abchen
Member
Ánh sáng – Kiến thức cơ bản
Dù bạn đã nghiên cứu qua chương trình Vật lý Quang ở bậc Phổ thông trung học hay chưa thì cũng xin dành chút thời gian cho trạm dừng chân đầu tiên này.
Định nghĩa:
1. Ánh sáng có tính chất là hạt.
2. Ánh sáng có tính chất là sóng (sóng điện từ).
Tổng hợp hai định nghĩa trên lại, ta có thể tưởng tượng trong quá trình truyền dẫn ánh sáng, các hạt ánh sáng (quang tử) “bay” từ nơi phát sáng đến nơi thu nhận ánh sáng đó, nhưng các hạt quang tử không đi thẳng một mạch từ nguồn sáng đến đích mà tụi nó bay lảo đảo, lượn lách, đánh võng, xoắn ốc… đủ kiểu quanh trục thẳng nối từ nguồn đến đích. Có điều giữa đám hỗn độn đó thì bọn quang tử cũng có luật giao thông của tụi nó: mỗi hạt quang tử bay theo kiểu nào thì cứ bay theo đúng kiểu đó (giữ nguyên dạng sóng và tần số) nếu không bị tác động từ bên ngoài.
Tốc độ truyền dẫn của ánh sáng cũng như của sóng điện từ trong môi trường chân không là một hằng số (tốc độ tuyệt đối) do đó để xác định tần số của một sóng, đơn vị chu kỳ dao động hay đơn vị bước sóng đều có thể được sử dụng mà không sợ nhầm lẫn.
Chẳng có gì giới hạn tần số của sóng, chỉ có năng lực của mắt người là có giới hạn mà thôi, thế là “tự nhiên” xuất hiện một khái niệm được gọi là vùng khả kiến. Vùng khả kiến gồm những tia có bước sóng trong khoảng từ 400nm đến 700nm – cũng có một số tài liệu cung cấp giá trị khác về vùng khả kiến ví dụ như (380nm – 740nm) hay (400nm – 750nm)… nhưng những con số đó không quá quan trọng, ở đây bạn chỉ cần nhận ra một sự thật là vùng khả kiến vô cùng nhỏ bé so với vùng bất khả kiến.
Màu sắc:
Màu của tia sáng do tần số quyết định. Mỗi tần số trong vùng khả kiến sẽ cho bạn một tia sáng với màu xác định. Nếu một chùm sáng chỉ gồm các tia cùng tần số, bạn sẽ có một chùm sáng đơn sắc, ngược lại bạn sẽ có một chùm sáng với màu tổng hợp. Màu trắng thực ra là sự tổng hợp từ tất cả các màu đơn sắc, bạn thử tưởng tượng mắt bạn nhận được một chùm sáng trong đó mỗi tia sáng có tần số khác nhau, bộ vi xử lý (não) hoạt động hết công suất mà cũng không thể kết luận chùm sáng đó có màu gì, thế là “trắng” vậy thôi.
Đến thời điểm hiện tại, tất cả các sắc màu lung linh rực rỡ mà bạn nhận được từ các thiết bị phát hình như CRT, LCD, Plasma, Projector… đều là màu sắc tổng hợp từ 3 màu cơ bản là đỏ (Red), xanh lá (Green), và xanh dương (Blue) – thường gọi là bộ màu RGB.
Vì sao bạn “nhìn thấy” được hình ảnh 3D?
Khi bạn nhìn vật thể ngoài đời (phát sáng hay phản xạ ánh sáng), mắt bạn hoạt động như một máy ảnh ghi lại hình ảnh vật thể trên võng mạc. Bạn có 2 máy ảnh như vậy với hai ống kính nằm cách nhau khoảng 6-8cm tuỳ người nên hình ảnh mỗi máy ghi nhận được cũng khác nhau chút đỉnh. Từ hai hình ảnh khác nhau trên hai võng mạc, não bạn sẽ làm nhiệm vụ của bộ vi xử lý để tổng hợp - phân tích - so sánh - đánh giá từ đó ghi nhận được những thông tin về xa - gần, dày - mỏng, trước - sau… của các đối tượng trong tầm mắt.
Theo như phân tích trên, để tạo cảm giác 3D như khi nhìn đối tượng ngoài đời, thiết bị hiển thị phải đưa được hai hình ảnh phân biệt tương ứng đến hai mắt của người xem, khi đó chiều không gian thứ 3 tự nhiên sẽ xuất hiện do năng lực suy luận của bộ não.
Những ai không thể hưởng thụ hình ảnh 3D?
Đây không phải một câu hỏi thừa, thực sự thì công nghệ 3D đang từ chối phục vụ những khách hàng có thị lực của 2 mắt quá chênh lệch.
Nhiệm vụ của cặp kính
Tất cả các loại kính xem 3D bất kể công nghệ hay nhà sản xuất; có cùng một nhiệm vụ là “chỉ cho phép mắt trái nhìn thấy hình ảnh dành cho mắt trái, đồng thời chỉ cho phép mắt phải nhìn thấy hình ảnh dành cho mắt phải mà thôi”
Nếu bạn có ý định dùng mẹo này để thử xem kính màn trập đang bật hay tắt thì có thể sẽ không thành công vì tùy theo đời máy – khi không có tín hiệu đồng bộ hóa từ ti vi, kính cũng tự động chuyển sang chế độ standby.
Vì sao có nhiều công nghệ 3D quá vậy?
Các công nghệ 3D thi nhau ra đời là sự phát triển tất yếu tương ứng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật. Mặc dù tất cả các công nghệ 3D đều dựa trên nguyên lý đã nói ở trên là đưa hình ảnh dành riêng cho mắt trái đến mắt trái và đưa hình ảnh dành riêng cho mắt phải đến mắt phải nhưng điểm mấu chốt của mỗi công nghệ là ĐƯA BẰNG CÁCH NÀO? Có công nghệ là sự cải tiến công nghệ cũ, cũng có công nghệ được dựa trên những nghiên cứu hoặc phát hiện hoàn toàn mới về tính chất của ánh sáng. Mỗi công nghệ đều có ưu điểm nhược điểm riêng, công nghệ ra đời sau cố gắng cải thiện những khuyết điểm của công nghệ ra đời trước đó… tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng là phục vụ con người mà thôi.
Dựa trên chính tính chất sóng của ánh sáng, các công nghệ 3D dùng những phương pháp lọc khác nhau để đưa hình ảnh riêng biệt đến từng mắt. Các phương thức lọc và kính 3D tương ứng được phân loại như sau:
+ Lọc bước sóng
1001 kiểu khó chịu khi đeo kính 3D
Rất nhiều bạn cảm thấy khó chịu sau khi xem phim 3D, thậm chí khó chịu đến mức không thể xem đến hết phim. Xin xem chi tiết ở đây, biết đâu bạn sẽ tìm thấy đáp án...
Dù bạn đã nghiên cứu qua chương trình Vật lý Quang ở bậc Phổ thông trung học hay chưa thì cũng xin dành chút thời gian cho trạm dừng chân đầu tiên này.
Định nghĩa:
1. Ánh sáng có tính chất là hạt.
2. Ánh sáng có tính chất là sóng (sóng điện từ).
Tổng hợp hai định nghĩa trên lại, ta có thể tưởng tượng trong quá trình truyền dẫn ánh sáng, các hạt ánh sáng (quang tử) “bay” từ nơi phát sáng đến nơi thu nhận ánh sáng đó, nhưng các hạt quang tử không đi thẳng một mạch từ nguồn sáng đến đích mà tụi nó bay lảo đảo, lượn lách, đánh võng, xoắn ốc… đủ kiểu quanh trục thẳng nối từ nguồn đến đích. Có điều giữa đám hỗn độn đó thì bọn quang tử cũng có luật giao thông của tụi nó: mỗi hạt quang tử bay theo kiểu nào thì cứ bay theo đúng kiểu đó (giữ nguyên dạng sóng và tần số) nếu không bị tác động từ bên ngoài.
Tốc độ truyền dẫn của ánh sáng cũng như của sóng điện từ trong môi trường chân không là một hằng số (tốc độ tuyệt đối) do đó để xác định tần số của một sóng, đơn vị chu kỳ dao động hay đơn vị bước sóng đều có thể được sử dụng mà không sợ nhầm lẫn.
Chẳng có gì giới hạn tần số của sóng, chỉ có năng lực của mắt người là có giới hạn mà thôi, thế là “tự nhiên” xuất hiện một khái niệm được gọi là vùng khả kiến. Vùng khả kiến gồm những tia có bước sóng trong khoảng từ 400nm đến 700nm – cũng có một số tài liệu cung cấp giá trị khác về vùng khả kiến ví dụ như (380nm – 740nm) hay (400nm – 750nm)… nhưng những con số đó không quá quan trọng, ở đây bạn chỉ cần nhận ra một sự thật là vùng khả kiến vô cùng nhỏ bé so với vùng bất khả kiến.

Màu sắc:
Màu của tia sáng do tần số quyết định. Mỗi tần số trong vùng khả kiến sẽ cho bạn một tia sáng với màu xác định. Nếu một chùm sáng chỉ gồm các tia cùng tần số, bạn sẽ có một chùm sáng đơn sắc, ngược lại bạn sẽ có một chùm sáng với màu tổng hợp. Màu trắng thực ra là sự tổng hợp từ tất cả các màu đơn sắc, bạn thử tưởng tượng mắt bạn nhận được một chùm sáng trong đó mỗi tia sáng có tần số khác nhau, bộ vi xử lý (não) hoạt động hết công suất mà cũng không thể kết luận chùm sáng đó có màu gì, thế là “trắng” vậy thôi.
Đến thời điểm hiện tại, tất cả các sắc màu lung linh rực rỡ mà bạn nhận được từ các thiết bị phát hình như CRT, LCD, Plasma, Projector… đều là màu sắc tổng hợp từ 3 màu cơ bản là đỏ (Red), xanh lá (Green), và xanh dương (Blue) – thường gọi là bộ màu RGB.

Vì sao bạn “nhìn thấy” được hình ảnh 3D?
Khi bạn nhìn vật thể ngoài đời (phát sáng hay phản xạ ánh sáng), mắt bạn hoạt động như một máy ảnh ghi lại hình ảnh vật thể trên võng mạc. Bạn có 2 máy ảnh như vậy với hai ống kính nằm cách nhau khoảng 6-8cm tuỳ người nên hình ảnh mỗi máy ghi nhận được cũng khác nhau chút đỉnh. Từ hai hình ảnh khác nhau trên hai võng mạc, não bạn sẽ làm nhiệm vụ của bộ vi xử lý để tổng hợp - phân tích - so sánh - đánh giá từ đó ghi nhận được những thông tin về xa - gần, dày - mỏng, trước - sau… của các đối tượng trong tầm mắt.
Theo như phân tích trên, để tạo cảm giác 3D như khi nhìn đối tượng ngoài đời, thiết bị hiển thị phải đưa được hai hình ảnh phân biệt tương ứng đến hai mắt của người xem, khi đó chiều không gian thứ 3 tự nhiên sẽ xuất hiện do năng lực suy luận của bộ não.
Những ai không thể hưởng thụ hình ảnh 3D?
Đây không phải một câu hỏi thừa, thực sự thì công nghệ 3D đang từ chối phục vụ những khách hàng có thị lực của 2 mắt quá chênh lệch.
Nhiệm vụ của cặp kính
Tất cả các loại kính xem 3D bất kể công nghệ hay nhà sản xuất; có cùng một nhiệm vụ là “chỉ cho phép mắt trái nhìn thấy hình ảnh dành cho mắt trái, đồng thời chỉ cho phép mắt phải nhìn thấy hình ảnh dành cho mắt phải mà thôi”
Phân tích mẹo này: nếu kính bạn không đạt (để lọt sáng khi thử) chắc chắn khi xem phim bạn sẽ bị hiện tượng bóng ma dẫn đến nhoè nhoẹt và mất hiệu ứng 3D vì một phần hình ảnh dành cho mắt trái lọt qua mắt phải và ngược lại. Tuy nhiên nếu kính của bạn vượt qua được phép thử này thì cũng đừng vội mừng vì có thể mức cản quang quá cao sẽ làm tối hình ảnh khi xem.Mẹo thử kính: Kính 3D của bạn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ hay không?
Mẹo này dùng để thử mấy loại kính lọc màu là chính, kính phân cực hay màn trập cũng có thể thử cho vui vì đương nhiên là đạt.
Nếu bạn có 2 kính cùng loại, để hai kính cùng chiều nhưng lệch vị trí và cố gắng nhìn xuyên qua cùng lúc mắt trái của kính này và mắt phải của kính kia. Nếu bạn không thấy gì kể cả khi hướng về phía nguồn sáng mạnh thì OK, kính của bạn dùng được.
Nếu bạn chỉ có 1 kính, hãy chuẩn bị một đèn pin và đứng trước gương. Tìm cách thử xem ánh sáng từ đèn pin chiếu qua mắt kính bên này có qua được mắt kính bên kia sau khi phản xạ hay không.
Nếu bạn có ý định dùng mẹo này để thử xem kính màn trập đang bật hay tắt thì có thể sẽ không thành công vì tùy theo đời máy – khi không có tín hiệu đồng bộ hóa từ ti vi, kính cũng tự động chuyển sang chế độ standby.
Vì sao có nhiều công nghệ 3D quá vậy?
Các công nghệ 3D thi nhau ra đời là sự phát triển tất yếu tương ứng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật. Mặc dù tất cả các công nghệ 3D đều dựa trên nguyên lý đã nói ở trên là đưa hình ảnh dành riêng cho mắt trái đến mắt trái và đưa hình ảnh dành riêng cho mắt phải đến mắt phải nhưng điểm mấu chốt của mỗi công nghệ là ĐƯA BẰNG CÁCH NÀO? Có công nghệ là sự cải tiến công nghệ cũ, cũng có công nghệ được dựa trên những nghiên cứu hoặc phát hiện hoàn toàn mới về tính chất của ánh sáng. Mỗi công nghệ đều có ưu điểm nhược điểm riêng, công nghệ ra đời sau cố gắng cải thiện những khuyết điểm của công nghệ ra đời trước đó… tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng là phục vụ con người mà thôi.
Dựa trên chính tính chất sóng của ánh sáng, các công nghệ 3D dùng những phương pháp lọc khác nhau để đưa hình ảnh riêng biệt đến từng mắt. Các phương thức lọc và kính 3D tương ứng được phân loại như sau:
+ Lọc bước sóng
- Kính 3D lọc màu cổ điển
- Kính 3D lọc màu giao thoa – Infitec – đang được ứng dụng bởi Dolby 3D Cinema
+ Lọc phương sóng- Kính 3D lọc màu giao thoa – Infitec – đang được ứng dụng bởi Dolby 3D Cinema
- Kính 3D phân cực thẳng (cổ điển) [sẽ cập nhật chi tiết sau]
- Kính 3D phân cực xoay – đang được ứng dụng bởi RealD Cinema [sẽ cập nhật chi tiết sau]
+ Lọc tất tần tật- Kính 3D phân cực xoay – đang được ứng dụng bởi RealD Cinema [sẽ cập nhật chi tiết sau]
- Kính 3D màn trập (kính hoạt động, phải dùng pin) [sẽ cập nhật chi tiết sau]
1001 kiểu khó chịu khi đeo kính 3D
Rất nhiều bạn cảm thấy khó chịu sau khi xem phim 3D, thậm chí khó chịu đến mức không thể xem đến hết phim. Xin xem chi tiết ở đây, biết đâu bạn sẽ tìm thấy đáp án...
Chỉnh sửa lần cuối: