Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

thich_xem_phim

Active Member
Re: Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Em nghĩ không hẳn chỉ là câu chuyện của bảo hộ đâu, còn liên quan tới những vấn đề về cải cách dân chủ. Việc bảo hộ của VN ở đây cũng tương đối khác với bảo hộ kiểu Mỹ khi sự cai trị ở VN là 1 chế độ chuyên chính. Nó vẫn có những cái cực đoan của riêng nó, mà người thu lợi chính yếu vẫn là những người nằm trogn hệ thống cai trị, trong khi dân thường thì được hưởng phúc lợi quá ít.
Hình thức bảo hộ có thể vẫn còn, nhưng sẽ dần mất đi khi luật quốc tế về tự do thương mại ngày càng có hiệu lực, thứ mà trước đây ở Mỹ hay các nước pt chưa bị khống chế.

Hãy xét trường hợp của Nhật. Tại sao Nhật lại có thể cạnh tranh được với Mỹ về kinh tế? Có nhiều lí do. Nhưng lí do chính là họ cũng có 1 nền kinh tế do nhà nước điều tiết như Mỹ. Những ngành có khả năng cạnh tranh quốc tế đều được nhà nước bao cấp. Chỉ có khác ở cách sắp xếp những khoản bao cấp đó. Mỹ thì họ sắp xếp chủ yếu thông qua hệ thống quân sự. Còn Nhật họ thông qua 1 Bộ thuộc Chính phủ (Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế) ngồi lại với các công ty và lập kế hoạch cho hệ thống kinh tế của họ trong các năm tới (tiêu dùng mất bao nhiêu, đầu tư nên đưa vào đâu...).

Người dân luôn là thành phần phải đóng thuế đầu tiên nhưng lại là người hưởng lợi ích sau cùng. Dân đóng thuế. Nhà nước dùng thuế trang trải chi phí hoạt động của bộ máy chính phủ và bao cấp cho các tổ chức, công ty (chủ yếu của nhà nước) trong các ngành mũi nhọn quan trọng. Các tổ chức, công ty sẽ đầu tư nghiên cứu phát triển. Kết quả 1 phần được giữ lại và 1 phần được chuyển giao cho các công ty tư nhân. Các công ty tư nhân này phát triển đưa ra thị trường bán thu về lợi nhuận và đóng thuế. Nhà nước lấy 1 phần chi lại phúc lợi cho người dân.

Việt Nam không theo quan điểm laissez faire (kinh tế hoạt động tốt nhất khi không có sự can thiệp của chính phủ) là không sai vì thực tế thành công của Nhật và Mỹ trong quá khứ đã chứng minh điều đó. Vấn đề là 1 số tổ chức, công ty nhà nước sử dụng không hiệu quả các khoản bao cấp này dẫn đến lãng phí (1 phần là do trình độ còn lạc hậu) và kết quả là các công ty tư nhân không được hưởng lợi và ngành đó cũng không có khả năng cạnh tranh quốc tế. Kết quả là người dân ít được hưởng các phúc lợi.

Tui không nghĩ các mô hình bảo hộ, bao cấp sẽ mất đi. Nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại dưới những hình thức khéo léo và tinh vi hơn, chẳng hạn khi rào cản thuế quan dần mất đi thì người ta lại nghĩ ra các rào cản phi thuế quan để thay thế đó thôi.
 
Ðề: Re: Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Việt Nam không theo quan điểm laissez faire (kinh tế hoạt động tốt nhất khi không có sự can thiệp của chính phủ) là không sai vì thực tế thành công của Nhật và Mỹ trong quá khứ đã chứng minh điều đó. Vấn đề là 1 số tổ chức, công ty nhà nước sử dụng không hiệu quả các khoản bao cấp này dẫn đến lãng phí (1 phần là do trình độ còn lạc hậu) và kết quả là các công ty tư nhân không được hưởng lợi và ngành đó cũng không có khả năng cạnh tranh quốc tế. Kết quả là người dân ít được hưởng các phúc lợi.
Đấy đấy, vấn đề là ở cái cơ chế kiểm soát "sự hiệu quả" này là thứ mà em muốn nói đến. Rõ ràng là nền kinh thế "theo định hướng XHCN" của VN không có 1 cơ chế kiểm soát hiệu quả, khi mà việc tập trung quyền lực trong chính trị để phát triển kinh tế lại đi kèm với việc hạn chế dân chủ và sự lạm dụng quyền lực để tư lợi. Cái lí thuyết "chúng tôi tự kiểm soát chính mình" rõ ràng đã hoạt động rất không ra gì, ít nhất là ở VN với 1 loạt sự đổ vỡ của các tập đoàn kinh tế.
"Nếu như chủ nghĩa tư bản thuần túy như Mác mô tả đã từng tồn tại thì nó cũng biến dạng từ lâu khi các chính phủ ở Mỹ và nhiều quốc gia khác can thiệp vào nền kinh tế của họ nhằm hạn chế sự tập trung quyền lực và giải quyết nhiều vấn đề xã hội liên quan đến lợi ích thương mại mang tính cá nhân không bị kiểm soát. Do vậy, nền kinh tế Mỹ có lẽ tốt hơn được mô tả như một nền kinh tế “hỗn hợp”, trong đó chính phủ đóng một vai trò quan trọng cùng với doanh nghiệp tư nhân" ---> Rõ ràng là bảo hộ kiểu của Mỹ nó khác hẳn với bảo hộ kiểu VN chứ bác.

Tui không nghĩ các mô hình bảo hộ, bao cấp sẽ mất đi. Nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại dưới những hình thức khéo léo và tinh vi hơn, chẳng hạn khi rào cản thuế quan dần mất đi thì người ta lại nghĩ ra các rào cản phi thuế quan để thay thế đó thôi.


"Ngay từ thời lập quốc, người Mỹ đã lo sợ quyền lực quá mức của chính phủ, và họ luôn tìm cách hạn chế uy quyền của chính phủ đối với cá nhân - bao gồm cả vai trò của chính phủ trong lĩnh vực kinh tế" --->Tất nhiên, dù Mỹ hay VN thì cũng đều đang loay hoay với việc tự tìm điểm cân bằng cho chính mình, chỉ có điều nếu đứng nhìn từ phía ngoài của cả 2 nền kinh tế, thì thực tiễn cũng đang chứng minh là điểm cân bằng của Mỹ "cao cấp" hơn của VN nhiều.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

jacquou

New Member
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Myanmar nghèo hơn VN. Nếu kể thuộc địa của anh thì ở châu Phi còn có Nigerria, Sieera leonne, nếu tính tây nam Á, ngoài tiểu lục địa Ấn cả Bang và Pakistan, thì có Yemen, họ có giàu đâu.
còn Úc, NZL, Mỹ, Canada là nơi người da trắng đến nhập cư, sau khi tiêu diệt người da đỏ. chính sách vớin gười da trắng đến từ chính quốc nó phải khác với dân bản địa.
Mã Lai thời thuộc địa ko khác dân VN, cái khác là sau độc lập.
Thực ra anh hay Pháp thì cũng giống nhau mà thôi, cái chín h là sau đọc lập. Anh khác Pháp một chút là nó ko cố níu kéo, nên một số nước cũng dễ chấp nhận trong Liên hiệp Anh để rồi sau này tách ra bỏ hoàn toàn hay vẫn tôn thờ vương quyền anh như cũ. pháp cũng lập liên hiệp pháp,l như VN từng gia nhập năm 46, nhưng sau đó thì mọi người thấy. cái khác quan trọng là Anh nó có vua, pháp thì ko nên ít có hình ảnh để mà người ta tôn thờ.
 

hiepbg

New Member
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Mình cũng muốn trao đổi thêm 1 vấn đề mà bạn thich_xem_phim nêu ra.

