lengockhanhi
Film critic
Như ta biết, dấu vân tay là đặc điểm nhân dạng riêng của mỗi người, nhưng các bạn có biết rằng mỗi bộ phim cũng có dấu chỉ nhận dạng riêng của mình. Việc xác lập "dấu tay" cho từng phim là một phương pháp phân tích phim rất độc đáo mà Nhi sẽ trình bày trong bài hôm nay.
Frederic Brodbeck là một sinh viên ngành đồ họa trẻ tuổi người Hà Lan. Năm 2011 trong luận án tốt nghiệp tại trường Mỹ thuật La Haye, anh đã chọn đề tài cinemetrics (phân tích định lượng trong điện ảnh), với dự án thiết kế một phương pháp mới để phân tích và xếp loại phim, mà anh gọi là : Dấu ấn nhận dạng của phim (Film’s Fingerprint). Mục đích của phương pháp này là thể hiện tất cả thông số kỹ thuật của phim một cách trực quan, để người xem chỉ cần nhìn sơ qua là có thể nhận dạng bộ phim đó.
Thực ra chuyên ngành cinematrics không mới, mà nó đã có từ giữa thập niên 70. Người ta phân tích bộ phim bằng những thông số kỹ thuật như: độ dài mỗi cảnh quay, góc máy, chuyển động, màu sắc chủ đạo... Nhưng việc kết hợp những con số đo đạc này và đồ họa vi tính quả thật là một sáng kiến độc đáo.
Đầu tiên, anh ta viết một phần mềm cho phép phân tích một DVD rom của bộ phim và đo đạc tự động các thông số kỹ thuật. Sau đó sẽ tổng hợp các thông số này trên 1 biểu đồ hình cung tròn. Anh gọi đó là Dấu vân tay của phim.
Hình bên dưới sẽ cho bạn dấu vân tay của bộ phim: Quantum of Solace, nó có dạng 1 cung tròn, nhiều lớp màu khó hiểu. Nhi sẽ giải thích cách đọc dấu vân tay này như sau.
1) Chu vi của cung tròn thể hiện độ dài của bộ phim, khởi đầu ở điểm 12h và diễn tiến trong phim đi thuận chiều kim đồng hồ, cho đến điểm kết thúc.
2) Mỗi phân khúc (sector) thể hiện độ dài của 10 cảnh liên tiếp.
3) Phần mềm tự động nhận biết sự cắt cảnh trong phim, và số cảnh quay, độ dài mỗi cảnh quay được thể hiện trong lớp ngoài cùng của cung tròn, gọi là lớp Khung hình (Frame). Trong lớp này, biên độ dao động ly tâm cũng cho ta biết cảnh trong phim là cảnh động hay cảnh tĩnh (Động có nghĩa là chuyển động của nhân vật, hoặc tương đối do di chuyển camera).
Thuật toán tự động nhận diện khuôn mặt sẽ cho thông tin về góc máy : Close up, long shot hay medium...
4) Màu sắc của bộ phim được phân tích ở nhiều cấp độ, và thể hiệntrên các lớp của cung tròn, tương ứng mỗi lớp là 1 bảng màu, từ ngoài vào trong cung tròn ta có các lớp sau đây : khung hình, cảnh quay, chương trong kịch bản, và tổng thể bộ phim.
Có hai bảng màu : Bảng màu tổng quát cho cho bộ phim nằmtrong cùng , và bảng màu chi tiết cho từng phân đoạn trong phim nằm ở lớpngoài
Màu sắc chủ đạo của từng cảnh quay cũng như tổng thể bộ phim cho người xem cảm nhận về ánh sáng và gamme màu trong phim, từ đó có thể có khái niệm về :
- Thể loại phim (Nhi đã có lần phân tích vấn đề này rồi, ví dụphim hoạt hình có nhiều màu sắc rực rỡ, phim drama hay hài, hay tình cảm sángtrung bình, phim kinh dị có màu tối và lạnh).
- Sự phong phú về màu cũng cho khái niệm về nội dung phân cảnh trong kịch bản. Ví dụ một chương trình truyền hình quay 1 trận bóng đá sẽ chỉ toàn là màu xanh lá cây, trong khi một bộ phim có nhiều phân cảnh ở những địa điểm khác nhau : nội cảnh, ngoại cảnh… sẽ có màu sắc phong phú , đa dạng.
Trong phần mềm, bạn có thể dùng chuột để duyệt các phân đoạn, và quan sát sự dao động của từng phân đoạn, biên độ dao động cho biết đoạn phim đó có nhiều cảnh động hay không, càng nhiều chuyển động thì phân đoạn dao độngcàng mạnh.
Ứng dụng của dấu ấn phim ảnh :
Ta có thể dùng dấu ấnnày để : Phân loại phim (phim drama, hoạt hình, hành động, kinh dị…), sosánh giữa các phim với nhau về : độ dài, số phân cảnh, màu sắc chủ đạo, sosánh giữa 1 phim gốc và 1 phim remake, nhận dạng và so sánh phong cách của nhữngđạo diễn khác nhau
Hình: Dấu ấn của phim Quantum of Solace : Tổng quan (bên trái ) và chi tiết các lớp (bên phải ), từ ngoài vào trong có các lớp: Khung hình, cảnh quay, chương và tổng quát
Khi Zoom lên ta có thể đánh giá chi tiết về: Độ dài mỗi cảnh quay, số lần cắt cảnh, màu sắc từng khung hình.
Hình: So sánh 2 phim có cùng đề tài vũ trụ: 2001 the space odyssey và Aliens
Hình: Dấu chỉ nhận dạng của phim Quantum of Solace
Hình: dấu chỉ nhận dạng của phim: The Shining
Hình: Dấu chỉ nhận dạng của phim Top Gun
Hình: Một trận bóng đá trên TV
Phim hoạt hình The Simpsons
Frederic Brodbeck là một sinh viên ngành đồ họa trẻ tuổi người Hà Lan. Năm 2011 trong luận án tốt nghiệp tại trường Mỹ thuật La Haye, anh đã chọn đề tài cinemetrics (phân tích định lượng trong điện ảnh), với dự án thiết kế một phương pháp mới để phân tích và xếp loại phim, mà anh gọi là : Dấu ấn nhận dạng của phim (Film’s Fingerprint). Mục đích của phương pháp này là thể hiện tất cả thông số kỹ thuật của phim một cách trực quan, để người xem chỉ cần nhìn sơ qua là có thể nhận dạng bộ phim đó.
Thực ra chuyên ngành cinematrics không mới, mà nó đã có từ giữa thập niên 70. Người ta phân tích bộ phim bằng những thông số kỹ thuật như: độ dài mỗi cảnh quay, góc máy, chuyển động, màu sắc chủ đạo... Nhưng việc kết hợp những con số đo đạc này và đồ họa vi tính quả thật là một sáng kiến độc đáo.
Đầu tiên, anh ta viết một phần mềm cho phép phân tích một DVD rom của bộ phim và đo đạc tự động các thông số kỹ thuật. Sau đó sẽ tổng hợp các thông số này trên 1 biểu đồ hình cung tròn. Anh gọi đó là Dấu vân tay của phim.

Hình bên dưới sẽ cho bạn dấu vân tay của bộ phim: Quantum of Solace, nó có dạng 1 cung tròn, nhiều lớp màu khó hiểu. Nhi sẽ giải thích cách đọc dấu vân tay này như sau.
1) Chu vi của cung tròn thể hiện độ dài của bộ phim, khởi đầu ở điểm 12h và diễn tiến trong phim đi thuận chiều kim đồng hồ, cho đến điểm kết thúc.
2) Mỗi phân khúc (sector) thể hiện độ dài của 10 cảnh liên tiếp.
3) Phần mềm tự động nhận biết sự cắt cảnh trong phim, và số cảnh quay, độ dài mỗi cảnh quay được thể hiện trong lớp ngoài cùng của cung tròn, gọi là lớp Khung hình (Frame). Trong lớp này, biên độ dao động ly tâm cũng cho ta biết cảnh trong phim là cảnh động hay cảnh tĩnh (Động có nghĩa là chuyển động của nhân vật, hoặc tương đối do di chuyển camera).
Thuật toán tự động nhận diện khuôn mặt sẽ cho thông tin về góc máy : Close up, long shot hay medium...
4) Màu sắc của bộ phim được phân tích ở nhiều cấp độ, và thể hiệntrên các lớp của cung tròn, tương ứng mỗi lớp là 1 bảng màu, từ ngoài vào trong cung tròn ta có các lớp sau đây : khung hình, cảnh quay, chương trong kịch bản, và tổng thể bộ phim.
Có hai bảng màu : Bảng màu tổng quát cho cho bộ phim nằmtrong cùng , và bảng màu chi tiết cho từng phân đoạn trong phim nằm ở lớpngoài
Màu sắc chủ đạo của từng cảnh quay cũng như tổng thể bộ phim cho người xem cảm nhận về ánh sáng và gamme màu trong phim, từ đó có thể có khái niệm về :
- Thể loại phim (Nhi đã có lần phân tích vấn đề này rồi, ví dụphim hoạt hình có nhiều màu sắc rực rỡ, phim drama hay hài, hay tình cảm sángtrung bình, phim kinh dị có màu tối và lạnh).
- Sự phong phú về màu cũng cho khái niệm về nội dung phân cảnh trong kịch bản. Ví dụ một chương trình truyền hình quay 1 trận bóng đá sẽ chỉ toàn là màu xanh lá cây, trong khi một bộ phim có nhiều phân cảnh ở những địa điểm khác nhau : nội cảnh, ngoại cảnh… sẽ có màu sắc phong phú , đa dạng.
Trong phần mềm, bạn có thể dùng chuột để duyệt các phân đoạn, và quan sát sự dao động của từng phân đoạn, biên độ dao động cho biết đoạn phim đó có nhiều cảnh động hay không, càng nhiều chuyển động thì phân đoạn dao độngcàng mạnh.
Ứng dụng của dấu ấn phim ảnh :
Ta có thể dùng dấu ấnnày để : Phân loại phim (phim drama, hoạt hình, hành động, kinh dị…), sosánh giữa các phim với nhau về : độ dài, số phân cảnh, màu sắc chủ đạo, sosánh giữa 1 phim gốc và 1 phim remake, nhận dạng và so sánh phong cách của nhữngđạo diễn khác nhau


Khi Zoom lên ta có thể đánh giá chi tiết về: Độ dài mỗi cảnh quay, số lần cắt cảnh, màu sắc từng khung hình.


Hình: So sánh 2 phim có cùng đề tài vũ trụ: 2001 the space odyssey và Aliens

Hình: Dấu chỉ nhận dạng của phim Quantum of Solace

Hình: dấu chỉ nhận dạng của phim: The Shining

Hình: Dấu chỉ nhận dạng của phim Top Gun

Hình: Một trận bóng đá trên TV

Phim hoạt hình The Simpsons