thich_xem_phim
Active Member
Re: Ðề: Lincoln 2012 - Vài suy nghĩ về Tự do bình đẳng
Hãy xét trường hợp của Nhật. Tại sao Nhật lại có thể cạnh tranh được với Mỹ về kinh tế? Có nhiều lí do. Nhưng lí do chính là họ cũng có 1 nền kinh tế do nhà nước điều tiết như Mỹ. Những ngành có khả năng cạnh tranh quốc tế đều được nhà nước bao cấp. Chỉ có khác ở cách sắp xếp những khoản bao cấp đó. Mỹ thì họ sắp xếp chủ yếu thông qua hệ thống quân sự. Còn Nhật họ thông qua 1 Bộ thuộc Chính phủ (Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế) ngồi lại với các công ty và lập kế hoạch cho hệ thống kinh tế của họ trong các năm tới (tiêu dùng mất bao nhiêu, đầu tư nên đưa vào đâu...).
Người dân luôn là thành phần phải đóng thuế đầu tiên nhưng lại là người hưởng lợi ích sau cùng. Dân đóng thuế. Nhà nước dùng thuế trang trải chi phí hoạt động của bộ máy chính phủ và bao cấp cho các tổ chức, công ty (chủ yếu của nhà nước) trong các ngành mũi nhọn quan trọng. Các tổ chức, công ty sẽ đầu tư nghiên cứu phát triển. Kết quả 1 phần được giữ lại và 1 phần được chuyển giao cho các công ty tư nhân. Các công ty tư nhân này phát triển đưa ra thị trường bán thu về lợi nhuận và đóng thuế. Nhà nước lấy 1 phần chi lại phúc lợi cho người dân.
Việt Nam không theo quan điểm laissez faire (kinh tế hoạt động tốt nhất khi không có sự can thiệp của chính phủ) là không sai vì thực tế thành công của Nhật và Mỹ trong quá khứ đã chứng minh điều đó. Vấn đề là 1 số tổ chức, công ty nhà nước sử dụng không hiệu quả các khoản bao cấp này dẫn đến lãng phí (1 phần là do trình độ còn lạc hậu) và kết quả là các công ty tư nhân không được hưởng lợi và ngành đó cũng không có khả năng cạnh tranh quốc tế. Kết quả là người dân ít được hưởng các phúc lợi.
Tui không nghĩ các mô hình bảo hộ, bao cấp sẽ mất đi. Nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại dưới những hình thức khéo léo và tinh vi hơn, chẳng hạn khi rào cản thuế quan dần mất đi thì người ta lại nghĩ ra các rào cản phi thuế quan để thay thế đó thôi.
Em nghĩ không hẳn chỉ là câu chuyện của bảo hộ đâu, còn liên quan tới những vấn đề về cải cách dân chủ. Việc bảo hộ của VN ở đây cũng tương đối khác với bảo hộ kiểu Mỹ khi sự cai trị ở VN là 1 chế độ chuyên chính. Nó vẫn có những cái cực đoan của riêng nó, mà người thu lợi chính yếu vẫn là những người nằm trogn hệ thống cai trị, trong khi dân thường thì được hưởng phúc lợi quá ít.
Hình thức bảo hộ có thể vẫn còn, nhưng sẽ dần mất đi khi luật quốc tế về tự do thương mại ngày càng có hiệu lực, thứ mà trước đây ở Mỹ hay các nước pt chưa bị khống chế.
Hãy xét trường hợp của Nhật. Tại sao Nhật lại có thể cạnh tranh được với Mỹ về kinh tế? Có nhiều lí do. Nhưng lí do chính là họ cũng có 1 nền kinh tế do nhà nước điều tiết như Mỹ. Những ngành có khả năng cạnh tranh quốc tế đều được nhà nước bao cấp. Chỉ có khác ở cách sắp xếp những khoản bao cấp đó. Mỹ thì họ sắp xếp chủ yếu thông qua hệ thống quân sự. Còn Nhật họ thông qua 1 Bộ thuộc Chính phủ (Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế) ngồi lại với các công ty và lập kế hoạch cho hệ thống kinh tế của họ trong các năm tới (tiêu dùng mất bao nhiêu, đầu tư nên đưa vào đâu...).
Người dân luôn là thành phần phải đóng thuế đầu tiên nhưng lại là người hưởng lợi ích sau cùng. Dân đóng thuế. Nhà nước dùng thuế trang trải chi phí hoạt động của bộ máy chính phủ và bao cấp cho các tổ chức, công ty (chủ yếu của nhà nước) trong các ngành mũi nhọn quan trọng. Các tổ chức, công ty sẽ đầu tư nghiên cứu phát triển. Kết quả 1 phần được giữ lại và 1 phần được chuyển giao cho các công ty tư nhân. Các công ty tư nhân này phát triển đưa ra thị trường bán thu về lợi nhuận và đóng thuế. Nhà nước lấy 1 phần chi lại phúc lợi cho người dân.
Việt Nam không theo quan điểm laissez faire (kinh tế hoạt động tốt nhất khi không có sự can thiệp của chính phủ) là không sai vì thực tế thành công của Nhật và Mỹ trong quá khứ đã chứng minh điều đó. Vấn đề là 1 số tổ chức, công ty nhà nước sử dụng không hiệu quả các khoản bao cấp này dẫn đến lãng phí (1 phần là do trình độ còn lạc hậu) và kết quả là các công ty tư nhân không được hưởng lợi và ngành đó cũng không có khả năng cạnh tranh quốc tế. Kết quả là người dân ít được hưởng các phúc lợi.
Tui không nghĩ các mô hình bảo hộ, bao cấp sẽ mất đi. Nó vẫn sẽ tiếp tục tồn tại dưới những hình thức khéo léo và tinh vi hơn, chẳng hạn khi rào cản thuế quan dần mất đi thì người ta lại nghĩ ra các rào cản phi thuế quan để thay thế đó thôi.