Chín Đại Anh Hùng của Kim Dung-ST

outnick

Member
Người anh hùng thứ nhất tôi xin chọn Kiều Phong(Tiêu Phong) trong Thiên Long Bát Bộ.
-Nhân vật này không thuộc giống nòi Đại Hán, lại là quân Liêu cẩu; mặt vuông, tai lớn, tướng mạo đường đường.Kiều Phong bị kết tội khia man lý lịch nhằm leo cao thọc sâu, lên làm bang chủ Cái bang, Trung Quốc rồi sau đó sẽ bán đứng Trung Quốc cho rợ Khất Đan. Ba mươi tuổi, uống rượu như nước lã, võ công cao cường, ngôi vị tột đỉnh. Kiều Phong đúng là mẫu người của quyền lực cổ điển Trung Quốc. Ba mươi tuổi, ông không hề biết say mê nhan sắc, không thèm nhìn cô hoa khôi vợ của bạn một cái đến nỗi cô căm thù, tìm mọi cách để cô công bố cái lý lịch Khất Đan của ông. Kiều Phong bỏ ngôi vị ra đi, cứu A Châu rồi yêu thương A Châu. Tình yêu đau đớn ấy đẩy lên tột đỉnh khi ông ngộ sát A Châu.
-Ông bỏ Trung Quốc về Khất Đan, trở thành nam Viện đại vương, nắm hết binh quyền nước này. Hoàng đế vừa ra lệnh cho ông tấn công đánh xuống triều Tống vừa để trả thù nhà, vừa để đền ơn nước. Nhưng ông yêu hoà bình nên không thể để cho trăm họ lầm than vì chiến tranh. Ông đã tự xử lấy mình để giải quyết toàn bộ nghịch lý, mâu thuẫn mà cuộc sống và lịch sử nghiệt ngã đã dành cho ông. Mũi tên chó sói, biểu tượng nguồn sống và đời sống của người Khất Đan, trở thành phương tiện giải thoát cho Kiều Phong. Kiều Phong là người anh hùng của bi kịch, hoàn toàn không giống bất kỳ người anh hùng nào trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc. Có lẽ khi xây dựng nhân vật này, Kim Dung đã đầu tư toàn bộ tài hoa và tâm tình của ông vào cho nhân vật. Kiều Phong hay đến nỗi mới thoạt nhìn chỉ thấy mặt vuông tai lớn thô hào mộc mạc nhưng trí óc cực kì thông minh và trái tim cực kì mẫn cảm. Ngay đến khi đánh nhau, ông cũng tính kĩ làm sao chỉ đánh một đòn mà kiềm chế ngay địch thủ, làm sao để kiềm chế địch thủ mà không gây thương tích để khỏi xao xuyến lòng người. Đối với ai,ông cũng khiêm ái, ôn hoà, trung trực; trong tình yêu ông còn trung thực hơn. Ông chỉ yêu A Châu, và ngoài A Châu ra, ông không còn yêu thương ai nữa.
-Kiều Phong không theo Khổng, Phật, Lão; không rặt Trung Quốc cũng không rặt Khất Đan. Ông chỉ sống và làm một con người chân chính. Gần như ông chống lại kịch liệt kiểu mẫu người anh hùng truyền thống của Trung Quốc: không muốn làm quan, chống lại lệnh vua, không ham lạc thú tình dục. Một con người như vậy mà cuộc đời diễn ra đầy bi kịch trước Nhạn Môn Quan. Tôi ca ngợi Kim Dung khi ông rất công bằng: nhìn thấy phẩm chất Khất Đan cao hơn phẩm chất Hán tộc dù Kim Dung một trăm phần trăm Hán tộc. Và tôi gọi Kiều Phong là đệ nhất đại anh hùng.

UP.....

Nhân vật anh hùng thứ hai tôi xin dành cho nhà sư Hư Trúc.
-Về mặt cái lý lịch, anh hùng này không có tên họ rõ ràng. Chữ Hư Trúc (cây trúc rỗng) chỉ là pháp danh chùa Thiếu Lâm đặt cho. Cha Hư Trúc là Huyền Từ, phương trượng chùa Thiếu Lâm; mẹ là Diệp Nhị Nương, một phụ nữ xinh xắn nhưng lãng mạn. Họ lặng lẽ thương yêu nhau rồi Diệp Nhị Nương có bầu sinh ra Hư Trúc. Bị kẻ thù bắt cóc khi mới ba tháng tuổi, Hư Trúc bị đem bỏ ở...chùa Thiếu Lâm, được phái này nuôi và trở thành một nhà sư cô nhi. Cuộc đời Hư Trúc cũng đầy bi kịch bởi Huyền Từ phương trượng không biết được đứa cô nhi ấy là con ruột mình. Văn hoá Hư Trúc tương đối kém, chỉ đủ để đọc kinh Phật và ngũ giới cấm. Thế nhưng nhà sư trẻ này đạo hạnh tuyệt vời, Phật lực cao cường không chê vào đâu được. Bị chính... mẹ mình bắt làm tù binh đưa vào một chỗ các cao thủ đang đánh cờ, Hư Trúc đánh bậy một nước mà xở được thế cờ bí lối trăm năm của phái Tiêu Dao, trở thành người truyền nhân của phái này. Phái Tiêu Dao chuyên tuyển đàn ông cực đẹp, Hư Trúc lại xấu ma chê quỷ hờn. Việc tuyển hoà thượng Hư Trúc làm truyền nhân là một sự phá lệ của phái Tiêu Dao, xúc phạm trầm trọng đến tính thẩm mỹ.
-Thấy một bé gái sắp bị giết, Hư Trúc ra tay cứu ngay. Hoá ra đó là Thiên Sơn Đồng Mỗ của cung Linh Thứu núi Phiêu Diễu. Đồng Mỗ bắt Hư Trúc đưa qua Tây Hạ giấu trong hầm nước đá, ép buộc Hư Trúc phải ăn mặn và... ngủ với công chúa Tây Hạ. Nhà sư của chúng ta đau đớn nhận ra rằng cuộc sống của người phàm cực kì hấp dẫn hơn hẳn cuộc sống của nhà sư Thiếu Lâm. Đắc thủ võ công và nỗi lực của hai chị em Thiên Sơn Đồng Mỗ, Hư Trúc trở thành cung chủ cung Linh Thứu, cai trị dưới tay cả ba bốn ngàn mụ đàn bà và hàng vạn bàng môn tả đạo ba mươi sáu động bảy mươi hai đảo. Ấy vậy mà nhà sư vẫn đứng đắn, cứ kêu bọn đệ tử của mình là tỷ tỷ. Võ công của Hư Trúc cực kì cao cường, đánh cho quốc sư Thổ Phồn Cưu Ma Trí te tua, trị Đinh Xuân Thu của phái Tinh Tú sát ván. Nhưng nhà sư của chúng ta vẫn rất khiêm tốn để cho phái Thiếu Lâm đánh 100 côn tội phạm Ngũ giới cấm. Lên Làm cung chủ, Hư Trúc vẫn chưa có tên họ, chỉ thêm một chữ Tử vào sau làm Hư Trúc Tử để có vẻ đạo sĩ một chút, dễ dàng phân biệt với các tăng nhân phái Thiếu Lâm. Lù khù có ông cù độ mạng, ham vui mà qua Tây Hạ chơi, Hư Trúc Tử lại tìm đúng ra nàng... công chúa đã ngủ với mình.
- Gã xú hoà thượng trở thành phò mã một đế quốc hùng mạnh. Thủ pháp xây dựng nhân vật Hư Trúc của Kim Dung cực kì tài hoa. Cả cuộc đời chàng này gặp toàn cơ duyên tốt đẹp mặc dù anh chưa bao giờ tìm kiếm. ĐÚng ra anh chỉ mong được làm một tiểu tăng chùa Thiếu Lâm, ngày hai bữa chay, tối niệm kinh Phật nhưng Kim Dung đã đẩy anh lên làm một vị anh hùng sáng giá trong thiên hạ. Bản lĩnh cao cường, tài năng quán chúng, thật thà trung hậu, giàu lòng nhân ái, lại làm rể một ông vua, làm tổng tư lệnh một lực lượng giang hồ - cái đó không phải một người anh hùng là gì, hở trời?:))

UP

3.Tôi chọn Trương Vô Kỵ, còn có tên giả là Tăng A Ngưu, con trai của Trương Thuý Sơn và Hân Tố Tố, nhân vật chính trong Ỷ thiên Đồ long ký, là nhân vật anh hùng thứ ba.Tấm lòng của Trương Vô Kỵ rất nhân hậu, mười lăm tuổi đã dám dắt em bé Bất Hối sáu bảy tuổi vượt qua hàng chục ngàn dặm lên Thiên Sơn tìm cha. Con người trai trẻ ấy may mắn học được Cửu Dương thần công, học được Võ Đang quyền pháp, Càn khôn đại nã di tâm pháp; võ công đắc thủ hai thứ chính tà, lại học được nghề làm thuốc cứu người! Con người ấy mới hai mươi tuổi đã xả thân cứu quần hào Minh giáo, chịu đem tầm thân cho người ta đánh đập để hoá giải tất cả mọi hận thù. Và cũng chính con người ấy mới hai mươi tuổi đã làm giáo chủ một giáo phái yêu nước, lãnh đạo những người Trung Quốc yêu nước đứng lên khởi nghĩa chống quân Nguyên xâm lược. Con người ấy biết đặt Tổ quốc Trung Hoa, dân tộc Trung Hoa trên hết, gạt bỏ những khát vọng quyền lực và tự ái cá nhân để cho cuộc kháng chiến thành công. Hãy đọc lại đoạn Chu Nguyên Chương phản Trương Vô Kỵ, đem Vô Kỵ và Triệu Mẫn giam vào đại lao. Với bản lĩnh thần thông ấy, Vô Kỵ giết Chu Nguyên Chương chỉ cần một ngón tay. Nhưng cuộc khởi nghĩa ở Hoài Tứ chỉ biết Chu Nguyên Chương là thủ lĩnh chứ không biết tới Trương Vô Kỵ. Vô Kỵ lặng lẽ mở xiềng khoá, dẫn người tình ra đi để Chu Nguyên Chương tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Tôi cho tầm nhận thức ấy là tầm nhận thức của bậc đại trí tuệ mà chỉ có người anh hùng sáng suốt nhất mới có thể tư duy và hành xử như vậy. Trong tình yêu, Vô Kỵ cũng là bậc anh hùng. Vô Kỵ có bốn cô bạn gái xinh đẹp: Châu Nhi (em cô cậu), Triệu Mẫn (đại hoa hậu Mông Cổ, quận chúa), Chu Chỉ Nhược (chưởng môn phái Nga Mi) và Tiểu Siêu (thánh sứ nữ Bái hoả giáo Ba Tư). Châu Nhi luyện võ, nhan sắc xấu đi, lại bị chứng tâm thần phân liệt nhưng Vô Kỵ vẫn yêu cô và muốn cưới cô làm vợ. Châu Nhi chết, Vô Kỵ định cưới Chỉ Nhược nhưng Triệu Mẫn đến... phá đám. Vô Kỵ yêu Tiểu Siêu. Nhưng Tiểu Siêu phải về Ba Tư lên ngôi giáo chủ để cứu mạng cho mẹ già. Cuối cùng, Vô Kỵ yêu đỡ kẻ thù xinh đẹp và thông minh của mình:Triệu Mẫn. Nhân loại có thể đánh nhâu đến chết về chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước. Thế nhưng không ai cấm được hai kẻ thù của hai dân tộc khác yêu nhau. Tình yêu của Vô Kỵ và Triệu Mẫn thật lý tưởng: họ đánh nhau đến đầu rời máu chảy, phóng hoả đốt nhà để rồi tối đến, họ lại gặp nhau trong quán rượu, ngồi đối ẩm nói chuyện tâm tình. Cuối cùng, Vô Kỵ làm một việc hết sức nghiêm túc: kẻ lông mày cho Triệu Mẫn. Chuyện ấy cũgn lớn lao như chuyện chống quân Nguyên cứu nước Trung Hoa. Chính vì vậy, tôi gọi Vô Kỵ là đại anh hùng.


Nguồn : Kim Dung giữa đời tôi Toàn Tập-tác giả Vũ Đức Sao Biển-NXB trẻ 2010.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mac18

Active Member
Ðề: Chín Đại Anh Hùng của Kim Dung-ST

ơ tiêu đề là 9 cơ mà, mới có 1 @-)
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Chín Đại Anh Hùng của Kim Dung-ST

...Nguồn : Kim Dung giữa đời tôi Toàn Tập-tác giả Vũ Đức Sao Biển-NXB trẻ 2010.
Mịa, cái lão Vũ Đức Sao Biển này ngày trước bình truyện Phong Vân sai tùm lum. Đọc mất cả hứng! :)
 
Ðề: Chín Đại Anh Hùng của Kim Dung-ST

Đoàn Dự là 2, Hư Trúc là 3 chăng ? ;))
Nếu một Truyện chỉ kể một nhân vật chính nổi bật thì Hiền Cô Nương kể được 5 vị này!
1. Quách Tĩnh
2. Dương Quá
3. Trương Vô Kỵ
4. Kiều Phong - Tiêu Phong
5. Lệnh Hồ Xung

Đi kèm với một đại anh hùng trên là những vị cô nương với tài và sắc không kém ai, mỗi khi nhắc đến vẫn được nhiều người kính nể như Hoàng Dung, Cô Cô.... Liệu nữ nhi có thể làm đại anh hùng hay không nhỉ?
 

nguyentrungthanh

Well-Known Member
Ðề: Chín Đại Anh Hùng của Kim Dung-ST

Trương Vô Kỵ là 3, Trương Thuý Sơn là 4.;))
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nguyentrungthanh

Well-Known Member
Ðề: Chín Đại Anh Hùng của Kim Dung-ST

Thạch Phá Thiên là 5, Lệnh Hồ Xung là 6, Dương Quá là 7.;))
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nguyentrungthanh

Well-Known Member
Ðề: Chín Đại Anh Hùng của Kim Dung-ST

Hồ Phỉ là 8, cuối cùng thứ 9 là Địch Vân, có phải ý chủ theard là vậy đúng ko ? :))
P/s: thứ 3 nãy nhầm ko phải là Hư Trúc đâu các bác ơi, sorry nha.:D
 

outnick

Member
Ðề: Chín Đại Anh Hùng của Kim Dung-ST

Chưa các pa cứ từ từ , sẽ up liên tục, cuốn này hay lắm có nhiều chuyện để pà con lai rai.Ông này trên báo Tuổi Trẻ Cười đóa nick name Đồ Bì đóa pà con.ủa ổng có bình truyện Phong Vân a`, cho xin diện kiến cái .Thank[-(
 

paracels

Well-Known Member
Ðề: Chín Đại Anh Hùng của Kim Dung-ST

Ban ngày thích Vi Tiểu Bảo, ban đêm khoái Dương Quá.
 

ktq

Member
Ðề: Chín Đại Anh Hùng của Kim Dung-ST

Siêu cấp anh hùng là Độc Cô Cầu Bại.:-"
 

nguyentrungthanh

Well-Known Member
Ðề: Chín Đại Anh Hùng của Kim Dung-ST

Độc Cô đấu với Vương Trùng Dương thì ai hơn nhỉ ? ^^
Sinh thời Độc Cô ko có đối thủ mong muốn 1 lần bại trận nên mới có danh hiệu này nhưng chỉ là nhân vậy hư cấu trong tiểu thuyết võ thuật Kim Dung, còn Vương Trùng Dương là một đạo sỹ sống vào đời nhà Tống (được Kim Dung tiểu thuyết hoá) người sáng lập phái Toàn Chân lại là người được bầu là người võ công cao nhất tại Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất và được giữ bộ Cửu Âm chân kinh. Nếu 2 người này đấu nhau thì bất phân thắng bại nhưng so với các đấu thủ khác thì ko ai bằng được 2 người này.
 

onggiacobapls

New Member
Ðề: Chín Đại Anh Hùng của Kim Dung-ST

:mad:) em thì thích Doãn Chí Bình:-":-".Người Tàu có câu"Vô độc bất trượng phu":-" Thằng cu họ Doẵn ko kể nguy hiểm để có được cái mình muốn[-( rùi chấp nhận trả giá.Thế cũng được coi là anh hùng k nhỉ:mad:)
 
Bên trên