lengockhanhi
Film critic
Trong tháng rồi, Nhi bận túi bụi, chạy nước rút để kịp hoàn thành cái luận án PhD, cùng lúc có những chuyện trên báo chí hàng ngày về ngành y tế và bác sĩ Việt nam đọc thấy rất nản nhưng không có thời giờ để mà nghĩ tới. Tối nay Nhi tạm xong việc, ngồi viết vài dòng chia sẻ tâm sự với các bạn để giải tỏa bức xúc.
Chuyện thứ nhất: "Ông già Ozone" và dung dịch anolyt của ông ta: Chuyện này cũng khá đơn giản, nhưng trở thành đề tài nóng cho báo chí tha hồ khai thác. Hoàn cảnh là dịch bệnh tay chân miệng làm chết nhiều trẻ em. Ngành y tế bị nhiều người dân đánh giá là làm việc không hiệu quả. Sau đó có 1 ông tiến sĩ tự nhận có khả năng chữa lành bệnh bằng dung dịch nước muối ion hóa (anolyt) của ông ta, ông phát biểu nhiều câu quá sốc, những bác sĩ chuyên khoa cũng không vừa, phản bác bằng nhiều câu cũng sốc không kém. Không ai chịu nhường ai. Tình hình hiện nay thì cuộc chiến ngày càng căng thẳng, báo chí vào cuộc, nhân dân bênh vực ông tiến sĩ và lên án ngành y tế, mắng chửi các bác sĩ chính thống không tiếc lời.
Chuyện thứ 2: Cũng nhờ công của báo chí, vấn đề bệnh nhân nhét tiền vào túi bác sĩ trở thành một chủ đề cực kì bức xúc, người ta phân tích mổ xẻ đủ thứ nguyên nhân, lên án phong bì, kết tội các bác sĩ giàu, đồng thời các bác sĩ cũng có vị lên báo than nghèo kể khổ, chứng tỏ mình trong sạch, thậm chí có cả ý kiến trung hòa: phong bì cảm tạ thì tốt, hối lộ thì xấu... Tóm lại, ai cũng lên án tệ nạn vòi vĩnh tiền và hối lộ tiền cho bác sĩ.
Chuyện thứ 3: Chưa bao giờ bác sĩ bị khinh rẻ và căm ghét như lúc này. Ngày trước, người dân rất kính trọng bác sĩ (gọi bằng bác, bằng thầy), xưng hô lễ độ, còn bây giờ bác sĩ bị chửi, mắng, bị cho ăn dao hay mã tấu, lên bàn thờ ngồi nhìn gà khỏa thân sớm... thậm chí nhà cửa tài sản cũng bị đập tan nát nếu bệnh nhân nổi giận. Nếu chọc nhiều bệnh nhân giận thì bênh viện cũng bị phá tan tành.
Cả 3 chuyện này đều có một mẫu số chung là: Bác sĩ ngày càng bị căm ghét và khinh rẻ bởi xã hội. Bác sĩ hành dân, dân đánh bác sĩ. Mà Nhi cũng là một bác sĩ... nên Nhi thấy rất buồn vì câu cuối tam đoạn luận ở đây là khó tránh khỏi.
Nhi từng lặng người xấu hổ khi vừa từ phòng mổ bước ra đã có một người nhà bệnh nhân nhét vào túi mình tờ giấy 50.000 đồng, Nhi đã khóc và chưa bao giờ Nhi ghét cái áo blouse mình mặc như đêm đó.
Nhi nói thật với mọi người, sau khi đi nhiều nơi, giao tiếp nhiều, Nhi đã cay đắng nhìn ra 1 điều là: Bác sĩ chỉ là những người lính trong cuộc chiến chống lại bệnh tật, không hơn.
Người dân phải hiểu là: Không có ai trở nên giàu có vì đi làm lính cả. Dù anh có là sĩ quan, cấp tướng tá gì thì cũng phải bán mạng ngoài chiến trường. Bác sĩ là 1 nghề như vậy.
Người dân không bao giờ hiểu sự thực đằng sau ngành y học thế giới hiện nay. Họ lên án bác sĩ chỉ vì bác sĩ giàu, vì bác sĩ nhận phong bì.
Nhưng họ không nhìn thấy chiến trường và cuộc chiến to lớn, toàn thế giới, mà Việt nam chỉ là 1 mặt trận mà thôi.
Họ không bao giờ biết: Ai thực sự giàu lên từ cuộc chiến này ? Ai đang lấy tiền của họ nhiều nhất ? Câu trả lời rất dễ nếu bạn liên tưởng tới chiên tranh theo nghĩa đen: Đúng, những kẻ giàu nhất trong cuộc chiến không phải là lính, mà là những ông trùm sản xuất vũ khí. Cuộc chiến chống bệnh tật sẽ còn dài, dài ngàn năm, và chỉ có những tập đoàn dược phẩm là những kẻ duy nhất giàu lên trong cuộc chiến này, vì họ chế tạo ra vũ khí, trong khi y bác sĩ chỉ là những người lính cầm vũ khí đi đánh nhau mà thôi.
Có ai biết giới tư bản dược phẩm đã lấy đi bao nhiêu tiền từ túi bệnh nhân VN không ? Có ai biết các giáo sư đầu ngành ở Mỹ một năm nhận bao nhiêu tiền đút túi từ tay gới tư bản dược phẩm không ? Tiền hoàn toàn hợp pháp nha, nhưng tiền đó ở đâu ra ? có phải từ bệnh nhân không ? Thậm chí là của bệnh nhân VN, bất kể giàu nghèo.
Đau nhất là những trùm tư bản dược phẩm không phải là người VN, nên tiền chỉ có đi ra khỏi đất nước này. Đó là cái giá phải trả cho cuộc sống an toàn của người dân VN, không mắc bệnh tật. Những gì bác sĩ VN nhận được chỉ là 1 phần rất nhỏ, nhỏ lắm. Một bác sĩ hành nghề 20 năm cũng không thể giàu hơn 1 thương gia được, và rồi họ cũng bị bệnh tật, và cũng chết nếu không có đủ tiền chữa trị. Người lính đó chỉ ngừng chiến đấu khi chính anh ta bị kẻ thù giết chết.
Vậy mà người ta đi lên án 1 bác sĩ chỉ vì nhận 1 cái phong bì có vài trăm ngàn đồng.
Vì dân họ chỉ thấy 1 người mặc áo blouse trước mắt họ. Và họ chỉ có thể đánh chửi người đó.
Ngược lại: Một đội quân không biết yêu thương người dân mà họ phải bảo vệ, lại còn nhũng nhiễu, vòi vĩnh ức hiếp người dân, Nhi thấy họ vừa đáng thương vừa đáng giận. Nếu nuôi lính no thì lính đâu phải đi cướp nhà dân ? Mà đã làm lính, không có kỉ luật thì sẽ bị ngay chính hậu phương của mình thiêu rụi.
Muốn xã hội vừa khỏe mạnh, vừa giàu, thì quốc gia đó phải vừa nuôi quân, vừa đầu tư nghiên cứu khoa học, để có thể tự mình chế ra được vũ khí, chen chân vào giới nghiên cứu khoa học thế giới chính là ngồi vào ghế những người chủ động mang lại của cải cho mình và xã hội một cách hợp pháp, thông qua việc chế tạo ra vũ khí, thay vì phải mua vũ khí từ nước ngoài, còn bác sĩ dân mình thì chỉ suốt đời làm lính, lính không có tiền, bị bỏ đói thì sẽ sinh trộm cướp, đào ngũ, kẻ thù sẽ thắng, bệnh tật sẽ lan tràn.
Còn chuyện ông già Ozone rất đơn giản, tại sao -ông ta là tiến sĩ mà sao không thể làm 1 nghiên cứu, viết 1 bài báo khoa học công bố kết quả chữa bệnh của mình ? 1000 bệnh nhân được cho là khỏi bệnh mà không có 1 tiêu chuẩn nào kiểm chứng, không một thống kê, không có nhóm placebo control, tóm lại là không có gì cả. Không có chứng cứ khoa học thì mọi việc ông ta làm đầu sai luật, muốn tạo ra 1 đội quân mạnh thì phải có kỉ luật, không có chuyện anh hùng cá nhân, tự tung tự tác được. Ở các nước, một loại thuốc mới phải qua bao nhiêu công đoạn thủ tục mới được phép sử dụng trên người, đâu đơn giản là cam kết: chữa không hết thì đi ở tù là có lý đâu ?
Thay vì tốn công sức ngồi cãi nhau tại sao không ai làm cái gì theo tinh thần khoa học một chút, cho dân nhờ.
Cuối cùng: Nhi muốn nói tóm tắt một điều là: Nếu người lính và người dân, đối tượng họ phải bảo vệ không yêu thương nhau, mà quay ra đánh nhau, thì chúng ta đang thua trong cuộc chiến này... sẽ không có ai thắng nếu dân đánh lính, lính nhũng nhiễu dân... kẻ thù bệnh tật thì ngày càng mạnh. Khi dân và lính đánh nhau chí tử rồi thì cả hai sẽ cùng ôm nhau chết mà thôi.
Chuyện thứ nhất: "Ông già Ozone" và dung dịch anolyt của ông ta: Chuyện này cũng khá đơn giản, nhưng trở thành đề tài nóng cho báo chí tha hồ khai thác. Hoàn cảnh là dịch bệnh tay chân miệng làm chết nhiều trẻ em. Ngành y tế bị nhiều người dân đánh giá là làm việc không hiệu quả. Sau đó có 1 ông tiến sĩ tự nhận có khả năng chữa lành bệnh bằng dung dịch nước muối ion hóa (anolyt) của ông ta, ông phát biểu nhiều câu quá sốc, những bác sĩ chuyên khoa cũng không vừa, phản bác bằng nhiều câu cũng sốc không kém. Không ai chịu nhường ai. Tình hình hiện nay thì cuộc chiến ngày càng căng thẳng, báo chí vào cuộc, nhân dân bênh vực ông tiến sĩ và lên án ngành y tế, mắng chửi các bác sĩ chính thống không tiếc lời.
Chuyện thứ 2: Cũng nhờ công của báo chí, vấn đề bệnh nhân nhét tiền vào túi bác sĩ trở thành một chủ đề cực kì bức xúc, người ta phân tích mổ xẻ đủ thứ nguyên nhân, lên án phong bì, kết tội các bác sĩ giàu, đồng thời các bác sĩ cũng có vị lên báo than nghèo kể khổ, chứng tỏ mình trong sạch, thậm chí có cả ý kiến trung hòa: phong bì cảm tạ thì tốt, hối lộ thì xấu... Tóm lại, ai cũng lên án tệ nạn vòi vĩnh tiền và hối lộ tiền cho bác sĩ.
Chuyện thứ 3: Chưa bao giờ bác sĩ bị khinh rẻ và căm ghét như lúc này. Ngày trước, người dân rất kính trọng bác sĩ (gọi bằng bác, bằng thầy), xưng hô lễ độ, còn bây giờ bác sĩ bị chửi, mắng, bị cho ăn dao hay mã tấu, lên bàn thờ ngồi nhìn gà khỏa thân sớm... thậm chí nhà cửa tài sản cũng bị đập tan nát nếu bệnh nhân nổi giận. Nếu chọc nhiều bệnh nhân giận thì bênh viện cũng bị phá tan tành.
Cả 3 chuyện này đều có một mẫu số chung là: Bác sĩ ngày càng bị căm ghét và khinh rẻ bởi xã hội. Bác sĩ hành dân, dân đánh bác sĩ. Mà Nhi cũng là một bác sĩ... nên Nhi thấy rất buồn vì câu cuối tam đoạn luận ở đây là khó tránh khỏi.
Nhi từng lặng người xấu hổ khi vừa từ phòng mổ bước ra đã có một người nhà bệnh nhân nhét vào túi mình tờ giấy 50.000 đồng, Nhi đã khóc và chưa bao giờ Nhi ghét cái áo blouse mình mặc như đêm đó.
Nhi nói thật với mọi người, sau khi đi nhiều nơi, giao tiếp nhiều, Nhi đã cay đắng nhìn ra 1 điều là: Bác sĩ chỉ là những người lính trong cuộc chiến chống lại bệnh tật, không hơn.
Người dân phải hiểu là: Không có ai trở nên giàu có vì đi làm lính cả. Dù anh có là sĩ quan, cấp tướng tá gì thì cũng phải bán mạng ngoài chiến trường. Bác sĩ là 1 nghề như vậy.
Người dân không bao giờ hiểu sự thực đằng sau ngành y học thế giới hiện nay. Họ lên án bác sĩ chỉ vì bác sĩ giàu, vì bác sĩ nhận phong bì.
Nhưng họ không nhìn thấy chiến trường và cuộc chiến to lớn, toàn thế giới, mà Việt nam chỉ là 1 mặt trận mà thôi.
Họ không bao giờ biết: Ai thực sự giàu lên từ cuộc chiến này ? Ai đang lấy tiền của họ nhiều nhất ? Câu trả lời rất dễ nếu bạn liên tưởng tới chiên tranh theo nghĩa đen: Đúng, những kẻ giàu nhất trong cuộc chiến không phải là lính, mà là những ông trùm sản xuất vũ khí. Cuộc chiến chống bệnh tật sẽ còn dài, dài ngàn năm, và chỉ có những tập đoàn dược phẩm là những kẻ duy nhất giàu lên trong cuộc chiến này, vì họ chế tạo ra vũ khí, trong khi y bác sĩ chỉ là những người lính cầm vũ khí đi đánh nhau mà thôi.
