muoimeo_2005
Member
Cuộc sống dường như có vẻ bình thản hơn khi chúng ta nhìn nó từ xa. Nhưng nếu lại gần, ta sẽ thường thấy nó chứa đựng nhiều bi kịch hơn cái dáng vẻ nhẹ nhàng ấy. Mỗi một bi kịch lại hàm chứa một sự cô đơn, thứ chẳng thể chia sẻ dễ dàng như những lời khuyên thông thường trên sách vở. Đặc biệt khi chúng là hệ quả của 1 hệ thống, hay của 1 quá trình kéo dài nhất định nào đó. Amour là 1 bi kịch, nhưng không hẳn là 1 bi kịch đơn thuần theo kiểu kể khổ, nơi nỗi đau đớn không được mổ xẻ để lấy nước mắt khán giả, mà được lồng ghép rất nhiều những triết lí về sự mâu thuẫn giữa ý thức và cảm xúc, về những bế tắc oái oăm của con người trong 1 gia đình trí thức nghệ sỹ ở 1 xã hội phát triển vào dạng bậc nhất của thế giới. Và hơn tất cả, Amour muốn nói với chúng ta rằng, tình yêu đôi khi là 1 nỗi đau đớn mà chúng ta phải bước qua 1 cách tàn nhẫn.
Một buổi sáng thanh bình, trong 1 căn hộ giản dị và trang nhã, người ta tìm thấy 1 bà cụ với gương mặt thanh thản nằm chết trên giường, xung quanh rải đầy hoa như những nghi thức lãng mạn thường thấy. Nhưng đằng sau nó là câu chuyện bàng hoàng mà đạo diễn (kiêm kịch bản) Micheal Haneke sẽ dẫn dắt người xem từng bước chậm rãi - trong 1 bối cảnh vô cùng nhỏ - để đi tới những chất vấn lớn về hệ quả của tính độc lập cá nhân trong xã hội phương Tây. Gần như toàn bộ phim chỉ được quay trong mặt bằng của căn hộ, ngoài 1 phút đầu được quay ở nhà hát và 1 phút giữa phim được quay ở hành lang chung cư! Số lượng diễn viên được "tiết kiệm" tối đa. Đây quả là cách làm phim vô cùng thông minh, nhưng lại đòi hỏi tài năng và nội lực cá nhân rất lớn. Nói thêm 1 chút về Micheal Haneke : Ngoài Amour, White Ribbon cũng là 1 trong những tác phẩm rất hay mà Oscar đã “bỏ quên” năm 2010 để rồi đến 2013 trở lại để vinh danh ông.
Có thể tư tưởng chính của bộ phim không hề mới lạ với nhiều khán giả khi đề cập tới sự cô đơn của con người trong những xã hội văn minh nhất - nơi mà tính độc lập cá nhân được đề cao như 1 trong những yếu tố tiên quyết để đi tới sự phát triển – nhưng chính vì vậy, người xem lại càng thấy được sự khai thác rất vi tế trong từng ý đồ tiểu cảnh, từng lời thoại, và từng khuôn hình của bộ phim. Kịch bản rất kỹ càng và thâm sâu khi đặt các tuyến nhân vật chính (cha mẹ, con cái ) trong vai những người có cảm thụ nghệ thuật cao (giáo viên, nghệ sỹ âm nhạc), cũng có nghĩa là những con người có nhiều rung cảm. Mặt khác, họ là những con người được trang bị ý thức tôn trọng sự độc lập cá nhân đến mức tuyệt đối. Mâu thuẫn trong phim không hiển lộ như những mâu thuẫn cá nhân thường thấy giữa các thế hệ, mà là mâu thuẫn nội tại của cùng 1 ý thức hệ. Phim có phần đẩy cao bi kịch, khi cho rằng hoàn cảnh cô đơn của 2 vợ chồng già là không thể chia sẻ bởi hệ ý thức này của họ đã phát triển tới mức quá lớn, và cũng vì thế mà cuộc sống của họ trở nên bế tắc không lối thoát, hoặc nói cách khác là chỉ có 1 lối thoát mang tính hủy diệt bất khả kháng. Cao trào phim đến bất ngờ, khiến người xem phải rùng mình. Có người sẽ đau đớn.Sự đau đớn không nước mắt nhưng kéo dài, và sâu lắng.
Phim có tiết tấu chậm,thậm chí rất chậm và khiến nhiều người xem có thể sẽ bỏ cuộc
, hình ảnh giản dị và chân thực. Âm nhạc được lồng ghép tối giản, rất tinh tế và nhiều ngụ ý. Những hình ảnh gần cuối phim mang đầy tính ẩn dụ, xoa dịu phần nào sự dữ dội trong nội tâm của người xem sau khi bước qua đỉnh điểm của cao trào, nhưng không làm mất đi nốt lặng cần thiết trong suy nghĩ. Intro và Credit chỉ là những hàng chữ trắng trên nền đen câm lặng, từ từ trôi qua trong vẻ bình thản (bình tĩnh ?) như chính diễn biến tâm lí của nhân vật chính. Nhưng chắc chắn, bộ phim sẽ khắc sâu vào tâm khảm của mỗi khán giả.
Đã từ lâu rồi, quan điểm làm phim của châu Âu luôn khác Hollywood, thông thường chúng có dáng vẻ chậm rãi,thanh đạm hơn nhiều. Và Cannes sẽ vẫn luôn có chỗ đứng riêng của mình. Với những tuyệt phẩm như Amour, Oscar luôn ngả mũ kính trọng và tôn vinh sự khác biệt ấy.
Một buổi sáng thanh bình, trong 1 căn hộ giản dị và trang nhã, người ta tìm thấy 1 bà cụ với gương mặt thanh thản nằm chết trên giường, xung quanh rải đầy hoa như những nghi thức lãng mạn thường thấy. Nhưng đằng sau nó là câu chuyện bàng hoàng mà đạo diễn (kiêm kịch bản) Micheal Haneke sẽ dẫn dắt người xem từng bước chậm rãi - trong 1 bối cảnh vô cùng nhỏ - để đi tới những chất vấn lớn về hệ quả của tính độc lập cá nhân trong xã hội phương Tây. Gần như toàn bộ phim chỉ được quay trong mặt bằng của căn hộ, ngoài 1 phút đầu được quay ở nhà hát và 1 phút giữa phim được quay ở hành lang chung cư! Số lượng diễn viên được "tiết kiệm" tối đa. Đây quả là cách làm phim vô cùng thông minh, nhưng lại đòi hỏi tài năng và nội lực cá nhân rất lớn. Nói thêm 1 chút về Micheal Haneke : Ngoài Amour, White Ribbon cũng là 1 trong những tác phẩm rất hay mà Oscar đã “bỏ quên” năm 2010 để rồi đến 2013 trở lại để vinh danh ông.
Có thể tư tưởng chính của bộ phim không hề mới lạ với nhiều khán giả khi đề cập tới sự cô đơn của con người trong những xã hội văn minh nhất - nơi mà tính độc lập cá nhân được đề cao như 1 trong những yếu tố tiên quyết để đi tới sự phát triển – nhưng chính vì vậy, người xem lại càng thấy được sự khai thác rất vi tế trong từng ý đồ tiểu cảnh, từng lời thoại, và từng khuôn hình của bộ phim. Kịch bản rất kỹ càng và thâm sâu khi đặt các tuyến nhân vật chính (cha mẹ, con cái ) trong vai những người có cảm thụ nghệ thuật cao (giáo viên, nghệ sỹ âm nhạc), cũng có nghĩa là những con người có nhiều rung cảm. Mặt khác, họ là những con người được trang bị ý thức tôn trọng sự độc lập cá nhân đến mức tuyệt đối. Mâu thuẫn trong phim không hiển lộ như những mâu thuẫn cá nhân thường thấy giữa các thế hệ, mà là mâu thuẫn nội tại của cùng 1 ý thức hệ. Phim có phần đẩy cao bi kịch, khi cho rằng hoàn cảnh cô đơn của 2 vợ chồng già là không thể chia sẻ bởi hệ ý thức này của họ đã phát triển tới mức quá lớn, và cũng vì thế mà cuộc sống của họ trở nên bế tắc không lối thoát, hoặc nói cách khác là chỉ có 1 lối thoát mang tính hủy diệt bất khả kháng. Cao trào phim đến bất ngờ, khiến người xem phải rùng mình. Có người sẽ đau đớn.Sự đau đớn không nước mắt nhưng kéo dài, và sâu lắng.
Phim có tiết tấu chậm,thậm chí rất chậm và khiến nhiều người xem có thể sẽ bỏ cuộc
Đã từ lâu rồi, quan điểm làm phim của châu Âu luôn khác Hollywood, thông thường chúng có dáng vẻ chậm rãi,thanh đạm hơn nhiều. Và Cannes sẽ vẫn luôn có chỗ đứng riêng của mình. Với những tuyệt phẩm như Amour, Oscar luôn ngả mũ kính trọng và tôn vinh sự khác biệt ấy.
Chỉnh sửa lần cuối: