![]() Rô bốt thăm dò sao Hỏa Curiosity của Nasa (2 camera được đánh dấu đỏ) Vào lúc 12 giờ 31 phút trưa nay (06 tháng 08) theo giờ Việt Nam, rô bốt thăm dò sao Hỏa Curiosity của Nasa đã đổ bộ thành công và bắt đầu nhiệm vụ thăm dò của mình trên bề mặt Sao Hỏa. Đây không chỉ là mốc đánh dấu quan trọng trong ngành công nghiệp vũ trụ của Mỹ và thế giới, mà còn là một minh chứng cho sự phát triển vĩ đại của công nghệ. Là tinh túy của ngành chế tạo rô bốt, Curiosity được trang bị rất nhiều trang thiết bị thăm dò tiên tiến, trong đó có sự xuất hiện của cả công nghệ thu hình 3D. Giống như kỹ thuật đã được sử dụng rộng rãi hiện nay, Nasa gắn cho rô bốt của mình 2 chiếc camera FFL Mastcam, đại diện cho 2 mắt người. Tuy nhiên, điểm khác biệt đó là 2 camera của Curiosity không giống nhau về mặt thông số kỹ thuật. Điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, rằng Nasa làm sao để thu nhận được hình ảnh 3D đồng nhất? Thực ra, sau khi truyền dữ liệu hình ảnh về trung tâm điều khiển, các kỹ sư sẽ xử lý dữ liệu này bằng các thuật toán để các hình ảnh là hoàn toàn ăn khớp với nhau. Thật kỳ lạ, tại sao Nasa lại không sử dụng 2 chiếc camera giống hệt nhau cho nhiệm vụ này nhỉ? Đố các bạn biết đấy! :-$ PS: Các bạn thử suy nghĩ trước khi lăn chuột nhé. Không quá khó đâu ạ. |