Có ai biết giới tư bản dược phẩm đã lấy đi bao nhiêu tiền từ túi bệnh nhân VN không ? Có ai biết các giáo sư đầu ngành ở Mỹ một năm nhận bao nhiêu tiền đút túi từ tay gới tư bản dược phẩm không ? Tiền hoàn toàn hợp pháp nha, nhưng tiền đó ở đâu ra ? có phải từ bệnh nhân không ? Thậm chí là của bệnh nhân VN, bất kể giàu nghèo.
Đau nhất là những trùm tư bản dược phẩm không phải là người VN, nên tiền chỉ có đi ra khỏi đất nước này. Đó là cái giá phải trả cho cuộc sống an toàn của người dân VN, không mắc bệnh tật. Những gì bác sĩ VN nhận được chỉ là 1 phần rất nhỏ, nhỏ lắm. Một bác sĩ hành nghề 20 năm cũng không thể giàu hơn 1 thương gia được, và rồi họ cũng bị bệnh tật, và cũng chết nếu không có đủ tiền chữa trị. Người lính đó chỉ ngừng chiến đấu khi chính anh ta bị kẻ thù giết chết.
Vậy mà người ta đi lên án 1 bác sĩ chỉ vì nhận 1 cái phong bì có vài trăm ngàn đồng.
Vì dân họ chỉ thấy 1 người mặc áo blouse trước mắt họ. Và họ chỉ có thể đánh chửi người đó.
Ngược lại: Một đội quân không biết yêu thương người dân mà họ phải bảo vệ, lại còn nhũng nhiễu, vòi vĩnh ức hiếp người dân, Nhi thấy họ vừa đáng thương vừa đáng giận. Nếu nuôi lính no thì lính đâu phải đi cướp nhà dân ? Mà đã làm lính, không có kỉ luật thì sẽ bị ngay chính hậu phương của mình thiêu rụi.
Muốn xã hội vừa khỏe mạnh, vừa giàu, thì quốc gia đó phải vừa nuôi quân, vừa đầu tư nghiên cứu khoa học, để có thể tự mình chế ra được vũ khí, chen chân vào giới nghiên cứu khoa học thế giới chính là ngồi vào ghế những người chủ động mang lại của cải cho mình và xã hội một cách hợp pháp, thông qua việc chế tạo ra vũ khí, thay vì phải mua vũ khí từ nước ngoài, còn bác sĩ dân mình thì chỉ suốt đời làm lính, lính không có tiền, bị bỏ đói thì sẽ sinh trộm cướp, đào ngũ, kẻ thù sẽ thắng, bệnh tật sẽ lan tràn.
Còn chuyện ông già Ozone rất đơn giản, tại sao -ông ta là tiến sĩ mà sao không thể làm 1 nghiên cứu, viết 1 bài báo khoa học công bố kết quả chữa bệnh của mình ? 1000 bệnh nhân được cho là khỏi bệnh mà không có 1 tiêu chuẩn nào kiểm chứng, không một thống kê, không có nhóm placebo control, tóm lại là không có gì cả. Không có chứng cứ khoa học thì mọi việc ông ta làm đầu sai luật, muốn tạo ra 1 đội quân mạnh thì phải có kỉ luật, không có chuyện anh hùng cá nhân, tự tung tự tác được. Ở các nước, một loại thuốc mới phải qua bao nhiêu công đoạn thủ tục mới được phép sử dụng trên người, đâu đơn giản là cam kết: chữa không hết thì đi ở tù là có lý đâu ?
Thay vì tốn công sức ngồi cãi nhau tại sao không ai làm cái gì theo tinh thần khoa học một chút, cho dân nhờ.
Cuối cùng: Nhi muốn nói tóm tắt một điều là: Nếu người lính và người dân, đối tượng họ phải bảo vệ không yêu thương nhau, mà quay ra đánh nhau, thì chúng ta đang thua trong cuộc chiến này... sẽ không có ai thắng nếu dân đánh lính, lính nhũng nhiễu dân... kẻ thù bệnh tật thì ngày càng mạnh. Khi dân và lính đánh nhau chí tử rồi thì cả hai sẽ cùng ôm nhau chết mà thôi.
Chỉnh sửa lần cuối: