lengockhanhi
Film critic
Nếu bạn muốn biết thế nào là hoang tưởng, có lẽ bộ phim A beautiful Mind sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của chứng rối loạn tâm thần này. Trong đó, giáo sư Nash đã sống trong nỗi lo sợ về một mối đe dọa, thấy mình chìm trong âm mưu gián điệp, khủng bố, ám sát vv. Nếu kịch bản không giải thích rõ ở cuối phim rằng giáo sư Nash bị bệnh tâm thần, có lẽ chính người xem cũng nghĩ những hoang tưởng đó là có thật.
Khi nhìn lại lịch sử điện ảnh Mỹ, ta sẽ thấy có quá nhiều học thuyết âm mưu rất hoang tưởng trong phim. Có thể nói dòng phim về học thuyết âm mưu là một đặc sản của Mỹ, không một quốc gia nào khác lại có dòng phim tương tự, nó cho thấy nỗi lo sợ trong dân chúng Mỹ về học thuyết âm mưu là một điều có thật và khá thú vị để ta phân tích như trong bài viết sau đây.
Học thuyết âm mưu là một nhánh của dòng phim Thriller, Mystery, trong đó nhân vật chính bị săn đuổi bởi một thế lực hắc ám, và anh ta hay chị ta phải cố gắng tìm ra sự thậtvề một âm mưu bí mật, độc ác nào đó bị che giấu. Có thể nói thể loại phim này là biểu hiện rõ nhất nỗi lo sợ khủng khiếp của người dân Mỹ đối với những bóng đen có tầm cỡ thế giới hay quốc gia đang bao phủ trên cuộc sống của họ. Những bóng đen đó có thể là chủ nghĩa tư bản, cộng sản, là tôn giáo, khủng bố hoặc chiếntranh… Ta có thể so sánh dòng phim này với 1 dòng phim khác, là phim thảm họa để thấy rằng phim thảm họa đại diện cho những điều trông thấy được, còn phim học thuyết âm mưu hoang tưởng biểu hiện cho một thứ ghê gớm tương tự nhưng vô hình.
Dòng phim hoang tưởng sinh ra trong khói lửa của chiến tranh, và nó leo đến dỉnh điểm vào những thời kì mà dân chúng Mỹ hoang mang, lo sợ nhất về một mối nguy hiểm vô hình rình rập, kiểm soát họ. Trong thế chiến thứ 2, phim học thuyết âm mưu ra đời và lồng ghép với thể loại gián điệp, điển hình là dòng phim của Hitchcock, như phim Saboteur nói về một tổ chức gián điệp phản động của Đức gieo rắc kinh hoàngkhắp nước Mỹ, phim The Man who knew too much nói về một âm mưu ám sát chính trị, phim Topaz nói về sự cài cắm điệp viên của khối cộng sản vào khối Nato.
Nhưng phim học thuyết âm mưu không phải luôn gắn với chủ đề gián điệp, đôi khi 1 phim kinh dị như Invasion of Body Snatchers cũng là một ẩn dụ cho âm mưu nô lệ, kiểm soát tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong thời gian từ 1945 đến 1960 có gần 30 phim về học thuyết âm mưu, tương ứng với cuộcchiến tranh lạnh, với vũ khí hạt nhân, xung đột vũ trang và mối đe dọa của chủnghĩa cộng sản lên nước Mỹ. Gần như toàn bộ những phim này đều mô tả về âm mưu xâm lược của Liên Xô và các nước cộng sản khác.
Trong giai đoạn thứ 2, từ 1965-1980 dòng phim học thuyết âm mưu chuyển hướng đề tài sang những mối đe dọa đến từ chính chủ nghĩa tư bản, mà đại diện là những ôm trùm tài phiệt, là tổng thống, là cơ quan tình báo CIA. Ví dụ phim All the president’s men nói về âm mưu của tổng thống Nixon trong sự kiện Water Gate, phim Conversation cũng là 1 ẩn dụ cho sự kiện này. Ngoài ra còn có những phim như: 3 ngày của Condor là một vídụ điển hình cho âm mưu ám sát, thủ tiêu của CIA, hay Coma kể về âm mưu của giới tài phiệt trong ngành y khoa, hay phim Hồ sơ Odessa kể về âm mưu che dấu tội ác cho bọn quốc xã… Những phim kể trên cho thấy tất cả kẻ xấu đều sẵn sàng giết người và phạm tội ác ghê tởm vì tiền. Trong mắt dân chúng, những đối tượng sau đây là kẻ xấu: Tổng thống Mỹ, CIA, bọn nhà giàu. Dòng phim học thuyết âm mưu này đạt đến đỉnh cao nhất vào năm 1979, với 18 phim.
Trong thập niên 80-90 dòng phim học thuyết âm mưu tiếp tục xoay quanh chủ đề mối đe dọa đến từ chính phủ Mỹ, người dân không còn tự do, họ có thể bị giết, bị kiểm soát, bịt heo dõi bởi CIA hay nhà Trắng, như trong phim The Client, Absolute Power, Pelicanbrief, Enemy of the State… Về phim truyền hình, ta có serie X-Files kéo dài suốt nhiều năm, là đại diện xuất sắc cho dòng phim này.
Đầu thế kỉ 21, những phim âm mưu chính trị vẫn rất ăn khách, ví dụ serie truyền hình Prison Break, tuy nhiên học thuyết âm mưu được mở rộng sang những lĩnh vực khác, ví dụ như khoa học kỹ thuật (những phim như Paycheck, Matrix,I-Robot, Inception), tôn giáo (Davinci Code, Angel and demons)… Yếu tố hành động dần dần lấn át yếu tố Thriller, và nhiều khi rất khó để bóc tách âm mưu ra khỏi hành động bắn giết,ví dụ như dòng phim Jason Bourne là một loại học thuyết âm mưu bị che bởi khói lửa và các màn rượt đuổi… Hay phim The Island chỉ đọng lại trong đầu khán giả những cảnh khói lửa theo đúng phong cách Micheal Bay.
Nếu nhìnqua những nước khác, ta sẽ không thể thấy hiện tượng “học thuyết âm mưu“ rõ rệtvà dày đặc như điện ảnh Mỹ, ngay cả những quốc gia làm nhiều phim như Hàn quốc, Pháp, Anh. Phim âm mưu nổi bật nhất chỉ có vài bộ, ví dụ như bộ 3 Millenium của Đan mạch, Red Riding của Anh, serie truyền hình Giant, IRIS của Hàn quốc.
Nước Mỹ có phải là thiên đường không nhỉ ? Khi người ta sợ hãi thường trực như thế, một nỗi sợ vô hình…
Khi nhìn lại lịch sử điện ảnh Mỹ, ta sẽ thấy có quá nhiều học thuyết âm mưu rất hoang tưởng trong phim. Có thể nói dòng phim về học thuyết âm mưu là một đặc sản của Mỹ, không một quốc gia nào khác lại có dòng phim tương tự, nó cho thấy nỗi lo sợ trong dân chúng Mỹ về học thuyết âm mưu là một điều có thật và khá thú vị để ta phân tích như trong bài viết sau đây.
Học thuyết âm mưu là một nhánh của dòng phim Thriller, Mystery, trong đó nhân vật chính bị săn đuổi bởi một thế lực hắc ám, và anh ta hay chị ta phải cố gắng tìm ra sự thậtvề một âm mưu bí mật, độc ác nào đó bị che giấu. Có thể nói thể loại phim này là biểu hiện rõ nhất nỗi lo sợ khủng khiếp của người dân Mỹ đối với những bóng đen có tầm cỡ thế giới hay quốc gia đang bao phủ trên cuộc sống của họ. Những bóng đen đó có thể là chủ nghĩa tư bản, cộng sản, là tôn giáo, khủng bố hoặc chiếntranh… Ta có thể so sánh dòng phim này với 1 dòng phim khác, là phim thảm họa để thấy rằng phim thảm họa đại diện cho những điều trông thấy được, còn phim học thuyết âm mưu hoang tưởng biểu hiện cho một thứ ghê gớm tương tự nhưng vô hình.
Dòng phim hoang tưởng sinh ra trong khói lửa của chiến tranh, và nó leo đến dỉnh điểm vào những thời kì mà dân chúng Mỹ hoang mang, lo sợ nhất về một mối nguy hiểm vô hình rình rập, kiểm soát họ. Trong thế chiến thứ 2, phim học thuyết âm mưu ra đời và lồng ghép với thể loại gián điệp, điển hình là dòng phim của Hitchcock, như phim Saboteur nói về một tổ chức gián điệp phản động của Đức gieo rắc kinh hoàngkhắp nước Mỹ, phim The Man who knew too much nói về một âm mưu ám sát chính trị, phim Topaz nói về sự cài cắm điệp viên của khối cộng sản vào khối Nato.
Nhưng phim học thuyết âm mưu không phải luôn gắn với chủ đề gián điệp, đôi khi 1 phim kinh dị như Invasion of Body Snatchers cũng là một ẩn dụ cho âm mưu nô lệ, kiểm soát tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong thời gian từ 1945 đến 1960 có gần 30 phim về học thuyết âm mưu, tương ứng với cuộcchiến tranh lạnh, với vũ khí hạt nhân, xung đột vũ trang và mối đe dọa của chủnghĩa cộng sản lên nước Mỹ. Gần như toàn bộ những phim này đều mô tả về âm mưu xâm lược của Liên Xô và các nước cộng sản khác.
Trong giai đoạn thứ 2, từ 1965-1980 dòng phim học thuyết âm mưu chuyển hướng đề tài sang những mối đe dọa đến từ chính chủ nghĩa tư bản, mà đại diện là những ôm trùm tài phiệt, là tổng thống, là cơ quan tình báo CIA. Ví dụ phim All the president’s men nói về âm mưu của tổng thống Nixon trong sự kiện Water Gate, phim Conversation cũng là 1 ẩn dụ cho sự kiện này. Ngoài ra còn có những phim như: 3 ngày của Condor là một vídụ điển hình cho âm mưu ám sát, thủ tiêu của CIA, hay Coma kể về âm mưu của giới tài phiệt trong ngành y khoa, hay phim Hồ sơ Odessa kể về âm mưu che dấu tội ác cho bọn quốc xã… Những phim kể trên cho thấy tất cả kẻ xấu đều sẵn sàng giết người và phạm tội ác ghê tởm vì tiền. Trong mắt dân chúng, những đối tượng sau đây là kẻ xấu: Tổng thống Mỹ, CIA, bọn nhà giàu. Dòng phim học thuyết âm mưu này đạt đến đỉnh cao nhất vào năm 1979, với 18 phim.
Trong thập niên 80-90 dòng phim học thuyết âm mưu tiếp tục xoay quanh chủ đề mối đe dọa đến từ chính phủ Mỹ, người dân không còn tự do, họ có thể bị giết, bị kiểm soát, bịt heo dõi bởi CIA hay nhà Trắng, như trong phim The Client, Absolute Power, Pelicanbrief, Enemy of the State… Về phim truyền hình, ta có serie X-Files kéo dài suốt nhiều năm, là đại diện xuất sắc cho dòng phim này.
Đầu thế kỉ 21, những phim âm mưu chính trị vẫn rất ăn khách, ví dụ serie truyền hình Prison Break, tuy nhiên học thuyết âm mưu được mở rộng sang những lĩnh vực khác, ví dụ như khoa học kỹ thuật (những phim như Paycheck, Matrix,I-Robot, Inception), tôn giáo (Davinci Code, Angel and demons)… Yếu tố hành động dần dần lấn át yếu tố Thriller, và nhiều khi rất khó để bóc tách âm mưu ra khỏi hành động bắn giết,ví dụ như dòng phim Jason Bourne là một loại học thuyết âm mưu bị che bởi khói lửa và các màn rượt đuổi… Hay phim The Island chỉ đọng lại trong đầu khán giả những cảnh khói lửa theo đúng phong cách Micheal Bay.
Nếu nhìnqua những nước khác, ta sẽ không thể thấy hiện tượng “học thuyết âm mưu“ rõ rệtvà dày đặc như điện ảnh Mỹ, ngay cả những quốc gia làm nhiều phim như Hàn quốc, Pháp, Anh. Phim âm mưu nổi bật nhất chỉ có vài bộ, ví dụ như bộ 3 Millenium của Đan mạch, Red Riding của Anh, serie truyền hình Giant, IRIS của Hàn quốc.
Nước Mỹ có phải là thiên đường không nhỉ ? Khi người ta sợ hãi thường trực như thế, một nỗi sợ vô hình…
Chỉnh sửa lần cuối: