mà họ không có đủ. Khi đi ăn sáng chẳng hạn, có khi quay ra bạn trả tiền ăn thì đã có ai trong số những người quen bạn khi này bạn gật đầu chào họ đã trả cho rồi. Cũng bất tiện, nhưng đành chấp nhận. Con trai, con gái không “nghiêng thùng đổ nước” nhưng đẹp khá đồng đều. Chỉ mỗi tội con trai hơi “máu”, gặp chuyện không hay thì rút ngay kiếm ra phân giải (dạo này cũng đã bị dẹp đỡ rồi) và cũng thích đua đòi cho nên tỷ lệ các bạn dính “kim tiêm” hơi bị cao. Chuyện nghiện ngập trước đây đúng là “đại họa” mà nguyên nhân chính là do các bạn này không nhận được sự tác hại của ma túy lại thêm tính “cộng đồng” hơi bị cao, cùng với điều kiện sống của các gia đình cũng tương đối nên các bạn ấy đua đòi “thưởng thức”. Có câu chuyện buồn là: Tôi biết rõ vì có cậu này từ nhỏ, sống hiền lành chịu khó, học xong, đi làm lái xe mãi mà chưa cưới vợ mặc dù có cô bạn gái đẹp lắm và gia đình có điều kiện. Đùng cái cậu ruồng rẫy người yêu và lao vào làm việc một cách kinh khủng, sống tốt với mọi người một cách lạ thường. Thế rồi cậu ta tự tử chết để lại lời tạ lỗi và chẳng ai phải vất vả vì mình. Hóa ra cậu “dính” mà không ai biết, cậu ta muốn giải phóng bạn gái, hôm cưới bạn gái này cậu vui như chưa bao giờ được vui, cậu ta hối hận với mọi người và gia đình, cậu muốn dành tất cả vốn thời gian quý báu của đời mình để làm vui cho người khác. Còn có chuyện vui là: cô gái bị mẹ cha phản đối chuyện cưới xin do… “bèo có bọ”, cô gái trả lời là chàng không nghiện thế là cô đã được toại nguyện vì biết tìm đâu chàng trai không nghiện bây giờ. Vào mùa rét là mùa các cụ hay ra đi và cụ già ra đi thì ít mà “cụ trẻ” ôm vòng “nguyệt quế trắng tinh” ra đi thì nhiều. Trước đây nhà xe Lê Vừng chuyên chở các “cụ” đi Hải Phòng thiêu giờ có Nhà hỏa táng An Lạc Viên thì các “cụ” không còn là mấy. Các cô gái Cẩm Phả nhìn chẳng khác gì dân Hà Nội, Hải Phòng. Được cái thời giao lưu văn hóa và bản tính hay đến với cái mới mà nhiều Shop ở đây luôn được đặt hàng những đò thuộc “mốt” nhất thủ đô. Tưởng con gái đất mỏ, đất biển vai to da đen nhưng mảnh dẻ và trắng trẻo xinh gái. Họ thuộc diện “nhạc gì cũng nhảy” nghĩa là sống kiểu gì cũng được. Bạn tốt thì sống tốt, bạn xấu thì “tha gì”. Nhiều chàng trai xứ khác đến đây lập nghiệp lúc đầu thì mê tít các cô nhưng yêu lâu lâu thì thấy “sợ” vì cái chất của họ.Họ bình luận con gái nơi đây không có ai hiền! Nghe tội cho họ chưa? Thực ra họ chưa hiểu về họ mà thôi. Đã yêu rồi họ họ sẽ tất cả vì bạn để chung xây tổ ấm. Có thể cái chất ngang ngang, ương ương và sẵn sàng “ tương lại” ấy của họ đã làm giảm đi phần nào cái tính e thẹn dịu dàng của người con gái nhưng, trong cuộc sống khá phức tạp này bạn lại có thể thêm một “chiến sỹ” để bảo vệ mình và gia đình mình. Hoặc giả bạn thấy bạn gái mình uống rượu như một “chuyên gia” mà tưởng rằng “tốn rượu”, lúc họ uống để “khẳng định” mình thế thôi chứ hàng năm không động đến một tí tỳ ti gọi là bia rượu… Những nhận định đó là hoàn toàn có thực và được kiểm chứng. Tôi nói không sợ con gái nơi đây ế chồng đâu vì con gái nơi đây “hơi bị hiếm” hơn, lại xinh đẹ. Bằng chứng là các cô gái từ nơi này ra đi đã là những người vợ lý tưởng của bao gia đình khắp nơi.

Nói về ăn thì Cẩm Phả là vùng đất có nhiều đồ ăn ngon. Đồ rừng trong Hoành Bồ, Tiên Yên và các vùng núi khác mang đến. Đồ biển thì nhất rồi. Ăn đồ biển ở Cẩm Phả nói riêng và Quảng Ninh nói chung thì cả nước không đâu ngon bằng. Điều này do chính tôi nhận thấy và nhiều người nói. Họ nói do vùng biển này có núi đá, Vịnh sâu phù du phong phú nên tôm cá ngon hơn. Ăn đồ biển thì uống rượu ngán (Sakê ngán) thì chỉ có nhất. Nếu ai đã uống một lần thì mãi không quên. Hãy cứ đến Nhà hàng Quảng Hiền chỗ Cẩm Sơn hay như Trung Ngà, Thảo Ly hoặc các quán đồ biển khác bạn tự đánh giá và kiểm nghiệm. Nếu khách lạ, thích không khí đặc trưng chút và nếu bạn có thời gian thì bạn nên ra bè (Cầu Vân Đồn- Cửa Ông) hoặc khu Bên Do cũng được. Ngoài ra đồ ăn khác từ mớ rau, con lợn, con gà… ở Cẩm Phả đều mang từ các tỉnh thành khác mang đến thì cũng chẳng có gì nhiều đáng nói. Chợ Địa chất đêm đêm tiếp nhận bao xe hàng mà phần nhiều là xe chở lương thực, thực phẩm để cung cấp cho cái thị xã công nghiệp này.

Về chơi thi ở đây chẳng có nhiều chỗ chơi tốt lắm. Có 2 sân vận động thì thỉnh thoảng dành cho đá giải. Mấy sân Cọc Sáu, Cao Sơn, Trung tâm thì đá vô tư. Cầu lông thì khắp nơi chỉ lưu ý chọn sân ít gió, tenis thì có chỗ Khách sạn Vân Long, Cầu Ba Toa, Cửa Ông và một số sân của các đơn vị Đông Bắc.Đến mấy sân này thấy nhiều xe ô đẹp còn người đánh thì trông cứ như “tập thể dục” vì dân toàn mới chơi theo kiểu “phong trào”. Về đêm đông vui thì xuống Bến Do, Karaoke, chọc Biard , Massage hoặc ra bờ biển ngồi hóng mát. Khu này lành mạnh đấy, chỉ cần bạn tránh xa cái vụ đánh nhau xảy ra (thi thoảng cũng có ở bất cứ đâu có rượu).

Về “thế giới đại gia” thì Cẩm Phả có lẽ cũng có tên có tuổi. Nhìn mác xe ô tô chạy ngoài đường thì thấy. Có anh “Trung con” có con xe nghe đâu hơn 400 ngàn. Anh này làm giám đốc công ty tư nhân vừa làm than, có cảng, có nhà máy kính… Người ta nhắc đến anh này chủ yếu ở chuyện Xây nhà hỏa táng An Lạc Viên đẹp hơn cả Đài Hóa thân Hoàn vũ Hà Nội (nghe đâu khoảng 5-6 mươi tỷ đồng) hay chuyện anh ly dị cô vợ mất vài chục tỷ để cưới ca sỹ Hồng Hải đang dính vụ PM18 đầy tai tiếng ... Ngoài ra Cẩm Phả có các anh tên Long đều làm ăn được: Nào Long “đất”, Long “Đàm”, Long "Quảng", Long “đầu bằng”, Long “Yến”, rồi các anh không là Long cũng làm ăn rất tài như Chiến Mến, Vi Châu,Minh Ba Tê, Khoa Dụ, Anh chị em nhà Liễu Trầu, Kính Trầu, Hòa “Đại nhân”, Vinh “Chén”, Hiệp “Thăng Long”, Vinh Tuấn, Quang Gù, Tuấn Tuyển,Trung Lý, Thủy Phan, Nghĩa Chính, Bình Tuy, Trung Phương, Hùng Xoăn, Bình Điền v.v… nhiều khó kể hết trong thế giới làm than do, kinh doanh vận tải… cũng là những người có “đôi bàn tay vĩ đại”. Hình như thấy ai có xe gì đẹp là các anh ấy”hai ba” đồng loạt thay xe. Nhưng khác với đất Hà Thành hay Anh Hai Sài Gòn các anh này cứ chơi xe giống nhau mới lạ. À mà có vậy mới là quê tôi. Đầu tiên anh nào chơi Ford Ranger, rồi sang Everest, đầu năm nay là CAP, chưa kịp khám đăng kiểm lại đua nhau chuyển sang Mec X5, Lexes, Audi… Sơ sơ vậy thôi chưa kể hết tên các bác được và không thể kể được các bác “sáng xách cặp đi, chiều xách cặp về” mà trong cặp tài liệu thì ít mà đồng bạc thì nhiều này. Các bác này thì “trật tự” lắm và “dấu mình” ghê lắm. Các bác này chỉ sợ mỗi tiền đổ bẹp thân thôi...

Tản mạn đôi dòng về Cẩm Phả. về đất đai, con người và những cảm nhận riêng tư. Cẩm Phả, một vùng đất đang cần được khơi dậy.

nguồn

Bái phục bái phục. kinh Bác một li
 

hai72

HD-1080i
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

DAC ngon quá 8-X

Mà mấy cụ audio Cẩm Phả ko thấy chơi ampli đèn nhỉ ?
Mình thì ko hợp với ampli đèn rồi (Mấy cụ fan ampli đèn thông cảm nhá )
Quảng Ninh vừa được giải nhất cuộc thi vừa rồi bên VNAV đây cũng là niền tự hảo của tỉnh ta
Tuần trước ban tổ chức xuống QN chơi mấy ngày- ko biết có liên quan gì tới vụ .... này ko nhỉ :D
E cũng có chung lỗi niềm như bác ngay từ khi chưa thành lập hội E đã động viên AE có điều kiện thử chuyên sang chơi đèn nhưng chưa AE nào ủng hộ E cũng hơi buồn
 

dtungcp

Active Member
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

Mod am hiểu về điều kiện tự nhiên, địa lý xã hội, dân số con người của Cẩm Phả quá nhỉ?:)) Nhưng mà vẫn còn thấy thiếu thiếu cái vụ khoáng nóng đấy bác nhé.:))

mình thì mình nghĩ khác ý của HDCP chắc tieubaocaca muốn nhắc khéo tại sao tieubaocaca lại tên là Cẩm 8-}
-Phán bừa ko biết có phải ko X_X
 

dtungcp

Active Member
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

bac dtungcp ơi cho em địa chỉ đồng chí ráp ampli tuber ở QN,bác bí thư hán dang có dự án tậu ampli tuber đánh dải trên còn ampli tích hợp đánh dải dưới.

E cũng có chung lỗi niềm như bác ngay từ khi chưa thành lập hội E đã động viên AE có điều kiện thử chuyên sang chơi đèn nhưng chưa AE nào ủng hộ E cũng hơi buồn

ko biết bác bí thư bây giờ có nhà ko nhỉ xuống động viên bác ấy chơi đèn đóm xem thế nào :)>-
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

mình thì mình nghĩ khác ý của HDCP chắc tieubaocaca muốn nhắc khéo tại sao tieubaocaca lại tên là Cẩm 8-}
-Phán bừa ko biết có phải ko X_X

=))=))=))=))=))=))=))=))
 

hungaudio

Member
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

tối nay 7h30 mời các bác xuống nhà bác bí thư bàn về việc đèn đóm:-/
 

minhhaimdc

Well-Known Member
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

Dạo này bận quá, không tham dự với các bác được. [-(
Quảng Ninh - Hà Nội chạy chóng cả mẹt
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

Mod am hiểu về điều kiện tự nhiên, địa lý xã hội, dân số con người của Cẩm Phả quá nhỉ?:)) Nhưng mà vẫn còn thấy thiếu thiếu cái vụ khoáng nóng đấy bác nhé.:))

Bái phục bái phục. kinh Bác một li

mình thì mình nghĩ khác ý của HDCP chắc tieubaocaca muốn nhắc khéo tại sao tieubaocaca lại tên là Cẩm 8-}
-Phán bừa ko biết có phải ko X_X

Em có viết cái bài này đâu. Tại lang thang thấy nó hay nên em lôi về để anh em đọc vui thôi. Em có ghi rõ nguồn ở dưới mà:D
Còn em là dân Cẩm phả chính gốc mà. Sinh ra và lớn lên tại Cẩm Phả tới năm 18 tuổi. Hiện tại đang sống tại Hà Nội nhưng hộ khẩu và chứng minh thư vẫn Cẩm phả town :))
 

hungaudio

Member
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

bác tiểu bảo còn quên những xe đẹp của các đại gia cẩm phả tậu toàn biên số khủng của HN .một nửa đầu tứ quý HN nằm ở cẩm phả đấy..vài lời bổ xung..
 

Tieubaocaca

Active Member
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

bác tiểu bảo còn quên những xe đẹp của các đại gia cẩm phả tậu toàn biên số khủng của HN .một nửa đầu tứ quý HN nằm ở cẩm phả đấy..vài lời bổ xung..

Cho em hỏi nhờ các bác tí: Có 1 con xe Matiz, biển 14..6666. Có bác nào biết hiện tại nó nằm ở đâu không? Còn ở Cẩm Phả không hay di cư đến đâu rồi ạ?
 

HDCP

Super Moderators
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

Đang từ Audio chuyển sang xe ô tô bốn bánh rồi=)) Quay lại chủ đề chính đi Mod nhé
 

hai72

HD-1080i
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

Cho em hỏi nhờ các bác tí: Có 1 con xe Matiz, biển 14..6666. Có bác nào biết hiện tại nó nằm ở đâu không? Còn ở Cẩm Phả không hay di cư đến đâu rồi ạ?
Tình hình đèn đóm thế nào rối các bác
 

hungaudio

Member
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

báo cáo các bác kết quả cuộc họp đèn đóm tối nay không mấy khả quan .thứ nhất loa loa độ nhạy kém,thứ hai loa công xuất lớn 175w/8 om. vì vậy các bên và bác bí thư quết định cho em tannoy 638 đi ở với chủ mới . bác bí thư và các bên hơi tiếc tiếc nhưng thôi đành chia tay em nó hu hu..:-"^#(^
 

hai72

HD-1080i
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

Cứ có điện là có đèn sáng bác ạ.:-j

cũng chỉ vì có điện, có đèn mà Bác bí thư đang có ý định chia tay cặp Tannoy yêu quý của bác đấy. nghĩ cũng tiếc cho Bác vì mình thấy Bác cũng tâm đắc với cặp loa đó. hình như các AU Cp nhà mình đang chạy đua vũ trang thì phải.
 

hungaudio

Member
Ðề: Ảnh lễ ra mắt Trung tâm HD - Audio Cẩm Phả

Cho em hỏi nhờ các bác tí: Có 1 con xe Matiz, biển 14..6666. Có bác nào biết hiện tại nó nằm ở đâu không? Còn ở Cẩm Phả không hay di cư đến đâu rồi ạ?

xe matiz mầu cánh cam của dương thợ xây đấy .nghe nói mua được của con gái lãnh đạo tỉnh ..dương thợ xây người linh giang độ này làm ăn kém hay là VỠ phắn đâu mất rồi..:-??
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên