Thanksforsharing
Moderator
Nếu bạn đã từng “xử” các ổ đĩa cứng của bạn và làm định dạng (format) và phân vùng (partition) thì bạn chắc chắn sẽ biết qua thuật ngữ "MBR" và sau này là "GPT". Khi mà càng về sau này càng nhiều bạn bắt đầu sử dụng các ổ cứng > 2TB để chứa phim/ nhạc và gặp rắc rối về vấn đề nhận diện đủ dung lượng của ổ thì nhu cầu tìm hiểu về GPT càng nhiều và mãnh liệt. Vì lý do là đi đâu cũng nghe được khuyên là “Mày đã định dạng nó qua GPT chưa?” Thật vậy, nói về MBR thì còn có nhiều người biết chút đỉnh, còn về GPT thì đa phần hầu như mù tịt. Có thể bạn đang tự hỏi, sự khác biệt giữa MBR và GPT là gì và có bất kỳ lợi ích gì khi sử dụng cái này mà không sử dụng cái khác khi lưu chứa dữ liệu phim, nhạc, v..v...? Xin các bạn đọc tiếp để hy vọng phần nào nó sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết này.
Phân vùng ổ đĩa
Muốn biết GPT là gì thì đầu tiên mình phải nắm sơ về phân vùng ổ đĩa trước. Tôi đồ là có nhiều bạn ở đây có thể đã biết cách chia ổ cứng của mình thành nhiều phân vùng partition. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để hệ điều hành biết cấu trúc phân vùng của đĩa cứng đây? Thông tin về cấu trúc phân vùng chắc chắn không thể nằm trên trời hay trong túi bạn mà phải nằm đâu đó từ một nơi trên ổ cứng của bạn, phải không ạ? Vâng, đây là nơi mà MBR (Master Boot Record) và GPT (GUID Partition Table) phô diễn tài nghệ của mình. Đồng ý đứng về mặt kiến trúc thì cả hai là khác nhau, nhưng chúng đều đóng vai trò như nhau trong việc quản lý và cung cấp thông tin cho các phân vùng trong một đĩa cứng.
Master Boot Record (MBR)
MBR là theo tiêu chuẩn cũ dùng để quản lý các phân vùng trong đĩa cứng, và mặc dù là có cũ đó nhưng nó hiện vẫn đang được nhiều người sử dụng rộng rãi. Vậy thì hộ khẩu thường trú của MBR ở đâu để công an khu vực còn dễ quản lý chứ? Mặc dù MBR được tạo ra khi chúng ta bắt đầu tiến hành phân vùng một ổ cứng mới keng xà beng, nhưng MBR lại không nằm ở trong bất cứ phân vùng nào mà lại cư trú tại track (cylinder) 0, side (head) 0, và sector 1 đầu tiên của ổ cứng. Nó chứa các thông tin về cách phân vùng hợp lý được tổ chức trong các thiết bị lưu trữ . Ngoài ra, MBR cũng chứa mã thực thi (executable code) có thể quét các phân vùng cho hệ điều hành hoạt động và tải lên các mã / thủ tục khởi động cho hệ điều hành .
Cho một đĩa với MBR, bạn chỉ có thể có tối đa bốn phân vùng chính mà thôi. Để tạo ra nhiều phân vùng hơn, bạn phải thiết lập phân vùng thứ tư là phân vùng mở rộng (extended partition) và từ đó bạn sẽ mới có thể tạo ra nhiều tiểu phân vùng (hoặc ổ đĩa logic) bên trong nó. Chính bởi vì MBR sử dụng kiến trúc 32-bit để ghi lại các phân vùng, mỗi phân vùng chỉ có thể tăng kích thước đến tối đa là 2TB mà thôi. Dưới đây là cách bố trí đĩa MBR điển hình như sau:.
Bây giờ là phần anh em HD mình quan tâm đây. Có 2 điều tôi muốn nói ở đây là:
Thứ nhất, như ta đã biết, với một ổ cứng đang sử dụng MBR, trước hết, bạn chỉ có thể có 4 phân vùng trong đĩa cứng và mỗi phân vùng bị giới hạn kích thước chỉ ở 2TB một cách đau đớn. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ hẳn nhiên bó tay khi làm việc với các ổ cứng dung lượng lưu trữ lớn hơn, 3TB hoặc 4TB chẳng hạn. Đã gồng mình mua cái ổ lớn ít ai có hứng thú ngồi nhìn cái ổ của mình bị chia năm xẻ bảy như vậy (để lấy lại hết dung lượng được thiết kế). Thứ hai, MBR là nơi duy nhất để giữ các thông tin phân vùng. Vậy thì chẳng may nếu nó buồn tình leo lên bàn thờ ngồi cùng mâm với ông bà (và điều này xảy ra cũng không khó khăn gì) thì toàn bộ ổ đĩa cứng của bạn sẽ không thể đọc được. Chít ngựa gòi, giờ sao đây? May quá, chúng ta đã có GPT!
GUID Partition Table (GPT)
GPT là tiêu chuẩn mới nhất để sắp xếp các phân vùng của ổ cứng . Nó sử dụng bộ định danh phổ quát hiện nay ( GUID ) để xác định phân vùng và thành thật mà nói nó cũng chính là một phần của tiêu chuẩn UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) nổi tiếng và ngày càng được sử dụng rộng rãi hiện nay. Điều này có nghĩa là trên một hệ thống dựa trên UEFI (điều cần thiết nếu bạn sử dụng tính năng khởi động an toàn Secure Boot trong Windows 8), nó là phải sử dụng GPT.
Logo của UEFI
Với GPT, bạn có thể tạo các phân vùng (về mặt lý thuyết) là không giới hạn trên một ổ đĩa cứng, mặc dù nó thì thường được giới hạn đến 128 phân vùng bởi hầu hết các hệ điều hành ngày nay. Cái này hay nè. Không giống như MBR giới hạn mỗi phân vùng tối đa kích thước chỉ được 2TB, mỗi phân vùng trong GPT (vì sử dụng 64 bit) nó có thể chứa đến 2 ^ 64 blocks, tương đương với 9.44ZB cho một block 512 byte. Được biết 1 ZB là 1 tỷ terabyte. Trong thực tế, với Microsoft Windows, kích thước được giới hạn là 256TB.
Bố trí của GPT
Từ bảng sơ đồ GPT trên, bạn để ý sẽ có thể thấy rằng có một GPT chính (primary) ngay từ phần đầu của đĩa cứng và GPT thứ (secondary) ở cuối. Đây chính làm cho GPT trở nên lợi hại hơn MBR. Tại sao? GPT lưu trữ một header dự phòng và thêm một bảng phân vùng vào phần cuối của ổ đĩa để nó có thể phục hồi nếu các phần trong hoặc toàn bộ GPT chính bị tèo. Nó cũng thực hiện việc kiểm tra CRC32 checksums để phát hiện lỗi bit rot của header và bảng phân vùng. Quá độc.
Ngoài ra khi nhìn vào sơ đồ trên, bạn cũng sẽ thấy ở sector đầu tiên có chứa một mục gọi là Protective MBR. Tại sao đã sử dụng GPT quá hay rồi mà lại còn lưu luyến MBR làm cái gì? Thưa rằng việc thiết lập “lai căng” này là nhằm giúp cho phép các hệ thống mà hiện nay vẫn còn sử dụng nền BIOS truyền thống có thể boot được từ một ổ cứng đã được format đinh dạng GPT. Lúc này nó sẽ sử dụng nạp cái boot loader chứa trong khu vực mã code của protective MBR. Dĩ nhiên trong trường hợp này OS cũng phài “biết” GPT là cái gì. Ngoài ra, nó còn bảo vệ các ổ đĩa GPT khỏi bị hư hại bởi cái ứng dụng không biết đĩa GPT là cái giống gì, cứ đọc tới đọc lui lung tung.
Hệ điều hành hỗ trợ
Intel Mac đang sử dụng GPT như là mặc định và vì vậy bạn sẽ không thể cài đặt Mac OS X (nếu không làm một vài tinh chỉnh và hack) trên một hệ thống chạy MBR. Mac OS X sẽ chạy trên ổ cứng với MBR, chỉ là bạn sẽ không thể cài đặt trên đó mà thôi.
Hầu hết Linux kernels đều hỗ trợ tốt cho GPT. Trừ khi bạn đang biên dịch linux kernels riêng của bạn và bạn đã quên hoặc khôngmuốn thêm vào tính năng này. Còn thì bạn sẽ không có bất cứ vấn đề gì khi làm việc với ổ cứng được format GPT. Chỉ có một điều cần lưu ý là bạn phải sử dụng Grub 2 là bộ nạp khởi động (bootloader).
Riêng đối với Windows, chỉ có phiên bản 64- bit của Windows từ XP trở đi là hỗ trợ khởi động từ đĩa GPT. Nếu bạn đang nhận được một máy tính xách tay được cài đặt sẵn với Windows 8 64-bit, có lẽ hầu như chắc là nó được sử dụng GPT. Đối với Windows 7 hay các phiên bản trước đó, cấu hình mặc định sẽ là MBR thay vì GPT, nên nhớ như vậy.
Kết luận
Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ chẳng phải gặp một vấn đề gì với một trong hai MBR hoặc GPT. Nó chỉ là trong tình huống mà bạn cần phải cài đặt Windows trên máy Mac, hoặc khi bạn cần phải có một phân vùng lớn hơn 2TB, bạn cần phải sử dụng GPT, hoặc phải chuyển đổi từ MBR đến GPT. Ngoài ra, đối với model của máy tính mới sử dụng UEFI, nó sẽ chỉ hỗ trợ GPT.

Phân vùng ổ đĩa
Muốn biết GPT là gì thì đầu tiên mình phải nắm sơ về phân vùng ổ đĩa trước. Tôi đồ là có nhiều bạn ở đây có thể đã biết cách chia ổ cứng của mình thành nhiều phân vùng partition. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để hệ điều hành biết cấu trúc phân vùng của đĩa cứng đây? Thông tin về cấu trúc phân vùng chắc chắn không thể nằm trên trời hay trong túi bạn mà phải nằm đâu đó từ một nơi trên ổ cứng của bạn, phải không ạ? Vâng, đây là nơi mà MBR (Master Boot Record) và GPT (GUID Partition Table) phô diễn tài nghệ của mình. Đồng ý đứng về mặt kiến trúc thì cả hai là khác nhau, nhưng chúng đều đóng vai trò như nhau trong việc quản lý và cung cấp thông tin cho các phân vùng trong một đĩa cứng.
Master Boot Record (MBR)
MBR là theo tiêu chuẩn cũ dùng để quản lý các phân vùng trong đĩa cứng, và mặc dù là có cũ đó nhưng nó hiện vẫn đang được nhiều người sử dụng rộng rãi. Vậy thì hộ khẩu thường trú của MBR ở đâu để công an khu vực còn dễ quản lý chứ? Mặc dù MBR được tạo ra khi chúng ta bắt đầu tiến hành phân vùng một ổ cứng mới keng xà beng, nhưng MBR lại không nằm ở trong bất cứ phân vùng nào mà lại cư trú tại track (cylinder) 0, side (head) 0, và sector 1 đầu tiên của ổ cứng. Nó chứa các thông tin về cách phân vùng hợp lý được tổ chức trong các thiết bị lưu trữ . Ngoài ra, MBR cũng chứa mã thực thi (executable code) có thể quét các phân vùng cho hệ điều hành hoạt động và tải lên các mã / thủ tục khởi động cho hệ điều hành .
Cho một đĩa với MBR, bạn chỉ có thể có tối đa bốn phân vùng chính mà thôi. Để tạo ra nhiều phân vùng hơn, bạn phải thiết lập phân vùng thứ tư là phân vùng mở rộng (extended partition) và từ đó bạn sẽ mới có thể tạo ra nhiều tiểu phân vùng (hoặc ổ đĩa logic) bên trong nó. Chính bởi vì MBR sử dụng kiến trúc 32-bit để ghi lại các phân vùng, mỗi phân vùng chỉ có thể tăng kích thước đến tối đa là 2TB mà thôi. Dưới đây là cách bố trí đĩa MBR điển hình như sau:.

Bây giờ là phần anh em HD mình quan tâm đây. Có 2 điều tôi muốn nói ở đây là:
Thứ nhất, như ta đã biết, với một ổ cứng đang sử dụng MBR, trước hết, bạn chỉ có thể có 4 phân vùng trong đĩa cứng và mỗi phân vùng bị giới hạn kích thước chỉ ở 2TB một cách đau đớn. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ hẳn nhiên bó tay khi làm việc với các ổ cứng dung lượng lưu trữ lớn hơn, 3TB hoặc 4TB chẳng hạn. Đã gồng mình mua cái ổ lớn ít ai có hứng thú ngồi nhìn cái ổ của mình bị chia năm xẻ bảy như vậy (để lấy lại hết dung lượng được thiết kế). Thứ hai, MBR là nơi duy nhất để giữ các thông tin phân vùng. Vậy thì chẳng may nếu nó buồn tình leo lên bàn thờ ngồi cùng mâm với ông bà (và điều này xảy ra cũng không khó khăn gì) thì toàn bộ ổ đĩa cứng của bạn sẽ không thể đọc được. Chít ngựa gòi, giờ sao đây? May quá, chúng ta đã có GPT!
GUID Partition Table (GPT)
GPT là tiêu chuẩn mới nhất để sắp xếp các phân vùng của ổ cứng . Nó sử dụng bộ định danh phổ quát hiện nay ( GUID ) để xác định phân vùng và thành thật mà nói nó cũng chính là một phần của tiêu chuẩn UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) nổi tiếng và ngày càng được sử dụng rộng rãi hiện nay. Điều này có nghĩa là trên một hệ thống dựa trên UEFI (điều cần thiết nếu bạn sử dụng tính năng khởi động an toàn Secure Boot trong Windows 8), nó là phải sử dụng GPT.

Logo của UEFI
Với GPT, bạn có thể tạo các phân vùng (về mặt lý thuyết) là không giới hạn trên một ổ đĩa cứng, mặc dù nó thì thường được giới hạn đến 128 phân vùng bởi hầu hết các hệ điều hành ngày nay. Cái này hay nè. Không giống như MBR giới hạn mỗi phân vùng tối đa kích thước chỉ được 2TB, mỗi phân vùng trong GPT (vì sử dụng 64 bit) nó có thể chứa đến 2 ^ 64 blocks, tương đương với 9.44ZB cho một block 512 byte. Được biết 1 ZB là 1 tỷ terabyte. Trong thực tế, với Microsoft Windows, kích thước được giới hạn là 256TB.
Bố trí của GPT

Từ bảng sơ đồ GPT trên, bạn để ý sẽ có thể thấy rằng có một GPT chính (primary) ngay từ phần đầu của đĩa cứng và GPT thứ (secondary) ở cuối. Đây chính làm cho GPT trở nên lợi hại hơn MBR. Tại sao? GPT lưu trữ một header dự phòng và thêm một bảng phân vùng vào phần cuối của ổ đĩa để nó có thể phục hồi nếu các phần trong hoặc toàn bộ GPT chính bị tèo. Nó cũng thực hiện việc kiểm tra CRC32 checksums để phát hiện lỗi bit rot của header và bảng phân vùng. Quá độc.
Ngoài ra khi nhìn vào sơ đồ trên, bạn cũng sẽ thấy ở sector đầu tiên có chứa một mục gọi là Protective MBR. Tại sao đã sử dụng GPT quá hay rồi mà lại còn lưu luyến MBR làm cái gì? Thưa rằng việc thiết lập “lai căng” này là nhằm giúp cho phép các hệ thống mà hiện nay vẫn còn sử dụng nền BIOS truyền thống có thể boot được từ một ổ cứng đã được format đinh dạng GPT. Lúc này nó sẽ sử dụng nạp cái boot loader chứa trong khu vực mã code của protective MBR. Dĩ nhiên trong trường hợp này OS cũng phài “biết” GPT là cái gì. Ngoài ra, nó còn bảo vệ các ổ đĩa GPT khỏi bị hư hại bởi cái ứng dụng không biết đĩa GPT là cái giống gì, cứ đọc tới đọc lui lung tung.
Hệ điều hành hỗ trợ
Intel Mac đang sử dụng GPT như là mặc định và vì vậy bạn sẽ không thể cài đặt Mac OS X (nếu không làm một vài tinh chỉnh và hack) trên một hệ thống chạy MBR. Mac OS X sẽ chạy trên ổ cứng với MBR, chỉ là bạn sẽ không thể cài đặt trên đó mà thôi.
Hầu hết Linux kernels đều hỗ trợ tốt cho GPT. Trừ khi bạn đang biên dịch linux kernels riêng của bạn và bạn đã quên hoặc khôngmuốn thêm vào tính năng này. Còn thì bạn sẽ không có bất cứ vấn đề gì khi làm việc với ổ cứng được format GPT. Chỉ có một điều cần lưu ý là bạn phải sử dụng Grub 2 là bộ nạp khởi động (bootloader).
Riêng đối với Windows, chỉ có phiên bản 64- bit của Windows từ XP trở đi là hỗ trợ khởi động từ đĩa GPT. Nếu bạn đang nhận được một máy tính xách tay được cài đặt sẵn với Windows 8 64-bit, có lẽ hầu như chắc là nó được sử dụng GPT. Đối với Windows 7 hay các phiên bản trước đó, cấu hình mặc định sẽ là MBR thay vì GPT, nên nhớ như vậy.
Kết luận
Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ chẳng phải gặp một vấn đề gì với một trong hai MBR hoặc GPT. Nó chỉ là trong tình huống mà bạn cần phải cài đặt Windows trên máy Mac, hoặc khi bạn cần phải có một phân vùng lớn hơn 2TB, bạn cần phải sử dụng GPT, hoặc phải chuyển đổi từ MBR đến GPT. Ngoài ra, đối với model của máy tính mới sử dụng UEFI, nó sẽ chỉ hỗ trợ GPT.
Thanksforsharing@HDVietnam