Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

lengockhanhi

Film critic
Thời gian vừa qua Nhi cảm thấy rất bất nhẫn, khi mỗi một lần giới thiệu về phim Việt, lại có những lời chê rất lạnh lùng, cay độc. Nhi không dám kết luận rằng đó là những lời nói bừa, cứ cho rằng đó là những lời thực lòng thì nó cho thấy rằng một bộ phận khán giả đã bắt đầu quay lưng lại với phim của người Việt làm. Nhi không có may mắn được xem nhiều phim Việt, trong khi số lượng phim nước ngoài Nhi đã xem chắc lên đến hàng ngàn rồi, nhưng sự thật là Nhi chưa bao giờ ghét bỏ phim Việt Nam cả. Bộ phim đầu tiên trong đời mà Nhi xem, lúc Nhi khoảng 4 tuổi, đó là một phim Việt Nam, một phim hoạt hình về chú ếch xanh mà Nhi quên mất tên, bộ phim đầu tiên Nhi xem ở rạp năm 6 tuổi cũng lại là 1 phim Việt Nam, lúc đó ba của Nhi rất thích phim Ván Bài Lật Ngửa nên muốn con của mình làm quen dần với cinéma, Nhi từng ngồi chăm chú theo dõi những phim Việt chiếu rạp như Bỉ Vỏ, Lục Vân Tiên, Đêm Hội Long Trì... bộ phim đầu tiên mà Nhi xem trong những đêm đầu xa quê hương trên xứ người cũng là 1 phim Việt Nam, vì Nhi muốn nghe tiếng Việt và nhớ đường phố ở Sài gòn lắm. Khi Nhi tải được phim Dòng Máu Anh Hùng, Nhi đã hào hứng mang nó đi khoe với tất cả bạn bè của mình... Nếu cuộc sống cho Nhi cơ hội, Nhi sẽ không bao giờ bỏ rơi phim nói tiếng nước mình hết.

Nhi viết bài này để an ủi mình, và an ủi các bạn đã mất hết lòng tin về điện ảnh Việt Nam. Chúng ta còn rất nhiều hy vọng:

Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền điện ảnh của mình:

1. Người Việt được tiếp xúc với một nguồn phim rất phong phú, và họ xem phim rất nhiều. Lịch sử cho thấy tất cả những nhà làm phim vĩ đại từ Âu sang Á đều có chung một đặc điểm là thích xem phim, xem nhiều phim và phong cách của họ thường bị ảnh hưởng của điện ảnh nước khác. Ngày trước tại hãng Thiệu Thị, họ chỉ làm mỗi một việc là nghiên cứu những phim gián điệp, phim western của Mỹ, để remake lại thành phiên bản võ hiệp kì tình, thế mà phim của họ đã làm mưa làm gió trên toàn cầu. Đạo diễn Tarantino bi ảnh hưởng sâu sắc bởi dòng phim kiếm hiệp Nhật Bản và Tàu thập niên 60-70. Đạo diễn Ngô Vũ Sâm bị ảnh hưởng bởi phong cách của Sam peckinpah, một số đạo diễn Hong Kong cũng bị ảnh hưởng phong cách của Ridley Scott... Những phim thử nghiệm của bạn trẻ VN làm hiện nay hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi phong cách trong những phim họ từng xem qua. Xem nhiều phim và phong phú thể loại là 1 tiềm năng của những người làm phim tại VN.

2. Điện ảnh giải trí của Việt Nam không bị trói buộc bởi tư tưởng chính trị: So với hàng xóm của mình là Trung quốc, phim ảnh giải trí của Việt Nam có rộng đường để bay nhảy hơn, vì nó khá độc lập với sự quản lý của chính phủ. Tại Trung quốc, tất cả phim làm ra, dù là phim giải trí, phim thị trường, đều phải gánh thêm 1 mảng chính trị to tướng, điều này làm giảm giá trị của chúng rất nhiều, vì hoàn toàn gượng ép trong tình tiết, rập khuôn về chủ đề, như trường hợp một phim võ hiệp dứt khoát phải bị lồng ghép chủ nghĩa dân tộc, tư tưởng bài Nhật bản, hay 1 phim hài hước, tình cảm lãng mạn cũng phải bị lồng ghép tư tưởng cách mạng và sùng bái lãnh tụ. Phim giải trí Việt Nam không bị lồng ghép bất cứ thứ gì khác, một số chủ đề bị cấm xâm nhập, phải né tránh, như khiêu dâm, bạo lực, kinh dị, nhưng có thể đi đường khác, và không bị sợi xích nào kéo phía sau cả.

3. Có nhiều đề tài để khai thác trong một xã hội phức tạp... Nhi nhận thấy rằng những nước phát triển như Mỹ, Pháp... đang bí đề tài làm phim, nhất là phim bi kịch, phản ánh thực trạng xã hội. Những phim có giá trị đều mô tả một vấn đề gì đó đang gây bức xúc trong xã hội, ví dụ gần đây ta xem Slumdog Millionaire, hay It's a free world (Ken loach), Cánh đồng bất tận... là những bông hoa đẹp mà gốc rễ của nó là hiện thực xã hội.

4. Lịch sử chiến tranh hào hùng gắn với danh dự và lòng tự hào của người Việt. Tại các nước Bắc Âu hay thuộc khối Ả Rập, họ có ít tiền để làm phim, nên số lượng phim họ làm ra không nhiều, nhưng mỗi bộ phim họ làm ra là gửi gắm tình cảm của cả dân tộc vào đó, vì thế đề tài lịch sử dân tộc luôn được chọn hàng đầu. Nước nào cũng muốn có một siêu phẩm về lịch sử của cha ông họ, đó là điều mà ta đã gặp trong các phim như: cuộc chiến Alger của Algerie, Sư tử vùng sa mạc của Libya, và nhiều phim chiến tranh sử thi của Đan mạch, phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ...

5. Kho tàng văn hóa dân gian phong phú: Rất nhiều yếu tố văn hóa dân gian chưa được khai thác để làm phim, về phim hành động thì có võ cổ truyền, phim kinh dị thì có sẵn những giai thoại ma quỉ và bùa ngải khá rùng rợn, phim cổ trang chính kịch thì có những truyền thuyết, phong tục tập quán làng xã, phim ca nhạc thì có cải lương (Nhi cũng không hiểu tại sao người Hoa làm phim về kinh kịch, họ xem và yêu thích, còn người Việt thích nghe cải lương, nhưng khi xem phim lại chê là giống...cải lương ?).

6. Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, nhiều nơi hoang sơ, tươi đẹp không thua gì so với các nước xung quanh. Có đủ đồi núi, biển đảo, rừng rậm và cả cảnh làng quê sông nước... Một dạo, có hẳn một phong trào xuất ngoại làm phim của các đạo diễn Hollywood, vì những cảnh vật kì lạ ở Ấn độ, Thái Lan, phi Châu đã thay đổi khẩu vị hoàn toàn cho khán giả. Nhiều phim hành động hiện nay của Mỹ không lấy bối cảnh đô thị mà đi đến những nơi xa, cảnh đẹp và lạ mắt.

7. Kinh phí làm phim rất rẻ, so với những nơi khác... Cái này chỉ còn biết khen người mình, họ chịu hy sinh cực khổ rất giỏi. Đó là cái cách mà những người như Thành Long có thể đi lên từ tay trắng, liều mạng đổi một giá rẻ mạt, để được đi vào lịch sử.

Nhi xin dừng ở đây, xin chúc các nhà làm phim Việt Nam nhiều thành công, và những anh chàng pê đê mau chóng cuốn gói khỏi màn ảnh để khán giả được nhờ.
 

ong3ba

Member
Ðề: Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

Thiên Mệnh Anh Hùng đáp ứng hầu như đầy đủ "tiêu chí" mà Nhi đưa ra.
Ấy vậy mà đợt Tết vừa rồi năn nỉ bạn đi coi miết mà cứ nghe tới "Phim Việt Nam" là tụi nó lắc đầu ngoay ngoảy....TỨC......giờ ghi lại mấy dòng này vẫn còn tức....
 

Hải Đăng

New Member
Điện ảnh giải trí của Việt Nam không bị trói buộc bởi tư tưởng chính trị
Câu này của Nhi sai bét nhé bạn hiền. VN mà ko bị trói buộc bởi tư tưởng chính trị thì có lẽ Nhi hơi bị...hổng kiến thức rồi đấy. VN tuy ko cực đoan như TQ nhưng mà vấn đề chính trị là vấn đề bị kiểm soát cực kỳ, thử phân tích 1 tý nhé:

- Thứ nhất, đã có phim nào của VN dám nói xấu chế độ này hoặc lấy hình tượng là thủ tướng, bộ trưởng hay quan chức nhà nước để làm đề tài làm phim chưa? Nếu có thì làm theo hướng nào hay lại là cái kiểu làm sao thì làm vẫn phải theo ý chủ quan của 1 số người, 1 số tư tưởng chính trị. Nhìn Mỹ hay châu Âu đi, người ta có thể lấy bất kỳ ai, bất kỳ chế độ nào để làm phim, dù có khi là "đá đểu" cực kỳ đau, ở VN đố ông đạo diễn và đứa diễn viên nào dám đóng phim kiểu này đấy, bị xử ngay. Còn ví dụ thì chắc Nhi vs các bác k cần em lấy ra làm gì rồi.

- Thứ hai, những người thuộc "bộ sậu" cho phép kịch bản được đóng máy lẫn phim được ra rạp thì 99% là...Đảng viên đấy Nhi ạ. Lý do vì sao, vì chỉ những người này mới thấy được cái mùi chính trị và sẽ "đập chết từ trong trứng nước" nếu kịch bản đó, diễn viên kia, bộ phim nó đi ngược lại cái quan điểm của họ. Mà đã là quan điểm thì đừng mong có khách quan, dù ở thời đại nào đi nữa.

- Thứ ba, từ ngay các vấn đề pháp luật đã ráng kéo người dân ko dính vào mùi pháp lý thì đừng có mơ giải trí nó có dính đến nhé. Nói đơn giản là "chính trị" và phim ảnh ở VN là hai mảng ko phải muốn là nhập với nhau đâu, chỉ ở trong chăn mới biết chăn có rận.

Còn theo "ngu kiến" của cá nhân mình thì điện ảnh VN rất kém phát triển nếu ko dám nói là có những bước lùi chán nản. Ngày xưa, xem những phim như Cánh đồng hoang, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chị Sứ, sau này có Mùa len trâu, có Đừng đốt hay Đời cát xem rất đã. Song số này đếm trên đầu ngón tay, còn phim tết toàn nhảm ruồi của Phước Sang nó câu khách rẻ tiền, khán giả đến vì tò mò chứ "chất phim" có ở đâu ra nhỉ?

Muốn cải cách điện ảnh thì cần cải cách rất nhiều thứ, rất nhiều người cũng có tư tưởng như Nhi rằng chúng ta có nhiều lợi thế nhưng nó cần 1 chỗ đứng, hay ít nhất là 1 cái cần gạt nó lên, cái này thì chưa ai làm được. Ví dụ như mạng Internet ngày xưa có Tiến sĩ Mai Liêm Trực với tư tưởng "quản lý nhà nước phải theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế - xã hội" nên mới được như hôm nay, còn điện ảnh ai sẽ làm được như vậy, còn xa xôi lắm.

Rất nhiều lần mình xem phim Mỹ cách đây nửa thế kỉ mà cứ ước mong chúng ta làm được như họ, thật buồn...
 
Ðề: Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

mình cũng xin nhận mình là pede luôn (theo cách nói của chủ thớt) vì giờ mình thù ghét phim VN quá đỗi rồi :-$
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

Tất nhiên là nếu được tự do đề cập đến mọi đề tài thì quá tốt rồi, nhưng ngay cả trong hoàn cảnh hiện tại thì cũng có rất nhiều thứ đáng để khai thác chứ không chỉ liên tục đưa các vấn đề ẩn ức tình dục và quan hệ đồng tính lên màn ảnh. Daniel không kỳ thị vấn đề giới tính hay kỳ thị chuyện khai thác tình dục. Nhưng vấn đề là cái gì nhiều quá sinh ra nhàm và nhảm.

Ví dụ như phim A Separation của Iran. Dù có thể khác biệt về nội dung cấm đoán, nhưng các xã hội hồi giáo Trung Đông chắc là cấm đoán nhiều thứ hơn VN. Dù vậy họ vẫn lách được và có tác phẩm được đánh giá cao. Ít nhất là các cảnh ướt át thì mình thoải mái hơn họ nhiều rồi. Gần đây có phim Late Autumn (Thu muộn) được chiếu trong liên hoan phim Hàn tại VN. Đó là một phim có kịch bản rất thú vị, đặt ra một câu chuyện kỳ lạ khiến cho khán giả quan tâm ngay từ đầu. Tất nhiên nếu nói vui một chút, thì phim này cũng đụng đến vấn đề chính trị và sẽ không thể làm được ở VN, đó là vì ở VN không cho phép tù nhân được về nhà để chịu tang mẹ như cô gái trong phim.
 

anh0424

Active Member
Phim "A Separation" mà bạn DanielTran lấy ví dụ rất hay. Nó khai thác một khía cạnh rất bình thường của cuộc sống, nhưng lại khá khác lạ với nhiều bộ phim cùng thời.
Mình nghĩ làm phim ở VN có thể khai thác được rất nhiều thứ, nhiều chủ đề để làm. Nhưng cái khó là làm sao để truyền tải xuất sắc cho khán giả hiểu. Một phần do diễn viên diễn chưa tới, phần nữa là do kịch bản & quay phim chưa có nhiều sáng tạo...
Phim hay thì vẫn có, nhưng càng ngày càng ít.
 
Ðề: Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

Muốn thay đổi được diện mạo điện ảnh VN, đầu tiên nên nghĩ tới việc thay đổi bộ mặt của khán giả. Có cầu ắt sẽ có cung thôi :)
 

ihtw

New Member
Ðề: Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

Muốn thay đổi được diện mạo điện ảnh VN, đầu tiên nên nghĩ tới việc thay đổi bộ mặt của khán giả. Có cầu ắt sẽ có cung thôi :)

Mình rất đồng ý với bạn này.

Mình muốn chia sẻ thêm kiến thức về từ "pê-đê" (гомосексуальный), đây là từ mượn, bắt nguồn từ tiếng Nga, mang ý nghĩa rất tiêu cực, hàm ý, trong tiếng Anh có thể dịch ra tương đương với những từ như queer hay faggot (slang language), tất cả những từ này đều mang tính offensive, nghĩa là khiến cho người khác buồn (theo từ điển). Trong thực tế là dùng để nhục mạ người đồng tính. Nên mình đề nghị là nên sử dụng từ ngữ chính xác, "người đồng tính" thay vì "pê-đê".

Người đồng tính thường bị mang ra chủ đề làm trò đùa giỡn, lên đồng trên màn ảnh, rất ít phim Việt Nam phản ánh chính xác và có cái nhìn khoa học về cuộc sống người đồng tính trong xã hội. Bây giờ họ cũng phải đấu tranh vì quyền con người của mình như khi xưa phụ nữ phải đấu tranh vì chính họ trong xã hội bất bình đẳng nam nữ vậy.
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Dạo gần đây chất lượng phim VN ở Rạp được cải thiện rất nhiều rùi đó chứ...
 

hoasimtim

Well-Known Member
Phim Việt gần đây thì được, trước kia thì đúng là chán như con gián.
Em nhớ cái phim "Dưới cờ đại nghĩa", có 1 tập nó chiếu gần 1 tiếng chỉ có mỗi cảnh 2 thằng sỹ quan Pháp đứng nói chuyện với nhau #-o vãi cả chán......
 

sonchuaquy

New Member
Ðề: Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

t thấy phim VN ngày trước có một cái chất rất riêng, về mảng phim truyền hình có rất nhiều phim thành công và để lại hình tượng cho khán giả như: Hoa cỏ may, Đội đặc nhiệm C21, Phía trước là bầu trời, Đất và người... Mặc dù hồi đó đạo diễn, hình ảnh còn ngô nghê nhưng nội dung, kịch bản rất tốt, nhân vật đều có cá tính riêng, diễn viên còn gượng nhưng có một cái gì đó rất tự nhiên. Bây h thì nghe có vẻ là làm phim đã chuyên nghiệp hơn trước, từ hình ảnh, âm thanh, đạo diễn,... nhưng thực chất cũng chỉ là bắt chước một cách vụng về, bắt chước mà ko hiểu thì chỉ sinh những thứ nhảm nhí thôi
 

ngayxua44

New Member
Ðề: Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

Xem phim Việt Nam rất là chán.
 

NHUANKHOM

Member
Ðề: Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

phim kinh dị của việt nam sản xuất bị kiểm duyệt cắt riết rồi ko còn là phim kinh dị luôn
 

CuQuang9x

Active Member
Ðề: Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

Lúc nào cũng mong mỏi dc xem 1 bộ film Việt hay, nhưng có lẽ cái ngưỡng của Cánh đồng hoang là không thể vượt qua vì tầm nhìn của những người làm điện ảnh Việt bây giờ quá hạn hẹp....
 

hoasimtim

Well-Known Member
Re: Ðề: Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

Lúc nào cũng mong mỏi dc xem 1 bộ film Việt hay, nhưng có lẽ cái ngưỡng của Cánh đồng hoang là không thể vượt qua vì tầm nhìn của những người làm điện ảnh Việt bây giờ quá hạn hẹp....

Nhiều phim mới cũng khá thú vị nhưng chẳng qua là có đạo diễn nước ngoài :|
 

tusontay

Huyền Thoại
Re: Ðề: Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

Mình thì thi thoảng mới ngó qua TV. Nhưng chính những lần vô tình ngó qua ấy càng làm mình ác cảm với phim VN.
- Quá nhiều Pê Đê lượn lờ qua lại, ỡm ờ. (Xin lỗi thím An - love_yejin nha). %-(
- Bắt chước Hàn Quốc làm phim kiểu "sạch sẽ". Mấy chàng suốt ngày lượn lờ ô tô, mấy nàng suốt ngày tô son điểm phấn, trong khi dân VN thực ra bây giờ còn rất vất vả. Tại sao không đi vào những cái "thực" hơn ví như Cánh Đồng Hoang, Số Đỏ, Chí Phèo.... Cái gì phản ánh cái thực thường dễ gây xúc động hơn, ví như: Triêu phú khu ổ chuột, mình đã xem đi, xem lại bao lần, cốt truyện & cách dẫn khá hay.
- Tả cảnh mà ko thực:
+ Có cái phim gì đó tả cảnh 2 cô gái đi vào viện tâm thần, hậu cảnh có mỗi một cô gái đang nhặt lá đá ống bơ được tô son trét phấn xinh vãi. :(
+ Cảnh đi vũ trường bao giờ cũng chỉ có mấy người ngồi bàn chuyện với nhau, ít đèn chớp chớp, nháy nháy.
+ Có cái cảnh gì trong phim CSHS, khi hai người đuổi nhau trên đèo, người đi bên trái đạp người bên phải, sau khi camera "lia" đi cái là người bị ngã ngã hướng... ngược lại. :( Hôm xem đoạn này mà buồn cười vãi lúa.

Mình là mình rất thích dựng về mấy thời kỳ như:
- Ngô Quyền đánh quân Nam Hán.
- Trần Hưng Đạo với trận Bạch Đằng.
- Lê Lợi đánh giặc Minh.
- Quang Trung đuổi Thanh.
 

XzVietzX

Member
Ðề: Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

Phim VN hay nhất mình từng coi là Thiên Mệnh Anh hùng :D
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Re: Ðề: Những tiềm năng bị bỏ quên của điện ảnh Việt Nam

Mình thì thi thoảng mới ngó qua TV. Nhưng chính những lần vô tình ngó qua ấy càng làm mình ác cảm với phim VN.
- Quá nhiều Pê Đê lượn lờ qua lại, ỡm ờ. (Xin lỗi thím An - love_yejin nha). %-(
- Bắt chước Hàn Quốc làm phim kiểu "sạch sẽ". Mấy chàng suốt ngày lượn lờ ô tô, mấy nàng suốt ngày tô son điểm phấn, trong khi dân VN thực ra bây giờ còn rất vất vả. Tại sao không đi vào những cái "thực" hơn ví như Cánh Đồng Hoang, Số Đỏ, Chí Phèo.... Cái gì phản ánh cái thực thường dễ gây xúc động hơn, ví như: Triêu phú khu ổ chuột, mình đã xem đi, xem lại bao lần, cốt truyện & cách dẫn khá hay.
- Tả cảnh mà ko thực:
+ Có cái phim gì đó tả cảnh 2 cô gái đi vào viện tâm thần, hậu cảnh có mỗi một cô gái đang nhặt lá đá ống bơ được tô son trét phấn xinh vãi. :(
+ Cảnh đi vũ trường bao giờ cũng chỉ có mấy người ngồi bàn chuyện với nhau, ít đèn chớp chớp, nháy nháy.
+ Có cái cảnh gì trong phim CSHS, khi hai người đuổi nhau trên đèo, người đi bên trái đạp người bên phải, sau khi camera "lia" đi cái là người bị ngã ngã hướng... ngược lại. :( Hôm xem đoạn này mà buồn cười vãi lúa.

Mình là mình rất thích dựng về mấy thời kỳ như:
- Ngô Quyền đánh quân Nam Hán.
- Trần Hưng Đạo với trận Bạch Đằng.
- Lê Lợi đánh giặc Minh.
- Quang Trung đuổi Thanh.

Nếu chiếu theo thiên hướng của bác thì em thấy nhà ta chỉ đóng hài là coi hay nhất thui...:D
 

poly

Banned
Poly ko bàn gì hết, poly chỉ post lại thông báo của cuộc thi làm phim ngắn 48G. Phim của poly làm tham gia cuộc thi này cũng bị cấm chiếu. Bởi vậy bà con đọc rồi tự hiểu.

Cộng đồng 48HFP thân mến!

Dự án “Làm Phim 48 Giờ” đã được tổ chức tại hơn 125 thành phố trên toàn thế giới. 98% trong số các thành phố này, phim làm ra sẽ được trình chiếu ngay trong vòng 1 tuần sau 2 ngày làm phim.
Tại Việt Nam, nơi tổ chức nên một trong những cuộc thi 48HFP lớn nhất thế giới, hiện có những quy định khá khắt khe về việc kiểm duyệt phim, điều này có nghĩa là chúng ta phải nộp tất
cả các phim đã được làm ra trong khuôn khổ cuộc thi cho một hội đồng kiểm duyệt, bao gồm đại diện từ rất nhiều lĩnh vực trực thuộc chính phủ Việt Nam. Hội đồng này sẽ quyết định rằng các phim có phù hợp để được công chiếu rộng rãi hay không.

Theo luật pháp Việt Nam, các phim có chi tiết quá bạo lực, gợi dục, mang tính chất mê tín dị đoan hoặc có ý tưởng mâu thuẫn với các chính sách của chính phủ / các giá trị truyền thống sẽ không được hội đồng thông qua.

Có những ví dụ gần đây chúng ta có thể thấy như bộ phim bom tấn “Trò chơi sinh tử” – Hunger Games đã bị hội đồng kiểm duyệt đánh giá là quá bạo lực và có những ý tưởng không phù hợp với giới trẻ Việt Nam. Có một số phim khác cũng mắc những lỗi trên, tuy được qua kiểm duyệt nhưng buộc phải cắt bỏ một số cảnh nhất định để phù hợp với việc công chiếu tại rạp.

Các phim 48HFP đã được kiểm quyệt bởi chính hội đồng duyệt phim này với cùng một tiêu chí như khi kiểm duyệt các phim điện ảnh. Chúng tôi đã nộp hơn 100 phim trong cuộc thi năm nay và chúng tôi vẫn chưa nhận được quyền phổ biến rộng rãi tất cả các bộ phim. Vì chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm cách trình chiếu tất cả phim của các bạn ra màn ảnh rộng, nên ban tổ chức quyết định sẽ hoãn tất cả các sự kiện còn lại bao gồm cả Lễ Trao Giải cho đến khi các khúc mắc được giải quyết.

Không may, cùng với việc Liên Hoan Phim Quốc Tế tại Hà Nội chỉ còn vài tuần là Khai mạc, chúng ta có thể sẽ phải chờ cho tới tháng 12 năm nay, hoặc thâm chí tháng 1 năm 2013 để có thể có được các thông tin đầy đủ nhất. Vậy nên chúng tôi rất mong các bạn kiên nhẫn và cùng ủng hộ cho chúng tôi trong thời gian này.

Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hoặc comment nào, vui lòng gửi email hoặc post comment lên trang facebook của 48HFP.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
 

thich_xem_phim

Active Member
Trước đây, tôi cũng từng cho là do cơ chế, nhưng khi trưởng thành hơn tôi nghĩ không phải vậy. Cơ chế là do con người sinh ra, những người giỏi là phải biết vượt qua cơ chế, tỏa sáng ngay cả trong cơ chế hiện nay thì rồi mới tạo ra cơ chế mới cho mình. Tôi phản đối những người "đổ tại" nhà nước.
 

ITRed

New Member
Tôi cũng đồng ý với bạn thich_xem_phim, cơ chế chỉ là 1 phần và chúng ta ko nên lấy nó ra để bào chữa cho sự yếu kém của nền điện ảnh nước nhà. Nếu nói cơ chế thì tất cả chúng ta đều phải đồng ý là hiện tại cơ chế đã thoáng hơn trước rất nhiều, vậy tại sao chúng ta ko thấy được những bộ phim như Ván bài lật ngửa, Chí Phèo... mà thay vào đó là Nàng men chàng bóng hay các phim của Phước Sang? Tôi nghĩ vấn đề chính là thiếu người tài mà thôi, ở VN hiện tại chỉ có mỗi Victor Vũ là tạo được sự tin tưởng nhưng khổ nỗi xem film của Victor tôi có cảm giác như mình đang xem 1 bộ film Hollywood lấy bối cảnh ở VN vậy (dù chất lượng nghệ thuật của nó thì khỏi phải bàn), nó rất khác so với film của các đạo diễn được học tập ở trong nước, còn khác thế nào thì tôi cũng ko biết nói sao (dốt văn mong các bác thông cảm). 1 vấn đề quan trọng nữa là khán giả, nhưng vấn đề này khó bởi vì nó phụ thuộc vào ngành giáo dục nhiều hơn, mà giáo dục ở VN thì chắc ai cũng biết rồi.
 
Bên trên