Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

t_v_ha

Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Bài viết có nhiều thông tin hữu ích. Tuy nhiên khách quan mà nói điện ảnh trung quốc cũng không từ bỏ nghệ thuật chân chính đâu. Dẫn chứng là bạn Nhi cũng đã viện dẫn rất nhiều phim đạt đến nghệ thuật chân chính nhưng bị chính quyền kiểm duyệt và không cho phát hành. Như thế là những người làm nghệ thuật họ cũng dũng cảm đấy chứ, chứ có phải họ sợ mà không làm đâu.
Mình đã sang TQ nhiều mình biết, không chỉ điện ảnh, lĩnh vực internet, văn học... cũng được kiểm soát cực kỳ chặt chẽ. Đến mức mà chỉ có những con người khi đã ra khỏi TQ sống ở các nước khác, mới dũng cảm đứng ra nói sự thật. Google cũng phải chào thua anh Baidu :> Tìm kiếm các thông tin khách quan, sự thật rất khó. Cho nên Việt nam ta phải tự hào là ta biết được nhiều thứ hơn TQ, biết được sự thật khách quan và được nói lên ý kiến của chính mình về điện ảnh, văn học, internet...(tất nhiên là phải theo khuôn khổ luật pháp và đạo lý).

Đồng ý với bác binhckxdtl. Mỗi năm ĐA TQ cho ra cả ngàn phim các loại. Chúng ta chỉ có thông tin về một số ít thôi.
 

kero2005

Active Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

tq cấm chiếu phin viễn tưởng chẳng hạn star war ^:)^
điều đó đủ nói lên tất cả
 

ducthang3012

Active Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

chả có thời gian đọc bài của chị Nhi và các comments nhưng mình chỉ bít là các kênh phim của các hãng truyền hình cáp ở VN hiện nay toàn phải vay cái nguồn phim khổng lồ của trung Quốc để phát cho bà con ta xem cho nó có chương trình đấy ạ. Chê thì cứa chê nhưng nhìn cái thực tế thì chỉ biết ngao ngán.

còn mình thì chả bao giờ xem kênh VN, toàn NAT GEO, discovery, star world, AXN và animal planet mà táng.
 

-[Y]2[K]-

Active Member
Re: Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

VN đã và vẫn đang đối xử tệ bạc với một số nhà làm phim nghệ thuật chân chính. Bạn Khả Nhi chắc cũng ít thông tin về các trường hợp này. Nguyên nhân là vì VN bưng bít thông tin dễ hơn TQ.

Phim nhạy cảm về vấn đề đồng tính thì ko sao, nhưng mà nhạy cảm về vấn đề chính trị thì không được. Nó được kiểm duyệt từ khâu kịch bản chứ ko chờ đến lúc quay xong mới cấm chiếu đâu bạn.

Bạn Khả Nhi thử nêu tên 1 vài phim của Đơn Dương đóng vai chính mà còn được chiếu trên hệ thống truyền hình xem?

Cánh đồng bất tận không bị cấm là vì không cấm được chứ không phải là không muốn cấm. Bởi vì người ta làm phim từ tác phẩm văn học, mà tác phẩm đó đã được đăng báo Tuổi trẻ rồi. Riêng cái vụ tác giả của tiểu thuyết bị địa phương trù dập một thời gian dài chắc Khả nhi không biết?
Mình thấy nhìn chung VN vẫn chưa bằng bài viết của chủ topic này ;;)
 

edc

Active Member
Bài viết có khuynh hướng bài bác điện ảnh TQ và chỉ nêu ra 1 góc nhỏ trong 1 bầu trời điện ảnh TQ mà thôi.

Mình xét tới khía cạnh tích cực: Họ làm vậy có cái hay của họ. Các bạn có để ý dân VN rành sử TQ hơn sử VN ko? Họ đã thành công trong việc chuyển thể lịch sử thành kịch bản phim truyện mà nội dung có sức hút rất lớn. Mỗi lần phim mới ra là dân Việt lại đổ xô đi thuê/mua coi. Đài truyền hình từ trung ương đến địa phương thi nhau phát phim của chúng.

How they do that?

Đầu tiên: lịch sử TQ được ghi chép rất cẩn thận và xuyên suốt qua tất cả các thời kì. Họ đủ điều kiện để làm chuyện đó vì hầu như xuyên suốt chiều dài lịch sử của họ họ đều trong tư thế "giai cấp thống trị" nên có đầy đủ nhân lực và vật lực để thực hiện chuyện đó.

Thứ 2: Các bạn có để ý khi xem phim lịch sử Trung Quốc, các nhà làm phim có khuynh hướng thần thánh hóa các nhân vật lịch sử, và việc thần thánh hóa đó cũng đi theo suốt nhiều thời kỳ. Từ Nữ oa vá trời, Đắc kỷ trụ vương, Tần thủy hoàng, Phong kiếm xuân thu, đông chu liệt quốc, hán sở tranh hùng....cho đến đời Mãn thanh mới bắt đầu hết việc này. Mà khi các sự kiện được thần thánh hóa một cách có hệ thống, nó sẽ dễ dàng ăn sâu vào tâm trí con người.

Thứ 3: TQ sản sinh ra rất nhiều đạo diễn có tài, rất nhiều người trong số chúng ta đều thừa nhận rằng các đạo diễn VN còn lâu mới đạt được tới đẳng cấp của Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca... Chính quyền họ hỗ trợ rất lớn cho các phim trường, đạo tạo các nhà làm kỹ xảo và có quy trình chặt chẽ trong việc sản xuất phim.

Với những dẫn chứng trên thì việc điện ảnh Trung quốc có sự thành công rất lớn trên thương trường quốc tế là điều dễ hiểu.

Good day!

Các tác phẩm văn học của Trung Quốc thì rất là hay với đa số dân Châu Á nhà mình. Nhưng còn với dân Châu Âu, Mỹ thì nó không có tính nhân văn. Em ngẫm thì thấy cũng đúng. Không biết có anti china nữa k.
VD;
Tây Du Ký=====> Phật tổ cũng ăn đút lót ( Cái bát bằng vàng đổi lấy kinh )
Tam quốc=====> cái thiện cái ác lẫn lộn. đôi lúc cái ác vẫn thắng thế.
Thủy hử======> đánh nhau mãi chả đi đến đâu==> cái ác vẫn thắng cái thiện..................
Túm lại em thấy bọn khoai tây văn học của nó có tính giáo dục cao hơn nhiều. nhưng đọc mấy cái của nợ tàu này vẫn thích :((
 

Hoàng_Lê

New Member
Các tác phẩm văn học của Trung Quốc thì rất là hay với đa số dân Châu Á nhà mình. Nhưng còn với dân Châu Âu, Mỹ thì nó không có tính nhân văn. Em ngẫm thì thấy cũng đúng. Không biết có anti china nữa k.
VD;
Tây Du Ký=====> Phật tổ cũng ăn đút lót ( Cái bát bằng vàng đổi lấy kinh )
Tam quốc=====> cái thiện cái ác lẫn lộn. đôi lúc cái ác vẫn thắng thế.
Thủy hử======> đánh nhau mãi chả đi đến đâu==> cái ác vẫn thắng cái thiện..................
Túm lại em thấy bọn khoai tây văn học của nó có tính giáo dục cao hơn nhiều. nhưng đọc mấy cái của nợ tàu này vẫn thích :((
những tác phẩm kinh điển của TQ rất đáng trong kệ sách nhà bạn đấy:

Tây du kí: thì phù hợp cho người lớn lẩn trẻ nhỏ,có tính giáo dục cao và bao hàm ý tứ sâu xa nhân cách của con người.Vụ cái bát đổi lấy kinh văn theo em hiểu đâu phải đút lót đâu bác
Tam quốc : tác phẩm này mình đọc từ bé đến khi trưởng thành và học hỏi được rất nhiều điều: những mưu kế những thủ đoạn hoặc những sai lầm của người xưa...
Thủy hử không hay bằng tam quốc
 

anh0424

Active Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

TQ mình thích mỗi Tam Quốc thôi :D
 

canhcolor

Member
Ðề: Re: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Các tác phẩm văn học của Trung Quốc thì rất là hay với đa số dân Châu Á nhà mình. Nhưng còn với dân Châu Âu, Mỹ thì nó không có tính nhân văn. Em ngẫm thì thấy cũng đúng. Không biết có anti china nữa k.
VD;
Tây Du Ký=====> Phật tổ cũng ăn đút lót ( Cái bát bằng vàng đổi lấy kinh )
Tam quốc=====> cái thiện cái ác lẫn lộn. đôi lúc cái ác vẫn thắng thế.
Thủy hử======> đánh nhau mãi chả đi đến đâu==> cái ác vẫn thắng cái thiện..................
Túm lại em thấy bọn khoai tây văn học của nó có tính giáo dục cao hơn nhiều. nhưng đọc mấy cái của nợ tàu này vẫn thích :((

Tam quốc là tiểu thuyết lịch sử thì phải viết theo sự thật (mặc dù không phải 100% là thật ) chứ chẳng lẽ bác lại muốn viết theo ý bác ;)
Tây Du Ký thì như bác Hoàng Lê nói ý nghĩa nó rất sâu xa mình không hiểu được thì tốt nhất đừng nói bậy tội nghiệp NTA
 

anh0424

Active Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Tây Du Ký thì lớn rồi em mới ngẫm ra đc cái ý nghĩa sâu xa của nó :)
 

stephen chow

New Member
Ðề: Re: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Mình không đồng ý về tiêu đề bài viết. Trung Quốc không thù ghét nghệ thuật chân chính, họ chỉ không muốn điện ảnh thể hiện những góc xấu xí của họ mà thôi.
Theo mình :

Không muốn điện ảnh thể hiện những góc xấu xí chính là thù ghét nghệ thuật chân chính.

Sự thật mới là nghệ thuật chân chính
 
Ðề: Re: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Các tác phẩm văn học của Trung Quốc thì rất là hay với đa số dân Châu Á nhà mình. Nhưng còn với dân Châu Âu, Mỹ thì nó không có tính nhân văn. Em ngẫm thì thấy cũng đúng. Không biết có anti china nữa k.
VD;
Tây Du Ký=====> Phật tổ cũng ăn đút lót ( Cái bát bằng vàng đổi lấy kinh )
Tam quốc=====> cái thiện cái ác lẫn lộn. đôi lúc cái ác vẫn thắng thế.
Thủy hử======> đánh nhau mãi chả đi đến đâu==> cái ác vẫn thắng cái thiện..................
Túm lại em thấy bọn khoai tây văn học của nó có tính giáo dục cao hơn nhiều. nhưng đọc mấy cái của nợ tàu này vẫn thích :((
Đọc 20 năm sau chẳng qua xem 1 thằng tư sản bị cướp sạch của nhốt vào tù, đào hầm suốt 20 năm để đi trả thù. Nhân văn...
Đọc Tây Du Ký, Tam Quốc, Thủy Hử thì chỉ đừng nhìn vào cái ác cái thiện. Cái hay của các tác phẩm này ngoài cốt truyện, kiến thức thì trong đó còn mô tả nhiều tính chất của xã hội đương thời. Mà đố các bợn biết trong Tứ Đại Kỳ Thư thì quyển nào mang tính cách mạng nhất?!
 

anh0424

Active Member
Ðề: Re: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Đọc 20 năm sau chẳng qua xem 1 thằng tư sản bị cướp sạch của nhốt vào tù, đào hầm suốt 20 năm để đi trả thù. Nhân văn...
Đọc Tây Du Ký, Tam Quốc, Thủy Hử thì chỉ đừng nhìn vào cái ác cái thiện. Cái hay của các tác phẩm này ngoài cốt truyện, kiến thức thì trong đó còn mô tả nhiều tính chất của xã hội đương thời. Mà đố các bợn biết trong Tứ Đại Kỳ Thư thì quyển nào mang tính cách mạng nhất?!

em ko biết quyển nào, nhưng em chờ bài phân tích của bác tại sao nó lại mang tính cách mạng nhất!
 
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Đố cho vui thôi chứ là nhận xét cá nhân.
Đợi đông đông vui vui đã :D
 

haijan12

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

phim tq 6-7 năm nay ko xem rồi

mình ấn tượng với 1 phim của TQ, tên là "Phải Sống", phim này chiếu trên kênh VTC hồi mới có đầu KTS, cũng lâu lắm rồi, phim thì hay nhưng đề cập đến vấn đề cải cách văn hóa của TQ, xem mà cười như mếu thật tội nghiệp cho người TQ :))

gần đây mới tìm đc sub chuẩn phim này trên subscene
 

canhchimtudo

New Member
Ðề: Re: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Bài viết có khuynh hướng bài bác điện ảnh TQ và chỉ nêu ra 1 góc nhỏ trong 1 bầu trời điện ảnh TQ mà thôi.

Mình xét tới khía cạnh tích cực: Họ làm vậy có cái hay của họ. Các bạn có để ý dân VN rành sử TQ hơn sử VN ko? Họ đã thành công trong việc chuyển thể lịch sử thành kịch bản phim truyện mà nội dung có sức hút rất lớn. Mỗi lần phim mới ra là dân Việt lại đổ xô đi thuê/mua coi. Đài truyền hình từ trung ương đến địa phương thi nhau phát phim của chúng.
1- Vấn đề văn hóa VN bị ảnh hưởng bơi TQ + Dạy và quảng bá lịch sử ko tích cực + Đài truyền hình, hãng băng đĩa tích cực thái quá trong việc quảng bá văn hóa TQ. Các nước phương Tây và các nước ở Châu Á khác không bị tình trạng này. Có thể có phim TQ nhưng ko nhiều.

Đầu tiên: lịch sử TQ được ghi chép rất cẩn thận và xuyên suốt qua tất cả các thời kì. Họ đủ điều kiện để làm chuyện đó vì hầu như xuyên suốt chiều dài lịch sử của họ họ đều trong tư thế "giai cấp thống trị" nên có đầy đủ nhân lực và vật lực để thực hiện chuyện đó.
2 - Họ vẽ ra kịch bản rất tốt. Điển hình là Tam quốc hay Tây Du ký hay Hồng Lâu Mộng.

Thứ 2: Các bạn có để ý khi xem phim lịch sử Trung Quốc, các nhà làm phim có khuynh hướng thần thánh hóa các nhân vật lịch sử, và việc thần thánh hóa đó cũng đi theo suốt nhiều thời kỳ. Từ Nữ oa vá trời, Đắc kỷ trụ vương, Tần thủy hoàng, Phong kiếm xuân thu, đông chu liệt quốc, hán sở tranh hùng....cho đến đời Mãn thanh mới bắt đầu hết việc này. Mà khi các sự kiện được thần thánh hóa một cách có hệ thống, nó sẽ dễ dàng ăn sâu vào tâm trí con người.
3 - Lịch sử TQ được phong kiến hóa + thần thánh hóa + chiến tranh hóa nên các vấn đề như vậy trong sử của họ là nhiều vô kể.


Thứ 3: TQ sản sinh ra rất nhiều đạo diễn có tài, rất nhiều người trong số chúng ta đều thừa nhận rằng các đạo diễn VN còn lâu mới đạt được tới đẳng cấp của Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca... Chính quyền họ hỗ trợ rất lớn cho các phim trường, đạo tạo các nhà làm kỹ xảo và có quy trình chặt chẽ trong việc sản xuất phim.
4 - 1 tỷ 4 con người và còn nhiều hơn nữa bọn Tàu rải khắp thế giới. Vậy thì cứ cho là người tài là tỷ lệ 1/1 triệu đi, thì nó nhiều hơn VN là có thể hiểu được.


Với những dẫn chứng trên thì việc điện ảnh Trung quốc có sự thành công rất lớn trên thương trường quốc tế là điều dễ hiểu.
5 - Đến như phim 1 chiều của Ấn Độ hay 1 đất nước Pakistan còn có phim hay, ấn tượng chứ thằng Tầu cũng là dễ hiểu. 1 tháng, 1 tỉnh của nó sản xuất số lượng phim bằng nước ta sản xuất phim trong 2 năm. Mục đích quảng bá văn hóa + đồng hóa quá rõ mà
 

canhchimtudo

New Member
Ðề: Re: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

những tác phẩm kinh điển của TQ rất đáng trong kệ sách nhà bạn đấy:

Tây du kí: thì phù hợp cho người lớn lẩn trẻ nhỏ,có tính giáo dục cao và bao hàm ý tứ sâu xa nhân cách của con người.Vụ cái bát đổi lấy kinh văn theo em hiểu đâu phải đút lót đâu bác
Tam quốc : tác phẩm này mình đọc từ bé đến khi trưởng thành và học hỏi được rất nhiều điều: những mưu kế những thủ đoạn hoặc những sai lầm của người xưa...
Thủy hử không hay bằng tam quốc

bạn nghe cái câu "nơi tối nhất là dưới chân đèn" chưa?! của Tàu đấy. Bản thân việc đút lót nhìn nhận như việc đương nhiên. Nên nhìn vào văn hóa và cách sống của Tàu (mà bây giờ ta bị ảnh hưởng) là làm việc gì cũng phải có tiền quà lót tay.
Rất nhiều quái vật và yêu tình đều từ nhà trời và nhà Phật mà lòi ra kèm theo vật báu (tươgnj trưng cho sức mạnh cầm quyền).
 

kissssss

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Tôi thì chả cực đoan tới độ ngưng xài đồ trung quốc, chỉ xài những thứ thực sự chất lượng thôi. Bọn nó cũng phải sx đồ cho mỹ xài mà, chất lượng đâu có giỡn chơi được với bọn tây. Tuy nhiên, người trung quốc thật sự đang làm tổn hại hình ảnh chính họ vì tính tự tôn một chiều.Rõ ràng tụi nó sợ cả bản thân tụi nó, chạy tuốt ra nước ngoài vậy mà vẫn mang cái tư tưởng bành trướng theo. Đi đâu cũng bị khi dễ vậy mà cứ nghênh nghênh ra vẻ ta đây phong phú :)
 

kissssss

New Member
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

@canhchimtudo,hoangle: hồi nhỏ xem mê mấy cái truyện trung quốc, bây giờ tôi cứ xem như giả sử tham khảo vì sử thật chắc chắn bị tụi trung cộng nó xào sạch rồi. Ra nước ngoài xem tụi tây nó chửi mấy cái thứ tào lao thiên địa: tây du ký, thủy hử ...tè le, vì sao? để tui kể một ví dụ nhỏ:

Các bác cứ xem lại mấy cái film hoạt hình Walt Disney thời kỳ đầu hay Tom&Jerry và một số các film hoạt hình ngắn khác mà xem. Bây giờ tây nó nghiên cứu và cho kết quả là quá nhiều cảnh đánh đấm bạo lực trong mấy film đó. Con nít xem nhiều hoạt hình cho nên ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách. Tôi đã kiểm chứng bằng cách xem cái chương trình hoạt hình hiện tại trên các đài TreeHouse, Walt Disney...thật sự hầu như không còn cảnh bạo lực rõ rệt.

Trong khi đó dân Việt vẫn phổ biến mấy cái loại văn hóa phẩm trung quốc này. Cách đây không lâu có bài báo nói về ý kiến của một giáo sư tây về Thủy Hử, trong đó ông chê trách thậm tệ nhân vật anh hùng ..Võ Tòng :), quá sức bạo lực không cần thiết, rượu chè bê bết. Còn Hổ Tam Nương thì khỏi nói, làm thịt người luôn.

Cho nên mới thấy, dân mình khổ quá, thích đồ tây nhưng lại khoái làm theo tàu. Phải chi làm theo tây luôn thì đỡ khổ?
 

niza

New Member
Ðề: Re: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

Mà đố các bợn biết trong Tứ Đại Kỳ Thư thì quyển nào mang tính cách mạng nhất?!

niza nghĩ Thủy Hử mang tính cách mạng nhất trong Tứ Đại Kỳ Thư, nhưng cũng chỉ là cách mạng nửa vời thôi à! :)
 
Ðề: Bức tranh xấu xí về Điện ảnh Trung Quốc - Bài 1: Khi họ thù ghét nghệ thuật chân chính

niza nghĩ Thủy Hử mang tính cách mạng nhất trong Tứ Đại Kỳ Thư, nhưng cũng chỉ là cách mạng nửa vời thôi à!
Cách mạng nào dưới cái thời kỳ phong kiến ấy chẳng nửa vời. Mà Thủy Hử ko mang tính cách mạng vì thật ra khởi nghĩa nông dân có từ rất lâu rồi, và cái Lương Sơn Bạc thật ra cũng chỉ là 1 kiểu triều đình thôi. Tác phẩm mang tư tưởng cách mạng nhất lại là bộ Hồng Lâu Mộng, vì nó phê phán những giáo điều và thể chế phong kiến, thể hiện tinh thần giải phóng, dân chủ, và thậm chí là có cả nữ quyền.

@canhchimtudo,hoangle: hồi nhỏ xem mê mấy cái truyện trung quốc, bây giờ tôi cứ xem như giả sử tham khảo vì sử thật chắc chắn bị tụi trung cộng nó xào sạch rồi. Ra nước ngoài xem tụi tây nó chửi mấy cái thứ tào lao thiên địa: tây du ký, thủy hử ...tè le, vì sao? để tui kể một ví dụ nhỏ:

Các bác cứ xem lại mấy cái film hoạt hình Walt Disney thời kỳ đầu hay Tom&Jerry và một số các film hoạt hình ngắn khác mà xem. Bây giờ tây nó nghiên cứu và cho kết quả là quá nhiều cảnh đánh đấm bạo lực trong mấy film đó. Con nít xem nhiều hoạt hình cho nên ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách. Tôi đã kiểm chứng bằng cách xem cái chương trình hoạt hình hiện tại trên các đài TreeHouse, Walt Disney...thật sự hầu như không còn cảnh bạo lực rõ rệt.

Trong khi đó dân Việt vẫn phổ biến mấy cái loại văn hóa phẩm trung quốc này. Cách đây không lâu có bài báo nói về ý kiến của một giáo sư tây về Thủy Hử, trong đó ông chê trách thậm tệ nhân vật anh hùng ..Võ Tòng :), quá sức bạo lực không cần thiết, rượu chè bê bết. Còn Hổ Tam Nương thì khỏi nói, làm thịt người luôn.

Cho nên mới thấy, dân mình khổ quá, thích đồ tây nhưng lại khoái làm theo tàu. Phải chi làm theo tây luôn thì đỡ khổ?

Ảnh hưởng đến phát triển nhân cách thì có mà là do tâm lí ù lì, chậm chạp, chậm hiểu, bị cách biệt do bỏ thời gian xem hoạt hình quá nhiều mà ko chịu ra chơi thăm thú xã hội thì có. Hoặc giả là do bố mẹ ko chịu dạy con mà quẳng nó cho cái tivi nên tâm lý ko đc định hướng đúng đắn. Đến game còn bạo lực hơn nhiều mà việc phân định mức độ ảnh hưởng bọn Tây còn cãi nhau bao nhiêu năm qua chưa ăn thua kìa. À quên, Walt Disney với Cartoon Network đang bị chửi tơi bời vì chất lượng cartoon giảm thậm tệ, nội dung chỉ xứng đáng cho trẻ mẫu giáo kia kìa.

Mà đã là truyện mà lại còn sự là "sử bị xào sạch". Vâng, nó là dã sử đấy, bạn khỏi cần phải coi nó là cái gì. Mà sửTQ ko chỉ do TQ nắm mà còn qua nhiều ghi chép từ các nước khác và đc nghiên cứu bởi rất nhiều nc, thậm chí là trong cả các trường ĐH danh tiếng của xứ Mẽo thần thành. Đến Thiên An Môn còn bị lôi ra đc thì sợ gì việc sử bị xào với chả xáo? Đọc mới thấy nhiêu bạn ghét Trung Quốc mà thật ra sợ Trung Cộng như sợ cọp. Chưa thấy người chỉ thấy tiếng đã run lẩy bẩy rồi.
 
Bên trên