Tóm tắt, SSD hiện đang trong trạng thái giám giá mạnh để tiến vào phân khúc phổ thông và tầm trung là 2 vị trí có sức mua mạnh nhất của thị trường. Để minh chứng, so với năm ngoái, mức giá của SSD ở thị trường Việt Nam có dung lượng 120GB-128GB đã bù vào vị trí có dung lượng 60GB. Tuy nhiên, điều này chỉ thể hiện rõ ràng với các SSD có thiết kế NAND Flash TLC trong khi nhiều nhà sản xuất không thể đưa giá tiền các ổ cứng thể rắn có thiết kế MLC xuống ngang bằng giá dù cho có hiệu năng tốt hơn. Và dĩ nhiên, Samsung vẫn giữ vị tri đi đầu trong công nghiệp sản xuất các chip 3D NAND bán dẫn cho giao tiếp SSD và PCIe.
Về phần controller là chip quản lý hiệu năng hay trạng thái đọc/ghi IO cho các NAND flash, Silicon Motion SM2246EN controller đi với MLC Flash 1x nm đang trở thành cặp đôi khá tốt khi đánh bại nhiều mẫu TLC ở phân khúc giá thấp hơn vì có hiệu suất (trên giá thành) tốt hơn. Sự thay đổi lớn khác trên thị trường cũng có thể nhắc đến là các ổ cứng 120GB đang dần dần nhường chỗ cho các mẫu mới có dung lượng 240GB. Nhiều nghiên cứu cho rằng 128Gb NAND chip đưa đủ lớn để tạo điều kiện để phối hợp với các mẫu controller mới để cho ra hiệu suất tốt nhất. Hơn nữa, so về yếu tố giá thành trên mỗi GB thì các ổ 256GB và 512GB có mức giá tương tự. Vì vậy, nếu chắc chắn rằng mình không cần hơn 120GB, việc mua các ổ SSD có dung lượng 240GB+ sẽ là một điều hợp lý hơn.
Dành cho người thích có hiệu suất cao
Samsung 850 Pro và SanDisk Extreme Pro
Với 2 mẫu sản phẩm này thì chắc chắn rằng người dùng không còn quá nhiều điều ngạc nhiên bởi hiệu suất chúng mang lại. Mẫu Samsung 850 Pro có tốc độ nhanh hơn một chút, độ bền cao hơn và hỗ trợ tính năng bảo mật nhưng bù lại thì SanDisk Extreme Pro có giá thành rẻ hơn. Samsung cũng đang có mẫu 2TB với mức giá khá tốt trong khi cũng có thông báo sẽ ra mắt phiên bản 4TB vào năm sau.
Phân khúc phổ thông và tầm trung
OCZ Arc 100 và Muskin Reactor
Giá trị trung bình trên mỗi GB thường được định giá khoảng dưới 0.3USD/GB một chút và có thể đến ngưỡng 0.25USD/GB. Ví dụ, hiện tại trang Amazon đang bán SSD Sandisk Ultra II phiên bản 480GB dành cho người dùng tầm trung có giá khoảng 109,99USD (khoảng 0.22USD/GB) là một mức giá khá hời trong dịp cuối năm này. Các mẫu OCZ Arc và Muskin Reactor đều là các mẫu thuộc dòng phổ thông nhưng lại có hiệu năng rất tốt, sử dụng controller lần lượt là Barefoot 3 M10 và SM2246EN được nhiều hãng sản xuất SSD lớn sử dụng. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là mẫu OCZ Arc 100 quản lý năng lượng khá kém nên không được khuyến nghị dùng cho laptop, dù cho có hiệu năng cao trong tầm giá.
Standard & M.2 PCIe
Xuất hiện tại lựa chọn cho dòng máy PC thì cái tên nổi nhất mới đây có lẽ là thuộc về Samsung khi hãng ra mắt PCIe M.2 950 Pro, có lẽ nhờ vào việc thiết kế với tông màu đỏ-đen của hãng. Tốc độ cũng là một điểm mạnh khi điểm benchmark thực tế về đọc ghi tuần tự đạt con số 2600MB/s khi đọc và 1451MB/s khi ghi, cho dù là ổ đĩa đang đầy hoặc có trống 100% đi nữa. Tuy nhiên, so với ổ SSD thường thì người dùng sẽ phải trả hơn khoảng 70$, một mức giá có lẽ là dành cho người thích benchmark hơn là sử dụng thường ngày bởi vì sự chênh lệch băng thông/tốc độ truyền tải khá nhiều giữa các thiết bị ngoại vi hay ổ cứng trong thời điểm hiện tại. Hơn nữa, khe M.2 PCIe cũng không phổ biến quá rộng rãi, và phần nhiều chỉ có trên cái máy ultrabook cao cấp và mainboard high-end stream.
mSATA và M.2 SATA
[/CENTER]
Về cơ bản, 2 chuẩn này vẫn thuộc về SATA đúng như tên gọi của nó nên ranh giới 550MB/s sẽ không bị phá vỡ so với các NAND có giao tiếp M.2 PCIe. Hai cái tên sáng giá nhất ở thời điểm hiện tại có lẽ đang thuộc về Crucial MX200 và Samsung 850 EVO. Tuy rằng, mSATA và M.2 SATA vẫn có độ phổ biến ít hơn so với SSD truyền thống, nhưng chí ít thì nó vẫn còn hơn nhiều so với M.2 PCIe. Về hiệu năng thì 2 ổ cứng này có form nhỏ hơn nhiều so với SSD thông dụng sử dụng giao tiếp SATA nhưng lại có tốc độ truyền tải ngang bằng nhau. Nếu muốn mua SSD mSATA 1TB thì chỉ còn cách là mua phiên bản thấp hơn là 840 EVO, trong khi phiên bản 1TB của 850 EVO sẽ được hãng chính thức ra mắt vào năm sau. Crucial MX200 cũng là một lựa chọn tốt với mức giá chênh lệch thấp hơn khoảng 20$ tính theo Amazon nếu như bạn đọc quan tâm.

Về phần controller là chip quản lý hiệu năng hay trạng thái đọc/ghi IO cho các NAND flash, Silicon Motion SM2246EN controller đi với MLC Flash 1x nm đang trở thành cặp đôi khá tốt khi đánh bại nhiều mẫu TLC ở phân khúc giá thấp hơn vì có hiệu suất (trên giá thành) tốt hơn. Sự thay đổi lớn khác trên thị trường cũng có thể nhắc đến là các ổ cứng 120GB đang dần dần nhường chỗ cho các mẫu mới có dung lượng 240GB. Nhiều nghiên cứu cho rằng 128Gb NAND chip đưa đủ lớn để tạo điều kiện để phối hợp với các mẫu controller mới để cho ra hiệu suất tốt nhất. Hơn nữa, so về yếu tố giá thành trên mỗi GB thì các ổ 256GB và 512GB có mức giá tương tự. Vì vậy, nếu chắc chắn rằng mình không cần hơn 120GB, việc mua các ổ SSD có dung lượng 240GB+ sẽ là một điều hợp lý hơn.
Dành cho người thích có hiệu suất cao
Samsung 850 Pro và SanDisk Extreme Pro


Với 2 mẫu sản phẩm này thì chắc chắn rằng người dùng không còn quá nhiều điều ngạc nhiên bởi hiệu suất chúng mang lại. Mẫu Samsung 850 Pro có tốc độ nhanh hơn một chút, độ bền cao hơn và hỗ trợ tính năng bảo mật nhưng bù lại thì SanDisk Extreme Pro có giá thành rẻ hơn. Samsung cũng đang có mẫu 2TB với mức giá khá tốt trong khi cũng có thông báo sẽ ra mắt phiên bản 4TB vào năm sau.
Phân khúc phổ thông và tầm trung
OCZ Arc 100 và Muskin Reactor


Giá trị trung bình trên mỗi GB thường được định giá khoảng dưới 0.3USD/GB một chút và có thể đến ngưỡng 0.25USD/GB. Ví dụ, hiện tại trang Amazon đang bán SSD Sandisk Ultra II phiên bản 480GB dành cho người dùng tầm trung có giá khoảng 109,99USD (khoảng 0.22USD/GB) là một mức giá khá hời trong dịp cuối năm này. Các mẫu OCZ Arc và Muskin Reactor đều là các mẫu thuộc dòng phổ thông nhưng lại có hiệu năng rất tốt, sử dụng controller lần lượt là Barefoot 3 M10 và SM2246EN được nhiều hãng sản xuất SSD lớn sử dụng. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là mẫu OCZ Arc 100 quản lý năng lượng khá kém nên không được khuyến nghị dùng cho laptop, dù cho có hiệu năng cao trong tầm giá.
Standard & M.2 PCIe


Xuất hiện tại lựa chọn cho dòng máy PC thì cái tên nổi nhất mới đây có lẽ là thuộc về Samsung khi hãng ra mắt PCIe M.2 950 Pro, có lẽ nhờ vào việc thiết kế với tông màu đỏ-đen của hãng. Tốc độ cũng là một điểm mạnh khi điểm benchmark thực tế về đọc ghi tuần tự đạt con số 2600MB/s khi đọc và 1451MB/s khi ghi, cho dù là ổ đĩa đang đầy hoặc có trống 100% đi nữa. Tuy nhiên, so với ổ SSD thường thì người dùng sẽ phải trả hơn khoảng 70$, một mức giá có lẽ là dành cho người thích benchmark hơn là sử dụng thường ngày bởi vì sự chênh lệch băng thông/tốc độ truyền tải khá nhiều giữa các thiết bị ngoại vi hay ổ cứng trong thời điểm hiện tại. Hơn nữa, khe M.2 PCIe cũng không phổ biến quá rộng rãi, và phần nhiều chỉ có trên cái máy ultrabook cao cấp và mainboard high-end stream.
mSATA và M.2 SATA


Về cơ bản, 2 chuẩn này vẫn thuộc về SATA đúng như tên gọi của nó nên ranh giới 550MB/s sẽ không bị phá vỡ so với các NAND có giao tiếp M.2 PCIe. Hai cái tên sáng giá nhất ở thời điểm hiện tại có lẽ đang thuộc về Crucial MX200 và Samsung 850 EVO. Tuy rằng, mSATA và M.2 SATA vẫn có độ phổ biến ít hơn so với SSD truyền thống, nhưng chí ít thì nó vẫn còn hơn nhiều so với M.2 PCIe. Về hiệu năng thì 2 ổ cứng này có form nhỏ hơn nhiều so với SSD thông dụng sử dụng giao tiếp SATA nhưng lại có tốc độ truyền tải ngang bằng nhau. Nếu muốn mua SSD mSATA 1TB thì chỉ còn cách là mua phiên bản thấp hơn là 840 EVO, trong khi phiên bản 1TB của 850 EVO sẽ được hãng chính thức ra mắt vào năm sau. Crucial MX200 cũng là một lựa chọn tốt với mức giá chênh lệch thấp hơn khoảng 20$ tính theo Amazon nếu như bạn đọc quan tâm.
Nguồn: anandtech
Chỉnh sửa lần cuối: