torune
Film critic
[just]Phim tỏ ra mới lạ nhờ cách kể chuyện không nghiêm túc nhưng quá lạm dụng sự không nghiêm túc, dẫn đến một cái kết có thể khiến một bộ phận khán giả ngao ngán.
Khen
Ryan Reynolds sinh ra là để làm Deadpool. Nếu ai đã ít nhiều đọc truyện và xem lời thoại trong truyện của Deadpool chắc chắn tưởng tượng ra được cái giọng eo éo đấy của Deadpool. Mà không ngờ, giọng nói đó y chóc của anh Ryan đem vào phim.
Diện mạo của phim rất khác thường. Thậm chí phần chạy chữ mở đầu cũng làm cho khán giả cảm giác không nghiêm túc.
Kịch bản phim lồng ghép nhiều thể loại, thậm chí là cảnh quay của các phim đương đại. Siêu năng lực, có! Tình cảm lãng mạn, có! Kinh dị giật gân, có! Tiếc là mình xem bị trễ nên không đưa phim này vô danh sách phim cho Valentine vì chuyện tình của anh Deadpool (lúc trước khi gương mặt bị 'trái bơ hóa') cũng lâm ly bi đát không kém tiểu thuyết ngôn tình nào cả.
Deadpool chắc chắn chọc cười được khán giả Việt Nam. Nhưng, cái cười này không khởi phát từ những câu nói vô thưởng vô phạt để suy nghĩ ra một chút rồi cười. Những cái cười [tạm gọi là] ẩn khuất này lại không thể lấy được tiếng cười của người xem không bị ảnh hưởng của văn hóa đại chúng [du nhập từ Mỹ].
Chê
Cứ lấy ưu điểm phản bác ngược lại là ra khuyết điểm của Deadpool. Phim vận dụng quá đà sự không nghiêm túc. Có thể khán giả sẽ bị sốc + sướng vì cái gọi là đột phá trong khâu quảng bá lẫn cách kể chuyện phá vỡ chiều thứ tư (như trong truyện tranh) được đưa lên màn ảnh, thậm chí cả cách xây dựng nhân vật nữ (dành riêng cho siêu anh hùng) cũng rất khác với các phiên bản trước.
NHƯNG! Không biết có ai cùng cảm giác như torune không, một khi bắt nhịp được diễn biến tâm lý của hai anh chị này rồi, thì thôi, Deadpool như đang diễn một trò hề để cố chọc cười khán giả. May thay, lúc mình nhận ra cũng là lúc phim sắp hạ màn cùng một cái kết có hậu.
Deadpool quá Mỹ nên nhiều câu đùa của anh khó nắm bắt so với người Việt. Ví dụ như: khi bị Colossus dẫn đi trình giáo sư X, Wade có hỏi là McAvoy hay Stewart? (chỗ này là phá đi chiều thứ tư, tạo ra tình tiết phi logic) hay như lúc Wade order một cái 'blow-job' (thực ra là đồ uống, bên dịch vẫn để nguyên chỗ này nên cũng ít ai cười).
Kết
Chúc mừng Deadpool vừa lập một thành tích xuyên biên giới mà rất ít anh hùng đã đơn thương độc mã làm được (như Người Nhện, Superman hay Batman). Không dám nói chắc rằng, phần 2 của phim sẽ thành công như phần 1 NẾU... anh Wade tiếp tục lối diễn hài đó. Cũng có thể, mình không phải fan của nhân vật phản anh hùng này.
Dù gì chăng nữa, phải công nhận những gì mà phim lẫn ekip quảng cáo thực hiện là hết sức táo bạo. Nó phủ định hết mọi khái niệm 'anh hùng' mà nhiều năm điện ảnh vẫn tôn thờ. Rồi sau này có thêm 'Civil War' nữa. Sau thời kỳ đánh đuổi ác nhân... từ trên trời rơi xuống, các anh hùng lại chính là người tự định nghĩa cho bản thân của họ.
Khen
Ryan Reynolds sinh ra là để làm Deadpool. Nếu ai đã ít nhiều đọc truyện và xem lời thoại trong truyện của Deadpool chắc chắn tưởng tượng ra được cái giọng eo éo đấy của Deadpool. Mà không ngờ, giọng nói đó y chóc của anh Ryan đem vào phim.
Diện mạo của phim rất khác thường. Thậm chí phần chạy chữ mở đầu cũng làm cho khán giả cảm giác không nghiêm túc.
Kịch bản phim lồng ghép nhiều thể loại, thậm chí là cảnh quay của các phim đương đại. Siêu năng lực, có! Tình cảm lãng mạn, có! Kinh dị giật gân, có! Tiếc là mình xem bị trễ nên không đưa phim này vô danh sách phim cho Valentine vì chuyện tình của anh Deadpool (lúc trước khi gương mặt bị 'trái bơ hóa') cũng lâm ly bi đát không kém tiểu thuyết ngôn tình nào cả.
Deadpool chắc chắn chọc cười được khán giả Việt Nam. Nhưng, cái cười này không khởi phát từ những câu nói vô thưởng vô phạt để suy nghĩ ra một chút rồi cười. Những cái cười [tạm gọi là] ẩn khuất này lại không thể lấy được tiếng cười của người xem không bị ảnh hưởng của văn hóa đại chúng [du nhập từ Mỹ].
Chê
Cứ lấy ưu điểm phản bác ngược lại là ra khuyết điểm của Deadpool. Phim vận dụng quá đà sự không nghiêm túc. Có thể khán giả sẽ bị sốc + sướng vì cái gọi là đột phá trong khâu quảng bá lẫn cách kể chuyện phá vỡ chiều thứ tư (như trong truyện tranh) được đưa lên màn ảnh, thậm chí cả cách xây dựng nhân vật nữ (dành riêng cho siêu anh hùng) cũng rất khác với các phiên bản trước.
NHƯNG! Không biết có ai cùng cảm giác như torune không, một khi bắt nhịp được diễn biến tâm lý của hai anh chị này rồi, thì thôi, Deadpool như đang diễn một trò hề để cố chọc cười khán giả. May thay, lúc mình nhận ra cũng là lúc phim sắp hạ màn cùng một cái kết có hậu.
Deadpool quá Mỹ nên nhiều câu đùa của anh khó nắm bắt so với người Việt. Ví dụ như: khi bị Colossus dẫn đi trình giáo sư X, Wade có hỏi là McAvoy hay Stewart? (chỗ này là phá đi chiều thứ tư, tạo ra tình tiết phi logic) hay như lúc Wade order một cái 'blow-job' (thực ra là đồ uống, bên dịch vẫn để nguyên chỗ này nên cũng ít ai cười).
Kết
Chúc mừng Deadpool vừa lập một thành tích xuyên biên giới mà rất ít anh hùng đã đơn thương độc mã làm được (như Người Nhện, Superman hay Batman). Không dám nói chắc rằng, phần 2 của phim sẽ thành công như phần 1 NẾU... anh Wade tiếp tục lối diễn hài đó. Cũng có thể, mình không phải fan của nhân vật phản anh hùng này.
Dù gì chăng nữa, phải công nhận những gì mà phim lẫn ekip quảng cáo thực hiện là hết sức táo bạo. Nó phủ định hết mọi khái niệm 'anh hùng' mà nhiều năm điện ảnh vẫn tôn thờ. Rồi sau này có thêm 'Civil War' nữa. Sau thời kỳ đánh đuổi ác nhân... từ trên trời rơi xuống, các anh hùng lại chính là người tự định nghĩa cho bản thân của họ.
torune@hdvietnam[/just]
Chỉnh sửa lần cuối: