Sau khi cải tổ, tách và thành lập các công ty mới thì công ty con Google của Alphabet mới đây đã lặng lẽ ghi điểm trở thành doanh nghiệp cung cấp giải pháp điện toán đám mây lớn, mà trong đó sự tham gia của một khách hàng không phải dạng vừa đâu là Apple đối với nền tảng đám mây của Google. Thương vụ mua lại dịch vụ đám mây của công ty Google đã được cả hai ký kết hồi cuối năm ngoái, mà nhờ đó giúp cho công ty Apple giảm đáng kể sự lệ thuộc vào các dịch vụ web của Amazon (Amazon Web Services - AWS) vốn chính là nơi chứa chấp những dữ liệu liên quan đến dịch vụ đám mây iCloud và các dịch vụ khác của Táo khuyết.
Chúng ta cần lưu ý rằng công ty Apple không hoàn toàn bỏ AWS mà vẫn tiếp tục là khách hàng của dịch vụ này dù rằng họ đồng thời chuyển sang thuê dịch vụ tương tự từ công ty Google.
Giá trị của thương vụ giữa hai công ty Google và Apple là phía Apple phải trả từ 400 triệu đến 600 triệu USD để sử dụng nền tảng đám mây Google, tuy nhiên con số này sẽ khó mà có được xác nhận chính thức độc lập. Và cũng chưa rõ là số tiền này là mức phí hàng năm hay dùng để chi trả cho một khoảng không gian lưu trữ nhất định nào đó.
Bình luận về việc công ty Apple chuyển sang thuê một phần dịch vụ tương tự từ Google, người phát ngôn của AWS cho biết đấy là lẽ thường tình trong các mối quan hệ làm ăn và cạnh tranh, và họ vẫn tôn trọng quyết định ấy.
Phần người phát ngôn đại diện cho hai công ty Google và Apple hiện vẫn chưa đưa ra bình luận nào.
Trong một báo cáo quan sát hồi tháng trước, công ty Morgan Stanley ước tính rằng công ty Apple mỗi năm phải trả khoảng 1 tỷ USD để sử dụng các dịch vụ của AWS, song Apple cũng đã tìm cách cắt giảm chi tiêu bằng cách chuyển sang dùng các trung tâm lưu trữ dữ liệu của riêng họ. Thực tế là công ty Apple đã chi ra 3,9 tỷ USD để xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu ở Arizona (Mỹ), Ailen và Đan Mạch, và trung tâm đầu tiên trong số này dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm nay.
Tuy rằng việc công ty Apple chấp nhận bỏ tiền ra thuê một phần dịch vụ của đối thủ Google trông có vẻ như khá bất ngờ, nhưng thực tế điều này không có gì là xa lạ đối với mảng dịch vụ điện toán đám mây cả. Trước đây từ năm 2011, đã có những thông tin cho biết công ty Apple đang dùng cả hai dịch vụ AWS và Microsoft Azure để phục vụ cho các dịch vụ đám mây của họ, tuy nhiên cả hai AWS lẫn Microsoft chưa bao giờ chính thức xác nhận rằng họ có một khách hàng "khủng long" là Apple - và cũng đồng thời là một đối thủ cực kỳ khó chịu đối với Microsoft.
Một điều thú vị là trong chính bản công bố năng lực bảo mật của iOS hồi năm 2014, thì công ty Apple đã thừa nhận rằng cơ chế mã hóa được dùng cho một số tập tin iOS được lưu trên Amazon S3 và Microsoft Azure.
Đối với công ty Google thì động thái thuê lại đồng sáng lập và cựu CEO Diane Greene của VMware hồi tháng 11 năm ngoái là nhằm tăng cường sức mạnh cho dịch vụ điện toán đám mây cũng như mạnh dạn để ông này dẫn dắt trong cuộc phiêu lưu chinh phục các khách hàng doanh nghiệp lớn, mà một trong số kết quả lớn hồi tháng trước là đã thu hút được Spotify trở thành khách hàng, trong khi bản thân dịch vụ này cũng đang dùng AWS cho việc truyền phát dữ liệu âm nhạc trực tuyến.
Cũng trong tháng vừa qua, hai công ty Google và Verizon đã có các cuộc tiếp xúc bàn về kế hoạch trở thành đối tác chiến lược, trong đó bao gồm đưa dịch vụ đám mây của Verizon lên chạy trên nền tảng đám mây của Google.