Biên niên sử Hollywood: Bài 9- Dòng phim Học thuyết âm mưu

lengockhanhi

Film critic
Nếu bạn muốn biết thế nào là hoang tưởng, có lẽ bộ phim A beautiful Mind sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của chứng rối loạn tâm thần này. Trong đó, giáo sư Nash đã sống trong nỗi lo sợ về một mối đe dọa, thấy mình chìm trong âm mưu gián điệp, khủng bố, ám sát vv. Nếu kịch bản không giải thích rõ ở cuối phim rằng giáo sư Nash bị bệnh tâm thần, có lẽ chính người xem cũng nghĩ những hoang tưởng đó là có thật.

Khi nhìn lại lịch sử điện ảnh Mỹ, ta sẽ thấy có quá nhiều học thuyết âm mưu rất hoang tưởng trong phim. Có thể nói dòng phim về học thuyết âm mưu là một đặc sản của Mỹ, không một quốc gia nào khác lại có dòng phim tương tự, nó cho thấy nỗi lo sợ trong dân chúng Mỹ về học thuyết âm mưu là một điều có thật và khá thú vị để ta phân tích như trong bài viết sau đây.

Học thuyết âm mưu là một nhánh của dòng phim Thriller, Mystery, trong đó nhân vật chính bị săn đuổi bởi một thế lực hắc ám, và anh ta hay chị ta phải cố gắng tìm ra sự thậtvề một âm mưu bí mật, độc ác nào đó bị che giấu. Có thể nói thể loại phim này là biểu hiện rõ nhất nỗi lo sợ khủng khiếp của người dân Mỹ đối với những bóng đen có tầm cỡ thế giới hay quốc gia đang bao phủ trên cuộc sống của họ. Những bóng đen đó có thể là chủ nghĩa tư bản, cộng sản, là tôn giáo, khủng bố hoặc chiếntranh… Ta có thể so sánh dòng phim này với 1 dòng phim khác, là phim thảm họa để thấy rằng phim thảm họa đại diện cho những điều trông thấy được, còn phim học thuyết âm mưu hoang tưởng biểu hiện cho một thứ ghê gớm tương tự nhưng vô hình.

Dòng phim hoang tưởng sinh ra trong khói lửa của chiến tranh, và nó leo đến dỉnh điểm vào những thời kì mà dân chúng Mỹ hoang mang, lo sợ nhất về một mối nguy hiểm vô hình rình rập, kiểm soát họ. Trong thế chiến thứ 2, phim học thuyết âm mưu ra đời và lồng ghép với thể loại gián điệp, điển hình là dòng phim của Hitchcock, như phim Saboteur nói về một tổ chức gián điệp phản động của Đức gieo rắc kinh hoàngkhắp nước Mỹ, phim The Man who knew too much nói về một âm mưu ám sát chính trị, phim Topaz nói về sự cài cắm điệp viên của khối cộng sản vào khối Nato.

Nhưng phim học thuyết âm mưu không phải luôn gắn với chủ đề gián điệp, đôi khi 1 phim kinh dị như Invasion of Body Snatchers cũng là một ẩn dụ cho âm mưu nô lệ, kiểm soát tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong thời gian từ 1945 đến 1960 có gần 30 phim về học thuyết âm mưu, tương ứng với cuộcchiến tranh lạnh, với vũ khí hạt nhân, xung đột vũ trang và mối đe dọa của chủnghĩa cộng sản lên nước Mỹ. Gần như toàn bộ những phim này đều mô tả về âm mưu xâm lược của Liên Xô và các nước cộng sản khác.

Trong giai đoạn thứ 2, từ 1965-1980 dòng phim học thuyết âm mưu chuyển hướng đề tài sang những mối đe dọa đến từ chính chủ nghĩa tư bản, mà đại diện là những ôm trùm tài phiệt, là tổng thống, là cơ quan tình báo CIA. Ví dụ phim All the president’s men nói về âm mưu của tổng thống Nixon trong sự kiện Water Gate, phim Conversation cũng là 1 ẩn dụ cho sự kiện này. Ngoài ra còn có những phim như: 3 ngày của Condor là một vídụ điển hình cho âm mưu ám sát, thủ tiêu của CIA, hay Coma kể về âm mưu của giới tài phiệt trong ngành y khoa, hay phim Hồ sơ Odessa kể về âm mưu che dấu tội ác cho bọn quốc xã… Những phim kể trên cho thấy tất cả kẻ xấu đều sẵn sàng giết người và phạm tội ác ghê tởm vì tiền. Trong mắt dân chúng, những đối tượng sau đây là kẻ xấu: Tổng thống Mỹ, CIA, bọn nhà giàu. Dòng phim học thuyết âm mưu này đạt đến đỉnh cao nhất vào năm 1979, với 18 phim.

Trong thập niên 80-90 dòng phim học thuyết âm mưu tiếp tục xoay quanh chủ đề mối đe dọa đến từ chính phủ Mỹ, người dân không còn tự do, họ có thể bị giết, bị kiểm soát, bịt heo dõi bởi CIA hay nhà Trắng, như trong phim The Client, Absolute Power, Pelicanbrief, Enemy of the State… Về phim truyền hình, ta có serie X-Files kéo dài suốt nhiều năm, là đại diện xuất sắc cho dòng phim này.

Đầu thế kỉ 21, những phim âm mưu chính trị vẫn rất ăn khách, ví dụ serie truyền hình Prison Break, tuy nhiên học thuyết âm mưu được mở rộng sang những lĩnh vực khác, ví dụ như khoa học kỹ thuật (những phim như Paycheck, Matrix,I-Robot, Inception), tôn giáo (Davinci Code, Angel and demons)… Yếu tố hành động dần dần lấn át yếu tố Thriller, và nhiều khi rất khó để bóc tách âm mưu ra khỏi hành động bắn giết,ví dụ như dòng phim Jason Bourne là một loại học thuyết âm mưu bị che bởi khói lửa và các màn rượt đuổi… Hay phim The Island chỉ đọng lại trong đầu khán giả những cảnh khói lửa theo đúng phong cách Micheal Bay.

Nếu nhìnqua những nước khác, ta sẽ không thể thấy hiện tượng “học thuyết âm mưu“ rõ rệtvà dày đặc như điện ảnh Mỹ, ngay cả những quốc gia làm nhiều phim như Hàn quốc, Pháp, Anh. Phim âm mưu nổi bật nhất chỉ có vài bộ, ví dụ như bộ 3 Millenium của Đan mạch, Red Riding của Anh, serie truyền hình Giant, IRIS của Hàn quốc.

Nước Mỹ có phải là thiên đường không nhỉ ? Khi người ta sợ hãi thường trực như thế, một nỗi sợ vô hình…
 
Chỉnh sửa lần cuối:

security_plus

New Member
Ðề: Biên niên sử Hollywood: Bài 9- Dòng phim Học thuyết âm mưu

Nếu bạn muốn biết thế nào là hoang tưởng, có lẽ bộ phim A beautiful Mind sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của chứng rối loạn tâm thần này. Trong đó, giáo sư Nash đã sống trong nỗi lo sợ về một mối đe dọa, thấy mình chìm trong âm mưu gián điệp, khủng bố, ám sát vv. Nếu kịch bản không giải thích rõ ở cuối phim rằng giáo sư Nash bị bệnh tâm thần, có lẽ chính người xem cũng nghĩ những hoang tưởng đó là có thật.



Thanks Nhi.

Cho mình hỏi là The Six Sense có nằm trong diện học thuyết âm mưu gì đó không vì mình không rõ thế nào là học thuyết âm mưu. Hic.

Xem The Six Sense mà mình day dứt mãi (thời điểm đó) và sau này thì ngộ ra nhiều điều về thế giới thực (biết đâu đó lại là ...)
 

luuthanhbinh

Well-Known Member
Ðề: Biên niên sử Hollywood: Bài 9- Dòng phim Học thuyết âm mưu

Đây là một dòng phim mình rất yêu thích. Đặc biệt với thể loại phim truyền hình thì những phim thuộc học thuyết âm mưu này rất nhiều. Dòng phim này có đặc điểm là nhiều tình tiết cuốn hút, dồn dập và thường kết thúc rất bất ngờ. Nhưng một khi đã quen rồi thì lại rất hay đoán được cái kết.
 

thich_xem_phim

Active Member
Thời Chiến tranh Lạnh tổng thống Mỹ khi đó là Kennedy đang cố lôi kéo các nước khác trong đó có Mexico vào phe mình để tấn công khủng bố Cuba. Nhưng Mexico không đồng tình với chiến dịch chống phá Cuba ấy. Và vị đại sứ Mexico đã nói rằng “Nếu chúng tôi tuyên bố công khai rằng Cuba là 1 đe dọa đối với an ninh của chúng tôi, 40 triệu dân Mexico sẽ chết cười mất”. Nhưng ở Mỹ thì người ta không chết vì cười. Văn hóa Mỹ dễ bị sợ hãi có lẽ xuất phát từ 2 nguyên nhân.

Thứ nhất, nó có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử lập quốc, liên quan đến việc chinh phục lục địa này, khi người ta phải tiêu diệt dân bản xứ, và đến chế độ nô lệ, khi mọi người bắt buộc phải kiểm soát chặt chẽ 1 đám dân bị coi là nguy hiểm vì không biết lúc nào nô lệ có thể nổi dậy chống lại mình. Lần cuối cùng Mỹ bị đe dọa là trong cuộc chiến tranh năm 1812 với đế quốc Anh. Kể từ đó, nó chỉ biết chinh phục người khác. Điều này đã làm nảy sinh 1 cảm giác là sẽ có ai đó truy nã nó và nước Mỹ trở thành 1 xứ sở rất dễ sợ hãi.

Thứ hai, đó là sự đóng góp của văn hóa truyền thông đại chúng ở Mỹ. Những tập đoàn có liên hệ chặt chẽ với chính phủ lên kế hoạch kiểm soát thái độ và dư luận, làm dân chúng sợ hãi thông qua những học thuyết âm mưu lồng ghép trong những sản phẩm truyền thông trong đó có phim ảnh cho thấy sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa khủng bố… Vì nếu dân chúng tin và sợ rằng an ninh bị đe dọa thì họ sẽ ngoan ngoãn ủng hộ các cuộc chiến tranh do chính phủ phát động.

Lấy trường hợp của Iraq. Không có nước nào khác coi Iraq là 1 mối đe dọa an ninh của họ. Kuwait và Iran, cả hai đã từng bị Iraq xâm lược, cũng không coi Iraq là mối đe dọa an ninh của mình. Chịu hậu quả của những cuộc cấm vận đã đưa đến cái chết của hàng trăm ngàn người, Iraq có 1 nền kinh tế yếu nhất và 1 lực lượng quân sự yếu nhất trong khu vực. Chi phí quân sự của Iraq chưa bằng 1 nửa của Kuwait, và còn thấp hơn nhiều so với các nước khác ở Trung Đông. Và tất nhiên là tất cả mọi người sống trong khu vực ấy đều biết rằng còn có 1 siêu cường khác ở đó – có thể coi là 1 căn cứ quân sự của Mỹ ở hải ngoại – đang sở hữu hàng trăm thứ vũ khí hạt nhân cùng 1 lực lượng vũ trang khổng lồ là Israel. Chỉ có Mỹ là người ta sợ Iraq. Đây thực sự là thành công của tuyên truyền.

P/S: Thuật ngữ “học thuyết âm mưu” là 1 thuật ngữ thú vị. Nếu ai đó ở Mỹ nói Liên Xô tấn công Iraq thực chất là để kiểm soát dầu mỏ thì không ai gọi đó là “học thuyết âm mưu” mà đó là “lập kế hoạch”. Còn nếu nói Mỹ tấn công Iraq thực chất là để kiểm soát dầu mỏ thì bị ghép vào "học thuyết âm mưu".

(Tổng hợp từ Noam Chomsky)
 

soildsnake

Active Member
Ðề: Biên niên sử Hollywood: Bài 9- Dòng phim Học thuyết âm mưu

Bài viết hay chị ak.
 

moc nhi

Member
Ðề: Biên niên sử Hollywood: Bài 9- Dòng phim Học thuyết âm mưu

Học thuyết âm mưu thì trong tiểu thuyết còn nhiều hơn trong phim ảnh nữa, như Dan Brow có Điểm Dối Lừa, Sidney Sheldon thì có Âm Mưu Ngày Tận Thế, James Grady có 6 ngày của Condor (truyện này về sau thì đổi lại thành 3 ngày của Condor) v.v..
Gần như tác giả loại truyện hành động của Mẽo nào cũng có một vài quyển nhắc tới học thuyết âm mưu.
 

lenam_dn

New Member
Ðề: Biên niên sử Hollywood: Bài 9- Dòng phim Học thuyết âm mưu

Cám ơn chị Nhi nhiều nhiều ^^! Những bài viết của chị Nhi có rất nhiều thứ để học hỏi. :) Giờ thì biết thêm được vài tên fim và 1 dòng fim nữa ;))
 

tvah8125

New Member
Ðề: Biên niên sử Hollywood: Bài 9- Dòng phim Học thuyết âm mưu

Bài viết rất hay giúp mình hiểu hơn về thể loại này. Thanks!
 
Ðề: Biên niên sử Hollywood: Bài 9- Dòng phim Học thuyết âm mưu

Nhắc đến nhân vật bị ám ảnh bởi học thuyết âm mưu, thì ko thể nhắc tới Harry Pfarrer trong phim "Burn After Reading" với hoạt cảnh trong công viên, khi Harry nghĩ Linda và tất cả người xung quanh là gián điệp hay mật vụ. Chắc là 1 kiểu hài hước hóa hình tượng bị ám ảnh bởi họ thuyết âm mưu như giáo sư Nash trong Beautiful Mind.

Nói về phim học thuyết âm mưu thì phim đầu tiên mình xem là The Long Kiss Goodbye (tất nhiên là lậu). Sau đó bắt đầu có ấn tượng với bộ phim mang chính tên học thuyết âm mưu Conspiracy Theory có Mel Gibson. Gần đây nhất thì có phim Total Recall cũng có nội dung liên quan đến học thuyết âm mưu. Nhưng ấn tượng mạnh nhất thì chính là phim Dark City, một sự kết hợp khá hoàn hảo giữa phim noir, trinh thám, khoa học viễn tưởng và học thuyết âm mưu.

Học thuyết âm mưu có vẻ tương đồng với thuyết "tảng băng trôi" của Ernest Hemingway nhưng có phần nào đó bị cường điệu hóa quá mức. Trong khi Sherlock Holmes từ những vết tích trên cái tẩu để đoán ra tính cách của người chủ, thì đa phần những người theo học thuyết âm mưu hầu hết từ những tin đồn, chứng cứ mơ hồ mà gán ghép 1 sự việc thành sự sắp xếp, che đậy của 1 tổ chức bí mật nào đó. Ko phải cái nào cũng sai, nhưng có những cái khiến ta khó có thể tin là thật được. Ví dụ như, ta có thể ngờ ngợ về việc ám sát John F. Kennedy nhưng bảo rằng Mĩ đạo diễn vụ tòa tháp đôi 11/9 thì lại là 1 bước quá xa.

Tuy nhiên, áp dụng học thuyết âm mưu vào phim ảnh thì còn gì tuyệt hơn? Dẫn dắt khán giả trong màn sương mù, lột tả sự thật nhưng bóc gỡ từng mãng vữa trên 1 bức tường loang lổ, để rồi từ đó dần dần hiện ra nguyên 1 bức tranh: 1 âm mưu khủng khiếp. Âm mưu hiện lên, cũng là lúc trong đầu khán giả đã giải xong những ô puzzle mà đạo diễn cài cắm từ đầu. Những tình tiết nhỏ nhặt, những hiện tượng riêng lẻ ko mấy liên quan, những lời nói bâng quơ, tất cả từng chút từng chút 1 vô tình xoắn vào nhau, rối như tơ vò.

Nhân vật chính trong dạng phim này thường có 2 thân phận: 1 là kẻ bình thường bị cuốn vào vòng xoáy như Jerry Shaw trong Eagle Eye, 2 là kẻ đã từng ở trong đống tơ rối ấy nhưng quên mất mình là ai. Nghe quen ko? Jason Bourne của chúng ta chứ ai. Thường thì nhân vật chính sẽ lần mò lạc lối trong đống tơ mà ko để ý rằng, chỉ cần giật mạnh 1 cái, bức tường che chắn tội ác yếu ớt kia sẽ sụp đổ (tuy nhiên thường đi kèm với giá rất đắt như tính mạng nhiều người khác sẽ bị ảnh hưởng). Và cái âm mưu đấy nhiều khi ko phải mới có, mà đã tồn tại rất lâu rồi, và vô hình chung khống chế quy luật của xã hội hiện hữu. Nhân vật chính nhiều khi phải lựa chọn: cứ để nó thế hay gào lên cho mọi người biết và có thể cả xã hội sụp đổ? Hãy nhớ lại Rorschach trong Watchmen.

Hay nhân vật chính sẽ đi tìm 1 người để chia sẻ trách nhiệm nặng nề này? Đây sẽ là vấn đề, tìm ai? Hãy nhớ lại trong Vantage Point, 1 trong những kẻ chủ mưu ám sát lại là kẻ trong đội cận vệ của tổng thống? Hay trong 1 phim khác thì khi nhân vật chính bị uy hiếp, đã tìm đến người có thẩm quyền và người này dẫn đến 1 người có thẩm quyền cao hơn, nhưng họng súng từ đó chĩa vào nhân vật chính.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

moc nhi

Member
Ðề: Biên niên sử Hollywood: Bài 9- Dòng phim Học thuyết âm mưu

Cám ơn bạn Zainor Dean nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: Biên niên sử Hollywood: Bài 9- Dòng phim Học thuyết âm mưu

Nói đến dòng này mình liên tưởng đến Eagle Eye...:)) xem đoạn kết mà shock quá
 
Cho mình hỏi là mấy phim phiêu lưu nhưng sử dụng rất nhiều đầu mối, tin đồn từ quá khứ có được gọi là phim học thuyết âm mưu? Dạng như mấy phần national treasure hay mấy phim làm từ tiểu thuyết của Dan Brown: Davinci code, Angel & Demon,..
Ngoài ra thì các bạn có biết mấy phim nào cũng giống giống như mấy phim mình kể không? Down về để Tết rảnh ngồi xem
 
Bên trên