Vì tôi là bác sĩ, theo nghĩa thực chứ không phải là một biệt danh, nên cũng có người khích tôi đi phân tích phim ảnh về y khoa xem thế nào. Tôi cũng muốn viết về đề tài y học trong phim ảnh từ lâu, nhưng thấy tình hình chưa chín muồi. Từ trước tới giờ mỗi lần xem phim nào về đề tài bệnh viện, bác sĩ y khoa thì không chỉ có tôi mà tất cả anh em đồng nghiệp cũng đều ít nhiều khoái chí và theo dõi kĩ lắm, nhưng để viết được bài phân tích thì rất khó cho tôi. Có hai lí do, thứ nhất vì số lượng phim thuần túy về y học quá ít ỏi, chỉ đếm được trên đầu ngón tay (lại là tay của độc thủ đại hiệp nữa); sau nữa, tôi thấy hơi vô duyên khi là dân trong nghề mà đi bới móc khen chê không khéo có người nói mình khoe kiến thức hay không lo làm việc mà đi tán nhảm. Vì vậy bài viết hôm nay hoàn toàn khác với những bài tôi đã viết, vì những bài kia tôi viết có sự chuẩn bị đầy đủ, nguồn tư liệu dư thừa trong khi lần này tất cả những gì tôi viết đều lấy từ cái trí nhớ tồi tàn của mình, tất cả nằm trong đầu tôi, chứ không có sẵn trên sách báo hay internet, có gì thiếu sót thì xin miễn chê nhé.
Có rất ít phim về y khoa, tôi nói phim về y khoa, chứ không phải phim về hình ảnh bác sĩ, vì bác sĩ thì ta thấy nhiều quá trong phim ảnh. Không thể trách những nhà làm phim, vì người ta không thể mạo hiểm làm 1 phim nào đó mà đa phần khán giả không thể hiểu hết nội dung, vậy đó, ngay cả ở nước phát triển kiến thức về y khoa của người bình thường cũng chỉ giới hạn ở những chuyện như bệnh điên khùng, mất trí nhớ, mổ ruột thừa, đẻ con, ung thư hay thuốc viagra. Những khái niệm đó thì phim ảnh lại khai thác tối đa nhằm tạo ra kịch tính và tình huống cho phim... ví dụ phim The eye là 1 phim kinh dị dựa trên tình huống ghép nội tạng, còn trong những phim tình cảm bi kịch khác thì cô gái hay bị mất trí nhớ hay bị ung thư... Một phim hoàn toàn nói về y học, mô tả tất cả những vẻ đẹp và sự bí ẩn của cấu tạo cơ thể con người, về nguyên lý hoạt động, về kĩ thuật y khoa, cuộc chiến chống lại bệnh tật và sinh hoạt trong 1 bệnh viện hằng ngày... thì có vẻ không hấp dẫn và quá khó hiểu với số đông. Tuy nhiên trong 1 số hoàn cảnh, đề tài y học có thể kích thích rất nhiều sự tò mò theo dõi của khán giả, như ta thấy trào lưu phim về pháp y như CSI, Dexter... Tuy nhiên đó chỉ là sự lạm dụng khai thác 1 phầnkiến thức y học để tạo ra những tình huống giật gân chứ không phải thực sự là y học.
Xét về mặt này, chúng ta thấy Châu Á là nơi khai sinh ra nhiều phim về y học nhất. Đó là những bộ phim truyền hình lấy đề tài thuần túy y học, của Nhật, Hàn Quốc, hong Kong, Việt Nam. Ở Mỹ cũng có 1 serie như vậy nhưng vẫn là hiếm so với 1 rừng phim truyền hình về siêu nhân, khủng bố khác... Tôi có cảm giác người Á Đông rất quí trọng nghề y và người bác sĩ. Đối với người Á đông chúng ta, cứu người là cái đức lớn cao quí nhất, dân châu á lại có tâm lý trọng bằng cấp, học vị, tôn kính người học rộng tài cao. Cái này thấy ngay trong thực tế: Trong bệnh viện, bệnh nhân luôn xưng hô lễ phép với bác sĩ dù chỉ đáng tuổi con em mình, cha mẹ nào cũng mơ ước cho con làm bác sĩ. Ngay cả trong cộng đồng dân nhập cư ở nước ngoài vẫn giữ nếp nghĩ đó, nên bác sĩ tàu, bác sĩ việt nam đầy nhóc ở Mỹ, Pháp, Úc... Vì vậy không có gì khó hiểu khi Hàn Quốc và Nhật làm những bộ phim, thứ nhất mô tả sâu về kiến thức sinh lý, giải phẫu trong y học để thỏa mãn sự hiếu kì, ham học hỏi của dân chúng, sau nữa là ca ngợi y đức và hình ảnh người bác sĩ.
Trái lại, trong xã hội tư bản tây phương, người ta coi nghề y chỉ là một nghê như bao nghề khác. Đó là 1 xã hội trọng đồng tiền và sống thực dụng, hưởng thụ xa hoa, những bác sĩ mặc blouse trắng cũng không khác gì hơn những tay bồi bàn hay thợ cắt tóc. Họ luôn có sẵn ở bệnh viện và người ta xem việc nhiệm vụ của họ phải có mặt ở vị trí của họ sẵn sàng nhận bệnh, cứu chữa cho bệnh nhân là 1 cái gì hiển nhiên, bình thường. Vì vậy cái nhìn về nghề y trong phim mỹ hoàn toàn méo mó. Bác sĩ trong phim Mỹ là những kẻ tâm thần, biến thái, hoặc chỉ là vật trang điểm cho những bộ phim hành động đổ máu. Chưa bao giờ điện ảnh Mỹ tôn vinh một thầy thuốc nào của chính quê hương họ, trong khi đó họ làm rất nhiều phim để tôn vinh những tên trùm mafia, ca sĩ và võ sĩ đánh box...
Nhật bản làm nhiều phim y học nhất, những phim như: Êkip y khoa "Rồng", Bác sĩ Black Jack... khai thác đề tài phẫu thuật ngoại khoa đã tạo thành công vang dội trên thế giới. Chúng nổi tiếng tới mức làm khai sinh ra 1 thể loại phim mới tên gọi là: phim y học (medical movie).
Hình: phim Anh em nhà bác sĩ, một phim xuất sắc của Hàn Quốc kết hợp được nội dung y học và tình cảm lãng mạn. Bộ phim rất nổi tiếng tại VN và đã góp phần tạo ra làn sóng thi vào đại học y khoa mùa thi năm 1999. Bacsinam là một trong những cô cậu học trò "nạn nhân" của jang Dong gun.
Hình: Phim ê kíp y khoa "Rồng" kể về một bác sĩ ngoại khoa tim mạch lập dị nhưng có kỹ thuật tối cao có thể thực hiện những ca mổ không tưởng, bên cạnh anh ta có những bác sĩ trợ thủ tâm đầu ý hợp (phụ mổ, gây mê hồi sức...). Tất cả nhân vật trong phim đều có cá tính khác người, lập dị. Ngoài ra phim còn nói về sự tranh giành quyền lực giữa những người tốt và thế lực đen tối lãnh đạo bệnh viện.
Nhìn chung, những bộ phim này đều có 2 nội dung lồng ghép vào nhau rất tinh tế, một là y học, hai là cuộc sống cá nhân, tình cảm của những bác sĩ trong phim. Trong giới hạn bài viết này, tôi chỉ đề cập tới khía cạnh y học để các bạn hiểu sự khó khăn khi làm những phim kiểu này. Trong 1 phim y học, từng chi tiết nhỏ nhất của y học lý thuyết và thực tế tại bệnh viện (lâm sàng) đều phải vừa chính xác, vừa hấp dẫn lôi cuốn. Khán giả xem phim được giải thích về cơ chế của suy tim, hở van tim cũng như quá trình gây mê hồi sức, quá trình khám, chẩn đoán, xét nghiệm. tên các xét nghiệm và thủ thuật cũng được liệt kê chi tiết. Về thực hành, diễn viên phải có phong cách thực sự của bác sĩ (tôi sẽ bàn về phần này sau khi ném đá bộ phim Blouse trắng của VN), trong quan hệ đồng nghiệp, trong khám chữa bệnh. Trong phòng mổ, mọi thao tác phải tuyệt đối chính xác mô phỏng một ca mổ thực, từ việc rửa tay, đi gant, đến tư thế cầm dao và các loại dụng cụ. Tên các loại thuốc gây mê, cách đặt nội khí quản, tên các dụng cụ như kìm mang kim, pince, kéo, chỉ khâu... đều đúng như thật. Đỉnh cao của sự hấp dẫn là phẫu trường , cho ta thấy máu thật, cơ quan nội tạng, tim bộc lộ, dị tật, cách xử lý tình huống như xuất huyết, tụt huyết áp. Có vẻ như ca mổ được mô phỏng trên 1 con heo trong hoàn cảnh này.
Có vẻ như phim y học châu á chỉ tập trung vào ngoại khoa, chưa thấy hết sự rộng lớn của ngành y, và vai trò của những chuyên khoa khác như nội, sản, nhi, nhiễm... điều này vừa khách quan vừa chủ quan. Khách quan vì chỉ có trong ngoại khoa mới phát sinh ra nhiều kịch tính, bất ngờ, nguy hiểm nhất. Chủ quan là vì ... người châu á có quan niệm đơn giản là bác sĩ là người phải biết cắt hay mổ 1 cái gì đó. Thực ra quan niệm đó không đúng, những bác sĩ nội khoa không cầm dao mổ, suốt đời chỉ đi loanh quanh bên giường bệnh, nhưng có nhiều bệnh tật gây chết người mà con dao mổ không giúp gì được, ví dụ bệnh tiểu đường.
Việt nam cũng có phim y học của riêng mình. Nhưng phải nói trước là những phim này xem rất buồn cười nếu bạn là dân trong ngành. Phần 2 của bài viết tôi sẽ phê bình về bộ phim Blouse trắng mà đài truyền hình HTV rất tự hào về nó một thời (còn nhiều khán giả thì khen) nhưng dân trong nghề xem cái này chỉ biết thở dài ngán ngẫm.... Chắc ai cũng còn nhớ câu chuyện về bác sĩ Hùng, giáo sư Thanh, bs Oanh...
Điểm đầu tiên mà tôi bị dội ngược khi xem phim này là sự trơ trẽn và phản cảm của chủ đề câu chuyện. Làm một phim về người thầy thuốc, nhưng phim chỉ kể toàn về những chuyện cơm áo gạo tiền... Chủ đề y khoa bị đẩy xuống đáy như một thứ trang sức, chiếc áo blouse khoác trên những diễn viên chỉ là cái cớ để những người làm phim bàn về chuyện tận nơi đâu? Thật đau xót cho một xã hội, một nền văn hóa khi bàn tới bất cứ chủ đề nào cũng thấy có tiền, tiền và tiền. bác sĩ cũng tiền, nhà báo cũng tiền, giáo viên cũng tiền... Đó là một tầm nhìn văn hóa quá thấp.
Thứ hai, bộ phim thực sự là cái nhìn bôi bác về hình ảnh bác sĩ. Những nhân vật trong phim như đang sống trên hành tinh nào khác chứ không phải là người VN. Những chuyện vô lý, kì cục, phi logic cứ tiếp nối nhau suốt như một trò hề. Ai cũng biết bác sĩ là những người có kiến thức khá sâu sắc, ít nhiều phong lưu (không phải bsnam tự cao). Có nhiều bác sĩ là nhà thơ, nhạc sĩ, văn sĩ... nhưng trong phim quan niệm bác sĩ thì phải ngu dốt về lịch sử, về văn chương...vv dẫn đến những câu phát biểu rợn da gà của cô bé bs nội trú trong phim. Một bs Oanh tốt bụng đến mức ta có cảm giác cô ta bị bịnh thần kinh. Thêm một ông bs Thanh làm tới chức viện trưởng mà nhà nghèo đói không có gì ăn.
Cuối cùng, về chuyên môn, bộ phim thực sự là thảm họa. Dân trong nghề xem phim này đều cười lăn cười bò. Cái thế giới trong phim giả tạo một cách kì lạ, nó không giống với bất cứ bệnh viện nào. Ai đã từng lăn lộn ở các bệnh viện mới biết đó là một thê giới "hỗn loạn trong trật tự ", bác sĩ y tá ăn ngủ, làm việc khẩn trương, tất tả, chứ nào có đủng đỉnh, đi thưa về trình, nói từng chữ chậm chạp như trả bài trong phim. Có phiên giao ban nào mà bác sĩ đội nón chỉnh tề, đủng đỉnh bàn những chuyện trời ơi đất hỡi. Ngoài đời, sự có mặt của trưởng khoa là ghê gớm lắm, gặp được trong cuộc họp là phải bàn hội chẩn các ca khó, chuyện tình hình bệnh nhân, xếp lịch mổ... Rồi trưởng khoa đi thăm bệnh, thị sát khoa phòng.
Ngoài đời thật, những bác sĩ ngoại khoa là những con người vui vẻ, nhanh nhẹn phóng khoáng yêu đời, vì thời gian sống của họ ngoài phòng mổ quá ít, họ hút thuốc, phè phởn bên nhau, văng tục chửi thề, áo quần lôi thôi tí chút cũng không sao, chuyện ăn chuyện ngủ đều khẩn trương, nhanh gọn. Họ mặc đồ xanh phòng mổ ăn ngủ ngay trên ghế dựa phòng trực. trong ca mổ, họ nói chuyện phiếm và cái dễ làm nhanh gọn, dứt khoát, cái khó thì căng thẳng, tập trung... y tá gọi tất cả bác sĩ là "bác", dù là bs nam hay nữ, già hay trẻ, như khi có chuyện cần báo, nhờ vả thì nói: bác Dũng, bác Hùng, giúp hộ em cái này...
Còn trong phim Blouse trắng, ta thấy những con người lừ đừ, chậm chạp, kiểu cách, nói chuyện xưng hô khách sáo, ăn mặc thì chỉnh chu, lúc nào cũng đội nón (có ai thấy bác sĩ đội nón 24/24 trong bệnh viện chắc tôi chết liền quá), trong phim các bác sĩ này đều có cử chỉ lề mề, trong khi mổ thì đứng như trời trồng, êm ru, không nói 1 tiếng nào (làm sao mà tiếp dụng cụ nhỉ ?).
Về mặt chuyên môn, khán giả không biết bác sĩ đang mổ cái gì, bệnh nhân đang bị bệnh gì... Tất cả chuyện y khoa chỉ gói gọn trong 4 chữ mà bs (ca sĩ) Tạ minh tâm phán: đi chụp x quang ! (nghe các thầy ở Nhân Dân Gia Định kể là huấn luyện cho ông này diễn đến khổ, vì ổng khó thuộc bài lắm). Những tình huống nguy kịch trong ca mổ là không có, hồi đó bs đi phụ mổ, có nhiều ca mổ cắt gan, máu tràn ngập phẫu trường, máu phun lên ướt cả kính và áo. Những thứ đó ta không bao giờ thấy được trong phim. Còn chuyên nghe tim cho bệnh nhân, đặt ống nghe sai chỗ mà vẫn ra vẻ đăm chiêu (không biết đang nghe cái gì ) thì diễn ra vài ba lần trong phim này.
Cuối cùng, phải ném cục đá bự nhất cho giáo sư Thanh, một giáo sư đầu ngành về ngoại khoa nhé. Ông ta suốt ngày ngồi đọc một cuốn sách rất ngầu có tên là: Giải phẫu người. Các bạn có thể thấy tai họa ở đây: những nhà làm phim không thể phân biệt được 2 chữ: Giải phẫu và Phẫu thuật. Giải Phẫu là 1 môn học, còn phẫu thuật mới là chữa bệnh. Cuốn sách mà ông giáo sư ngoại khoa đang say mê đọc đó chính là sách giáo khoa về giải phẩu cho sinh viên năm thứ nhất y khoa đó ạ. Không còn gì để nói.
Bs chê phim Blouse trắng không phải để mỉa mai, chỉ để chứng tỏ là làm phim về ngành y cực kì khó, vì ta không thể mô phỏng một thế giới quá rộng, quá sâu cả về kiến thức lẫn cách giao tiếp trong thế giới đó, nó hoàn toàn khác với thế giới bên ngoài. Hai bác sĩ không nói chuyện với nhau trong công việc như cách 2 nhân viên văn phòng.
Có ai còn muốn nghe về chuyện dao kéo kim chỉ không ?
Có rất ít phim về y khoa, tôi nói phim về y khoa, chứ không phải phim về hình ảnh bác sĩ, vì bác sĩ thì ta thấy nhiều quá trong phim ảnh. Không thể trách những nhà làm phim, vì người ta không thể mạo hiểm làm 1 phim nào đó mà đa phần khán giả không thể hiểu hết nội dung, vậy đó, ngay cả ở nước phát triển kiến thức về y khoa của người bình thường cũng chỉ giới hạn ở những chuyện như bệnh điên khùng, mất trí nhớ, mổ ruột thừa, đẻ con, ung thư hay thuốc viagra. Những khái niệm đó thì phim ảnh lại khai thác tối đa nhằm tạo ra kịch tính và tình huống cho phim... ví dụ phim The eye là 1 phim kinh dị dựa trên tình huống ghép nội tạng, còn trong những phim tình cảm bi kịch khác thì cô gái hay bị mất trí nhớ hay bị ung thư... Một phim hoàn toàn nói về y học, mô tả tất cả những vẻ đẹp và sự bí ẩn của cấu tạo cơ thể con người, về nguyên lý hoạt động, về kĩ thuật y khoa, cuộc chiến chống lại bệnh tật và sinh hoạt trong 1 bệnh viện hằng ngày... thì có vẻ không hấp dẫn và quá khó hiểu với số đông. Tuy nhiên trong 1 số hoàn cảnh, đề tài y học có thể kích thích rất nhiều sự tò mò theo dõi của khán giả, như ta thấy trào lưu phim về pháp y như CSI, Dexter... Tuy nhiên đó chỉ là sự lạm dụng khai thác 1 phầnkiến thức y học để tạo ra những tình huống giật gân chứ không phải thực sự là y học.
Xét về mặt này, chúng ta thấy Châu Á là nơi khai sinh ra nhiều phim về y học nhất. Đó là những bộ phim truyền hình lấy đề tài thuần túy y học, của Nhật, Hàn Quốc, hong Kong, Việt Nam. Ở Mỹ cũng có 1 serie như vậy nhưng vẫn là hiếm so với 1 rừng phim truyền hình về siêu nhân, khủng bố khác... Tôi có cảm giác người Á Đông rất quí trọng nghề y và người bác sĩ. Đối với người Á đông chúng ta, cứu người là cái đức lớn cao quí nhất, dân châu á lại có tâm lý trọng bằng cấp, học vị, tôn kính người học rộng tài cao. Cái này thấy ngay trong thực tế: Trong bệnh viện, bệnh nhân luôn xưng hô lễ phép với bác sĩ dù chỉ đáng tuổi con em mình, cha mẹ nào cũng mơ ước cho con làm bác sĩ. Ngay cả trong cộng đồng dân nhập cư ở nước ngoài vẫn giữ nếp nghĩ đó, nên bác sĩ tàu, bác sĩ việt nam đầy nhóc ở Mỹ, Pháp, Úc... Vì vậy không có gì khó hiểu khi Hàn Quốc và Nhật làm những bộ phim, thứ nhất mô tả sâu về kiến thức sinh lý, giải phẫu trong y học để thỏa mãn sự hiếu kì, ham học hỏi của dân chúng, sau nữa là ca ngợi y đức và hình ảnh người bác sĩ.
Trái lại, trong xã hội tư bản tây phương, người ta coi nghề y chỉ là một nghê như bao nghề khác. Đó là 1 xã hội trọng đồng tiền và sống thực dụng, hưởng thụ xa hoa, những bác sĩ mặc blouse trắng cũng không khác gì hơn những tay bồi bàn hay thợ cắt tóc. Họ luôn có sẵn ở bệnh viện và người ta xem việc nhiệm vụ của họ phải có mặt ở vị trí của họ sẵn sàng nhận bệnh, cứu chữa cho bệnh nhân là 1 cái gì hiển nhiên, bình thường. Vì vậy cái nhìn về nghề y trong phim mỹ hoàn toàn méo mó. Bác sĩ trong phim Mỹ là những kẻ tâm thần, biến thái, hoặc chỉ là vật trang điểm cho những bộ phim hành động đổ máu. Chưa bao giờ điện ảnh Mỹ tôn vinh một thầy thuốc nào của chính quê hương họ, trong khi đó họ làm rất nhiều phim để tôn vinh những tên trùm mafia, ca sĩ và võ sĩ đánh box...
Nhật bản làm nhiều phim y học nhất, những phim như: Êkip y khoa "Rồng", Bác sĩ Black Jack... khai thác đề tài phẫu thuật ngoại khoa đã tạo thành công vang dội trên thế giới. Chúng nổi tiếng tới mức làm khai sinh ra 1 thể loại phim mới tên gọi là: phim y học (medical movie).

Hình: phim Anh em nhà bác sĩ, một phim xuất sắc của Hàn Quốc kết hợp được nội dung y học và tình cảm lãng mạn. Bộ phim rất nổi tiếng tại VN và đã góp phần tạo ra làn sóng thi vào đại học y khoa mùa thi năm 1999. Bacsinam là một trong những cô cậu học trò "nạn nhân" của jang Dong gun.

Hình: Phim ê kíp y khoa "Rồng" kể về một bác sĩ ngoại khoa tim mạch lập dị nhưng có kỹ thuật tối cao có thể thực hiện những ca mổ không tưởng, bên cạnh anh ta có những bác sĩ trợ thủ tâm đầu ý hợp (phụ mổ, gây mê hồi sức...). Tất cả nhân vật trong phim đều có cá tính khác người, lập dị. Ngoài ra phim còn nói về sự tranh giành quyền lực giữa những người tốt và thế lực đen tối lãnh đạo bệnh viện.
Nhìn chung, những bộ phim này đều có 2 nội dung lồng ghép vào nhau rất tinh tế, một là y học, hai là cuộc sống cá nhân, tình cảm của những bác sĩ trong phim. Trong giới hạn bài viết này, tôi chỉ đề cập tới khía cạnh y học để các bạn hiểu sự khó khăn khi làm những phim kiểu này. Trong 1 phim y học, từng chi tiết nhỏ nhất của y học lý thuyết và thực tế tại bệnh viện (lâm sàng) đều phải vừa chính xác, vừa hấp dẫn lôi cuốn. Khán giả xem phim được giải thích về cơ chế của suy tim, hở van tim cũng như quá trình gây mê hồi sức, quá trình khám, chẩn đoán, xét nghiệm. tên các xét nghiệm và thủ thuật cũng được liệt kê chi tiết. Về thực hành, diễn viên phải có phong cách thực sự của bác sĩ (tôi sẽ bàn về phần này sau khi ném đá bộ phim Blouse trắng của VN), trong quan hệ đồng nghiệp, trong khám chữa bệnh. Trong phòng mổ, mọi thao tác phải tuyệt đối chính xác mô phỏng một ca mổ thực, từ việc rửa tay, đi gant, đến tư thế cầm dao và các loại dụng cụ. Tên các loại thuốc gây mê, cách đặt nội khí quản, tên các dụng cụ như kìm mang kim, pince, kéo, chỉ khâu... đều đúng như thật. Đỉnh cao của sự hấp dẫn là phẫu trường , cho ta thấy máu thật, cơ quan nội tạng, tim bộc lộ, dị tật, cách xử lý tình huống như xuất huyết, tụt huyết áp. Có vẻ như ca mổ được mô phỏng trên 1 con heo trong hoàn cảnh này.
Có vẻ như phim y học châu á chỉ tập trung vào ngoại khoa, chưa thấy hết sự rộng lớn của ngành y, và vai trò của những chuyên khoa khác như nội, sản, nhi, nhiễm... điều này vừa khách quan vừa chủ quan. Khách quan vì chỉ có trong ngoại khoa mới phát sinh ra nhiều kịch tính, bất ngờ, nguy hiểm nhất. Chủ quan là vì ... người châu á có quan niệm đơn giản là bác sĩ là người phải biết cắt hay mổ 1 cái gì đó. Thực ra quan niệm đó không đúng, những bác sĩ nội khoa không cầm dao mổ, suốt đời chỉ đi loanh quanh bên giường bệnh, nhưng có nhiều bệnh tật gây chết người mà con dao mổ không giúp gì được, ví dụ bệnh tiểu đường.

Việt nam cũng có phim y học của riêng mình. Nhưng phải nói trước là những phim này xem rất buồn cười nếu bạn là dân trong ngành. Phần 2 của bài viết tôi sẽ phê bình về bộ phim Blouse trắng mà đài truyền hình HTV rất tự hào về nó một thời (còn nhiều khán giả thì khen) nhưng dân trong nghề xem cái này chỉ biết thở dài ngán ngẫm.... Chắc ai cũng còn nhớ câu chuyện về bác sĩ Hùng, giáo sư Thanh, bs Oanh...
Điểm đầu tiên mà tôi bị dội ngược khi xem phim này là sự trơ trẽn và phản cảm của chủ đề câu chuyện. Làm một phim về người thầy thuốc, nhưng phim chỉ kể toàn về những chuyện cơm áo gạo tiền... Chủ đề y khoa bị đẩy xuống đáy như một thứ trang sức, chiếc áo blouse khoác trên những diễn viên chỉ là cái cớ để những người làm phim bàn về chuyện tận nơi đâu? Thật đau xót cho một xã hội, một nền văn hóa khi bàn tới bất cứ chủ đề nào cũng thấy có tiền, tiền và tiền. bác sĩ cũng tiền, nhà báo cũng tiền, giáo viên cũng tiền... Đó là một tầm nhìn văn hóa quá thấp.
Thứ hai, bộ phim thực sự là cái nhìn bôi bác về hình ảnh bác sĩ. Những nhân vật trong phim như đang sống trên hành tinh nào khác chứ không phải là người VN. Những chuyện vô lý, kì cục, phi logic cứ tiếp nối nhau suốt như một trò hề. Ai cũng biết bác sĩ là những người có kiến thức khá sâu sắc, ít nhiều phong lưu (không phải bsnam tự cao). Có nhiều bác sĩ là nhà thơ, nhạc sĩ, văn sĩ... nhưng trong phim quan niệm bác sĩ thì phải ngu dốt về lịch sử, về văn chương...vv dẫn đến những câu phát biểu rợn da gà của cô bé bs nội trú trong phim. Một bs Oanh tốt bụng đến mức ta có cảm giác cô ta bị bịnh thần kinh. Thêm một ông bs Thanh làm tới chức viện trưởng mà nhà nghèo đói không có gì ăn.
Cuối cùng, về chuyên môn, bộ phim thực sự là thảm họa. Dân trong nghề xem phim này đều cười lăn cười bò. Cái thế giới trong phim giả tạo một cách kì lạ, nó không giống với bất cứ bệnh viện nào. Ai đã từng lăn lộn ở các bệnh viện mới biết đó là một thê giới "hỗn loạn trong trật tự ", bác sĩ y tá ăn ngủ, làm việc khẩn trương, tất tả, chứ nào có đủng đỉnh, đi thưa về trình, nói từng chữ chậm chạp như trả bài trong phim. Có phiên giao ban nào mà bác sĩ đội nón chỉnh tề, đủng đỉnh bàn những chuyện trời ơi đất hỡi. Ngoài đời, sự có mặt của trưởng khoa là ghê gớm lắm, gặp được trong cuộc họp là phải bàn hội chẩn các ca khó, chuyện tình hình bệnh nhân, xếp lịch mổ... Rồi trưởng khoa đi thăm bệnh, thị sát khoa phòng.
Ngoài đời thật, những bác sĩ ngoại khoa là những con người vui vẻ, nhanh nhẹn phóng khoáng yêu đời, vì thời gian sống của họ ngoài phòng mổ quá ít, họ hút thuốc, phè phởn bên nhau, văng tục chửi thề, áo quần lôi thôi tí chút cũng không sao, chuyện ăn chuyện ngủ đều khẩn trương, nhanh gọn. Họ mặc đồ xanh phòng mổ ăn ngủ ngay trên ghế dựa phòng trực. trong ca mổ, họ nói chuyện phiếm và cái dễ làm nhanh gọn, dứt khoát, cái khó thì căng thẳng, tập trung... y tá gọi tất cả bác sĩ là "bác", dù là bs nam hay nữ, già hay trẻ, như khi có chuyện cần báo, nhờ vả thì nói: bác Dũng, bác Hùng, giúp hộ em cái này...
Còn trong phim Blouse trắng, ta thấy những con người lừ đừ, chậm chạp, kiểu cách, nói chuyện xưng hô khách sáo, ăn mặc thì chỉnh chu, lúc nào cũng đội nón (có ai thấy bác sĩ đội nón 24/24 trong bệnh viện chắc tôi chết liền quá), trong phim các bác sĩ này đều có cử chỉ lề mề, trong khi mổ thì đứng như trời trồng, êm ru, không nói 1 tiếng nào (làm sao mà tiếp dụng cụ nhỉ ?).
Về mặt chuyên môn, khán giả không biết bác sĩ đang mổ cái gì, bệnh nhân đang bị bệnh gì... Tất cả chuyện y khoa chỉ gói gọn trong 4 chữ mà bs (ca sĩ) Tạ minh tâm phán: đi chụp x quang ! (nghe các thầy ở Nhân Dân Gia Định kể là huấn luyện cho ông này diễn đến khổ, vì ổng khó thuộc bài lắm). Những tình huống nguy kịch trong ca mổ là không có, hồi đó bs đi phụ mổ, có nhiều ca mổ cắt gan, máu tràn ngập phẫu trường, máu phun lên ướt cả kính và áo. Những thứ đó ta không bao giờ thấy được trong phim. Còn chuyên nghe tim cho bệnh nhân, đặt ống nghe sai chỗ mà vẫn ra vẻ đăm chiêu (không biết đang nghe cái gì ) thì diễn ra vài ba lần trong phim này.
Cuối cùng, phải ném cục đá bự nhất cho giáo sư Thanh, một giáo sư đầu ngành về ngoại khoa nhé. Ông ta suốt ngày ngồi đọc một cuốn sách rất ngầu có tên là: Giải phẫu người. Các bạn có thể thấy tai họa ở đây: những nhà làm phim không thể phân biệt được 2 chữ: Giải phẫu và Phẫu thuật. Giải Phẫu là 1 môn học, còn phẫu thuật mới là chữa bệnh. Cuốn sách mà ông giáo sư ngoại khoa đang say mê đọc đó chính là sách giáo khoa về giải phẩu cho sinh viên năm thứ nhất y khoa đó ạ. Không còn gì để nói.
Bs chê phim Blouse trắng không phải để mỉa mai, chỉ để chứng tỏ là làm phim về ngành y cực kì khó, vì ta không thể mô phỏng một thế giới quá rộng, quá sâu cả về kiến thức lẫn cách giao tiếp trong thế giới đó, nó hoàn toàn khác với thế giới bên ngoài. Hai bác sĩ không nói chuyện với nhau trong công việc như cách 2 nhân viên văn phòng.
Có ai còn muốn nghe về chuyện dao kéo kim chỉ không ?