mrchubby
Chuyên viên tin tức
Trong động thái nhằm giúp đỡ lĩnh vực chế tạo đang ngày càng đi xuống tại Mỹ, hơn 600 triệu đô la đã được bơm vào ngành công nghiệp Lượng tử ánh sáng (photonics) bao gồm khoảng 500 triệu được đầu tư từ Hiệp hội các công ty cùng với 110 triệu đến từ Chính phủ Mỹ

Mặc dù chỉ là một công nghệ còn non trẻ, nhưng Lượng tử ánh sáng rất có tiềm năm trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng tỉ đô một khi điện toán toàn cầu di chuyển vượt ra khỏi giới hạn của lĩnh vực điện tử dựa trên silicon hiện nay.
Lượng tử ánh sáng, hay còn được gọi là khoa học truyền dẫn dữ liệu thông qua ánh sáng thay vì điện, chỉ là một trong những công nghệ tiềm năng trong tương lai có khả năng vượt qua công nghệ silicon. Tuy nhiên nó được coi là một trong những công nghệ khả thi nhất có thể cung cấp các lợi ích tiềm ẩn rất lớn về mặt hiệu suất so với điện toán truyền thống, cùng với nhiệm vụ gây sức ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.
Tuy nhiên, để đạt được những mục đích đó, đầu tư nghiên cứu là điều cần thiết nhằm không chỉ sản xuất các thành phần liên quan, nhưng còn phải đưa chúng vào sản xuất đại trà trở thành một ngành công nghiệp với phương pháp hiệu quả hơn về mặt chi phí. Do đó việc đầu tư sẽ chứng kiến sự phối hợp từ rất nhiều các trường đại học của Mỹ, các công ty cùng nhiều tổ chức chính phủ nhằm phát triển công nghệ này.
Đây là một hình thức đầu tư đã diễn ra tích cực ở nhiều nơi khác trên thế giới. Lionel Kimerling – Giáo sư đến từ Khoa Kỹ thuật và khoa học vật liệu thuộc Viện đại học công nghệ MIT cho biết rằng Châu Âu hiện đang dẫn đầu trong việc phát triển công nghệ này nhờ sự đầu tư hơn 10 năm từ Chính phủ. Tuy nhiên, ông ta tin rằng với sự thúc đẩy mạnh mẽ này, nước Mỹ có lẽ sẽ sớm bắt kịp và vượt lên dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh về công nghệ này trong tương lai không xa.
Mặc dù đến một ngày nào đó, mục tiêu là tạo ra một chiếc máy tính toàn quang nhưng trước mắt trong tương lai gần, tập trung vào công nghệ lai quang-điện sẽ được theo đuổi. Với công nghệ lai này, điện năng tiêu thụ giảm đến 30% là hoàn toàn có thể với việc chuyển đổi photon/electron. Trong khi đó những cải tiến trên những hệ thống toàn số (fully digital) vẫn nên cần được chú ý.
Nguồn: Digitrends