Chappie – Người máy và những cung bậc cảm xúc

Ðề: Chappie – Người máy và những cung bậc cảm xúc

phim này đọc thấy hay nè...chất phải xem thôi..
 

acquycodon

Active Member
Ðề: Chappie – Người máy và những cung bậc cảm xúc


Kết ko ra làm sao là sao hả bác.
Phim nhẹ nhàng từ đầu, nên m thấy như vậy là ok rồi.
Lúc xem m ko thể nghĩ đc cái kết nào hay hơn cả
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: Chappie – Người máy và những cung bậc cảm xúc

Là kết thúc của phim đó
OK, plot là chọn 1 trong 2, hoặc kỹ sư hoặc Chappie phải chết, như vậy dù là hơi khấp khểnh nhưng kết thúc như thế là tạm chấp nhận được. Ít nhất khán giả sẽ đặt vài câu hỏi: Deon sẽ sống thế nào với cơ thể mới, anh sẽ đối diện với loài người như thế nào, rồi cảm giác cô đơn lạc lõng của nhân vật sẽ truyền cảm xúc cho khán giả....

Phim kết thúc với 3 chú cừu đen, và hứa hẹn tiếp điều gì? AI tồn tại với mục đích "sống" là gì? Quan hệ giữa con người và robot?

Chưa kể việc chuyển cơ thể na ná ý tưởng của Avatar và District 9 -Yolandi và Deon phải làm quen với "cơ thể" mới.
Cả phim thông điệp đạo diễn muốn truyền tải đã được thể hiện lộn xộn, cộng thêm cái kết đó làm không hiểu Neill Blomkamp muốn gì nữa -_-
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: Chappie – Người máy và những cung bậc cảm xúc

CÁI BÀI HÁT CUỐI PHIM ( CÓ LỜI) TÊN LÀ GÌ CÁC BÁC NHỈ?

Mình không nhớ là Salute To My Hood của L-50 hay Cookie Thumper của Die Antwoord
[video=youtube;d0VOE-sBiOw]https://www.youtube.com/watch?v=d0VOE-sBiOw[/video]

[video=youtube;K8nrF5aXPlQ]https://www.youtube.com/watch?v=K8nrF5aXPlQ&t=130[/video]

Hài nhất đoạn cướp xe là Baby's on Fire của Die Antwoord
[video=youtube;HcXNPI-IPPM]https://www.youtube.com/watch?v=HcXNPI-IPPM&t=138[/video]
Trọn bộ soundtracks và songs của Chappie bạn có thể nghe ở đây
Chappie Soundtrack List | Chappie Movie (2015)
 

torune

Film critic
Ðề: Chappie – Người máy và những cung bậc cảm xúc

CÁI BÀI HÁT CUỐI PHIM ( CÓ LỜI) TÊN LÀ GÌ CÁC BÁC NHỈ?

Không biết phải bài này ko? I i i im your butterfly?
[video=youtube;vcMHkvEVgVo]https://www.youtube.com/watch?v=vcMHkvEVgVo[/video]

---------- Post added 13-03-2015 at 13:17 ----------

Mình không nhớ là Salute To My Hood của L-50 hay Cookie Thumper của Die Antwoord
[video=youtube;d0VOE-sBiOw]https://www.youtube.com/watch?v=d0VOE-sBiOw

[video=youtube;K8nrF5aXPlQ]https://www.youtube.com/watch?v=K8nrF5aXPlQ&t=130

Hài nhất đoạn cướp xe là Baby's on Fire của Die Antwoord
[video=youtube;HcXNPI-IPPM]https://www.youtube.com/watch?v=HcXNPI-IPPM&t=138
Trọn bộ soundtracks và songs của Chappie bạn có thể nghe ở đây
Chappie Soundtrack List | Chappie Movie (2015)


bài cookie thumper là được phát nhiều nhất :D
 

Tah Bnb

New Member
Ðề: Chappie – Người máy và những cung bậc cảm xúc

Sống trong cơ thể con robot thì thà chết cmn luôn còn hơn, sống làm chó gì

Sẽ đến lúc con người muốn (hoặc như trong phim này là buộc phải muốn) bất tử/sống và sẵn sàng hy sinh tất cả những ham muốn khác khi đó phần ý thức sẽ được chuyển sang robot, hoặc một dạng vật thể nào đó. Chúng ta hãy chờ xem.
 

torune

Film critic
Ðề: Chappie – Người máy và những cung bậc cảm xúc

về cái kết của phim. chappie cứu anh giáo sư với mommy, ở góc nhìn của một người máy: sống là có một cơ thể, còn pin để chạy và nơi lưu trữ dữ liệu thay cho bộ óc của con người.

=> kết hợp lý.

phối cảnh của phim thì bưng nguyên gu thẩm mỹ của die antwoord vào. phim hay, có chăm chút nhưng do xào lại yếu tố cũ nên không có bất cứ "wow factor" nào như kingsman từng làm.
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: Chappie – Người máy và những cung bậc cảm xúc

2 phim thuộc 2 trường phái, 2 genre chẳng liên quan
Có lẽ khái niệm AI của Neill Blomkamp khác với khái niệm AI trong những phim sci-fi trước đây.
Chúng ta còn nhớ Skynet và boss trong I robot hay trong Matrix, khi chúng nhận thức được thì do nỗi sợ thời đại, đạo diễn mặc định cho ngay lập tức AI coi con người là kẻ thù, và tìm mọi cách "upload", backup bản thân cũng như tấn công bất cứ động tĩnh nào có khả năng đe dọa tới sự tồn tại của mình (tất nhiên trong matrix cuộc chiến loằng ngoằng hơn).

Chappie thì hoạt động người hơn, lớn lên như một đứa trẻ, bản năng đơn giản là chỉ mong được sống. và được người ta (Deon) dạy "không được làm hại con người", thành ra ý nghĩa nhân vật Chappie thiếu trọng lượng

Chappie cần 1 cơ thể - người nhất trong số các AI, và có những giác quan như con người, "can think and can feel", biết cảm nhận âm nhạc, nghệ thuật..., và nỗi sợ chết cũng được thể hiện trực tiếp hơn.

Cùng điểm lại những người anh em có máu mặt hơn của Chappie
31.jpg

The Machines – The Matrix Trilogy

25.jpg

Skynet – The Terminator films

hqdefault.jpg

V.I.K.I. - I, Robot

01.jpg

HAL 9000 -2001: A space odyssey

Và những bạn bè thân thiết với Chappie hơn:
19.jpg

Johnny 5 – Short Circuit

13.jpg

Wall-E

03.jpg

The Iron Giant
 

-[Y]2[K]-

Active Member
Re: Ðề: Chappie – Người máy và những cung bậc cảm xúc

Là kết thúc của phim đó
OK, plot là chọn 1 trong 2, hoặc kỹ sư hoặc Chappie phải chết, như vậy dù là hơi khấp khểnh nhưng kết thúc như thế là tạm chấp nhận được. Ít nhất khán giả sẽ đặt vài câu hỏi: Deon sẽ sống thế nào với cơ thể mới, anh sẽ đối diện với loài người như thế nào, rồi cảm giác cô đơn lạc lõng của nhân vật sẽ truyền cảm xúc cho khán giả....

Phim kết thúc với 3 chú cừu đen, và hứa hẹn tiếp điều gì? AI tồn tại với mục đích "sống" là gì? Quan hệ giữa con người và robot?

Chưa kể việc chuyển cơ thể na ná ý tưởng của Avatar và District 9 -Yolandi và Deon phải làm quen với "cơ thể" mới.
Cả phim thông điệp đạo diễn muốn truyền tải đã được thể hiện lộn xộn, cộng thêm cái kết đó làm không hiểu Neill Blomkamp muốn gì nữa -_-

mình thấy cái việc chuyển ý thức từ người sang máy thì từ avatar là đã ko có gì mới mẻ rồi. Quan trọng là cách thể hiện khác nhau, ngay từ đoạn chappie nó lấy cái máy về thì mình thấy thông điệp nó đang nói đến là con robot này mã hóa được trí tuệ vào máy tính và chuyển như tập tin, điều mà Deon ban đầu bảo là ko làm đc vì nó ko thuộc "công nghệ". Chứ cái ý tưởng chuyển qua chuyển lại thì cũ mèm xèm lèm từ kiếp nào rồi.

Còn cái kết, ban đầu mình cũng nghĩ "thế éo nào cũng có đứa chết" y như 2 phim kia. Ai dè lại happy ending, cơ mà thông cảm cho đạo diễn. Đó giờ tàn sát nv chính dữ quá thì lần này ngoại lệ chút xíu.

Còn về ý nghĩa phim, ko biết do bác nghĩ sâu xa quá hay sao, chứ rõ ràng phim này mang hơi hướm tình cảm gia đình, tình cảm con người. Lôi những phim cũ với màu sắc hành động, "tối thui" ra so sánh với phim này nhẹ nhàng hơn, hài hước hơn thì ko hợp tí nào.

Nếu nói về độ thiếu hợp lí, logics thì ôi thôi, phim này cũng ko tránh khỏi hàng loạt tình huống mà kể phát mệt, nhưng mình thấy phim này nó cũng ko phải thể loại để bới móc nên ... thôi

Ví dụ những ko hợp lí:
+ Pin của robot - nếu ko thay và sạc đc ko lẽ cảnh sát mua mõi con xài đc 10 ngày rồi mua con mới à ??
+ usb điều khiển robot - câu đầu tiên nó giải thích là ko hợp lí rồi. Người dân sợ bị thằng nào lạm quyền với robot ... thế là có con mẹ ra nói "các bé đừng lo, chụy nắm trong tay em nó" ... cái wtf chụy là cái gì thế, ai biết chụy là ai (các phim khác lí giải về việc robot tự quản lý hoặc ta có thể shut down nó dễ dàng, chứ cái kiểu có cái remote tổng là đk đc tất cả thì ngu vãi ra. Kể cả vũ khí hạt nhân thì tổng thống cũng chỉ giữ 1 phần mã, còn lại là mấy thag khác giữ)
+ chôm usb quá dễ - như trên, remote tổng mà lấy dễ như mắm thúi
+ Tháo lắp robot cũng quá dễ
+ Hệ thống quản lý robot ko có - khi có 1 con lọt ra thì đáng lẽ phải có người biết ngay. Ngoài ra, lúc hệ thống đang làm việc thì chắc chắn phải có ng onl để trực ... vậy mà anh Hugh Jackman vô làm cỏ cả hệ thống éo ai biết (tất nhiên sai thêm cái là hệ thống thay đổi là chỉ mất 1 nốt nhạc là biết do ai tác động nhé)
+ Deon bị bắn - đáng lẽ nên cho anh này ăn đạn nát cái người, còn giữ lại "cái đầu" và chút ít nhận thức là hợp lí ... chứ có một viên ngay vị trí đó thì ngoài đời chưa chắc chết chứ nói đến phim.
+ Bà mẹ ăn đạn (ko nhớ tên) - Nếu mà super SOI thì xin lỗi chứ đạn trên con robot đó ko có viên nào nhỏ vậy đâu nha. Nó mà bắn trúng người thì "tách" ra làm đôi nhé, bắn trúng tay thì "tách" cái tay ra nhé ... ko có khái niệm "tạo lỗ" như súng cầm tay đâu

Nhưng thôi, mấy vấn đề đó cũng ko quan trọng lắm ... Phim xem vẫn tuyệt theo cách hiểu của mình :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Chappie – Người máy và những cung bậc cảm xúc

-[Y]2[K]-;8052082 đã viết:
Pin của robot - nếu ko thay và sạc đc ko lẽ cảnh sát mua mõi con xài đc 10 ngày rồi mua con mới à ??
Hết pin scout về nhà máy reset. Cái ý thức bạn hiểu nó như thông tin trên RAM máy tính, bạn tắt điện, thông tin không còn - linh hồn chết. Còn những cái khác giống như ROM hay HDD.
Với những robot khác thì bị reset không sao, riêng chappie reset là linh hồn biến mất.

-[Y]2[K]-;8052082 đã viết:
usb điều khiển robot - câu đầu tiên nó giải thích là ko hợp lí rồi. Người dân sợ bị thằng nào lạm quyền với robot ... thế là có con mẹ ra nói "các bé đừng lo, chụy nắm trong tay em nó" ... cái wtf chụy là cái gì thế, ai biết chụy là ai (các phim khác lí giải về việc robot tự quản lý hoặc ta có thể shut down nó dễ dàng, chứ cái kiểu có cái remote tổng là đk đc tất cả thì ngu vãi ra. Kể cả vũ khí hạt nhân thì tổng thống cũng chỉ giữ 1 phần mã, còn lại là mấy thag khác giữ)
Không có cái remote này.
Trên phim để đảm bảo không ai hack được scout, thì scout luôn bật, ở trạng thái ON, ở trạng thái này thì AI lập trình sẵn đảm bảo khả năng là không ai can thiệp được vào AI của scout. Công ty đó chỉ cho 1 người có khả năng lập trình lại, đó là người có USB root - một loại khóa cứng. Với khóa cứng đó thì kỹ sư có thể update phần mềm cho robot, hay như Deon update No. 22 lên -> Chappie, hoặc Moore lợi dụng quá trình update để cài virus vào tất cả các robot Scout khác

Cơ chế này ngăn chặn những vụ human hack T900 trong Terminator (lấy con dao rút cái chip trên đầu là robot chịu chết)


-[Y]2[K]-;8052082 đã viết:
+ chôm usb quá dễ - như trên, remote tổng mà lấy dễ như mắm thúi
Tất nhiên với tầm quan trọng như vậy thì việc lấy USB như phim là plot holes to tổ bố

-[Y]2[K]-;8052082 đã viết:
+ Tháo lắp robot cũng quá dễ
Tất nhiên, vì đó là điều kiện cho robot Scout dễ dàng sửa chữa, nhanh chóng quay lại nhiệm vụ

-[Y]2[K]-;8052082 đã viết:
Hệ thống quản lý robot ko có - khi có 1 con lọt ra thì đáng lẽ phải có người biết ngay. Ngoài ra, lúc hệ thống đang làm việc thì chắc chắn phải có ng onl để trực ... vậy mà anh Hugh Jackman vô làm cỏ cả hệ thống éo ai biết (tất nhiên sai thêm cái là hệ thống thay đổi là chỉ mất 1 nốt nhạc là biết do ai tác động nhé)
Đó là cách mà Moore phát hiện ra No. 22 bị root lại.
Nếu robot scout dễ dang bị điều khiển hay kiểm soát qua màn hình thì cái dự án Scout đấy đã chẳng có gì đặc biệt. Ở đây Scout là đơn vị hỗ trợ cảnh sát, do cảnh sát đặt hàng công ty, chịu sự quản lý của cảnh sát, xử lý các tình huống theo như đã lập trình, hoàn toàn độc lập tự ra quyết định theo hiệu lệnh "đúng điều luật" của cấp trên, không ai tắt nó qua 1 cái nút điều khiển từ xa hay dùng scout để giết người vô tội được.
Dự án này ngăn chặn 2 thứ trong ngành cảnh sát: máu đổ do áp chế tội phạm, và tình trạng thỏa hiệp, tham nhũng trong ngành cảnh sát (bám sát ý tưởng dự án robot cop - bất đắc dĩ sau này mới phải cho người vào cái máy)

-[Y]2[K]-;8052082 đã viết:
Deon bị bắn - đáng lẽ nên cho anh này ăn đạn nát cái người, còn giữ lại "cái đầu" và chút ít nhận thức là hợp lí ... chứ có một viên ngay vị trí đó thì ngoài đời chưa chắc chết chứ nói đến phim.
+ Bà mẹ ăn đạn (ko nhớ tên) - Nếu mà super SOI thì xin lỗi chứ đạn trên con robot đó ko có viên nào nhỏ vậy đâu nha. Nó mà bắn trúng người thì "tách" ra làm đôi nhé, bắn trúng tay thì "tách" cái tay ra nhé ... ko có khái niệm "tạo lỗ" như súng cầm tay đâu

Kịch bản nó phải vậy, đã viết là phải có người chết. Chuối mà -_-
 

-[Y]2[K]-

Active Member
Thì nói chung là phim này nó còn nhiều vấn đề bên lề nên ta dễ moi ra lỗi, Nhung nhìn chung phim này ko tối tăm như 2 phim kia nên mấy vẫn đề vĩ mô, super soi bỏ qua đc. Cốt truyện phần này cũng nhẹ nhàng như cho trẻ em xme đc.

Ps: hồi district 9 ra, mình tưởng Peter Jackson chủ trì phim đó chứ nhể. Mà peter Jackson có liên quan gì đến district 9 hay elysium ko nhỉ :)
 

ngdinhluat

Well-Known Member
Ðề: Chappie – Người máy và những cung bậc cảm xúc

Peter Jackson nhà sản xuất (producer) , và cũng là người giới thiệu cho Neill Blomkamp vào ghế đạo diễn D9. CÒn 2 phim sau thì PJ không liên quan.
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: Chappie – Người máy và những cung bậc cảm xúc

đào mộ tí
nhưng mà mới coi xong, đúng là nó là lạ, nó hay hay, khó tả thật
như có 1 phần nào của matrix, nhưng ko phải copy của matrix đâu
nó dính dáng tới tâm linh nữa....
con người máy có quyền năng của đấng sáng tạo
.....
 
Bên trên