hoatruclam
Member
Battleship 2012 được giới thiệu là một trong những quả bom tấn đáng chú ý nhất của mùa hè năm nay, quy tụ đội ngũ sản xuất của loạt phim Transformers với dự định dự định lôi kéo khán giả tới rạp xem bằng cốt truyện hấp dẫn với phần kỹ xảo đẹp mắt. Thế nhưng những gì mà Battleship thu được chỉ là 301.454.710 $ doanh thu phòng chiếu (, trong khi số kinh phí bỏ ra đã là 200.000.000 $. Còn điểm xếp hạng IMDB thì càng lúc càng đi xuống và hiện tại chỉ còn là 6,1/10, kết quả từ 43.701 lượt bình chọn.
Tại sao bom tấn mà nổ lại không to?
Battleship quả thực có sự thu hút khán giả rất lớn nhờ những ngôi sao của Hạm đội Thái Bình Dương. Bản thân những khu trục hạm đó đã quá hoành tráng, chưa kể sự hỗ trợ của những kĩ xảo hiện đại, những cảnh cháy nổ đẹp mắt như cảnh giao đấu giữa USS Sampson (DDG-102), USS John Paul Jones (DDG-53) và JDS Myōkō (DDG-175) với tàu ngoài hành tinh, cảnh căn cứ Della chìm trong biển lửa, hay cảnh tác chiến của USS Missouri (BB-63),
Tuy nhiên những cảnh quay hoành tráng với những hình ảnh mãn nhãn đó không khỏa lấp được những khuyết điểm lớn về nội dung. Chung quy là nội dung phim quá nhàm. Tưởng tượng thử cái kế hoạch xâm chiếm địa cầu của người hành tinh G (Planet-G) nó đơn giản đến độ nhàm chán. Bay đến địa cầu, rơi cái tõm xuống biển, mở một cái rào chắn “bất khả xâm phạm” rồi gọi hội đến quây Trái Đất. Không có tính âm thầm lặng lẽ bất ngờ của một cuộc xâm lăng chớp nhoáng (đi đến đâu lộ đến đấy, bị bắt bài toàn tập), không có sự áp đảo của kẻ ở thế thượng phong với những công nghệ vượt bậc (có đúng 5 tàu chiến, 1 rụng từ trước khi hạ cánh). Các cảnh đối mặt giữa lực lượng Hải quân Hoa Kì và quân ngoài hành tinh cũng rất nhảm, các tàu phe Hải quân hầu như đứng ngoài cuộc từ đầu đến gần cuối mới vào la liếm chút. Còn lại 2 tàu của Mĩ và 1 tàu của Nhật tác chiến chính thì phải nói là rất buồn cười. 3 tàu đối đầu 3 tàu, bị tấn công phủ đầu ở những phút 40 bằng sóng siêu âm, kính tàu vỡ toác người bay lung tung, các tàu vẫn cứ đứng im. Trong đối đầu trên trận tuyến “đứng im là chết”. Rồi lần lượt tàu nào đánh thì tàu đó di chuyển, các tàu còn lại chơi trò “tọa sơn quan hổ đấu”, để sau khi Sampson và Myōkō chìm thì John Paul Jones bỏ chạy. Các tàu phe Planet-G lại quá fairplay, tàu nào đối đầu thì nó bắn, không thì thôi bỏ qua.
Phút 47. USS Sampson bị trúng đạn lao lên trả đũa, USS John Paul Jones và JDS Myōkō ngồi xem.
Ngoài ra, đạo diễn Peter Berg cũng tạo ra nhiều tình huống không thỏa đáng lắm. 2 tàu USS John Paul Jones, USS Sampson thuộc lớp Arleigh Burke, JDS Myōkō thuộc lớp Kongō, đều là những tàu khu trục có tên lửa dẫn đường hiện đại. 2 chiếc của Hoa Kì được trang bị hệ thống phóng tên lửa VLS với các tên lửa như RIM-67 Standard, BGM-109 Tomahawk , RUM-139 VL-ASROC, dàn phóng ngư lôi MK-32, pháo Mark 45 5-inch/54 cùng hệ thống vũ khĩ cận chiến hỏa lực mạnh M242 Bushmaster, M2 Browning, Phalanx CIWS. Tàu của Nhật thì cũng chả kém với RGM-84 Harpoon, SM-2 Standard, SM-3 Block IA , RUM-139 Vertical Launch ASROC, pháo 127mm … nhưng khi giao đấu chỉ chống cự yếu ở bằng pháo cùng hệ thống Phalanx CIWS, hậu quả là chìm.
Trên tàu chiến thì bao giờ cũng có thuyền trưởng và thuyền phó. Khi thuyền trưởng tử trận thì thuyền phó sẽ thay thuyền trưởng. Thuyền phó chết nốt thì cứ sĩ quan cấp cao nhất sẽ chỉ huy. Stone Hopper là thuyền trưởng của USS Sampson. Nhưng khi anh hy sinh và Sampson đắm, Alex Hopper, sĩ quan chiến thuật của tàu USS John Paul Jones lại thành thuyền trưởng của John Paul Jone mà chả biết thuyền trưởng và thuyền phó của USS John Paul Jones đâu. Lí do là vì “đây là thuyền anh trai anh. Và anh sẽ làm thuyền trưởng”. Ngạc nhiên chưa. (chi tiết này mình đã kiểm chứng lại và phát hiện ra mình sai, nhưng cứ để đó ko xóa dấu vết làm gì, có đúng có sai ăn gạch nó mới vui)
Phút 49. Alex được đặc cách thành thuyền trưởng khi anh trai anh hy sinh cùng con tàu của mình.
Tàu lớp Arleigh Burke có thủy thủ đoàn gồm hơn 30 sĩ quan chỉ huy, hơn 30 sĩ quan kĩ thuật, cùng hơn 200 lính thủy. Tàu đang trong đợt tập trận RIMPAC nên chắc chắn có đầy đủ lực lượng. Nhưng trong tình trạng báo động chiến đấu ta cũng chả thấy được mấy người trên tàu. Khi có người ngoài hành tinh xâm nhập tàu như đi vào chỗ không người thì tham gia truy bắt lại là thuyền trưởng tạm thời, chuyên gia vũ khí, cùng 3 anh lính.
Một chi tiết dị thường khác là cho Nagata là đồng thuyền trưởng tàu John Paul Jone trong khi anh ta là thuyền trưởngcủa tàu Myōkō thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Nhưng tất cả các chi tiết trên không gây sốc bằng sự xuất hiện của USS Missouri (BB-63). Chiếc tàu chiến thuộc lớp Iowa này được hạ thủy từ năm 1941, và chính thức hoạt động từ năm 1944. Big Mo (biệt danh của tàu) ngừng hoạt động năm 1995, trở thành một bảo tàng nổi tại Trân Châu Cảng. Câu hỏi đặt ra là sau gần 20 năm làm bảo tàng mà tại sao tàu vẫn còn 6000 tấn nhiên liệu để di chuyển cùng với các hệ thống máy móc, vũ khí còn hoạt động được, bởi khi trở thành một bảo tàng thì tất cả những gì còn có thể tận dụng mà không ảnh hưởng tới kết cấu thân tàu sẽ được tháo dỡ, hệ thống vũ khí sẽ bị vô hiệu hóa, chắc chắn nhiên liệu và đạn dược sẽ phải ra đi. Thế mà Big Mo xông pha chiến trận ầm ầm. Thậm chí còn có màn thả neo lắc eo tránh đạn ảo không tưởng.
Phút 107. USS Missouri thực hiện pha trượt nước ngoạn mục.
Ngoài những chi tiết bất hợp lí nằm trong một cốt truyện không có gì đặc sắc, Battleship còn kém ở cả dàn diễn viên. Taylor Kitsch (Alex Hopper) quá hiền, không hề có dáng vẻ của một anh lính thủy vô kỉ luật. Đây có thể coi là vai diễn không thành công (chứ chưa phải thất bại) thứ hai của anh sau Jonh Carter. Rihanna (Cora Raikes) không hề biết diễn, khó có thể trách khi đây là vai diễn thực sự đầu tiên của cô ca sĩ này. Siêu mẫu Brooklyn Decker (Samantha Shane) xuất hiện trong phim với vai trò tương tự như Megan Fox và Rosie Huntington-Whiteley trong Transformers. Thân hình bốc lửa, nhưng nhan sắc gợi nhớ những năm 80 của thế kỉ trước đó khiến cô không thể nổi bật bằng 2 kiều nữ của Transformer dù diễn xuất thì cả 3 cô đều tệ như nhau.
Và còn nhiều điểm bất ổn không phân tích hết.
Nhìn chung, để “nghe” và “nhìn” thì Battleship xứng tầm với 200tr USD kinh phí của nó. Nhưng để “xem” và “cảm nhận” thì như thế là chưa đủ.

Tại sao bom tấn mà nổ lại không to?
Battleship quả thực có sự thu hút khán giả rất lớn nhờ những ngôi sao của Hạm đội Thái Bình Dương. Bản thân những khu trục hạm đó đã quá hoành tráng, chưa kể sự hỗ trợ của những kĩ xảo hiện đại, những cảnh cháy nổ đẹp mắt như cảnh giao đấu giữa USS Sampson (DDG-102), USS John Paul Jones (DDG-53) và JDS Myōkō (DDG-175) với tàu ngoài hành tinh, cảnh căn cứ Della chìm trong biển lửa, hay cảnh tác chiến của USS Missouri (BB-63),
Tuy nhiên những cảnh quay hoành tráng với những hình ảnh mãn nhãn đó không khỏa lấp được những khuyết điểm lớn về nội dung. Chung quy là nội dung phim quá nhàm. Tưởng tượng thử cái kế hoạch xâm chiếm địa cầu của người hành tinh G (Planet-G) nó đơn giản đến độ nhàm chán. Bay đến địa cầu, rơi cái tõm xuống biển, mở một cái rào chắn “bất khả xâm phạm” rồi gọi hội đến quây Trái Đất. Không có tính âm thầm lặng lẽ bất ngờ của một cuộc xâm lăng chớp nhoáng (đi đến đâu lộ đến đấy, bị bắt bài toàn tập), không có sự áp đảo của kẻ ở thế thượng phong với những công nghệ vượt bậc (có đúng 5 tàu chiến, 1 rụng từ trước khi hạ cánh). Các cảnh đối mặt giữa lực lượng Hải quân Hoa Kì và quân ngoài hành tinh cũng rất nhảm, các tàu phe Hải quân hầu như đứng ngoài cuộc từ đầu đến gần cuối mới vào la liếm chút. Còn lại 2 tàu của Mĩ và 1 tàu của Nhật tác chiến chính thì phải nói là rất buồn cười. 3 tàu đối đầu 3 tàu, bị tấn công phủ đầu ở những phút 40 bằng sóng siêu âm, kính tàu vỡ toác người bay lung tung, các tàu vẫn cứ đứng im. Trong đối đầu trên trận tuyến “đứng im là chết”. Rồi lần lượt tàu nào đánh thì tàu đó di chuyển, các tàu còn lại chơi trò “tọa sơn quan hổ đấu”, để sau khi Sampson và Myōkō chìm thì John Paul Jones bỏ chạy. Các tàu phe Planet-G lại quá fairplay, tàu nào đối đầu thì nó bắn, không thì thôi bỏ qua.

Phút 47. USS Sampson bị trúng đạn lao lên trả đũa, USS John Paul Jones và JDS Myōkō ngồi xem.
Ngoài ra, đạo diễn Peter Berg cũng tạo ra nhiều tình huống không thỏa đáng lắm. 2 tàu USS John Paul Jones, USS Sampson thuộc lớp Arleigh Burke, JDS Myōkō thuộc lớp Kongō, đều là những tàu khu trục có tên lửa dẫn đường hiện đại. 2 chiếc của Hoa Kì được trang bị hệ thống phóng tên lửa VLS với các tên lửa như RIM-67 Standard, BGM-109 Tomahawk , RUM-139 VL-ASROC, dàn phóng ngư lôi MK-32, pháo Mark 45 5-inch/54 cùng hệ thống vũ khĩ cận chiến hỏa lực mạnh M242 Bushmaster, M2 Browning, Phalanx CIWS. Tàu của Nhật thì cũng chả kém với RGM-84 Harpoon, SM-2 Standard, SM-3 Block IA , RUM-139 Vertical Launch ASROC, pháo 127mm … nhưng khi giao đấu chỉ chống cự yếu ở bằng pháo cùng hệ thống Phalanx CIWS, hậu quả là chìm.
Trên tàu chiến thì bao giờ cũng có thuyền trưởng và thuyền phó. Khi thuyền trưởng tử trận thì thuyền phó sẽ thay thuyền trưởng. Thuyền phó chết nốt thì cứ sĩ quan cấp cao nhất sẽ chỉ huy. Stone Hopper là thuyền trưởng của USS Sampson. Nhưng khi anh hy sinh và Sampson đắm, Alex Hopper, sĩ quan chiến thuật của tàu USS John Paul Jones lại thành thuyền trưởng của John Paul Jone mà chả biết thuyền trưởng và thuyền phó của USS John Paul Jones đâu. Lí do là vì “đây là thuyền anh trai anh. Và anh sẽ làm thuyền trưởng”. Ngạc nhiên chưa. (chi tiết này mình đã kiểm chứng lại và phát hiện ra mình sai, nhưng cứ để đó ko xóa dấu vết làm gì, có đúng có sai ăn gạch nó mới vui)

Phút 49. Alex được đặc cách thành thuyền trưởng khi anh trai anh hy sinh cùng con tàu của mình.
Tàu lớp Arleigh Burke có thủy thủ đoàn gồm hơn 30 sĩ quan chỉ huy, hơn 30 sĩ quan kĩ thuật, cùng hơn 200 lính thủy. Tàu đang trong đợt tập trận RIMPAC nên chắc chắn có đầy đủ lực lượng. Nhưng trong tình trạng báo động chiến đấu ta cũng chả thấy được mấy người trên tàu. Khi có người ngoài hành tinh xâm nhập tàu như đi vào chỗ không người thì tham gia truy bắt lại là thuyền trưởng tạm thời, chuyên gia vũ khí, cùng 3 anh lính.
Một chi tiết dị thường khác là cho Nagata là đồng thuyền trưởng tàu John Paul Jone trong khi anh ta là thuyền trưởngcủa tàu Myōkō thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Nhưng tất cả các chi tiết trên không gây sốc bằng sự xuất hiện của USS Missouri (BB-63). Chiếc tàu chiến thuộc lớp Iowa này được hạ thủy từ năm 1941, và chính thức hoạt động từ năm 1944. Big Mo (biệt danh của tàu) ngừng hoạt động năm 1995, trở thành một bảo tàng nổi tại Trân Châu Cảng. Câu hỏi đặt ra là sau gần 20 năm làm bảo tàng mà tại sao tàu vẫn còn 6000 tấn nhiên liệu để di chuyển cùng với các hệ thống máy móc, vũ khí còn hoạt động được, bởi khi trở thành một bảo tàng thì tất cả những gì còn có thể tận dụng mà không ảnh hưởng tới kết cấu thân tàu sẽ được tháo dỡ, hệ thống vũ khí sẽ bị vô hiệu hóa, chắc chắn nhiên liệu và đạn dược sẽ phải ra đi. Thế mà Big Mo xông pha chiến trận ầm ầm. Thậm chí còn có màn thả neo lắc eo tránh đạn ảo không tưởng.

Phút 107. USS Missouri thực hiện pha trượt nước ngoạn mục.
Ngoài những chi tiết bất hợp lí nằm trong một cốt truyện không có gì đặc sắc, Battleship còn kém ở cả dàn diễn viên. Taylor Kitsch (Alex Hopper) quá hiền, không hề có dáng vẻ của một anh lính thủy vô kỉ luật. Đây có thể coi là vai diễn không thành công (chứ chưa phải thất bại) thứ hai của anh sau Jonh Carter. Rihanna (Cora Raikes) không hề biết diễn, khó có thể trách khi đây là vai diễn thực sự đầu tiên của cô ca sĩ này. Siêu mẫu Brooklyn Decker (Samantha Shane) xuất hiện trong phim với vai trò tương tự như Megan Fox và Rosie Huntington-Whiteley trong Transformers. Thân hình bốc lửa, nhưng nhan sắc gợi nhớ những năm 80 của thế kỉ trước đó khiến cô không thể nổi bật bằng 2 kiều nữ của Transformer dù diễn xuất thì cả 3 cô đều tệ như nhau.
Và còn nhiều điểm bất ổn không phân tích hết.
Nhìn chung, để “nghe” và “nhìn” thì Battleship xứng tầm với 200tr USD kinh phí của nó. Nhưng để “xem” và “cảm nhận” thì như thế là chưa đủ.
Chỉnh sửa lần cuối: