Uchiha_Madara
Nghỉ hưu
“Mạnh vì gạo bạo vì tiền”, ai cũng biết chuyện đó. Cầm một đống tiền trong tay, nếu bạn không làm được cái chuyện đơn giản là khiến mọi người biết đến mình thì bạn quả là kẻ bất tài, không bằng cả công tử Bạc Liêu lẫn Cường Đô La. Nhưng vung tiền xong rồi sao?
Oppo với hầu bao không đáy, mà khiến nhiều người phải suy nghĩ là đến từ đâu, đã làm được chuyện là khiến nhiều người biết đến mình. Cũng không phải chuyện gì quá ngạc nhiên khi hãng điện thoại Trung Quốc này vung tiền không tiếc tay để xuất hiện hầu hết ờ các … chương trình giải trí và trong những bộ phim Việt Nam chiếu rạp. Vậy là các bà nội trợ và các em teen nhanh chóng biết đến thương hiệu Oppo, cũng là một thành công của hãng.
Con đường lạ lẫm
Quả thật, Oppo đã có một hướng đi rất khác biệt so với hầu hết những hãng điện thoại mới vào thị trường Việt Nam. Họ sản xuất hàng công nghệ nhưng lại quảng bá cho những đối tượng không biết chút gì về công nghệ, họ quảng bá ở kênh giải trí. Đây cũng là phương án sáng tạo mà chưa ai từng đi, cũng ít ai dám đi, vì nó tốn rất nhiều tiền của.
Thông thường, ở một sản phẩm công nghệ, khi muốn tạo chỗ đứng, họ thường gây dựng danh tiếng của mình trong giới công nghệ bằng nhiều phương pháp quảng bá khác nhau và quan trọng nhất là “thực lực” đến đâu, nếu ngon lành, không sớm thì muộn sẽ chiếm được lòng tin của người dùng. Nhưng thực ra, mấy thằng am hiểu công nghệ chém gió khắp nơi nhiều khi không bỏ tiền ra mua sản phẩm bằng mấy bà nội trợ và mấy em teen teen chưa rời ghế nhà trường. Oppo quả nhanh nhạy trong việc nắm bắt những chuyện này.
Hiệu quả tốt
Với việc bỏ ra chi phí quảng cáo với con số cực kỳ khủng khiếp, Oppo nhanh chóng chiếm lĩnh được thị phần mà ông lớn Micrsoft Lumia (Nokia) đang bỏ lại. Nhất là ở thị trường tỉnh, nơi người dân thích coi quảng cáo trên TV rồi ra cửa hàng mua cái điện thoại mình vừa thấy.
Theo số liệu báo cáo của IDG Việt Nam (nghiên cứu thị trường độc lập) mới công bố, thì thị phần smarphone ở Việt Nam vẫn là Samsung độc chiếm vị trí đầu (trong thời gian tới khó ai đe dọa được) và tiếp theo sau đó là ASUS và Oppo. Oppo vẫn đứng sau ASUS trong cuộc đua thị phần, dù không quá nhiều, vị trị thứ 3 cũng không phải là điều gì quá buồn bã nhưng có lẽ sẽ gây thất vọng vì so với ngân sách chi ra cho quảng cáo thì ASUS chỉ bằng cái móng tay so với Oppo.
Nhưng đã đến cuối đường
Đường dài mới biết ngựa hay, ai cũng hiểu điều đó. Oppo đã cho thấy dấu hiệu chững lại trong vài quí gần đây khi thị phần không thể tăng thêm được nữa. 7/10 cái smartphone Oppo được bán có giá dưới 5 triệu đồng, mà bán smartphone giá rẻ lợi nhuận không thể nhiều bằng bán smartphone cao cấp được (đó là lý do mà Apple giàu sụ).
Oppo vẫn đang tiếp tục tung tiền cho mảng giải trí, cuối năm là liveshow của Hồ Ngọc Hà, rồi tiếp tục là những tên tuổi thu hút giới trẻ, những show truyền hình trên VTV … Người xem truyền hình thì vẫn chừng đó, xem từ năm này qua năm kia, nhàm chán và quen thuộc. Trông mong vào lượng khách hàng này để đẩy mạnh thị phần dường như là hơi khó khả thi.
Một điều nữa sẽ khiến Oppo gặp khó khăn trong việc tìm thêm chút thị phần nhỏ bé là càng ngày càng có nhiều ông lớn cùng quê hương đang tiến vào Việt Nam, nhẹ nhàng nhưng khá nguy hiểm. Huawei, Lenovo về danh tiếng và sức mạnh không thua kém gì Oppo ở quê nhà, ASUS vẫn là đối thủ đáng gờm với lợi thế đến từ tiếng tâm mảng PC/laptop, Motorola cũng đã bắt đầu trở lại với ánh hào quang xa xưa. Và nhiều cái tên khác, cựu trào có HTC, Sony, Lumia, LG, tân binh thì có Vivo, Wing, Obi, Archos, Meizu … Tất cả tạo nên thế “quần ngư tranh thực” rất khắc nghiệt.
Có gì khác biệt?
Với một thị trường đầy rẫy các model, các thương hiệu smartphone hiện nay ở Việt Nam. Tạo nên một sự khác biệt để người dùng nhớ đến là vô cùng khó. Oppo có điều gì khiến người dùng nhớ đến, lục lại trí nhớ thử xem, có gì không? Có, nhưng là khi mới vào Việt Nam. Dù những tính năng ấy cũng chả phải gì ghê gớm lắm như kiểu camera 50 MP (ảo) hay là màn hình 2K đầu tiên, camera xoay 360 độ, nhưng ít ra nó vẫn khiến người dùng nhớ đến.
Còn gần đây Oppo có gì, R7 và R7 Plus, rồi R7S, không có gì cả, ngoài chuyện đem sản phẩm cho mấy chuyên gia chụp hình rồi khoe hình chụp đẹp, ôi, được mấy người tin rằng hình chưa chỉnh sửa. Sản phẩm đầu bảng là Find 9 thì bị hoãn lại, khiến Oppo hụt chân và khó khăn trong chuyện tìm một “selling point” nào đó để quảng bá.
Oppo giống như một quả bóng bay, được bơm lên bằng tiền, cái cốt lõi phía trong vẫn chưa thể hiện được mấy. Rất nhiều nhà nghiên cứu thị trường đều chung nhận định là phải đợi xem khi không còn quảng cáo nhiều nữa, khi “bầu sữa” tắc thì Oppo sẽ đứng ở đâu, sẽ ở đúng vị trí đó. Và có thể, việc ít quan tâm người dùng am hiểu công nghệ có thể khiến Oppo khó khăn sau này, bởi bà nội trợ và các em teen sẽ lại mua smartphone mà họ thấy nhiều trên TV.
Oppo với hầu bao không đáy, mà khiến nhiều người phải suy nghĩ là đến từ đâu, đã làm được chuyện là khiến nhiều người biết đến mình. Cũng không phải chuyện gì quá ngạc nhiên khi hãng điện thoại Trung Quốc này vung tiền không tiếc tay để xuất hiện hầu hết ờ các … chương trình giải trí và trong những bộ phim Việt Nam chiếu rạp. Vậy là các bà nội trợ và các em teen nhanh chóng biết đến thương hiệu Oppo, cũng là một thành công của hãng.
Con đường lạ lẫm
Quả thật, Oppo đã có một hướng đi rất khác biệt so với hầu hết những hãng điện thoại mới vào thị trường Việt Nam. Họ sản xuất hàng công nghệ nhưng lại quảng bá cho những đối tượng không biết chút gì về công nghệ, họ quảng bá ở kênh giải trí. Đây cũng là phương án sáng tạo mà chưa ai từng đi, cũng ít ai dám đi, vì nó tốn rất nhiều tiền của.
Thông thường, ở một sản phẩm công nghệ, khi muốn tạo chỗ đứng, họ thường gây dựng danh tiếng của mình trong giới công nghệ bằng nhiều phương pháp quảng bá khác nhau và quan trọng nhất là “thực lực” đến đâu, nếu ngon lành, không sớm thì muộn sẽ chiếm được lòng tin của người dùng. Nhưng thực ra, mấy thằng am hiểu công nghệ chém gió khắp nơi nhiều khi không bỏ tiền ra mua sản phẩm bằng mấy bà nội trợ và mấy em teen teen chưa rời ghế nhà trường. Oppo quả nhanh nhạy trong việc nắm bắt những chuyện này.
Hiệu quả tốt
Với việc bỏ ra chi phí quảng cáo với con số cực kỳ khủng khiếp, Oppo nhanh chóng chiếm lĩnh được thị phần mà ông lớn Micrsoft Lumia (Nokia) đang bỏ lại. Nhất là ở thị trường tỉnh, nơi người dân thích coi quảng cáo trên TV rồi ra cửa hàng mua cái điện thoại mình vừa thấy.
Theo số liệu báo cáo của IDG Việt Nam (nghiên cứu thị trường độc lập) mới công bố, thì thị phần smarphone ở Việt Nam vẫn là Samsung độc chiếm vị trí đầu (trong thời gian tới khó ai đe dọa được) và tiếp theo sau đó là ASUS và Oppo. Oppo vẫn đứng sau ASUS trong cuộc đua thị phần, dù không quá nhiều, vị trị thứ 3 cũng không phải là điều gì quá buồn bã nhưng có lẽ sẽ gây thất vọng vì so với ngân sách chi ra cho quảng cáo thì ASUS chỉ bằng cái móng tay so với Oppo.
Nhưng đã đến cuối đường
Đường dài mới biết ngựa hay, ai cũng hiểu điều đó. Oppo đã cho thấy dấu hiệu chững lại trong vài quí gần đây khi thị phần không thể tăng thêm được nữa. 7/10 cái smartphone Oppo được bán có giá dưới 5 triệu đồng, mà bán smartphone giá rẻ lợi nhuận không thể nhiều bằng bán smartphone cao cấp được (đó là lý do mà Apple giàu sụ).
Oppo vẫn đang tiếp tục tung tiền cho mảng giải trí, cuối năm là liveshow của Hồ Ngọc Hà, rồi tiếp tục là những tên tuổi thu hút giới trẻ, những show truyền hình trên VTV … Người xem truyền hình thì vẫn chừng đó, xem từ năm này qua năm kia, nhàm chán và quen thuộc. Trông mong vào lượng khách hàng này để đẩy mạnh thị phần dường như là hơi khó khả thi.
Một điều nữa sẽ khiến Oppo gặp khó khăn trong việc tìm thêm chút thị phần nhỏ bé là càng ngày càng có nhiều ông lớn cùng quê hương đang tiến vào Việt Nam, nhẹ nhàng nhưng khá nguy hiểm. Huawei, Lenovo về danh tiếng và sức mạnh không thua kém gì Oppo ở quê nhà, ASUS vẫn là đối thủ đáng gờm với lợi thế đến từ tiếng tâm mảng PC/laptop, Motorola cũng đã bắt đầu trở lại với ánh hào quang xa xưa. Và nhiều cái tên khác, cựu trào có HTC, Sony, Lumia, LG, tân binh thì có Vivo, Wing, Obi, Archos, Meizu … Tất cả tạo nên thế “quần ngư tranh thực” rất khắc nghiệt.
Có gì khác biệt?
Với một thị trường đầy rẫy các model, các thương hiệu smartphone hiện nay ở Việt Nam. Tạo nên một sự khác biệt để người dùng nhớ đến là vô cùng khó. Oppo có điều gì khiến người dùng nhớ đến, lục lại trí nhớ thử xem, có gì không? Có, nhưng là khi mới vào Việt Nam. Dù những tính năng ấy cũng chả phải gì ghê gớm lắm như kiểu camera 50 MP (ảo) hay là màn hình 2K đầu tiên, camera xoay 360 độ, nhưng ít ra nó vẫn khiến người dùng nhớ đến.
Còn gần đây Oppo có gì, R7 và R7 Plus, rồi R7S, không có gì cả, ngoài chuyện đem sản phẩm cho mấy chuyên gia chụp hình rồi khoe hình chụp đẹp, ôi, được mấy người tin rằng hình chưa chỉnh sửa. Sản phẩm đầu bảng là Find 9 thì bị hoãn lại, khiến Oppo hụt chân và khó khăn trong chuyện tìm một “selling point” nào đó để quảng bá.
Oppo giống như một quả bóng bay, được bơm lên bằng tiền, cái cốt lõi phía trong vẫn chưa thể hiện được mấy. Rất nhiều nhà nghiên cứu thị trường đều chung nhận định là phải đợi xem khi không còn quảng cáo nhiều nữa, khi “bầu sữa” tắc thì Oppo sẽ đứng ở đâu, sẽ ở đúng vị trí đó. Và có thể, việc ít quan tâm người dùng am hiểu công nghệ có thể khiến Oppo khó khăn sau này, bởi bà nội trợ và các em teen sẽ lại mua smartphone mà họ thấy nhiều trên TV.
Bùi An chém gió
[email protected]
[email protected]