Angus_Bert
Film critic
Nếu như bạn chưa bao giờ thấy tiếng cánh chim của Cú đập, đừng lo bạn là người duy nhất. Tiếng đập của loài chim này gần như là không thể nghe thấy, và điều này khiến các nhà khoa học chú ý. Một nghiên cứu mới đây nhất đã tìm ra bí quyết của loài cú khi bay và hi vọng có thể ứng dụng để tạo ra những chiếc máy máy bay, turbin gió và tàu ngầm với độ im lặng hoàn hảo.
Cánh của chim Cú có hai đặc điểm khiến nó trở nên im lặng, theo như giải thích của đội ngũ nghiên cứu. Đầu tiên là một bộ lông vũ cứng ở phần trước của chiếc cánh, nhưng ở phần sau thì lại là một bộ lông khác, mềm và có viền linh hoạt. Các loài chim khác thì loại có bộ lông phía sau cứng hơn, nhưng dẫn đến âm thanh đập cánh to hơn nhiều. Ngoài ra thì ở mặt trên của chiếc cánh chim cú cũng có một lớp lông mềm khác, giống như một tấm thảm, giúp tiếng gió khi lướt qua bị triệt tiêu hoàn toàn.
Các nhà khoa học hiện tại đang tìm cách để ứng dụng những đặc điểm này trên cánh của loài cú vào những sản phẩm công nghệ do con người chế tạo.
"Nếu cơ chế giảm độ ồn của loài cú được mô phỏng lại thành công, thì sẽ mở ra hàng loạt ứng dụng mới cho chúng ta...vào động cơ của máy bay hay turbin gió," Justin Jaworski, trợ lí giáo sư tại đại học Lehigh bang Pennsylvania, chia sẻ. Đội ngũ nghiên cứu của đại học này đã trình bày công trình của mình vào ngày Chủ Nhật vừa qua tại một hội nghị của cộng đồng khoa học Hoa Kỳ.
![]() |
Cánh của chim Cú có hai đặc điểm khiến nó trở nên im lặng, theo như giải thích của đội ngũ nghiên cứu. Đầu tiên là một bộ lông vũ cứng ở phần trước của chiếc cánh, nhưng ở phần sau thì lại là một bộ lông khác, mềm và có viền linh hoạt. Các loài chim khác thì loại có bộ lông phía sau cứng hơn, nhưng dẫn đến âm thanh đập cánh to hơn nhiều. Ngoài ra thì ở mặt trên của chiếc cánh chim cú cũng có một lớp lông mềm khác, giống như một tấm thảm, giúp tiếng gió khi lướt qua bị triệt tiêu hoàn toàn.
Các nhà khoa học hiện tại đang tìm cách để ứng dụng những đặc điểm này trên cánh của loài cú vào những sản phẩm công nghệ do con người chế tạo.
"Nếu cơ chế giảm độ ồn của loài cú được mô phỏng lại thành công, thì sẽ mở ra hàng loạt ứng dụng mới cho chúng ta...vào động cơ của máy bay hay turbin gió," Justin Jaworski, trợ lí giáo sư tại đại học Lehigh bang Pennsylvania, chia sẻ. Đội ngũ nghiên cứu của đại học này đã trình bày công trình của mình vào ngày Chủ Nhật vừa qua tại một hội nghị của cộng đồng khoa học Hoa Kỳ.

Theo Mashable