Chúng ta thực sự cần cái gì ?

bacsinam

New Member
Vừa qua trên tờ báo An ninh thế giới có đăng bài phỏng vấn sau đây của phóng viên với ông giám đốc LHP Quốc tế Venice, Marco Mueller, tôi thấy có nhiều chi tiết hơi lạ cần bàn.

Các bạn đọc bài báo, chú ý những lời nói được tô màu đỏ, sau đó chúng ta sẽ bàn luận


PV: Rất hân hạnh được gặp ông. Xin lỗi, tò mò một chút, ông đã từng đến Việt Nam chưa?

Marco Mueller: Lần đầu tiên tôi đặt chân đến đất nước các bạn vào năm 1982, ngay sau đó, năm 1983, khi đang còn là nhà tư vấn cho LHP Venice tôi đã làm một chương trình lớn về phim Việt Nam ở Liên hoan phim châu Âu. Và, như bạn thấy đấy, suốt từ năm 1983 đến giờ, gần 30 năm tôi vẫn cố gắng duy trì mối quan tâm của tôi với nền điện ảnh Việt Nam.

PV: Quan sát nền điện ảnh Việt Nam trong suốt một chặng đường dài như thế, ông thấy có sự thay đổi lớn nào?

Marco Mueller: Tất nhiên rồi, có một sự thay đổi rất lớn, khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng và có chút gì nuối tiếc. Tôi biết đến những bộ phim có thể được gọi là kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam được làm trong chiến tranh, và ngay sau chiến tranh. Việt Nam có truyền thống phim lâu dài và rất đáng tự hào.

Các tác phẩm điện ảnh của thế hệ đạo diễn đã nổi tiếng từ những thập niên 60, 70, 80 của thế kỷ trước, khi đề cập đến đề tài về chiến tranh Chị Nhàn, Cánh đồng hoang, Chị Tư Hậu, Em bé Hà Nội... vừa đáp ứng được nhu cầu về chính trị vừa mang đậm tính nghệ thuật. Bây giờ tôi lại thấy một hiện trạng hoàn toàn khác.

Có rất nhiều nhà làm phim trẻ, đặc biệt những nhà làm phim trẻ trong TP HCM tự bỏ kinh phí ra làm phim nhưng lại hoàn toàn tách rời với kiểu làm phim truyền thống của quá khứ, và họ dựa nhiều hơn vào trào lưu của phim Thái Lan, Hồng Công... đó hoàn toàn là những bộ phim thương mại. Ngay những bộ phim đương đại gần đây kể cả những nhà làm phim đoạt giải cao thì vẫn có ảnh hưởng một chút về những tác giả trong khu vực. Nhưng, đáng tiếc, họ không có sự kết nối với thế hệ đi trước.

Trong mấy ngày qua, lúc nào có thời gian rảnh, tôi và Francois Catonne (người đã từng quay bộ phim Đông Dương tại Việt Nam, và bộ phim đoạt giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất năm 1992 - Ban giám khảo LHP Quốc tế Việt Nam) đi lang thang trên những con phố Hà Nội, để làm gì bạn biết không?

PV: Hai ông đã đi đâu?

Marco Mueller: Ồ! Chúng tôi đi tìm mua đĩa DVD, những bộ phim của nền điện ảnh Việt Nam cách nay hàng thập kỷ đã làm say mê biết bao nhiêu thế hệ, giờ người ta gọi là phim cũ ấy mà. Quả thật là khó quá, gần như không đâu bán, ngay cả Hàng Bài, con phố được coi là băng đĩa sầm uất nhất thành phố cũng không có nhiều phim lắm để mua. Và, tuyệt nhiên những bộ phim này không có phụ đề bằng tiếng Anh.

Nhờ một người quen tôi tìm đến địa chỉ 22 phố Hai Bà Trưng và mua được đĩa phim "Em bé Hà Nội". Tôi vẫn cho rằng, nếu ai muốn biết trải nghiệm chiến tranh về Việt Nam thì hãy xem bộ phim đó. Chúng thật sự là những thước phim vô giá. Đáng lẽ những bộ phim như vậy phải được làm thành đĩa DVD và có phụ đề để giới thiệu cho thế giới hiểu được điện ảnh Việt Nam từ nhiều thập niên trước và giờ đã khác nhau đến thế nào chứ?!

PV: Thời gian thay đổi, ngày hôm nay không giống như ngày hôm qua, những nhà sản xuất phim trong nước cũng phải tìm đến xu hướng mới để bắt kịp với nhu cầu thị hiếu khán giả.

Marco Mueller: Đừng đổ lỗi cho khán giả, thị hiếu của khán giả không phải là một cái gì đấy cơ học. Khán giả không được lựa chọn nhiều, thử hỏi xem mỗi năm đất nước của các bạn có 10 phim truyện nhựa trên tổng số 86 triệu dân, thật là quá ít ỏi. Chỉ có mấy đầu phim sản xuất gần đây thôi. Trong mấy ngày qua, tôi cũng đi hầu hết các rạp chiếu phim ở Hà Nội, thì làm gì có mấy phim Việt Nam chiếu cho khán giả xem đâu mà bảo khán giả được chọn cái gì?! Hầu hết là phim Mỹ, Hồng Công, Trung Quốc... Nếu không thì cũng chỉ có phim giải trí.

Tôi vẫn nhớ cách đây hơn 20 năm, những rạp chiếu phim trong các thành phố lớn của các bạn rất nhiều phim nghệ thuật của châu Âu, nhưng bây giờ thì không có nữa. Đấy! Các bạn có thể tự tạo ra những món ăn phong phú cho khán giả thì bây giờ đã biến mất. Tôi quá kinh ngạc khi thấy nền kinh tế công nghiệp của Việt Nam đã phát triển không ngừng. Đấy! bạn thấy kinh tế mà phát triển thì hàng hóa phải phong phú. Trong khi đó điện ảnh và sản phẩm về văn hóa cũng phải phong phú thì mới thu hút được mọi người chứ.

PV: Đôi khi lợi nhuận của bộ phim mang lại không phải là thước đo duy nhất đánh giá thành công của nó?

Marco Mueller: Tôi biết nhiều bộ phim của nước bạn đã đạt thành công về mặt doanh thu nhưng chất lượng nghệ thuật thì họ làm rất cẩu thả. Nhưng cũng có những bộ phim rất tốt, ví dụ như "Chơi vơi", phim được coi là thành công vào năm ngoái thì rõ ràng là doanh thu thấp, có rất ít người đến rạp xem. Những bộ phim như "Chơi vơi" hay "Cánh đồng bất tận" đó là những bộ phim tốt, và phải làm thế nào đó để ủng hộ tầm nhìn của những nhà làm phim này. Nếu muốn cho nền điện ảnh Việt Nam tiến lên thì phải làm thế nào định hình được, tránh khỏi hoàn toàn những thị hiếu theo kiểu thương mại như một số phim của Hồng Công hay Thái Lan.

PV: Có lẽ, làm thế nào vừa đạt được doanh thu lại vừa mang tính hàn lâm, học thuật là bài toán khó cho các nhà sản xuất phim trong nước. Giữa nghệ thuật và thương mại nhiều khi rất khó tìm được tiếng nói chung...

Marco Mueller: Ở Venice các nhà làm phim cũng luôn luôn đặt ra vấn đề giữa nghệ thuật và thương mại. Và, họ như những nhà làm xiếc trên dây. Đôi khi họ đặt chân được xuống mặt đất, rồi lại nghiêng quá nhiều về nghệ thuật chứ không phải là thương mại. Suy cho cùng, bộ phim càng đi vào cội rễ bao nhiêu, vào nỗi sâu kín nhất của tâm hồn con người thì lại càng dễ phát hành hơn

PV: Vâng, nhiều người nghĩ như vậy, nhưng để làm được điều như ông nói không phải là đơn giản...

Marco Mueller: Tôi sẽ đưa cho bạn một ví dụ về một câu chuyện cách đây hơn 10 năm. Đó là vào năm 1999, khi làm giám đốc LHP Lucats ở Thụy Sĩ thì tôi đã sáng lập ra một quỹ điện ảnh để ủng hộ những dự án phim quan trọng mà không phải ở châu Âu. Tôi được xem "Mùa ổi" của đạo diễn Đặng Nhật Minh, đấy là bộ phim rất độc đáo, thông qua bộ phim người nước ngoài chúng tôi hiểu một cách rõ rệt về cuộc sống gần đây nhất của dân tộc Việt Nam.

Và, tôi đã quyết định chọn phim "Mùa ổi" của đạo diễn Đặng Nhật Minh để chiếu trên một màn hình lớn ở bên ngoài của LHP năm đó. Và, 8.000 người đã xem bộ phim ấy, thế là thay đổi cách nhìn trong 10 phút. Tôi nghĩ đất nước bạn rất tự hào với bộ phim ấy. Phải thấy rằng những phim như "Mùa ổi" rất xứng đáng để cùng sánh bước với các phim khác trên thế giới. Nhưng, không may, sự tiếp nối của "Mùa ổi" không có nữa. Phải đến 10 năm sau, tôi mới gặp lại được đó là bộ phim "Chơi vơi" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, hay "Cánh đồng bất tận" của đạo diễn Phan Quang Bình...

Bây giờ, với sự ra đời của LHP Quốc tế Việt Nam lần đầu đã tạo ra nền tảng rất quan trọng cho một sự thay đổi. Tôi có thể nói LHP Quốc tế Việt Nam lần này là bước ngoặt cho nền điện ảnh Việt Nam.

Tôi đang chờ nền điện ảnh Việt Nam nổi bật lên

PV: Hiện nay có hơn 100 LHP quốc tế được tổ chức khắp các quốc gia trên thế giới, vậy với một nền điện ảnh mới mẻ và non trẻ như Việt Nam lần đầu tiên tổ chức LHP quốc tế cần phải yếu tố nào để trở nên đặc biệt hấp dẫn, và có màu sắc, cá tính riêng biệt, không lẫn lộn, thưa ông?

Marco Mueller: Bạn biết đấy, tổ chức một LHP quốc tế ở Việt Nam những người tâm huyết với điện ảnh trong nước đã khao khát và có dự định từ lâu rồi. Ở Philippines thử với LHP quốc tế nhưng không có kết quả gì. Thái Lan cũng đã thử thì có khi lại ra một cơn ác mộng, khủng hoảng. Ở Indonesia thì cũng lâm vào tình trạng tương tự, khi đưa ra những phim giải trí, thương mại. Rất nhiều nước đã cố thử tổ chức LHP quốc tế nhưng đã trở thành không tưởng. Cuối cùng Việt Nam đã bắt đầu lấy đà khởi động.

Một LHP quốc tế thành công là dựa trên truyền thống của nước đó, văn hóa điện ảnh của nước đó. Điện ảnh Việt Nam rất đa dạng về mặt diễn giải đất nước, và con người của dân tộc mình. 6 ngày đầy sự kiện vừa qua sẽ là cỗ máy khởi động cho sự lan tỏa của văn hóa làm ra những bộ phim nghệ thuật cao. Nhờ vào Liên hoan này, các nhà điện ảnh châu Âu cũng có thể đến đây để tìm thị trường này. Và, họ hiểu rằng mối quan tâm về thương mại đang hiện hữu nơi đây.

PV: Tại sao ông lại nhận lời làm ban giám khảo của LHP quốc tế Việt Nam lần đầu tiên này, và trước khi đặt chân đến đất nước chúng tôi ông có kỳ vọng điều gì không?

Marco Mueller: Lý do mà tôi ở đây hôm nay vì tôi được biết Việt Nam ở vào độ tuổi rất trẻ, sự phát triển của đất nước này còn vượt quá tầm nhìn của chúng tôi. Và tôi cũng chờ đợi rằng Việt Nam sẽ đưa ra được những điều đáng ngạc nhiên trong văn hóa nghệ thuật chứ không chỉ trong kinh tế, trong khoa học, công nghệ...

Tại Venice chúng tôi có một đội ngũ tư vấn cho nền điện ảnh Đông Nam Á. Những nhà tư vấn đó đã sang Việt Nam hai lần trong một năm, xem tất cả những phim ngắn, phim truyện nhựa, phim tư liệu, và theo cảm nhận của chúng tôi bằng con mắt nghề nghiệp biết điều gì sắp sửa xảy ra. Vì vậy, tôi rất thú vị để mà thấy rằng cuối cùng cái viễn cảnh ấy nó đã xảy ra và thực sự chuyển biến thế nào. Tôi đang chờ nền điện ảnh của nước bạn nổi bật lên.

PV: Trong những thập niên đã qua, có nhiều phim Việt Nam làm về đề tài chiến tranh đoạt giải khi tham dự LHP quốc tế tại nước ngoài. Sau đó nền điện ảnh truyền thống, thiên nhiều về nghệ thuật này đã bị chững lại thời gian khá dài. Hiện nay, các nhà làm phim trẻ đang cố gắng hết sức để cạnh tranh với thế giới, nhưng xem ra điều đó rất xa vời...

Marco Mueller: Vấn đề là làm thế nào để có kinh phí đầu tư. Các bạn thường thương nhớ Hồng Sến, và bản thân tôi, khi xem phim "Cánh đồng hoang", của đạo diễn Hồng Sến vào năm 1982 thì tôi đã thấy tác phẩm điện ảnh này đáp ứng được tính chính trị và cũng rất nghệ thuật. Không ai có thể quên được cảnh trực thăng, nó mạnh như bộ phim Ngày tận thế.

Hồng Sến đã có sự giúp đỡ và khuyến khích rất nhiều của chính phủ thì mới sản xuất ra được một bộ phim như thế. Dù như thế nào đi chăng nữa thì một nghệ sĩ phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhà nước thì mới nổi lên được. Những đạo diễn này thông qua tác phẩm điện ảnh của mình không chỉ trao đổi với khán giả Việt Nam mà cũng có thể vượt qua biên giới của đất nước để đi ra các nước khác.

(Hết trích)

-------------------------------------------------------------------

Trước hết, phải cảm kích cho tấm lòng của ông Marco Mueller dành cho điện ảnh Việt Nam. Nhưng với tư cách của một khán giả, tôi thấy cách nhìn của ông ta có quá nhiều vấn đề

Tôi có cảm giác như ông ta đam mê nghệ thuật đến mức bay bổng, thoát tục, giống như một ông tiên ông thánh nào đó đang ở ẩn trong 1 hang động để tu luyện, hoàn toàn cách ly với thế giới trần tục.
Điện ảnh nghệ thuật rất đẹp, rất quý. Nhưng ngoài những giá trị về mỹ thuật, ý tưởng triết lý cao sâu về chân, thiện, mỹ, cuộc đời vẫn cần thú vui, cần sự giải trí.
Ông ta muốn Việt Nam làm toàn phim nghệ thuật để cho hội đồng các ông tiên ông thánh ngồi thưởng thức và tán thưởng, nhưng lại không hề nghĩ gì cho lớp khán giả bình dân , những người trẻ tuổi hiện nay.
Ông muốn cho tất cả phim làm ra đều phải phục vụ cho chính trị, như thế mới hoàn hảo, vậy chắc hẳn ông ta sẽ rất thích thú khi xem phim Tàu, những phim kiểu như "Đường Sơn..." hay "Đại nghiệp kiến quốc..."
Ai cũng biết những tác phẩm điện ảnh nghệ thuật không phải muốn hô biến là có, nó là thành quả của những tư tưởng vượt trội, như những bông hoa đẹp hơn hết trong 1 vườn đầy hoa.
Nhưng 1 khu vườn héo tàn xơ xác, thì điều trước tiên đặt ra không phải là: phải có nhiều hoa đẹp, mà trước hết phải hỏi: làm sao để có đầy hoa cái đã.
Hong Kong, Thái Lan, Hàn Quốc có nhiều phim chạy theo thị trường nhưng có giá trị hơn ông giám đốc này nghĩ. Như vậy VN học theo cách làm của Hong Kong, Thái lan thì có gì sai trái mà ông ta phải chê ?
Ông ta còn luyến tiếc một thời bao câp vào những năm 80, ông cho là thời đó ở VN rạp chiếu nhiều phim nghệ thuật của điện ảnh Châu Âu.
Câu hỏi đặt ra: Châu Âu nào ? Thời đó ngoài Liên Xô, Tiệp Khắc, Balan hay Hungary, đông đức ra thì phim Châu Âu nào chiếu ở VN ? Những nước "châu âủ đó ngày nay có nền điện ảnh như thế nào so với Hong Kong, Thái Lan và Hàn Quốc ?
Hơn nữa, thời đó những phim đem chiếu toàn là hàng cho không biếu không của các nước anh em. Ngày nay muốn đem ra rạp, phải trả tiền, không có gì là miễn phí cả ông ơi.
Ông cho là chìa khóa của việc thành công trong phim nghệ thuật phải là nhà nước và nhân dân cùng làm. chắc ông ta không biết là ở VN hàng năm có rất nhiều phim kiểu này, cứ đến dịp lễ lạc kỉ niệm gì đó là có vài phim chào mừng. Kết quả ra sao thì ai cũng biết rồi.

Thật chẳng hiểu nổi ông tiên này muốn dạy cho VN bài học gì.
Có phải là:
1. Phải làm nhiều phim chính trị
2. Không được làm phim giải trí thương mại như Hong Kong, Thái Lan
3. Phải làm phim theo kiểu thập niên 60-70 thì mới có bản sắc
4. Khán gỉ rất dễ dụ, cứ làm nhiều phim thỏa điều kiện 1,2,3 họ sẽ tự kéo nhau ra rạp coi.

Chắc ông ta ở trên núi quá lâu nên quên mất là Hong Kong, Thái Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc đều từng có những phim nghệ thuật đoạt giải tại các liên hoan phim quốc tế. Những bộ phim đó đều rất sáng tạo và mới lạ, và doanh thu cao, tính thương mại rất rõ.

Khán giả chúng tôi chỉ cần có phim hay để ra rạp xem chứ không cần lên thiên đường để làm thánh.
 

nguyenmnam

New Member
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Mình hiếm khi post bài nhưng đọc bài này của bạn thì mình có cái này dành cho bạn đây.
1.Đây là liên hoan phim, ở đây đưa ra những TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT chứ không phải là những bộ phim bình thường giải trí, những cái yêu cầu của phim là càng có tính nghệ thuật cao càng tốt, bạn xem thường liên hoan phim quá bạn ạ.
2. Bạn nói hồ đồ thật, bạn xem mấy phim của Liên xô rồi mà bạn bảo nền điện ảnh của họ so bì không nổi với Hong Kong, Thái Lan, HQ?
3. Bạn chê bai ông Marco Mueller không biết gì, nhưng bạn có biết nhiều hơn ông ta??
Vài lời đó dành cho bạn thôi.
 
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Tôi thấy ý kiến của Bác chủ Thớt thể hiện Bác là thế hệ cuối 8X sống không có lý tưởng. suy nghĩ đơn giản, Thị hiếu tầm thường.
Mong sao xã hội không có nhiều người như bác.
Các loại phim, văn hóa rẻ tiền thì mong có nhiều người như bác để có đất phát triển.
So sánh điện ảnh Liên Xô với điện ảnh thị trường Hồng Kông thì khác gì so người với khỉ.
Thôi thì mỗi một loài khoái khẩu một món. Người thì thích thịt, thích cơm. Ch.. thì thích C c
 

bacsinam

New Member
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Mình hiếm khi post bài nhưng đọc bài này của bạn thì mình có cái này dành cho bạn đây.
1.Đây là liên hoan phim, ở đây đưa ra những TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT chứ không phải là những bộ phim bình thường giải trí, những cái yêu cầu của phim là càng có tính nghệ thuật cao càng tốt, bạn xem thường liên hoan phim quá bạn ạ.
2. Bạn nói hồ đồ thật, bạn xem mấy phim của Liên xô rồi mà bạn bảo nền điện ảnh của họ so bì không nổi với Hong Kong, Thái Lan, HQ?
3. Bạn chê bai ông Marco Mueller không biết gì, nhưng bạn có biết nhiều hơn ông ta??
Vài lời đó dành cho bạn thôi.

---------------------------------
Tôi tôn trọng mọi ý kiến phản biện. Có bàn luận mới hào hứng

1) Phim nghệ thuật vẫn có thể dùng để giải trí. Tại những liên hoan phim như Cannes, Venice... vẫn trình chiếu những tác phẩm mang tính giải trí rất cao, có nhiều phim tham gia tranh giải. Chẳng có gì là coi thường ở đây cả
Phim của Quentin Tarantino là ví dụ.
2) Tôi nói là bây giờ... Không kể tới chuyện ngày xưa... Ngày xưa nó khác...
3) Tôi không chê ông ta, ngược lại còn cảm phục ông ấy nữa là khác, ông ta chắc chắn xem phim nhiều hơn tôi rồi.
Nhưng những gì ông ta nói không hoàn toàn đúng, vì nó khác với sự thật ngoài đời nhiều lắm
 

bacsinam

New Member
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Tôi thấy ý kiến của Bác chủ Thớt thể hiện Bác là thế hệ cuối 8X sống không có lý tưởng. suy nghĩ đơn giản, Thị hiếu tầm thường.
Mong sao xã hội không có nhiều người như bác.
Các loại phim, văn hóa rẻ tiền thì mong có nhiều người như bác để có đất phát triển.
So sánh điện ảnh Liên Xô với điện ảnh thị trường Hồng Kông thì khác gì so người với khỉ.
Thôi thì mỗi một loài khoái khẩu một món. Người thì thích thịt, thích cơm. Ch.. thì thích C c

--------------------------------------------------
Trước năm 80, điện ảnh Liên Xô mạnh nhất tại châu âu, dĩ nhiên HK không thể so sánh nổi
Ngày xưa nó khác bây giờ nhiều đấy.
Văn hóa đắt tiền thì nó như thế nào ?
Bạn nói chuyện có văn hóa (đắt tiền) ghê.
 

sangeras

Member
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Bạn anhson gì gì này, cả thế giới này đã đi qua cái thời tác phẩm điện ảnh được đặt hàng bởi nhà nước rồi.

Quan điểm của mình là:

NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH VỊ NHÂN SINH KHÔNG CÓ CÁI NÀO LÀ VĂN HÓA RẺ TIỀN CẢ.

NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH VỊ CHÍNH TRỊ LÀ THỨ NGHỆ THUẬT GIẢ DỐI, VÌ GIẢ DỐI NÊN NÓ RẺ TIỀN.
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Mình đồng tình với quan điểm này của bacsinam: muốn có hoa đẹp, trước hết phải có nhiều hoa đã.

Nền điện ảnh VN nếu chỉ đầu tư để có phim nghệ thuật (thường đi đôi với doanh thu thấp) thì lấy gì mà sống, ai sẽ chịu bỏ tiền cho những dự án tốn kém và thiếu hiệu quả kinh tế như vậy?

Theo Chip đã quan sát và đúc kết, sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh đi qua các giai đoạn sau:

- Đầu tiên là sự phát triển rầm rộ của những phim đánh vào thị hiếu đám đông, thu về rất nhiều tiền và đẩy mạnh sự phát triển của kỹ thuật điện ảnh

- Tiếp theo đó, khi trình độ làm phim đã đi vào ổn định, một số phim ra đời nhằm vào giới trí thức cao (khi mà người làm phim không cần phải chú ý quá nhiều vào vấn đề sinh lợi), khi đó phim nghệ thuật xuất hiện

- Cuối cùng, khi phần lớn các món ăn phim ảnh đã no đủ, đồng nghĩa với cảm nhận của số đông thị trường được bồi dưỡng và phát triển, nhu cầu nghệ thuật của khán giả tăng dần lên, kéo theo hàm lượng nghệ thuật trong phim thương mại cũng dần cao lên. Cho đến 1 mức nào đó, phim vừa đạt doanh số thương mại, vừa mang giá trị nghệ thuật nhất định.

- Trong các giai đoạn trên, ở giai đoạn nào cũng có những đột biến: những tác phẩm xuất sắc vừa nghệ thuật lại vừa đạt doanh thu cao. Tuy nhiên những tác phẩm như vậy lâu lâu mới có, càng hiếm đối với nước có nền điện ảnh đang phát triển như VN.

Vài ý nghĩ chủ quan, mong thọ giáo.
 

Lioncoeur

New Member
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Mình hiếm khi post bài nhưng đọc bài này của bạn thì mình có cái này dành cho bạn đây.
1.Đây là liên hoan phim, ở đây đưa ra những TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT chứ không phải là những bộ phim bình thường giải trí, những cái yêu cầu của phim là càng có tính nghệ thuật cao càng tốt, bạn xem thường liên hoan phim quá bạn ạ.
Mình tự hỏi là bạn có đọc nguyên bài ko, hay chỉ đọc mỗi cái bình luận của Chip rồi nhảy vào? Ông Muller đáng nói về tình trạng phim chiếu tại tất cả các rạp, thưa bạn. Ở đâu cái trò các rạp chiếu phim phải chiếu TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT chứ không phải là những bộ phim bình thường giải trí vậy?
 
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

@BS Nam: Làm sao có bản gốc nguyên văn trả lời (bằng tiếng Anh) của "ông tiên" này mới dám chắc Bs ạ.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Trên mạng này đúng là có nhiều bạn rất, rất "nguy hiểm"! Câu trên thì chê bai người khác là thị hiếu tầm thường, câu dưới thì ví dụ luôn cho thiên hạ thấy cái phông văn hóa cao cấp nó như thế nào! Tội nghiệp thay cho chó với mèo!
 

nguyenmnam

New Member
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Mình tự hỏi là bạn có đọc nguyên bài ko, hay chỉ đọc mỗi cái bình luận của Chip rồi nhảy vào? Ông Muller đáng nói về tình trạng phim chiếu tại tất cả các rạp, thưa bạn. Ở đâu cái trò các rạp chiếu phim phải chiếu TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT chứ không phải là những bộ phim bình thường giải trí vậy?

Bài của mình viết trước CHIP và đây là GIÁM ĐỐC LIÊN HOAN PHIM ông ý có những tiêu chí riêng của mình về NỀN ĐIỆN ẢNH VN chứ không phải mỗi PHIM CHIẾU RẠP đâu bạn ạ.
Các bạn giỏi chê thì cứ chê nhưng đã làm được gì chưa mà chê bai này khác. Nhận xét của người ta mà không dám nhìn vào và chấp nhận sự thật thì đúng là buồn cười.

@ chủ thớt: Điện ảnh Nga bây giờ mà không sáng nổi với HQ với HỒng Kông thì....chậc chậc... Haizz! Bạn chưa xem phim của Nga bao giờ đúng không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

MrMilan

Banned
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Bài của mình viết trước CHIP và đây là GIÁM ĐỐC LIÊN HOAN PHIM ông ý có những tiêu chí riêng của mình về NỀN ĐIỆN ẢNH VN chứ không phải mỗi PHIM CHIẾU RẠP đâu bạn ạ.
Các bạn giỏi chê thì cứ chê nhưng đã làm được gì chưa mà chê bai này khác. Nhận xét của người ta mà không dám nhìn vào và chấp nhận sự thật thì đúng là buồn cười.

@ chủ thớt: Điện ảnh Nga bây giờ mà không sáng nổi với HQ với HỒng Kông thì....chậc chậc... Haizz! Bạn chưa xem phim của Nga bao giờ đúng không?

Thời xưa thôi, chứ bây giờ có phim Nga nào ra hồn đâu.
 

Lioncoeur

New Member
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Các bạn giỏi chê thì cứ chê nhưng đã làm được gì chưa mà chê bai này khác.

Vậy hả bạn? Không làm được phim thì không được chê phim hà? Không làm diễn viên thì ko được chê diễn xuất hả? Không vết được truyện thì không được chê truyện hả? Không hát được thì không có quyền chê ca sĩ hả?

Mình nhầm Chip với basicnam. Bạn nói "Đây là liên hoan phim, ở đây đưa ra những TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT chứ không phải là những bộ phim bình thường giải trí", bây giờ lại nói "ông ý có những tiêu chí riêng của mình về NỀN ĐIỆN ẢNH VN chứ không phải mỗi PHIM CHIẾU RẠP". Thế tóm lại bây giờ là nhận xét Liên Hoan Phim hay nhận xét Nền Điện Ảnh?

Còn sự thật? Sự thật là 80% người ta xem phim để giải trí chứ không phải để HỌC ĐÒI NGHỆ THUẬT. Xã hội của vài thập niên trước chỉ ra sức che giấu và khỏa lấp nó, bằng cách ráng hướng người ta đến cái giá trị giả dối. Bây giờ nó mới được trả về với giá trị thực, sự thật của một dân tộc còn lạc hậu đủ điều. Mỗi một chuyện nhặt rác và vượt đèn đỏ còn không làm ra hồn cỏn bày đặt đòi PHIM NGHỆ THUẬT.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

babebabe

New Member
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Cá nhân mình đọc xong thì không thấy tin tưởng lắm với nội dung bài viết, nhiều khả năng tay viết báo đã bóp méo đi nhiều rồi.
Bác MM này không ngu dốt đến mức phát ngôn như vậy đâu. Hơn nữa, không ai đem chính trị vào làm đối trọng để so sánh cả.
Nói thật, mình không hiểu khái niệm "phim thương mại" và "phim nghệ thuật" của mấy bác. Quen phân biệt phim theo thể loại, theo khái niệm "block buster" hoặc B-movie hơn :))
Nhưng theo quan điểm của mình, mỗi nhóm người có đời sống văn hóa khác nhau thì có cảm nhận cũng khác nhau, cái nghệ thuật của họ là khác nhau. Đơn cử như nghe nhạc, người thích cải lương, người thích classical, có kẻ nghe nhạc đỏ, có kẻ nghe nhạc vàng. Đối với họ, đó là nghệ thuật.
Hãy tôn trọng sở thích của người khác.
Có đầy phim đoạt Oscar nhưng doanh thu cao chót vót, được đại đa số dân tình thích thú. Nhưng cũng đầy giải Oscar gây tranh cãi, dân tình chả hiểu các vị chấm giải nghĩ gì, đời là thế :))

@MrMilan: bạn xem thử phim này http://www.imdb.com/title/tt1101026/, xem bạn có cho nó là có chút nghệ thuật hay không. Đừng tuyên bố chắc nịch vậy, quá ác >_<
@nguyenmnam: cho mình một lý do vì sao liên hoan phim chỉ dành cho phim "nghệ thuật"? Vậy tức là liên hoan phim là nơi chiếu phim cho một nhóm người tự nhận là "có khả năng thưởng thức nghệ thuật" tự sướng với nhau???? Nghệ thuật là cái gì mà ghê gớm vậy ta? Và cái gọi là "điện ảnh Việt Nam" sẽ không bao gồm phim chiếu rạp????
 

Nap

New Member
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Trả lời luôn cho bác chủ thớt.

Chúng ta thực sự cần thêm nhiều phim như CÁNH ĐỒNG HOANG, CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN...
 

nvmy

Well-Known Member
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

@nguyenmnam: cho mình một lý do vì sao liên hoan phim chỉ dành cho phim "nghệ thuật"? Vậy tức là liên hoan phim là nơi chiếu phim cho một nhóm người tự nhận là "có khả năng thưởng thức nghệ thuật" tự sướng với nhau???? Nghệ thuật là cái gì mà ghê gớm vậy ta? Và cái gọi là "điện ảnh Việt Nam" sẽ không bao gồm phim chiếu rạp????


439614.jpg


Em xin có ý kiến! Mong các bác chỉ giáo!


Bản thân Điện ảnh đã được coi là 1 nghệ thuật (thứ 7) nên có thể coi phim "nghệ thuật" sẽ khác phim "thương mại" ở chỗ chất lượng nghệ thuật trong phim có mức độ khác nhau.

Liên hoan phim về cơ bản là lễ hội về điện ảnh, nơi giới thiệu, trình chiếu, quảng cáo các bộ phim mới, các "sao", các nhà sản xuất, người làm điện ảnh gặp gỡ giao lưu và khoe quần áo.... với nhau! Liên hoan phim thường kèm theo món Trao giải thưởng điện ảnh, mà 2 sự kiện này cũng là 1 hình thức đánh giá chất lượng tác phẩm điện ảnh nên các phim (được coi là) nghệ thuật mới tham gia đề cử tranh giải. Cái này có tiêu chí, tiêu chuẩn đề cử rõ ràng chứ không phải thích tham gia thì tham gia đâu.

Còn nghệ thuật là gì?
Cùng biết chữ nhưng sắp xếp con chữ thành bài thơ và bài thơ hay là khác nhau nhé.
 

gundamf91

Member
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

Xã hội của vài thập niên trước chỉ ra sức che giấu và khỏa lấp nó, bằng cách ráng hướng người ta đến cái giá trị giả dối. Bây giờ nó mới được trả về với giá trị thực, sự thật của một dân tộc còn lạc hậu đủ điều. Mỗi một chuyện nhặt rác và vượt đèn đỏ còn không làm ra hồn cỏn bày đặt đòi PHIM NGHỆ THUẬT.

Em rất đồng tình với câu của bác. Điều này không chỉ riêng khía cạnh của Điện Ảnh, nó xuất hiện dường như trong mọi vấn đề của XH VN, điều này đã và vẫn đang là 1 căn bệnh.
 

babebabe

New Member
Ðề: Chúng ta thực sự cần cái gì ?

@nvmy: bản thân điện ảnh là "nghệ thuật" rồi, suy ra phim thương mại mà được coi là phim tức là có nghệ thuật luôn :))
Bạn chịu khó đọc hết 25 page ở đây http://www.oscars.org/awards/academyawards/rules/rule01.html
Đố mà tìm thấy cái "tiêu chí nghệ thuật" ở đâu luôn >_<
Một ông đạo diễn, dùng cảnh con sĩ bị vứt khỏi bàn cờ để tượng trưng cho kẻ sĩ không gặp thời, cái này phải giải thích thì 90% khán giả mới hiểu :))
Một em diễn viên mới vào nghề, đóng đúng 1 vai thôi nhưng tất cả khán giả xem phim đều khen cô ta diễn tốt, tròn vai.
Vậy "đứa" nào làm "nghệ thuật" tốt hơn?
Trường hợp 1 là 1 ông đạo diễn tự xưng là làm phim "nghệ thuật"
Trường hợp thứ 2 là phim mà bà con quen gọi là "phim mì ăn liền", thị trường etc...

Nói thẳng, nghệ thuật là cái chúng ta đem ra nói khi mà lý lẽ hết sạch rồi, nói về cái mà chả ai thực sự dám nhận là mình hiểu thì thực là....
Btw, phim ảnh VN tiến bộ thế là được rồi các bạn hiền à. Bọn Hollywood với Bollywood một năm sản xuất hơn 2000 phim chưa kể các thể loại phim series, TV show; mà cuối cùng cũng chỉ được vài chục phim anh em ta xem thấy "tạm tạm" mà thôi ;))
 
Bên trên