Bạn hướng theo lí thuyết của Noam Chomsky. Đáng tiếc là mình khá mơ hồ về vấn đề này, lập luận k chắc chắn, nên không tranh luận. Chỉ có điều, theo mình, chế độ cộng sản có hệ thống vận hành rất thích hợp với chiến tranh. Sự kỉ luật, quyết liệt, lí tưởng tốt đẹp, tàn nhẫn, khả năng tuyên truyền... khiến nó trở thành 1 thể thống nhất rất mạnh mẽ. Cỡ như phát xít và người Mỹ mà cũng chào thua. Tuy nhiên, sức người có hạn, con người chứ k phải máy móc. Sau chiến tranh, người dân có nhu cầu nghỉ ngơi, tự do, thoải mái "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy"... thì cần thiết phải thay đổi. Người cộng sản VN cũng đã thay đổi, chỉ là lo "làm ăn" kinh tế quá đà => cty mình giờ điêu đứng thế này đây. :D


Nền văn minh nhân loại hiện nay đang có, gọi là văn minh cơ khí, đóng góp này là của phương Tây mang lại. Ngoài ra, đa số thành tựu phi cơ khí khác cũng từ văn minh phương tây. Thật ra, việc phát minh k hẳn quan trọng bằng việc phát triển và đưa nó vào cuộc sống. Đây chính là đóng góp lớn nhất của những cty chuyên đi mua phát minh sáng chế rồi phổ cập, quyền nhân thân k quan trọng bằng quyền sở hữu. Những vấn đề bạn nói như hệ thống thập phân, ngành in... đều k phải là của phương Tây, nhưng nó chỉ là số ít thôi, và k quá quan trọng.

Nền dân chủ tự do có lẽ từ văn minh Hi Lạp. Nhưng chính người phương Tây đã đưa nó lên 1 tầm cao mới, qua các cuộc cách mạng tư sản, qua qua trình xâm lược và khai hóa. Tất nhiên, sự thay đổi nào cũng có những cái tào lao của nó, và có 1 số người bị mất quyền lợi, nhưng phục vụ cho quyền lợi số đông là con đường của thời đại.

Nền dân chủ phương Tây chính xác bắt nguồn từ thời kì La Mã bạn à
 
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Nền dân chủ phương Tây chính xác bắt nguồn từ thời kì La Mã bạn à
Mình check lại rồi. Nền dân chủ lần đầu tiên được nhắc là trong văn minh Hy Lạp. Người La Mã xâm lược Hy Lạp sau này mới bắt chước theo. La Mã còn kém phát triển hơn Hy Lạp nhiều.
 

viethaiyb

Well-Known Member
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Mình check lại rồi. Nền dân chủ lần đầu tiên được nhắc là trong văn minh Hy Lạp. Người La Mã xâm lược Hy Lạp sau này mới bắt chước theo. La Mã còn kém phát triển hơn Hy Lạp nhiều.
Dân chủ ý bác là 50 ngàn người dân tự do được đi bầu cử nên 50 người vào hội đồng(vì người ta không chấp nhận có vua). Dưới chân họ là 50 vạn nô lệ không có quyền công dân, bị dày xéo hở(và cái "người dân tự do" kia thực chất là các...chủ nô). Và chắc cũng ý bác là Phong kiến không có dân chủ, nơi số lượng nông nô, nô tì chỉ chiếm 1/10 dân số. Và dân chủ cũng như kiểu Mĩ, nơi độc quyền được bảo hộ(và nó không thuộc nhà nước như việt nam đâu nhá), và 2 đảng phái trong quốc hội mang tiếng là tranh giành quyền lực nhưng thực tế đều đại diện cho...giai cấp tư sản(một bên là tư bản tài chính và công nghiệp, một bên là đại tư bản nông nghiệp và địa chủ)...cứ vài năm họ "múa lượn" trước mắt công nhân và nông dân-lực lượng chiếm tuyệt đại đa số xã hội và đáng ra phải là lực lượng nắm quyền lực(họ không thể bởi Đảng Cộng Sản Mĩ, đảng lao động đều bị cấm hoạt động từ thế kỉ trước)-để dựng nên một nhà nước tư bản. Và cái kết của chính quyền nào cũng là...sự thất vọng của dân chúng và hy vọng vào một...chính quyền mới...
Dân chủ nó mang tính giai cấp đấy bác ah...vấn đề là ở đây là giai cấp nào nắm được cái dân chủ đó thôi...
 
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Ý kiến chủ quan của mình, Nhật bắt đầu phát triển từ thời vua Minh Trị với cải cách mới, 2 điều mình khâm phục nhất từ ông là dẹp hẳn tết Âm lịch, vừa tốn kém tốn thời gian, ăn tết xong từ từ mới làm, chuyển qua tết Tây nghỉ có 2 ngày rồi làm việc bình thường. Và ông cho dịch những sách hay nhất, trí tuệ nhất từ các nước khác, mang tri thức về cho dân tộc. Bây giờ nếu như ông sống lại xem thành quả của mình chắc chắn cũng rất hài lòng rồi.

Thêm chút nữa, theo bác nhansinhvn, mấy cái phát minh như thập phân + in ấn không thật sự quan trọng lắm. Nhưng từ lúc Trung Quốc phát minh ra giấy + in ấn, họ đi trước phương Tây 1000 năm, đến đời nhà Minh phương Tây bắt đầu tiếp thu những phát minh này, họ đuổi kịp và vượt qua TQ rồi.
 
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Dân chủ ý bác là 50 ngàn người dân tự do được đi bầu cử nên 50 người vào hội đồng(vì người ta không chấp nhận có vua). Dưới chân họ là 50 vạn nô lệ không có quyền công dân, bị dày xéo hở(và cái "người dân tự do" kia thực chất là các...chủ nô). Và chắc cũng ý bác là Phong kiến không có dân chủ, nơi số lượng nông nô, nô tì chỉ chiếm 1/10 dân số. Và dân chủ cũng như kiểu Mĩ, nơi độc quyền được bảo hộ(và nó không thuộc nhà nước như việt nam đâu nhá), và 2 đảng phái trong quốc hội mang tiếng là tranh giành quyền lực nhưng thực tế đều đại diện cho...giai cấp tư sản(một bên là tư bản tài chính và công nghiệp, một bên là đại tư bản nông nghiệp và địa chủ)...cứ vài năm họ "múa lượn" trước mắt công nhân và nông dân-lực lượng chiếm tuyệt đại đa số xã hội và đáng ra phải là lực lượng nắm quyền lực(họ không thể bởi Đảng Cộng Sản Mĩ, đảng lao động đều bị cấm hoạt động từ thế kỉ trước)-để dựng nên một nhà nước tư bản. Và cái kết của chính quyền nào cũng là...sự thất vọng của dân chúng và hy vọng vào một...chính quyền mới...
Dân chủ nó mang tính giai cấp đấy bác ah...vấn đề là ở đây là giai cấp nào nắm được cái dân chủ đó thôi...
That's right! Đúng là cháu đang nói đến cái dân chủ mà bác cố gắng viết ra. Đây chính là cái dân chủ đang đề cập trong phim, và cái mà trên thực tế, thế giới vẫn công nhận thông thường. Còn nếu bác mỉa mai, hay muốn ngược dòng, thì tùy bác.

Wikipedia:
Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do [cần dẫn nguồn]. Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên tại Hy Lạp với cụm từ δημοκρατία ([dimokratia], "quyền lực của nhân dân"[1] được ghép từ chữ δήμος (dēmos), "nhân dân" và κράτος (kratos), "quyền lực" vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 đến thứ 4 trước Công nguyên để chỉ hệ thống chính trị tồn tại ở một số thành bang Hy Lạp, nổi bật nhất là Anthena sau cuộc nổi dậy của dân chúng vào năm 508 TCN.[2]
 
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Thêm chút nữa, theo bác nhansinhvn, mấy cái phát minh như thập phân + in ấn không thật sự quan trọng lắm. Nhưng từ lúc Trung Quốc phát minh ra giấy + in ấn, họ đi trước phương Tây 1000 năm, đến đời nhà Minh phương Tây bắt đầu tiếp thu những phát minh này, họ đuổi kịp và vượt qua TQ rồi.
Trong nền văn minh chúng ta, gọi là văn minh cơ khí, in ấn k quan trọng bằng cơ khí, chắc chắn vậy. Còn hệ thập phân đóng vai trò thế nào so với các hệ đếm khác, cháu k dám chắc, vì k đi sâu vào toán học. Cho dù nó có thì cũng mới là 1 phần đóng góp của người Arab, so với đồ sộ thành tựu của nhân loại hiện giờ. Cháu đang biện luận cho vấn đề, thành quả của nhân loại hiện nay, đa phần do văn minh phương tây đóng góp. Cái này mọi người vẫn công nhận, chẳng có gì là ghê gớm. Thôi, end!
 

VnVn

Member
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

1. Hình như mấy bác trong này không có bác nào đọc "Chiến tranh tiền tệ" để biết 1 góc nhìn về cái chết của Lincoln nhỉ ?
Tất cả mọi thời đại, mọi cuộc chiến, muốn chiến thắng thì phải có 1 thế lực đứng sau ủng hộ ? ( Trường hợp XHCN là một ngoại lệ ). Bản thân Lincoln bị ám sát đơn giản là ông đã làm trái với các chính kiến, các thế lực tư sản thời bấy giờ. Tuy nhiên dù ông đã làm gì trong cuộc chiến, nhưng vì sự thay đổi của Hiến pháp Mỹ , đặt tiền đề cho thế hệ sau này, mà ông đã phải ra đi . Việt Nam cần bao giờ hết những con người như vậy .

2. Chủ topic đưa P/S cuối cùng quá chuẩn, tuy nhiên 1 vấn đề cần đặt ra là : "Dân tộc VN có luôn lý tưởng , nhưng niềm tin đã mất" . Tự hỏi bản thân bạn, người thân, hay 80tr con người VN bạn có tin vào đất nước hay không ?
- Mọi việc điều xuất phát từ giáo dục, và như Ngô Bảo Châu đã nói "Giáo dục VN đã tha hóa từ thượng tầng". Nhắc lại quá khứ thì có thể đến bằng chứng một bộ trưởng lĩnh vực giáo dục phát biểu "Tôi đã khóc khi thấy học sinh hack website bộ vào ngày 20-11". Từ "đạo đưc" lâu lắm đã không còn tồn tại trong giáo dục.
- Chúng ta xuất phát điểm từ đất nước chiến tranh, nhưng lại không có kế thừa từ 1 niềm tin. Có thể nói sau 1954, tinh thần người Việt đã quất cường biết bao nhiêu, thì 30-4-1975 lại xuống thảm hại đến bây nhiêu. Thay vì tái thiết nhanh chóng, thì là những thủ đoạn tiêu diệt "tư sản", mà không biết những "tư sản" đó là tương lai của đất nước.
- VN hiện nay cần bao giờ hết một chính phủ "chịu trách nhiệm", hãy làm vì đất nước, chứ đừng làm vì cá nhân.
=> Khi cả 1 đất nước không còn niểm tin và lãnh đạo tranh đấu vì "nhóm lợi ích" thì còn lâu lắm VN chúng ta trở lại con đường hướng tới.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Daniel tình cờ đọc thấy bài này cũng viết về Lincoln, xin trích vài đoạn:

Có những nghệ sĩ mà tên tuổi của họ ‘gắn liền với chất lượng’, phim nào có tên của họ là nó đã có một chuẩn mực, một phong cách nhất định. Số nghệ sĩ này vô cùng hiếm. Đạo diễn Spielberg là một trong số ấy, diễn viên Daniel Day Lewis cũng thuộc danh sách này. Kinh khủng hơn, phim Lincoln (từng nhận nhiều đề cử Oscar nhất năm nay) có cả Spielberg lẫn Daniel Day Lewis. Chưa cần xem, chỉ mới nghe thôi là đã mê mẩn, hồi hộp chờ. Xem rồi lại càng phải công nhận rằng tác phẩm rất hay, nó đã vẽ nên một chân dung vô cùng sống động và đầy chất nghệ thuật của một trong những vị tổng thống vĩ đại và được tôn kính nhất nước Mỹ – Abraham Lincoln.

Mặc dù thoại rất nhiều, và đôi khi ngôn từ chính trị hơi khó hiểu, tuy nhiên đây là một bộ phim dành cho những người thông minh và yêu thích sự thông minh. Bạn sẽ gặp lại những trích dẫn nổi tiếng mà Lincoln đã nói trong cuộc đời thật của ông, những câu chuyện ông thường kể trong mỗi cuộc họp, hoặc cách ông trả lời một vấn đề gì đó.

Phim không chỉ nói về Tu Chính Án, mà còn nói về cuộc sống cá nhân của Lincoln với Mary Todd, người vợ luôn trách cứ ông về cái chết của một trong ba người con trai của họ. Đó là một người vợ thông minh, cứng đầu, vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối, vừa là một nhân tố quan trọng giúp cho sự thành công của Lincoln vừa lại khiến cho cuộc sống gia đình của một vị tổng thống vĩ đại cũng đầy những xung đột thường gặp của các đôi vợ chồng bình thường. Xem phim, bạn sẽ thấy vai trò quan trọng của các bà đệ nhất phu nhân như thế nào.

Tôi đặc biệt thích cảnh cuối cùng, khi Tu Chính Án được thông qua, máy quay để trong nhà ngược sáng quay hắt ra ban công, nơi Lincoln và đứa con trai út đang nhìn ra ngoài đường, một cảnh quay quá tuyệt, thể hiện một cách giản dị, bằng một hình ảnh đầy thuyết phục, về sự điềm đạm của vị tổng thống sau khi một kế hoạch lớn được thành công.

Và sẽ hoàn toàn thiếu sót nếu bỏ qua diễn xuất tuyệt vời không thể chê ở bất cứ điểm nào, hoàn toàn xứng đáng với một tượng vàng Oscar cho vai chính xuất sắc nhất Daniel Day-Lewis. Sau khi xem xong phim, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của nhà sản xuất Kathleen Kennedy khi bà nói rằng “hàng ngày bạn sẽ phải giật mình nghĩ rằng Lincoln đang ngồi đó ngay trước mặt bạn” (wiki). Lincoln của Daniel Day-Lewis hoàn toàn khớp với những gì ta nghĩ về Lincoln. Diễn suất này là một sự hóa thân hoàn hảo: khuôn mặt cương nghị, tình cảm, giọng nói cao, truyền cảm, mạnh mẽ và đầy sức hút, cử chỉ thân thiện và thái độ hòa đồng với tất cả mọi người, tinh thần quyết đoán, tự tin và vô cùng thông minh. Mọi thứ toát ra từ Daniel Day-Lewis mà như thể toát ra từ con người vĩ đại Lincoln. Mọi lời khen có lẽ đều dư thừa… Ban đầu vai diễn này được nhắm cho Liam Neeson – diễn viên vô cùng ưa thích của tôi, và tôi có đôi chút luyến tiếc khi ông đã quyết định không tham gia nữa. Nhưng sau khi xem xong phim này, tôi đã không còn tiếc nữa, vì tôi ngờ rằng Neeson chưa chắc đã làm được tốt như Daniel Day-Lewis; tôi nghĩ vậy một cách thực lòng.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thế Tuấn
 

bmv975

New Member
Re: Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Em thử đăng bài tý
 

GragonV

Member
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Vãi lúa dòng P/S, cẩn thận có nằm vùng là mệt cho hdvietnam :p
 

Marine

Member
Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng

Hơ, trưa hôm nay em không về nhà để đọc cho hết thread với những thông tin rất thú vị này. Công nhận HDvietnam có nhiều người rất quan tâm tới chính trị và phim ảnh cũng là một bộ phận phục vụ cho thể chế chính trị nào đó. Em chỉ mong điện ảnh Việt Nam sẽ cho ra đời nhiều hơn nữa những tác phẩm như thế.
 
Bên trên