Để phân biệt 1 bức ảnh/phim là 3D thật hay giả thì các bác chú ý các điểm sau
Như các bác đã biết, khi chụp ảnh/quay phim, bao giờ 1 hình ảnh cũng có 3 lớp như sau:
1. Tiền cảnh (Foreground)
2. Vật thể chính (Focused object)
3. Hậu cảnh (Background)
Điều đầu tiên là các bác xác định xem tác giả bức ảnh/người quay phim đang lấy nét (focus) vào chỗ nào. Đây chính là Vật thể chính mà qua đó tác giả muốn nói lên ý tưởng về hình họa của mình trong đó. Ở 1 bức ảnh/phim 3D, Vật thể chính (Focused object) sẽ có hình ảnh giống với ảnh/phim 2D nhất (Ít bóng xanh đỏ vàng đối với loại anaglyph hoặc độ lệch rất ít giữa 2 hình trái phải đối với công nghệ 3D mới nhất của Sony và Samsung cũng như các loại interlaced)
Sau đó là đến tiền cảnh và hậu cảnh sẽ có nhiều bóng xanh đỏ vàng hoặc độ lệch 2 hình trái phải tùy theo mức độ xa gần của vật.
Nếu tác giả muốn vật thể chính nổi lên khỏi màn hình, khi đó, tác giả sẽ chia Vật thể chính thành 2 khúc, khúc trước là Tiền cảnh và khúc sau là vật thể chính hoặc cũng có thể chia 3 khúc để hội tụ đủ cả 3 lớp cho 1 vật thể cần chụp/quay. Để độ DOF (độ sâu trường ảnh) lớn để giữ độ nét cao cho cả vật thể chính và tiền ảnh, hậu cảnh, rồi lấy nét vào 1 điểm rất nhỏ của vật thể chính.
Ví dụ: ảnh 3D Red-Cyan dưới đây là làm nổi tiền cảnh, vật thể chính là tháp rùa nhìn giống như ảnh 2D bình thường, hậu cảnh ở ảnh này kô đc nhấn mạnh
Ảnh theo format interlaced
1 số ảnh 3D Red-Cyan khác
Nếu 1 bức ảnh/phim tuân thủ theo nguyên tắc này thì đây chính là 3D thực sự, sẽ cho hiệu ứng thật như cuộc sống.
Lúc đó, các bác đeo kính 3D xịn vào và ngó nghiêng hay lúc lắc đầu sang phải hay sang trái của hình ảnh, bác sẽ thấy Vật chính (điểm lấy nét) hầu như là đứng cố định (xê dịch rất ít), còn các lớp còn lại sẽ chạy ngược hướng di chuyển của đầu
Ngược lại, nếu các bác thấy bức ảnh/phim chỗ nào cũng xanh đỏ với mức độ như nhau cho cả tiền cảnh, hậu cảnh và vật chính thì ảnh đó là 3D giả, xem sẽ kô có hiệu ứng
ví dụ như bức này
Bài này sẽ tiếp tục được chỉnh sửa vì chưa hoàn thiện mong các bác thông cảm
Như các bác đã biết, khi chụp ảnh/quay phim, bao giờ 1 hình ảnh cũng có 3 lớp như sau:
1. Tiền cảnh (Foreground)
2. Vật thể chính (Focused object)
3. Hậu cảnh (Background)
Điều đầu tiên là các bác xác định xem tác giả bức ảnh/người quay phim đang lấy nét (focus) vào chỗ nào. Đây chính là Vật thể chính mà qua đó tác giả muốn nói lên ý tưởng về hình họa của mình trong đó. Ở 1 bức ảnh/phim 3D, Vật thể chính (Focused object) sẽ có hình ảnh giống với ảnh/phim 2D nhất (Ít bóng xanh đỏ vàng đối với loại anaglyph hoặc độ lệch rất ít giữa 2 hình trái phải đối với công nghệ 3D mới nhất của Sony và Samsung cũng như các loại interlaced)
Sau đó là đến tiền cảnh và hậu cảnh sẽ có nhiều bóng xanh đỏ vàng hoặc độ lệch 2 hình trái phải tùy theo mức độ xa gần của vật.
Nếu tác giả muốn vật thể chính nổi lên khỏi màn hình, khi đó, tác giả sẽ chia Vật thể chính thành 2 khúc, khúc trước là Tiền cảnh và khúc sau là vật thể chính hoặc cũng có thể chia 3 khúc để hội tụ đủ cả 3 lớp cho 1 vật thể cần chụp/quay. Để độ DOF (độ sâu trường ảnh) lớn để giữ độ nét cao cho cả vật thể chính và tiền ảnh, hậu cảnh, rồi lấy nét vào 1 điểm rất nhỏ của vật thể chính.
Ví dụ: ảnh 3D Red-Cyan dưới đây là làm nổi tiền cảnh, vật thể chính là tháp rùa nhìn giống như ảnh 2D bình thường, hậu cảnh ở ảnh này kô đc nhấn mạnh

Ảnh theo format interlaced

1 số ảnh 3D Red-Cyan khác



Nếu 1 bức ảnh/phim tuân thủ theo nguyên tắc này thì đây chính là 3D thực sự, sẽ cho hiệu ứng thật như cuộc sống.
Lúc đó, các bác đeo kính 3D xịn vào và ngó nghiêng hay lúc lắc đầu sang phải hay sang trái của hình ảnh, bác sẽ thấy Vật chính (điểm lấy nét) hầu như là đứng cố định (xê dịch rất ít), còn các lớp còn lại sẽ chạy ngược hướng di chuyển của đầu
Ngược lại, nếu các bác thấy bức ảnh/phim chỗ nào cũng xanh đỏ với mức độ như nhau cho cả tiền cảnh, hậu cảnh và vật chính thì ảnh đó là 3D giả, xem sẽ kô có hiệu ứng
ví dụ như bức này

Bài này sẽ tiếp tục được chỉnh sửa vì chưa hoàn thiện mong các bác thông cảm
Chỉnh sửa lần cuối: