"Bán Cáp Quang" là gì?

dnghi

Member
"Bán cáp quang"?
Phải chăng là như công nghệ FTTB (Fiber To The Building) như nói đến bên dưới? Cáp quang đến...đầu ngõ, và nhà bằng cáp đồng và dùng ADSL+2 với max 20Mbit băng thông, vẫn xài như thế nhưng chỉ khác là đấu nối với 1 trạm gần sử dụng cáp quang để đạt tốc độ cao như công bố 20M up/10M down?

Nếu thực sự mà là thế thì có lẽ vẫn chưa ổn, mình sẽ chờ 100% cáp quang tận nhà chứ mới tận ngõ thế này vẫn chưa sướng! Giải pháp hay nhưng nó cứ làm sao í...#-o trong khi thà là lên thẳng 1 lèo FTTH (Fiber To The Home), đằng này cứ cầm chừng, mai công nghệ này, mốt công nghệ kia. IPTV hết rầm rộ thì giờ là cáp quang với chả bán cáp quang, chả biết mai mốt còn dẫn dụ anh em mình tốn kéo đến đâu nữa cơ chứ trong khi người ta tiến bộ ầm ầm...

Trích từ:
http://www.tsd.com.vn/thong-tin-cong-nghe/132-fttx-kien-truc-mang-truyen-dan-cap-quang
FTTx – Kiến trúc mạng truyền dẫn cáp quang
Internet băng rộng với công nghệ ADSL (sử dụng cáp đồng) đã tạo nên bước tiến bùng nổ trong việc truyền tải dữ liệu. Với khả năng kết nối, truyền tải dữ liệu gấp hàng chục đến hàng trăm lần modem quay số, ADSL đã biến Internet trở nên gần gũi, bình dân với bất kỳ quốc gia nào.
Tuy nhiên, công nghệ ADSL đang đứng trước nguy cơ phải nhường vị trí “thống trị” bấy lâu này cho một loại công nghệ truyền dẫn mới hơn, đó là công nghệ truyền dẫn cáp quang (thông qua kiến trúc mạng sử dụng cáp quang để kết nối viễn thông có tên FTTx (Fiber To The x)).
Cáp quang và cáp đồng
Trên thực tế, để khắc phục nhược điểm trong truyền dẫn thông tin của cáp đồng, đã từ lâu người ta đã cho ra đời cáp quang cùng với những tính năng ưu việt hơn. Không giống như cáp đồng truyền tín hiệu bằng điện, cáp quang dùng ánh sáng để truyền tín hiệu đi. Chính vì sự khác biệt đó mà cáp quang ít bị nhiễu, tốc độ cao và có khả năng truyền xa hơn. Tuy vậy phải đến giai đoạn hiện nay thì cáp quang mới được phát triển bùng nổ, nhất là trong lĩnh vực kết nối liên lục địa, kết nối xuyên quốc gia. Và việc sử dụng công nghệ truyền dẫn hiện đại này cũng đang bắt đầu thay thế dần mạng cáp đồng ADSL phục vụ trực tiếp đến người sử dụng.
Cáp quang dài, mỏng với thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và được sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa. Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Sợi quang được tráng một lớp lót nhằm phản chiếu tốt các tín hiệu.
Cáp quang gồm các phần sau:
- Core : Trung tâm phản chiếu của sợi quang nơi ánh sáng đi
- Cladding : Vật chất quang bên ngoài bao bọc lõi mà phản xạ ánh sáng trở lại vào lõi.
- Buffer coating : Lớp phủ dẻo bên ngoài bảo vệ sợi không bị hỏng và ẩm ướt
- Jacket : Hàng trăm hay hàng ngàn sợi quang được đặt trong bó gọi là cáp quang. Những bó này được bảo vệ bởi lớp phủ bên ngoài của cáp được gọi là jacket.
Khi phát tín hiệu thì một điốt phát sáng (LED) hoặc laser sẽ truyền dữ liệu xung ánh sáng vào cáp quang. Còn khi nhận thì sẽ sử dụng cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược thành dữ liệu. So với cáp đồng, cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) nên nhanh, không bị nhiễu và bị nghe trộm (tín hiệu ánh sáng từ sợi quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp, điều này làm cho chất lượng tín hiệu tốt hơn). Độ suy dần thấp hơn các loại cáp đồng (tín hiệu bị mất trong cáp quang ít hơn trong cáp đồng) nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng ngàn km. Dung lượng tải của cáp quang cao hơn, vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi quang có thể được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này cho phép nhiều kênh đi qua một sợi cáp.
Cáp quang cũng sử dụng điện nguồn ít hơn, bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, máy phát có thể sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng trong cáp đồng.
Còn tín hiệu số thì cáp quang rất lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc biệt hữu dụng trong mạng máy tính. Cáp quang cũng không cháy, vì không có điện xuyên qua cáp quang, do đó không có nguy cơ hỏa hạn xảy ra. Tuy vậy, cáp quang và các thiết bị đi kèm lại rất đắt tiền so với các loại cáp đồng.
Trước những năm 1966, sợi quang đã được sử dụng để truyền tải thông tin nhưng rất hạn chế. Khi truyền thông tin thì một thông điệp được chuyển thành xung ánh sáng, di chuyển dọc theo sợi quang tới điểm đầu bên kia. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể đi được một khoảng cách ngắn trước khi ánh sáng bắt đầu biến mất.
Vào năm 1966, Charles Kuen Kao và George Hockman (Anh) đã phát hiện hạn chế trên không phải do bản chất vốn có của sợi thủy tinh mà bởi một vài khiếm khuyết bên trong vật liệu. Nếu loại bỏ những vấn đề đó, tỷ lệ thất thoát ánh sáng sẽ được giảm xuống mức chấp nhận được và việc truyền tải thông tin sẽ đi xa hơn.
Đầu những năm 1970, ba nhà khoa học của Corning đã sáng chế ra loại cáp quang giúp truyền tín hiệu thoại, video và dữ liệu với tốc độ ánh sáng, đồng thời đảm bảo mức tiêu hao dữ liệu truyền ở mức thấp nhất. Sau đó, cáp quang đã bắt đầu được sử dụng thay thế cho cáp đồng trong hệ thống mạng điện thoại và truyền hình tại Mỹ những năm 70, và là động lực thúc đẩy Internet phát triển về sau này.
Công nghệ băng rộng mới FTTH
FTTx (Fiber To The x) là 1 thuật ngữ nói chung chỉ một kiến trúc mạng sử dụng cáp quang. FTTx bao gồm các loại sau: FTTB (Fiber To The Building), FTTC (Fiber To The Curb), FTTH (Fiber To The Home)…
Mạng FTTx (Fiber to the x) hiện đang được xem là sẽ đóng một vai trò quan trọng trong 2-3 năm tới do tiềm năng cung cấp băng thông cho khách hàng lớn hơn so với cáp đồng, đáp ứng nhu cầu truyền thoại, dữ liệu và video trên nền IP. Các công nghệ thường được sử dụng để tạo dựng các mạng FTTx, bao gồm cả các mạng quang thụ động, các đường dây thuê bao số (DSL), và các công nghệ nén video…
Hiện nay, công nghệ FTTH (Fiber To The Home là mạng viễn thông băng thông rộng bằng cáp quang được nối đến tận nhà để cung cấp các dịch vụ tốc độ cao như điện thoại, Internet tốc độ cao và TV) đang được triển khai khá mạnh mẽ trên thế giới. Tại nước ta, FTTH cũng đã được FPT Telecom triển khai tại một số thành phố lớn. Tiêu chuẩn này còn được gọi bằng tên khác là FTTB (Fiber To The Building), khác với FTTC (Fiber To The Curb) - đường dẫn cáp đến bên ngoài đường thôi, còn dẫn vào nhà vẫn là tiêu chuẩn dây đồng như cũ.
Khi dùng công nghệ FTTH, đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang tới tận phòng máy của người sử dụng. Chất lượng truyền dẫn tín hiệu bền bỉ ổn định không bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp như đối với ADSL.
Độ bảo mật rất cao. Với ADSL, khả năng bảo mật thấp hơn vì có thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây, còn với FTTH thì hầu như không thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây.
Với công nghệ FTTH, nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp tốc độ download lên đến 10 Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (hiện chỉ có thể đáp ứng 20 Megabit/giây). Tốc độ truyền dẫn với ADSL là không cân bằng, có tốc độ tải lên luôn nhỏ hơn tốc độ tải xuống (Bất đối xứng, Download > Upload) và tối đa 20 Mbps. Còn FTTH cho phép cân bằng, tốc độ tải lên và tải xuống như nhau (Đối xứng, Download = Upload) và cho phép tối đa là 10 Gbps, có thể phục vụ cùng một lúc cho hàng trăm máy tính.
Tốc độ đi Internet cam kết tối thiểu của FTTH >= 256 Kbps, lớn hơn tốc độ đi Internet của tất cả các gói ADSL. Với ADSL, chiều dài cáp tối đa cần 2,5 km để đạt sự ổn định cần thiết, còn với FTTH thì còn số này lên tới 10 km.
FTTH đặc biệt hiệu quả với các dịch vụ: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game Online, IPTV (truyền hình tương tác), VOD (xem phim theo yêu cầu), Video Conferrence (hội nghị truyền hình), IP Camera… hay cho các điểm truy cập Internet công cộng.
Dự kiến FTTH sẽ dần thay thế ADSL trong tương lai gần một khi băng thông ADSL không đủ sức cung cấp đồng thời các dịch vụ trực tuyến trong cùng một thời điểm. FTTH cung cấp 1 IP tĩnh thích hợp với các doanh nghiệp, tổ chức triển khai dễ dàng các dịch vụ trực tuyến như IP Camera, lưu trữ mail, truyền dữ liệu tốc độ cao...
Theo một báo cáo mới được công bố trong năm 2008, số hộ gia đình sử dụng kết nối băng rộng FTTH trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng hàng năm trên 30% cho đến năm 2012 và đạt 89 triệu hộ khi đó. Hiện Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia đi đầu trong lĩnh vực băng thông rộng sử dụng công nghệ cáp quang này.
Công nghệ FTTH đã có khoảng 20 triệu kết nối toàn cầu, trong đó châu Á được đánh giá là thị trường có tiềm năng phát triển lớn. Theo dự đoán, vào cuối năm 2012, riêng châu Á sẽ có 54 triệu kết nối FTTH, tiếp theo là châu Âu/ khu vực Trung Đông/ châu Phi với 16 triệu, rồi đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ với 15 triệu. Hiện nay, quá trình chuyển đổi sang FTTH đang được thực hiện ở nhiều nước, gồm Đan Mạch, Pháp, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan và Mỹ.
(Nguồn: taichinhdientu.vn)
 

vaan_2

Member
Ðề: "Bán Cáp Quang" là gì?

Thanks bác về những kiến thức bổ ích :X
 
Ðề: "Bán Cáp Quang" là gì?

có thêm kiến thức để nổ với mấy em rồi, thanks bác đã chia sẻ ;))
 

tumlum

New Member
Ðề: "Bán Cáp Quang" là gì?

Vấn đề ko phải là cáp quang hay cáp đồng được nối tới nhà. Nếu băng thông kênh truyền của VN quá thấp thì có lắp cáp kim cương cũng chả ăn thua.
Ngõ hẻm nhà bạn rộng (cáp quang) chả kẹt xe bao giờ, nhưng ra tới ngoài đường lớn là lại lê lết.
Spam nhảm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: "Bán Cáp Quang" là gì?

Theo em thì bán cáp quang đơn giản hơn nhiều. Đó là các đơn vị phân phối bán với giá đắt nhưng kẻ trộm có cắt được vài chục hay vài trăm mét cũng chả bán được đồng nào :))
Bán cáp quang không phải là dễ và không phải ai cũng bán được, thế thôi ạ :D
 

CMCTI

Banned
Ðề: "Bán Cáp Quang" là gì?

Thông tin hữu ích để phân biệt cáp quang và bán quang. Hiện này, FTTH cũng được phát triển nền tảng công nghệ khác nhau. Trong đó công nghệ PON là công nghệ tiến tiến nhất đang được các nước như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc ,..... áp dụng với nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ AON

1. Mạng quang chủ động (AON)
Để phân phối tín hiệu, mạch quang chủ động sử dụng các thiết bị sử dụng điện để phân tích dữ liệu như một chuyển mạch, router hoặc multiplexer. Dữ liệu từ phía nhà cung cấp của khách hàng nào sẽ chỉ được chuyển đến khách hàng đó. Dữ liệu từ phía khách hàng sẽ tránh xung đột khi truyền trên đường vật lý chung bằng việc sử dụng các bộ đệm của các thiết bị chủ động.
Từ năm 2007, hầu hết các các hệ thống mạng quang chủ động được gọi là ethernet chủ động. Ethernet chủ động sử dụng các chuyển mạch ethernet quang để phân phối tín hiệu, do đó sẽ kết nối các căn hộ khách hàng với nhà cung cáp thành một hệ thống mạng Ethernet khổng lồ giống như một mạng máy tính ethernet thông thường ngoại trừ mục đích của chúng là kết nối các căn hộ và các tòa nhà với nhà cung cấp dịch vụ. Mỗi tủ chuyển mạch có thể quản lý tới 1000 khách hàng, thông thường là 400-500 khách hàng. Các thiết bị chuyển mạch này thực hiện chuyển mạch và định tuyến dựa vào lớp 2 và lớp 3.
Một nhược điểm rất lớn của mạng quang chủ động chính là ở thiết bị chuyển mạch. Với công nghệ hiện tại, thiết bị chuyển mạch bắt buộc phải chuyển tín hiệu quang thành tín hiệu điện để phân tích thông tin rồi tiếp tục chuyển ngược lại để truyền đi. Điều này sẽ làm giảm tốc độ truyền dẫn tối đa có thể trong hệ thống FTTX. Ngoài ra do đây là những chuyển mạch có tốc độ cao nên các thiết bị này rất đắt, không phù hợp với việc triển khai đại trà cho mạng truy cập.
2. Mạng quang bị động (PON)
PON là kiểu mạng Điểm – Đa điểm (P2M). Mỗi khách hàng được kết nối tới mạng quang thông qua một bộ chia quang thụ động, vì vậy không có các thiết bị điện chủ động trong mạng phân chia và băng thông được chia sẻ từ nhánh (feeder) đến người dùng (drop). Tín hiệu download được broadcast tới các hộ gia đình, tín hiệu này được mã hóa để tránh việc xem trộm. Tín hiệu upload được kết hợp bằng việc sử dụng giao thức đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA). OLT sẽ điều khiển các ONU sử dụng các khe thời gian cho việc truyền dữ liệu đường uplink.
Ưu điểm của PON là nó sử dụng các thiết bị splitter không cần cấp nguồn, có giá thành rẻ và có thể đặt ở bất kì đâu, không phụ thuộc và các điều kiện môi trường, không cần phải cung cấp năng lượng cho các thiết bị giữa phòng máy trung tâm và phía người dùng. Ngoài ra, ưu điểm này còn giúp các nhà khai thác giảm được chi phí bảo dưỡng, vận hành.
Kiến trúc PON cho phép giảm chi phí cáp sợi quang và giảm chi phí cho thiết bị tại CO do nó cho phép nhiều người dùng (thường là 32) chia sẻ chung một sợi quang.
3. Các chuẩn mạng quang bị động PON
ITU-T G.983
- APON (ATM Passive Optical Network): Đây là chuẩn mạng PON đầu tiên. Nó chủ yếu được sử dụng cho các ứng dụng kinh doanh và dựa trên ATM.
- BPON (Broadband PON): là một chuẩn dựa trên APON. Nó hỗ trợ thêm công nghệ WDM, băng thông giành cho đường uplink là động và cao hơn. Nó cũng cung cấp một giao diện quản lý chuẩn OMCI giữa OLT và ONU/ONT cho phép nhiều nhà cung cấp dịch vụ cùng hoạt động.
ITU-T G.984
- GPON (Gigabit PON): là sự nâng cấp của chuẩn BPON. Nó hỗ trợ tốc độ cao hơn, bảo mật được tăng cường và sự đa dạng trong việc lựa chọn giao thức lớp 2: ATM, GEM, Ethernet.
 

phicong

New Member
Ðề: "Bán Cáp Quang" là gì?

Hiện này, FTTH cũng được phát triển nền tảng công nghệ khác nhau. Trong đó công nghệ PON là công nghệ tiến tiến nhất đang được các nước như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc ,..... áp dụng với nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ AON

Thanks bác về thông tin hữu ích
Hình như bác cũng tự khen ngầm công nghệ GPON của CMC nhà bác thì phải :D
 
Bên trên