@QuatManhVaoNhe : Xu hướng của nhạc số em thấy sẽ là streaming bác ạ. Thậm chí, tương lai 3-5 năm nữa phần transport sẽ được tích hợp vào DAC (dĩ nhiên DAC kiểu này cũng phải có giá từ 700 USD đổ lên) hết.
Về câu hỏi của bác về chip DAC. Hiện nay không còn chip DAC cho audio theo kiểu R2R nữa, chip cuối cùng là PCM1704 thì đã cạn nguồn cung rồi. Đó là lý do bác thấy tầm 1-2 năm gần đây các hãng DAC thiết kế theo kiểu R2R phải chuyển sang mạch điện trở R2R hết. Đó là lý do bác thấy gần đây nở rộ DAC R2R kiểu mạch rời, vì còn cách nào khác đâu
Mạch rời còn có ưu điểm là nhận được tín hiệu thoải mái, không bị giới hạn như mấy chip DAC R2R cũ. Tuy nhiên, độ chính xác khi giải mã ko thể bằng chip DAC được vì chip DAC được làm theo kiểu cắt laze nên ngoài việc độ chính xác cao thì sự thay đổi giá trị các điện trở trong mạch theo nhiệt độ sẽ đồng đều nhau. Trong khi đó, những mạch R2R rời do phải có những mối hàn nên dù độ chính xác có cao thì khi có nhiệt độ vào (do dòng chạy qua) thì độ chính xác sẽ không thể bằng, noise cũng cao hơn.
Về chip DAC kiểu DSD 1 bit thì theo em biết hiện nay chỉ có duy nhất 1 con chip DAC cho phép giải mã kiểu 1 bit là AK4497 của hãng AKM (dùng trong mấy con CDP/DAC mới của Esoteric và Linn), còn lại là theo kiểu multibit - delta sigma, kể cả các chip ES9038Pro, WM8740,..
Bo mạch giải mã DSD kiểu rời, không dùng chip lúc đầu được sinh ra từ tác giả Miska, khi ông ta viết chương trình Signalyst HQplayer, phần mềm nổi tiếng bằng việc upsample tín hiệu lên DSD. Hổi đó các chip DAC như ES9018 chỉ chịu được DSD128 là max, nên ông ta làm ra mạch rời và công bố để mọi người có thể tự làm DAC DSD để nghe DSD256/DSD512 bằng chương trình của ông ấy. Sau đó đên năm 2016 thì hãng AKM mới ra chip AK4497EQ. Còn lý do hiện nay nhiều nơi làm mạch DSD rời vì em nghĩ nó dễ làm
và hiện cũng chưa có nhiều sản phẩm dùng AK4497EQ.