Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

lengockhanhi

Film critic
Trong tháng rồi, Nhi bận túi bụi, chạy nước rút để kịp hoàn thành cái luận án PhD, cùng lúc có những chuyện trên báo chí hàng ngày về ngành y tế và bác sĩ Việt nam đọc thấy rất nản nhưng không có thời giờ để mà nghĩ tới. Tối nay Nhi tạm xong việc, ngồi viết vài dòng chia sẻ tâm sự với các bạn để giải tỏa bức xúc.

Chuyện thứ nhất: "Ông già Ozone" và dung dịch anolyt của ông ta: Chuyện này cũng khá đơn giản, nhưng trở thành đề tài nóng cho báo chí tha hồ khai thác. Hoàn cảnh là dịch bệnh tay chân miệng làm chết nhiều trẻ em. Ngành y tế bị nhiều người dân đánh giá là làm việc không hiệu quả. Sau đó có 1 ông tiến sĩ tự nhận có khả năng chữa lành bệnh bằng dung dịch nước muối ion hóa (anolyt) của ông ta, ông phát biểu nhiều câu quá sốc, những bác sĩ chuyên khoa cũng không vừa, phản bác bằng nhiều câu cũng sốc không kém. Không ai chịu nhường ai. Tình hình hiện nay thì cuộc chiến ngày càng căng thẳng, báo chí vào cuộc, nhân dân bênh vực ông tiến sĩ và lên án ngành y tế, mắng chửi các bác sĩ chính thống không tiếc lời.

Chuyện thứ 2: Cũng nhờ công của báo chí, vấn đề bệnh nhân nhét tiền vào túi bác sĩ trở thành một chủ đề cực kì bức xúc, người ta phân tích mổ xẻ đủ thứ nguyên nhân, lên án phong bì, kết tội các bác sĩ giàu, đồng thời các bác sĩ cũng có vị lên báo than nghèo kể khổ, chứng tỏ mình trong sạch, thậm chí có cả ý kiến trung hòa: phong bì cảm tạ thì tốt, hối lộ thì xấu... Tóm lại, ai cũng lên án tệ nạn vòi vĩnh tiền và hối lộ tiền cho bác sĩ.

Chuyện thứ 3: Chưa bao giờ bác sĩ bị khinh rẻ và căm ghét như lúc này. Ngày trước, người dân rất kính trọng bác sĩ (gọi bằng bác, bằng thầy), xưng hô lễ độ, còn bây giờ bác sĩ bị chửi, mắng, bị cho ăn dao hay mã tấu, lên bàn thờ ngồi nhìn gà khỏa thân sớm... thậm chí nhà cửa tài sản cũng bị đập tan nát nếu bệnh nhân nổi giận. Nếu chọc nhiều bệnh nhân giận thì bênh viện cũng bị phá tan tành.

Cả 3 chuyện này đều có một mẫu số chung là: Bác sĩ ngày càng bị căm ghét và khinh rẻ bởi xã hội. Bác sĩ hành dân, dân đánh bác sĩ. Mà Nhi cũng là một bác sĩ... nên Nhi thấy rất buồn vì câu cuối tam đoạn luận ở đây là khó tránh khỏi.

Nhi từng lặng người xấu hổ khi vừa từ phòng mổ bước ra đã có một người nhà bệnh nhân nhét vào túi mình tờ giấy 50.000 đồng, Nhi đã khóc và chưa bao giờ Nhi ghét cái áo blouse mình mặc như đêm đó.

Nhi nói thật với mọi người, sau khi đi nhiều nơi, giao tiếp nhiều, Nhi đã cay đắng nhìn ra 1 điều là: Bác sĩ chỉ là những người lính trong cuộc chiến chống lại bệnh tật, không hơn.

Người dân phải hiểu là: Không có ai trở nên giàu có vì đi làm lính cả. Dù anh có là sĩ quan, cấp tướng tá gì thì cũng phải bán mạng ngoài chiến trường. Bác sĩ là 1 nghề như vậy.

Người dân không bao giờ hiểu sự thực đằng sau ngành y học thế giới hiện nay. Họ lên án bác sĩ chỉ vì bác sĩ giàu, vì bác sĩ nhận phong bì.

Nhưng họ không nhìn thấy chiến trường và cuộc chiến to lớn, toàn thế giới, mà Việt nam chỉ là 1 mặt trận mà thôi.

Họ không bao giờ biết: Ai thực sự giàu lên từ cuộc chiến này ? Ai đang lấy tiền của họ nhiều nhất ? Câu trả lời rất dễ nếu bạn liên tưởng tới chiên tranh theo nghĩa đen: Đúng, những kẻ giàu nhất trong cuộc chiến không phải là lính, mà là những ông trùm sản xuất vũ khí. Cuộc chiến chống bệnh tật sẽ còn dài, dài ngàn năm, và chỉ có những tập đoàn dược phẩm là những kẻ duy nhất giàu lên trong cuộc chiến này, vì họ chế tạo ra vũ khí, trong khi y bác sĩ chỉ là những người lính cầm vũ khí đi đánh nhau mà thôi.

Có ai biết giới tư bản dược phẩm đã lấy đi bao nhiêu tiền từ túi bệnh nhân VN không ? Có ai biết các giáo sư đầu ngành ở Mỹ một năm nhận bao nhiêu tiền đút túi từ tay gới tư bản dược phẩm không ? Tiền hoàn toàn hợp pháp nha, nhưng tiền đó ở đâu ra ? có phải từ bệnh nhân không ? Thậm chí là của bệnh nhân VN, bất kể giàu nghèo.

Đau nhất là những trùm tư bản dược phẩm không phải là người VN, nên tiền chỉ có đi ra khỏi đất nước này. Đó là cái giá phải trả cho cuộc sống an toàn của người dân VN, không mắc bệnh tật. Những gì bác sĩ VN nhận được chỉ là 1 phần rất nhỏ, nhỏ lắm. Một bác sĩ hành nghề 20 năm cũng không thể giàu hơn 1 thương gia được, và rồi họ cũng bị bệnh tật, và cũng chết nếu không có đủ tiền chữa trị. Người lính đó chỉ ngừng chiến đấu khi chính anh ta bị kẻ thù giết chết.

Vậy mà người ta đi lên án 1 bác sĩ chỉ vì nhận 1 cái phong bì có vài trăm ngàn đồng.
Vì dân họ chỉ thấy 1 người mặc áo blouse trước mắt họ. Và họ chỉ có thể đánh chửi người đó.

Ngược lại: Một đội quân không biết yêu thương người dân mà họ phải bảo vệ, lại còn nhũng nhiễu, vòi vĩnh ức hiếp người dân, Nhi thấy họ vừa đáng thương vừa đáng giận. Nếu nuôi lính no thì lính đâu phải đi cướp nhà dân ? Mà đã làm lính, không có kỉ luật thì sẽ bị ngay chính hậu phương của mình thiêu rụi.

Muốn xã hội vừa khỏe mạnh, vừa giàu, thì quốc gia đó phải vừa nuôi quân, vừa đầu tư nghiên cứu khoa học, để có thể tự mình chế ra được vũ khí, chen chân vào giới nghiên cứu khoa học thế giới chính là ngồi vào ghế những người chủ động mang lại của cải cho mình và xã hội một cách hợp pháp, thông qua việc chế tạo ra vũ khí, thay vì phải mua vũ khí từ nước ngoài, còn bác sĩ dân mình thì chỉ suốt đời làm lính, lính không có tiền, bị bỏ đói thì sẽ sinh trộm cướp, đào ngũ, kẻ thù sẽ thắng, bệnh tật sẽ lan tràn.

Còn chuyện ông già Ozone rất đơn giản, tại sao -ông ta là tiến sĩ mà sao không thể làm 1 nghiên cứu, viết 1 bài báo khoa học công bố kết quả chữa bệnh của mình ? 1000 bệnh nhân được cho là khỏi bệnh mà không có 1 tiêu chuẩn nào kiểm chứng, không một thống kê, không có nhóm placebo control, tóm lại là không có gì cả. Không có chứng cứ khoa học thì mọi việc ông ta làm đầu sai luật, muốn tạo ra 1 đội quân mạnh thì phải có kỉ luật, không có chuyện anh hùng cá nhân, tự tung tự tác được. Ở các nước, một loại thuốc mới phải qua bao nhiêu công đoạn thủ tục mới được phép sử dụng trên người, đâu đơn giản là cam kết: chữa không hết thì đi ở tù là có lý đâu ?
Thay vì tốn công sức ngồi cãi nhau tại sao không ai làm cái gì theo tinh thần khoa học một chút, cho dân nhờ.

Cuối cùng: Nhi muốn nói tóm tắt một điều là: Nếu người lính và người dân, đối tượng họ phải bảo vệ không yêu thương nhau, mà quay ra đánh nhau, thì chúng ta đang thua trong cuộc chiến này... sẽ không có ai thắng nếu dân đánh lính, lính nhũng nhiễu dân... kẻ thù bệnh tật thì ngày càng mạnh. Khi dân và lính đánh nhau chí tử rồi thì cả hai sẽ cùng ôm nhau chết mà thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thanhy5

New Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Cảm ơn Nhi vì đã mang lại một góc nhìn khác về người thầy thuốc
Cũng là một bác sĩ trong bệnh viện, mình hoàn toàn đồng cảm với những gì Nhi viết cũng như những suy nghĩ của Nhi. Tuy nhiên xã hội hiện nay đã không còn nhìn nhận ngành y và người thầy thuốc theo khía cạnh vốn có của nó. Một khi cuộc sống còn tồn tại sự tranh giành, đè đẩy nhau để sống, để vượt lên người khác thì bác sĩ cũng không nằm ngoài vòng xoáy tiêu cực đó.
Với cá nhân mình, ngoài khía cạnh tiêu cực của các công ty dược phẩm, các nước tư bản đề cao quyền sống và các giá trị nhân đạo hơn ở các nước như Việt Nam. Mình cũng đã từng có thời gian học Y tai Pháp và trong thời gian này mình mới nhận ra được vấn đề của người bệnh ở Việt Nam, và chừng này ngành y tế còn trì trệ thì lúc đó bệnh nhân và người nhà còn khổ, còn bị hành hạ. Dâu vậy, một cánh én chẳng làm nên mùa xuân, với suy nghĩ rằng "hãy làm tốt công việc của mình, mọi việc tốt đẹp rồi sẽ tới", hy vọng suy nghĩ của xã hội cũng như mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân sẽ trở lại đúng giá trị vốn có của nó.
 

thanhy5

New Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Tiếp....
Trong thời gian này có rất rất nhiều các bài báo trên mạng tập trung về vấn đề phong bì cho nhân viên y tế. Cá nhân mình không dám nói điều đó tốt xấu vì đã được mổ xẻ quá nhiều và cũng vì mình là bác sĩ nên nhận định sợ rẳng không khách quan. Vấn đề mình muốn nêu ra thế này, ở Việt Nam, khi bạn sinh ra bạn đã có nhiều, rất nhiều phong bì xung quanh bạn và cuộc sống của bạn sau đó đều gắn liền với cái phong bì. Chằng phải gửi thư, chẳng phải để hỏi han mà để giải quyết các vấn đề của bạn, các vấn đề hành chính, đám ma cưới hỏi...Rồi bạn ra trường, đi xin việc, lấy vợ lấy chồng, sinh con...tất cả các sự kiện của bạn đều gắn với nó. Rồi bạn già đi, bệnh tật và cát bụi lại trở về với cát bụi, cái phong bì vẫn nằm xung quanh bạn. Vậy vấn đề là gì? rằng phong bì là vấn đề của cả xã hội hiện nay, nó chẳng từ một ai, len lỏi trong mọi vấn đề và mọi mối quan hệ xã hội. Vậy bác sĩ có nằm ngoài ngoại lệ ấy??
Câu chuyện thứ 2: Cô chị họ mình làm sale cho một công ty nước ngoài. Và cũng như các công ty khác, phải tổ chức các hội nghị khách hàng, tặng quà... Vậy thì các công ty dược cũng tổ chức giới thiệu thuốc này nọ và cũng quà cáp cho bác sĩ. Về phương diện xã hội hai việc đó có tương đồng??
Vậy thì cái vấn đề chúng ta nhìn nhận bên ngoài không đại diện cho bản chất sự việc. Các bức xúc của dư luận chỉ tập trung ở bề mặt của vấn đề mà không đề cập cốt lõi nguyên nhân gây nên hiện tượng. Chúng ta dễ dàng chỉ trích một người cũng như một vấn đề, nhưng chúng ta có tự hỏi chúng ta có đưa ra được giải pháp cho vấn đề? Nếu bạn chỉ trích và kèm theo hướng giải quyết, đó là bạn đang góp phần xây dựng, còn nếu chỉ trích không thôi thì câu chuyện sẽ chẳng có hồi kết.
Thân,
 

mdmd0810

New Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Bác thanhy5 từng học bên Pháp ạ, vậy có phải là Nội trú không,khóa nào ?. Em mới chỉ là Y4 thôi.Nói thật em cũng thấy buồn khi thấy báo chí họ soi mói như vậy,tiêu cực phong bì này là ở mọi nơi chứ đâu ở mỗi ngành y.Có một sự thật là em thấy xã hội mình dân trí còn quá kém,ý thức cộng đồng không cao.,người dân thì manh động ,liều lĩnh, khi làm không nghĩ tới hậu quả lâu dài nên mới vậy. Vì thế xã hội mình chưa phải là một xã hội an toàn ,bảo vệ cho con người.Em có thằng bạn cũng học y, nó nói " Nếu xảy ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc thì nó nói là thà đi lính còn hơn ở nhà cứu mấy thằng ất ơ ,uống rượu,đua xe rồi tai nạn chấn thương sọ não vào viện. Chỉ khổ người thân và mệt cả nhân viên y tế." Nó nói không thực tế lắm ,vì nếu có chiến tranh thì chẳng còn thằng nào đi đua xe. Nhưng thế đủ biết nó chán với dân trí Việt nam thế nào. Em nghĩ chuyện y đức thây thuốc thì khó mà phân bua lắm,vì như sách Kinh tế y tế nói " Nếu ta chấp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một loại hang hóa đặc biệt thì sẽ có một thị trường chăm sóc sức khỏe để thực hiện quá trình mua bán dịch vụ đó.Thị trường này tuân thủ các nguyên tắc cơ bản giống như các thị trường khác ,nhưng nó có 3 tính chất đặc thù là THÔNG TIN BẤT ĐỐI XỨNG ,KHÔNG LƯỜNG TRƯỚC ĐƯỢC, và TÍNH NGOẠI BIÊN. Theo em vì thầy thuốc( người cung cấp dịch vụ) thì biết rõ về nhu cầu người bệnh còn người bệnh(người sử dụng) thì không nắm rõ nên mới tạo điều kiện cho tiêu cực hoặc những hiểu nhàm giữa 2 bên xảy ra.Đây là vấn đề muôn thủa, ở thời Lê Hữu Trác cũng thế thôi.Muốn giải quyết tình trạng này có lẽ chỉ có đợi kinh tế phát triển hơn, bồi dưỡng dân trí tốt hơn mà thôi.
Kết luận: làm bác sĩ ngày càng khó, yêu cầu về chuyên môn lẫn giao tiếp ngày càng cao.Phải thích nghi với thời đại mà công nghệ thông tin không đồng bộ với nền dân trí,phải khéo léo nhã nhặn hơn và phải hiểu luật để phòng thân.Mới học Y 4 ,thấy thế này hơi nản%-(
 

niza

New Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Cảm ơn Khả Nhi, thanhy5, mdmd về những chia sẻ, suy tư của các bạn,

Khả Nhi nói rằng bác sỹ chỉ là lính quèn, vâng, có thể chỉ là lính quèn trong cuộc chiến chống bệnh tật nhưng với người dân thì bác sỹ là người nắm sinh mệnh! Bạn có thể nói có những căn bệnh vượt quá khả năng bác sỹ, vâng, nhưng cũng có những việc đơn giản, nhưng bác sỹ chữa lợn lành thành lợn què, thậm chí là lợn chết, nhưng có mấy ai phải bồi thường?

Nếu bạn không muốn làm lính quèn, bạn có thể chọn nghề khác, còn nếu bạn chọn nghiệp làm lính, có phải nhiệm vụ hàng đầu của bạn là bảo vệ người dân? Nhưng bạn vào bệnh viện mà xem, có bao nhiêu bác sỹ đối tốt với bệnh nhân chứ? Phong bì chỉ mới là phần nổi của tảng băng.

Nếu hỏi 1 sinh viên y hay 1 bác sỹ mới ra trường ước mơ của họ là gì? - Em muốn chữa bệnh cho người nghèo ạ. Đó là câu trả lời dường như nằm ở cửa miệng vì nó chuẩn không cần chỉnh. Nhưng, thực sự thì sao? Tại sao vùng sâu vùng xa, vùng nghèo khó luôn thiếu bác sỹ? Vì bác sỹ 10 người thì cũng ít nhất dăm bảy người nhẫn nhịn đi làm "công quả" chẳng qua cho đủ số năm để ra phòng mạch riêng, và cũng một cơ số ấy tìm cách chạy chỗ để được làm ở bệnh viện lớn, càng lớn càng tốt.

Tôi không đồng tình chuyện người dân đánh bác sỹ hay là đập phá bệnh viện. "Thầy thuốc như mẹ hiền", thầy thuốc là cha mẹ dân, người dân đánh thầy thuốc cũng như con ngỗ nghịch với cha mẹ. Nhưng tại sao từ chỗ tôn kính mà nay lại thành ra ngỗ nghịch? Người dân có lý do và tôi đoan chắc bản thân mỗi bác sỹ đều hiểu tại sao, chẳng qua là bác sỹ có đủ can đảm để thừa nhận hay không mà thôi.
 

baolam1905

Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Ngày xưa khi chưa có Tây y, việc chữa bệnh chủ yếu theo phương pháp của Đông y (thuốc Bắc-thuốc Nam), thì người bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh được gọi là thầy thuốc hoặc Hán Việt hơn là thầy lang. Cái chữ Thầy nó thể hiện sự tôn kính dành cho những người thật sự là "lương y như từ mẫu".

Giờ đây, thầy thuốc thầy lang ngày xưa đã về vườn ở ẩn, những người tiếp nối con đường chữa bệnh cứu người ấy giờ được gọi là bác sĩ. Bác sĩ, giờ chỉ là cái tên chỉ chung một nghề, chỉ đơn giản là một nghề như bao nghề khác của xã hội....
 
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Tui có đứa em bị tai nạn giao thông vào ngày 2 tháng 9 năm 2010. Kết quả là cu cậu bị gãy xương ngay gần cổ tay trái. 1 Xương bị gãy làm 3 khúc, nhưng vẫn còn nằm trong da. Chạy vào nhà thương đa khoa Thủ Đức. Sau khi thăm khám, X quang, bó bột. Bác sĩ phán 1 câu : Nhập viện, đợi mổ. Thế là phải nhập viện. Sau khi lấy được cái phòng cho cu cậu, xuống hỏi thăm bác sĩ : dạ em muốn hỏi bao giờ nhà thương mới sắp lịch mổ cho thằng đệ của em ạ.
Bác sĩ : Chắc là cũng phải sau 5 tây, bây giờ bác sĩ nghỉ đi chơi lễ hết rồi
Lũi thủi đi về, nhưng lòng vẫn ấm ức . Tại sao mà không có Bác sĩ nào trực để mổ nhưng ca như vậy chứ
Không cam với số phận đen đuổi. Ngay sáng hôm sau thì làm giấy ra viện và cũng không quên lời dặn của bác sĩ : tự đi thì tự chịu, không kiện cáo gì đó nha.
OK. sau khi kí vài chữ kí cho hợp lệ là ra khỏi nhà thương với tình trạng mất tự chủ bản thân. Chạy một mạch đến ITO. Thực hiện xong các bước thủ tục đầu tiên ( giấy tờ chứ hỏng phải money ) và các xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ thực hiện ca mổ thông báo : chiều nay 3h mổ nha.
Lòng mừng thầm nhưng cũng không quên cái người đời hay gọi là bao thơ.
Bác sĩ : thôi, thôi, có gì đâu anh .... thôi . ..........
Ngó qua ngó lại tui nhét vào túi áo bờ lu 1000K . Nhìn bác sĩ với khuôn mặt vui vẻ làm tui cũng vui lây
Ca mổ thực hiện thành công. Hàng ngày bác sĩ thăm khám nhiệt tình thấy rõ. Khuyên cái này, cái kia, ăn uống phải đúng cách. Trong khi mổ bác sĩ cũng pha trò giúp cho bệnh nhân đỡ sợ. Sáng ngày ra viện ( 6h sáng ) thì nhận được điện thoại của bác sĩ
Alo, em hả, hôm nay xuất viện hả, ăn uống tốt chứ hả............. anh có cho thằng đệ mang cho em cái đơn thuốc , nhớ uống đủ nha.................. Chào em
Từ đó đến giờ, biết bao lấn đi nuôi bệnh mà chưa hề gặp được bác sĩ tận tình như vậy
Tui tự hỏi, nếu mình không có 2 con cò xanh bay vào túi của vị bác sĩ đáng kính kia thì có nhận được sự quan tâm ...quá đáng ...... như vậy không nhỉ
Tui cũng tự hỏi : tại sao cả 2 đều là nhà thương với 1 mục đích chung là cứu người, nhưng 1 bênh thì thờ ơ, 1 bênh thì nhanh chóng.
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Cuối cùng: Nhi muốn nói tóm tắt một điều là: Nếu người lính và người dân, đối tượng họ phải bảo vệ không yêu thương nhau, mà quay ra đánh nhau, thì chúng ta đang thua trong cuộc chiến này... sẽ không có ai thắng nếu dân đánh lính, lính nhũng nhiễu dân... kẻ thù bệnh tật thì ngày càng mạnh. Khi dân và lính đánh nhau chí tử rồi thì cả hai sẽ cùng ôm nhau chết mà thôi.

Kết nhất câu này. Dân số sắp lên 90 triệu rồi. Đông quá đi thôi.....
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Nhà khoa học, triết gia người Pháp Pascal từng nói: "Chân lý mà không có vũ lực hỗ trợ thì không có sức mạnh". Tui để ý 1 điều rằng ở VN những người giỏi, có tầm, có tâm rất yếu kĩ năng và tham vọng chính trị nên họ không bao giờ có đủ quyền lực trong tay để có thể tạo nên 1 sự thay đổi sâu rộng trong xã hội.
 
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Kha Nhi chắc vừa ra trường nên chắc chưa có cái nhìn toàn diện bố cục hay vì tự ái nên lên thanh minh. Người ai cũng tốt cũng xấu hết, ngành ngề nào xuất phát từ mục đích tốt, trong đó 2 ngành là y và giáo dục là được tôn trọng do bản tính của nó. Người hành nghề được trân trọng gọi bằng thầy ( thầy thuốc, thầy giáo ) không anh gọi là anh hay là thằng cả. Do đó nếu đã chọn ngành này thì phải chấp nhận, còn nếu vì bản thân nhận( nhũng nhiểu bệnh nhân rồi nhận phong bì ) thì bị chửi cũng đúng mà. Ngoài ra tất cả những vụ hành hung bác sĩ nên nhìn lại theo góc độ khác. Tại sao những bịnh dễ ợt vậy lại chữa chết người, sau khi chết không thấy nhận trách nhiệm mà đổ tai này tại nọ. Làm việc đã hết lòng chưa hay bỏ mặc bệnh nhân. Nhi tự hỏi lại mình với những điều mắt thấy tai nghe đi nghen.
Sếp mình là người nước ngoài, đi chữa bệnh bác sĩ vn 1 lần sợ phát khiếp có bệnh nằm ở nhà chứ không dám đi khám nữa. Hỏi thì ổng bảo ông bó tay với bác sĩ và BV tại vn. Còn hôm đi khám xảy ra chuyện gì thì em hông biết.
Thêm nữa, thằng bạn thân của em làm bên cty dược nhà nước, nó làm được 2 năm bỏ làm chỉ nói: y dược vn nó thối hoắc à, tao không làm nổi.
Còn bản thân không làm trong ngành y, chỉ là bệnh nhân nói lên tiếng nói công bằng cho 1 bệnh nhân là: Bác sĩ cũng có nguoi tốt người xấu. Mà xấu nhiều hơn tốt. Sau nhiều lần bị bệnh đủ loại, đi nhiều nơi để chữa, bị từ mấy đứa y tá, hay thậm chí mấy đứa làm trong phòng hành chính hành chết bỏ, bác sĩ chữa bệnh như shit, toàn nuôi bệnh. Nhưng rồi phúc lớn, sau khi đi lung tung cũng có bác sĩ tốt trị dứt bệnh.
Mời các bác đã từng là bệnh nhân vào comment tiếp
 

starvn

Active Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Kha Nhi chắc vừa ra trường nên chắc chưa có cái nhìn toàn diện bố cục hay vì tự ái nên lên thanh minh. Người ai cũng tốt cũng xấu hết, ngành ngề nào xuất phát từ mục đích tốt, trong đó 2 ngành là y và giáo dục là được tôn trọng do bản tính của nó. Người hành nghề được trân trọng gọi bằng thầy ( thầy thuốc, thầy giáo ) không anh gọi là anh hay là thằng cả. Do đó nếu đã chọn ngành này thì phải chấp nhận, còn nếu vì bản thân nhận( nhũng nhiểu bệnh nhân rồi nhận phong bì ) thì bị chửi cũng đúng mà. Ngoài ra tất cả những vụ hành hung bác sĩ nên nhìn lại theo góc độ khác. Tại sao những bịnh dễ ợt vậy lại chữa chết người, sau khi chết không thấy nhận trách nhiệm mà đổ tai này tại nọ. Làm việc đã hết lòng chưa hay bỏ mặc bệnh nhân. Nhi tự hỏi lại mình với những điều mắt thấy tai nghe đi nghen.
Sếp mình là người nước ngoài, đi chữa bệnh bác sĩ vn 1 lần sợ phát khiếp có bệnh nằm ở nhà chứ không dám đi khám nữa. Hỏi thì ổng bảo ông bó tay với bác sĩ và BV tại vn. Còn hôm đi khám xảy ra chuyện gì thì em hông biết.
Thêm nữa, thằng bạn thân của em làm bên cty dược nhà nước, nó làm được 2 năm bỏ làm chỉ nói: y dược vn nó thối hoắc à, tao không làm nổi.
Còn bản thân không làm trong ngành y, chỉ là bệnh nhân nói lên tiếng nói công bằng cho 1 bệnh nhân là: Bác sĩ cũng có nguoi tốt người xấu. Mà xấu nhiều hơn tốt. Sau nhiều lần bị bệnh đủ loại, đi nhiều nơi để chữa, bị từ mấy đứa y tá, hay thậm chí mấy đứa làm trong phòng hành chính hành chết bỏ, bác sĩ chữa bệnh như shit, toàn nuôi bệnh. Nhưng rồi phúc lớn, sau khi đi lung tung cũng có bác sĩ tốt trị dứt bệnh.
Mời các bác đã từng là bệnh nhân vào comment tiếp

Cái này thì em đồng ý với bác. Trước giờ bạn bè, người thân em đi viện thì 100% là phải có phong bì cho y tá, bác sĩ. Ko thì nhận được quát mắng, lạnh nhạt ngay. Sau khi làm thủ tục "đầu tiên" ấy thì mọi chuyện "xuôi chèo mát mái" cả. Mẹ em chỉ tiếc 1 điều là họ hàng nhà em chẳng có ai làm ngành y để mà nhờ những lúc vậy cả :( Em cũng mong gặp 1 người y tá, bác sĩ từ chối phong bì nhưng trước giờ em đưa thì chưa thấy ai từ chối :(
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lqt123

Active Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Cái này thì em đồng ý với bác. Trước giờ bạn bè, người thân em đi viện thì 100% là phải có phong bì cho y tá, bác sĩ. Ko thì nhận được quát mắng, lạnh nhạt ngay. Sau khi làm thủ tục "đầu tiên" ấy thì mọi chuyện "xuôi chèo mát mái" cả. Mẹ em chỉ tiếc 1 điều là họ hàng nhà em chẳng có ai làm ngành y để mà nhờ những lúc vậy cả :( Em cũng mong gặp 1 người y tá, bác sĩ từ chối phong bì nhưng trước giờ em đưa thì chưa thấy ai từ chối :(

Trước tiên, xin có lời ủng hộ và cảm ơn Nhi, rất mong xã hội sẽ có nhiều người tâm huyết như Nhi. Mình xin kể ra đây một vài câu chuyện bản thân mình đã kinh qua: Năm 2006, mình có người thân bị tai nạn giao thông, đưa vào bệnh viện trong tình trạng không còn ý thức nhưng từ lúc vào bệnh viện đến gần 2 tiếng mà các bác sỹ bệnh viện đó (mình xin không nói rõ tên) vẫn không có động thái gì tích cực cả (mạng người đấy các bác) đến khi mình và vợ từ nơi làm chạy đến làm dữ (và cả nhờ quen biết các cấp cao hơn can thiệp) mới được chuyển viện lên tuyến cao hơn (mà bác tài cấp cứu hôm đó chạy rất nhanh, đến nơi mình bồi dưỡng mà họ không dám nhận luôn, vì đinh ninh người nhà mình không qua khỏi !!!). Đến bệnh viện lớn phải đợi thêm gần nửa giờ (trong sự vô tâm và thờ ơ của y bác sỹ) và nhờ tiếp người quen can thiệp mới được đưa vào phòng mổ, ca mổ kéo dài đến 3h sáng mới xong-> kết quả, cứu được người nhà nhưng di chứng liệt nửa người, không nói được trong suốt quãng đời còn lại !!! Bác sỹ mổ (người giỏi nhất mổ cấp cứu của bệnh viện đó->do quen biết nhờ vả) báo nếu được đưa sớm hơn 30 phút thì ca mổ sẽ thành công hơn !!!
Và một chuyện khác: vợ mình sinh con ở bệnh viện ĐHYD CS2, nằm dịch vụ vì nghe "đồn" phải "phong bì" mới làm tốt nên cũng tìm cách đưa, nhưng "thiệt khó": đưa mãi mà chẳng ai chịu nhận (từ y tá, điều dưỡng cho đến bác sỹ) !!! Ô, hô.... trong khi bạn mình đưa vợ sinh ở bệnh viện khác (cũng là sinh dịch vụ) mà "lót tay" trên 1 chai đấy các bác ạ (chưa kể linh tinh khác, giá năm 2007 nha !!!)
=>> Nhi nên thật can đảm để "chịu" tiếng đời khi chọn nghề này nha em, chút em giúp đời thật nhiều như những bài dự đoán phim phát hành nhé !!!
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Do cơ chế các bác ạ. Người giỏi thì phải được đãi ngộ xứng đáng, nếu không họ sẽ không sớm thì muộn mất đi động lực làm việc và biến thành các đối tượng thờ ơ, vô trách nhiệm.

Bác sĩ sẽ không thèm phong bì khi chế độ lương và chính sách đối xử xứng đáng với những nỗ lực của họ. Ai cũng có lòng tự trọng và cũng cần phải được đảm bảo nhu cầu cuộc sống tương ứng với những đóng góp của mình.

Để nhìn nhận người thầy thuốc theo đúng những mong mỏi của các bạn, xin thử vào các phòng khám có yếu tố nước ngoài. Ở những nơi đó sẽ không có phong bì, sẽ có sự quan tâm, sẽ có sự chăm sóc, nhưng đồng nghĩa với nó là chi phí rất cao. Theo mình, chi phí đó là nhân tố quan trọng nhất để duy trì những chỉ tiêu chất lượng nêu trên trong dài hạn.
 

minhtranquang55

New Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Cảm ơn bạn Nhi,
Chúng ta nên phân chia rõ, phong bì cũng có nhiều loại khác nhau.
Tôi có đưa cháu, đi thực tập phụ sản ở Từ vũ, về khóc kể: con đi làm mà nhà người đến sanh cứ bỏ vào túi con 50 ngàn, con trả lại thì họ chỉ cười và không nhận lại, con nhục quá...
Tôi nói, nếu họ mua con với giá 50 ngàn, thì nhục thiệt. Nhưng nếu đó là tấm lòng biết ơn những người đã chăm sóc thân nhân họ, thì đó không phải là tiền mua con.
Tôi mổ ung thư , sau khi điều trị xong, đến cảm ơn bác sĩ một phong thư. Các bạn không cần biết trong ấy bao nhiêu, tôi không giàu có gì, làm công ăn lương. Nếu tôi mua bác sỹ đã cưu tôi với cái giá đó, thì tôi không xứng làm người, nếu cái mạng tôi mà giá chỉ bao nhiêu đó, thì không bằng giá một con chó, một con heo. Nhưng đó là tấm lòng biết ơn theo cung cách người Việt . Thật tình tôi không biết báo ơn cứu mạng bằng gì, mua bó hoa ? chai rượu tây? một cái TV ? đều không ổn vì không biết có hợp không?. Tôi nghĩ , tùy theo cách trao bì thư. Thật sự, đó là lòng biết ơn thì không gì là phi pháp hay mua chuộc gì cả. Nếu thai độ trao phong bì khác đi, thì đó là một câu chuyện khác....
Vào đời thật , trải nghiệm thật với đời, thì bình tĩnh nhận thức về các khía cạnh của đời, thì không đến nổi bi quan lắm đâu...
Chúc bạn Nhi vui khỏe.
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

@minhtranquang55: dù sao đi nữa, mình không thể đồng tình với "văn hóa phong bì". Theo mình, đó là 1 loại hình không văn minh, cần được loại bỏ. Nói sao đi nữa, người đưa phong bì thường không thoải mái, còn người nhận phong bì (chỉ tính những người tự trọng) thường rất khó xử.
 

baolam1905

Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Nghề nào cũng vậy, ai chẳng thích được nhận lời cảm ơn, điều đó chứng tỏ công việc của mình làm tốt và giúp ích được cho người khác. Tuy nhiên có người chỉ nghe 2 tiếng "cảm ơn" là đủ, còn có người cần thể hiện thành "hiện vật" mới cảm thấy vui.

Cũng giống như anh em post phim lên 4rum, có người chỉ cần anh em có phim down về là vui, cảm ơn một tiếng thì tốt, nhưng cũng có người thích được bấm "Thanks" hơn là cảm ơn suông, âu cũng là chuyện bình thường thôi...
 

minhtranquang55

New Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Chào anh Chip,
Chúng ta không chấp nhận việc trao phong bì để trao đổi cái gì đó có lợi cho người trao, mà chúng ta gọi nôm na là mua chuộc, hối lộ.
Việc trao phong bì kiểu như vậy không ghep vào là "văn hóa". Đêm qua xem "A beautiful mind" trên HBO hay kênh gì đó tôi quên rồi, ở đại học Princetown, có cái tục lệ, cái này gọi là văn hóa thì đúng, các giáo sư rút bút viết ra trao cho một giáo sư mà họ thật sự kính trọng, cái này anh Chip có cho là ...mua chuộc , hay là hối lộ không ? Bút cũng có thể quy ra tiền, nói một cách khác cùng dạng với phong bì thôi, nhưng là văn hóa của ĐH Princetown. Bây giờ là mùa cưới, phong bì mổi người chúng ta chuẩn bị cuối tuần có lúc không cười nổi, nhưng cái này là văn hóa Á đông, rất đáng được trân trọng . Nêu chúng ta cùng xây một văn hóa phong thư đầy ý nghĩa thì có sao đâu. Thân.
 

MTAM

Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

Về ý kiến này thì mình không đồng tình với bác Chíp! Mình cũng chỉ là người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân thôi.
Nhưng thực sự có lúc mà mình đưa phong bì cho bác sỹ mà thấy vui, ấy là những khi bác sỹ hết lòng với bệnh nhân, họ làm tròn trách nhiệm đúng với y đức. Lúc đó mình sẽ vui khi BS nhận phong bì của mình,
mình chẳng giàu có gì nhưng phong bì hay chút quà lúc đó nó chỉ là 1 chút tấm lòng đối với ân nhân của mình thôi.
Nhưng lúc khác thì mình không những không muốn đưa phong bì mà còn muốn ...BS nữa cơ. Mình kể trường hợp có lần thằng bé con nhà mình phải đi viện nửa đêm vào bệnh viện đã rất lo lắng cho con, khi đi đã gọi điện nhờ người quen giúp rồi nhưng lúc vào đến viện thì BS được nhờ đang không có mặt ở đó. Gặp ông bác sỹ trực ông ta ngồi đọc truyện, mình nhờ ông khám cho con mình mà ông chẳng thèm rời mắt khỏi quyển truyện chỉ hỏi "nó làm sao?" Mình thấy nóng mắt lắm rồi may thay đúng lúc đó BS được người quen của mình nhờ về tới thế là con mình được khám luôn. Nếu không cũng chưa biết chuyện gì xảy ra giữa mình với ông BS kia, vì mình rất nóng tính!
 

cong_chua_tuyet

New Member
Ðề: Em chỉ là lính quèn, thưa bà con.

khi đến bệnh viện ở vn thì các bác nên thủ sẵn phong bì đi ạ,đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn huống chi đây là việc liện quan đến sức khỏe tính mạng người thân,thú thiệt em là em cứ dúi phong bì dày miễn sao bác sỹ tận tình cứu chữa rồi tính sau.Tình hình hiện nay em ủng hộ văn hóa phong bì cho đến khi xã hội Việt nam văn minh thịnh vượng
 
Bên trên