Thực hư truyện chân đinh chống rung cho loa?

mostmusic

Member
Chắc các bác cũng chẳng lạ gì ngay trong mỗi đôi loa mua về thì nhà sản xuất thường có sẵn bộ chân đinh chống rung. có lẽ tác dụng của bộ chân đinh thì nhiều: để cân chỉnh loa vững trong điều kiện mặt sàn kém, hoặc trong trường hợp mặt sàn có thảm,... và quan trọng hơn là triệt rung nhờ việc tập trung trọng lực và đầu các đinh. Nghiên cứu thì đã có, tài liệu các bác có thể thấy nhiều trên Google và sản phẩm này được phát triển và thương mại rất nhiều. Từ trước tới giờ thì thực sự e biết nhưng không có chú trọng lắm, phần nhiều tập trung vào thiết bị, nguồn nhạc và xử lý phòng. Nên hôm nay em muốn hỏi các bác là việc này sẽ cải thiện âm thanh ở mức độ nào và theo hướng nào dựa trên sự trải nghiệm thực tế của các bác liệu có tương xứng với mức đầu tư? Và có nhất thiết cần trong mọi trường hợp?:-/
 

lan806

Well-Known Member
Nó không bập bênh thì có Đinh hay không cũng thế thôi. Sàn trải thảm dày dùng đinh thì có vẻ khả thi, sàn gạch mà gắn đinh e là phản tác dụng bác ạ.
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Re: Thực hư truyện chân đinh chống rung cho loa?

Vâng. khái niệm "đinh" ở đây ý em là không chỉ là đinh nhọn đầu mà có thế là hệ thống đỡ loa như tham khảo Nâng cấp âm thanh bằng chân kê chống rung - Số Hóa VnExpress. Đúng là sàn gạch thì e là loa sẽ nhảy khắp nhà. và bác nào đã thử và cảm nhận được sự khác biệt?

Đã cảm nhận được sự khác biệt.
Dùng chân chống rung chỉ thực sự là hiệu quả khi tổng chi phí cho chân chống rung không quá 200 nghìn đồng. Mắc hơn thì không hiệu quả.
Nếu sàn gạch hay đặt loa trên kệ gỗ thì mua mấy miếng dán nỉ hay cao su đỡ đít loa, tác dụng tốt hơn chân kim loại.
 

mostmusic

Member
Re: Ðề: Re: Thực hư truyện chân đinh chống rung cho loa?

Đã cảm nhận được sự khác biệt.
Dùng chân chống rung chỉ thực sự là hiệu quả khi tổng chi phí cho chân chống rung không quá 200 nghìn đồng. Mắc hơn thì không hiệu quả.
Nếu sàn gạch hay đặt loa trên kệ gỗ thì mua mấy miếng dán nỉ hay cao su đỡ đít loa, tác dụng tốt hơn chân kim loại.

vâng, cảm ơn bác đã tư vấn. xin bác thêm cảm nhận về sự khác biệt đó được không ạ?

e có đọc được "Các thiết bị chống rung bình thường chỉ làm việc theo nguyên lý hạn chế xung đột năng lượng tạo ra do ma sát giữa các tiếp xúc trực tiếp và chuyển hóa thành nhiệt hoặc phân tán giảm dần" và việc "Tiêu tán năng lượng tiêu cực phát sinh trong quá trình hoạt động sẽ giúp thiết bị xử lý âm thanh bớt nhiễu, cải thiện âm thanh đáng kể" và "Chống rung có nhiều loại, tùy thuộc vào "món đồ" mà chúng ta cần chống rung theo các phương pháp khác nhau.
Ví dụ: thông thường khi chống rung cho kệ máy, loa thì thường người ta sử dụng chân đinh còn đối với các thiết bị như CDP, Mâm đĩa than, Pre, Pow, Amply...thì dùng chân chống rung dạng mềm như cao su, silicon hoặc chân côn có bi...
Có rất nhiều hãng sản xuất món phụ kiện này, tùy vào mức độ chống rung, kết cấu...mà giá cả khác nhau từ nhiều đến rất nhiều. Có thể nói "chống rung" cho thiết bị chính là "nâng cấp" cho dàn máy với những khám phá bất ngờ mà trước đây khi chưa sử dụng ta không hề hay biết.
Hiện nhóm Hoa Phượng Đỏ đang sử dụng loại chân chống rung Magic Hexa kết cấu dạng tổ ong rỗng rất hiệu quả so với số tiền đầu tư, bác thử ngâm cứu xem sao.
Tham khảo bài viết về Magic Hexa: PC World VN ... khong-ngo/"-nguồn bác NhanDanTe bên vnav.vn.
 

lan806

Well-Known Member
Em nghĩ tuỳ sở thích mỗi cá nhân, em thì chẳng bỏ ra ngần ấy tiền để nâng cấp 3 cái chén lót dưới đáy ampli, sếp hình tam giác xuôi nghe 1 kiểu, tam giác ngược nghe 1 kiểu. Em thì thừa nhận trước khi tắm nghe 1 kiểu, tắm xong nghe 1 kiểu.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Ðề: Thực hư truyện chân đinh chống rung cho loa?

Magic hexa dùng cho amply và cdp có kết quả đấy ạ.
 
Em nghĩ tuỳ sở thích mỗi cá nhân, em thì chẳng bỏ ra ngần ấy tiền để nâng cấp 3 cái chén lót dưới đáy ampli, sếp hình tam giác xuôi nghe 1 kiểu, tam giác ngược nghe 1 kiểu. Em thì thừa nhận trước khi tắm nghe 1 kiểu, tắm xong nghe 1 kiểu.
Từ chân đinh bác Lân "nhân tiện" bàn qua hài âm ấy ạ? Cái vụ chén trà/ mắt trâu này một thời khá là ồn ào trong giang hồ. Tuy nhiên với hệ thống bình dân ( lao-en và mít-đồ-en) thì có lẽ mấy thừ đó là quá lãng phí, nhưng với những hệ thống hai-en đỉnh cao em nghĩ là có tác dụng thực sự đấy ạ. Mặc dù ai cũng biết khi chơi đến mức "tẩu" rồi thì việc sẵn sàng bỏ ra 1000 đ chỉ để mang lại hiệu quả 1 đ thì vẫn cứ chơi như thường.

Trờ lại chuyện " cái đinh" của bác chủ, có vẻ như bác muốn tìm hiểu sâu về chuyện nó nâng cao hiệu quả âm thanh chứ không chỉ đơn thuần là chống rung nữa. Seach net thì có vô vàn các bài viết về chuyện này, hỏi về cảm nhận khác biệt thì ít ai dám trả lời nếu test mù trừ vài cụ có nội công thâm hậu. Em liều mạng có vài ý vậy chắc là bác hiểu. :D
 

mostmusic

Member
Vâng. theo như ý kiến các bác và e tìm hiểu được thì trên thực tế có lẽ những yếu tố cần phải xử lý cho bộ loa nghe hay hơn thì nhà sản xuất đã xử lý và khắc phục. e nghĩ những vấn đề như chân đinh thì chỉ là thêm gia vị cho thêm ngon. thực sự khi e tìm hiều về vấn đề này thì chỉ thấy tài liệu nói về sản phẩm "đinh" hoặc những tác dụng của nó chung chung là sẽ "hơn" chứ ít thấy nói cụ thể là sẽ đem lại một thứ âm thanh hơn thế nào. e đã thử mấy kiểu kê, và không kê rồi cũng thử đặt tay hoặc cốc nước lên loa để kiểm tra độ rung của loa và sàn trong từng trường hợp rồi nghe xem có khác gì về âm thanh, nói chung rất là mơ hồ. không biết có bác nào có hệ thống "đinh" chuẩn cho e giao lưu mở rộng tầm mắt với ạ?
 

lan806

Well-Known Member
Em tới thời điểm này cùn về phương pháp nghe rồi bác ạ, gio em nghe bất quy tắc, em nằm, em ngồi, em đi lại em bật loudness, em chỉnh treble, bass tuỳ hứng theo cảm hứng bài hát em đang nghe. Chẳng bù lúc trước khổ sở vì âm hình, vì dải cao, dải thấp, dây đắt, dây rẻ,..... Tóm lại em không còn quan tâm nhiều tới tiểu tiết nữa, mặc dù cái tiểu tiết đó tốn Kha khá thời gian và tiền bạc. Dàn rẻ hay đắt thì cũng phân biệt được đâu là Chế Linh, đâu là Bằng Kiều.
 

pgasqlkt

Member
Ðề: Thực hư truyện chân đinh chống rung cho loa?

Bác lan806 đạt level Phản phác quy chân rùi
 

mostmusic

Member
Em tới thời điểm này cùn về phương pháp nghe rồi bác ạ, gio em nghe bất quy tắc, em nằm, em ngồi, em đi lại em bật loudness, em chỉnh treble, bass tuỳ hứng theo cảm hứng bài hát em đang nghe. Chẳng bù lúc trước khổ sở vì âm hình, vì dải cao, dải thấp, dây đắt, dây rẻ,..... Tóm lại em không còn quan tâm nhiều tới tiểu tiết nữa, mặc dù cái tiểu tiết đó tốn Kha khá thời gian và tiền bạc. Dàn rẻ hay đắt thì cũng phân biệt được đâu là Chế Linh, đâu là Bằng Kiều.

nói như bác thì e cũng gần vậy đấy. nhiều khi mở máy nghe nhạc thì cũng chỉ là thói quen, có khi chẳng nghe rồi lại tắt cả dàn đi vì không biết nghe cái gì. có những lúc chưa bật đã biết nó hót ra sao rồi. bù lại thì giờ e nghe nhiều theo chủ đề, tâm trạng thay vì thẩm âm như trước. Việc e nghịch ngợm mấy cái món chén đinh cũng là muốn cảm nhận sự thay đồi cho khác bên cạnh sự nâng cấp không giới hạn mà hầu bao thì có hạn.
 

ThanhtrangHTKT

Active Member
Ðề: Thực hư truyện chân đinh chống rung cho loa?

Cá nhân em thấy lắp thêm đinh chống rung nó triệt tiêu khả năng rung của thùng loa nên tiếng bass cảm thấy chắc hơn thật! nhất là những loa có trọng lượng nhẹ như búc seo, lúc đánh sờ tay vào thùng thấy rung thì lắp đinh chắc chắn tốt hơn!
 

Bin-K

Well-Known Member
Loa thì em chơi miếng lót, sub nhà em 30kg em chơi thêm 4 miếng đệm cao su cứng dày 3mm, còn vụ chống rung cho thiết bị thì em thấy nên làm với đầu CD còn lại amp em ko chơi. Bác nào bảo chống rung và ko chống rung như nhau thì làm một bộ như em thiết kế và đặt làm xem thế nào, em post ở trang 15 trong bài về bộ nhà em, mời các bác tham khảo.
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Re: Thực hư truyện chân đinh chống rung cho loa?

vâng, cảm ơn bác đã tư vấn. xin bác thêm cảm nhận về sự khác biệt đó được không ạ?

Bác đừng tham khảo những bài viết PR này nọ chỉ làm bác rối trí.
Dùng chân đinh hay không là tùy theo loa của bác cấu tạo thế nào, kệ, sàn của bác nó ra sao.

Mình cảm thấy khác biệt chỉ vì mình dùng Loa có ống thoát hơi (vent - port) nằm dưới đít loa, không có chân đinh và chân loa đặt làm riêng thì tiếng trầm bị giảm đi 1 ít.
Nếu bác dùng loa kín không có ống vent, hoặc ống vent nằm ngang (nằm trước nay sau loa) thì chẳng cần quan tâm đến chân loa làm gì.
Nếu thực sự chân loa cần đến thế, thì bản thân NSX đã có khuyến cáo khi họ bán hàng, hoặc gắn sẵn chân loa vào model loa đó rồi.

Bác cứ tư duy logic là được:

1. Thùng loa cần được cố định chắc chắn, đảm bảo thùng không bị rung mà chỉ có màng loa nó rung thôi. Nếu chân loa mà bác định mua có thể giúp cố định thùng loa thì nên xài.

2. Thùng nhẹ quá => tăng trọng lượng (đổ cát vào thùng, đặt lên trên loa 1 miếng đá tảng nặng v.v...)

3. Sóng âm thanh do loa phát ra cần có khoảng cách để thở, VD như loa có ống hơi nằm sau lưng cần đặt cách tường xa xa 1 tí, đặt sát quá thì cái ống hơi đó mất tác dụng.

4. Những loại loa đánh xuống sàn ( như loa sub) thì chân đinh không ăn thua, mà phải tăng trọng lượng để ép chặt nó xuống sàn.

5. Một số loại chân đinh không được làm với mục đích "cải thiện chất âm", mà chỉ với mục đích giúp loa khỏi bị đổ, đặc biệt là các loại loa cột, thường có chân đinh tạo thành 1 cái đế rộng hơn giúp loa cân bằng hơn.

6. Chân đinh xịn, bóng loáng, đắt tiền được làm chủ yếu với mục đích cải thiện thẩm mỹ cặp loa, và (quan trọng hơn hết) là móc túi người mua.
 

tuan_ipad2

Well-Known Member
Ðề: Re: Thực hư truyện chân đinh chống rung cho loa?

Em tới thời điểm này cùn về phương pháp nghe rồi bác ạ, gio em nghe bất quy tắc, em nằm, em ngồi, em đi lại em bật loudness, em chỉnh treble, bass tuỳ hứng theo cảm hứng bài hát em đang nghe. Chẳng bù lúc trước khổ sở vì âm hình, vì dải cao, dải thấp, dây đắt, dây rẻ,..... Tóm lại em không còn quan tâm nhiều tới tiểu tiết nữa, mặc dù cái tiểu tiết đó tốn Kha khá thời gian và tiền bạc. Dàn rẻ hay đắt thì cũng phân biệt được đâu là Chế Linh, đâu là Bằng Kiều.
Hi hi cái này mới gọi nghe nhạc này, chứ cứ xuốt ngày chăm chú để ý dải cao dải thấp không khéo lại tàu hỏa đau cả đầu, để thời gian nghe nhạc cho sướng
 

phongph

Member
Ðề: Re: Thực hư truyện chân đinh chống rung cho loa?

Vâng. khái niệm "đinh" ở đây ý em là không chỉ là đinh nhọn đầu mà có thế là hệ thống đỡ loa như tham khảo Nâng cấp âm thanh bằng chân kê chống rung - Số Hóa VnExpress. Đúng là sàn gạch thì e là loa sẽ nhảy khắp nhà. và bác nào đã thử và cảm nhận được sự khác biệt?

Chào "mostmusic"!
Tôi đã sử dụng qua B&W 803S và đang sử dụng 802 Diamond thì thấy catalogue có hướng dẫn sử dụng bánh xe và chân đinh (được cấp theo Loa): nếu sàn lót thảm thì dùng bánh xe, còn sàn bằng gạch hay gỗ thì nên sử dụng chân đinh. Tuy nhiên khi sử dụng chân đinh nếu lót thêm chén dưới chân đinh thì cải thiện khá nhiều về dải trầm (bass chặt hơn, bớt ù rền).
Thanks
 

mostmusic

Member
Re: Ðề: Re: Ðề: Re: Thực hư truyện chân đinh chống rung cho loa?

Cảm ơn các bác hungpmu, phongph, ngdhieu, Bin-K đã cho ý kiến.
Bác ngdhieu có nói vài ý kiến khá hay và đúng. e thấy có thắc mắc là có lẽ cần phân biệt rõ là tiêu rung và triệt rung. (sự rung của thùng được hiểu theo e là loa phần lớn là do sự cộng hưởng và sự đẩy - hút khí của ống thông hơi liên tục theo màng loa).
1. Tiêu rung: như các biện pháp như các bác đang nói, tức là khi thùng loa cộng hưởng sẽ rung lên, và bộ phận chân chén sẽ biến chuyển hóa sự rung của thùng loa thành dạng năng lượng khác (nhiệt năng,...). về bản chất theo e thì là bộ phận tiêu rung là tạo ra dao động cưỡng bức ngược pha với dao động rung của thùng loa (có lẽ giống như nguyên lý của giảm sóc xe vậy). Trường hợp này thì các bác đã cho ý kiện là làm cải thiện tiếng bass. Cái này e chưa cảm nhận được có lẽ chưa đúng phương pháp. hic
2. Triệt rung: tức là các bác thử hình dung đơn giản như mình chế một cái khung cứng đủ khỏe và nặng, rồi cố định với loa (kiểu như bắt vít cố định xuống sàn vây e ví thế cho dễ hình dung thôi ạ) khiến cho thùng loa nó không phát sinh rung có thể dễ cảm nhận được (thực tế vẫn rung nhưng gần như nhỏ vì trong thùng luôn có hiện tượng cộng hưởng). Theo cách này thì theo e thùng loa sẽ có biến đổi căn bằn về độ cứng vật lý dẫn tới tính chất cộng hưởng của thùng sẽ thay đổi. tức là loa sẽ không có tiếng bass nhiều và lực mà sẽ rất nông vì bị hạn chế cưỡng bức sự cộng hưởng (vì e có đọc được chất liệu làm thùng loa phải có tính đàn hồi và có độ "xốp" nhất định nên gỗ thông, MDF hay được dùng).
E hiểu thế có vấn đề gì sai, xin các bác thêm ý kiến ạ.
 

Bin-K

Well-Known Member
Re: Ðề: Re: Thực hư truyện chân đinh chống rung cho loa?

Tuy nhiên khi sử dụng chân đinh nếu lót thêm chén dưới chân đinh

Với nền cứng thì cái này là bắt buộc chứ ko phải "nếu" bác ạ và chén cũng phải là chén dùng cho nền cứng (chén có lớp cao su) chứ ko phải chén bình thường. Bác mà chơi trực tiếp đinh xuống nền cứng nó còn phản tác dụng chống rung nữa chứ đừng nói đến chống rung. Em làm thiết kế công nghiệp rất hay cho mấy món chống rung lên máy giả lập để thử nghiệm nên mấy khoản này em khá rõ.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Ðề: Thực hư truyện chân đinh chống rung cho loa?

Trường hợp chân loa bookshelf thì sao bác nhỉ? Em thấy mấy chân loa của hãng ko có chén hứng, chỉ có chân đinh thôi
 
Bên trên