Âu cũng là cái Liễn Thực ra đây là kiểu chơi chữ của người xưa thôi bác ạ
Hàm ý chỉ việc cái Liễn và cái Âu là giống nhau (
Giống nhau về công năng, giống tương đối về kiểu dáng) Cụ thể hơn thì cái thì nên hiểu cái Liễn được làm bằng Sành (
Sành đc làm từ đất nung nhưng độ tinh khiết kém hơn Gốm hoặc Sứ)
Âu được làm bằng Gốm, Sứ hoặc có khi là Nhựa hoặc Kim loại (
Đây là điểm khác biệt dõ nét nhất giữa Liễn và Âu đóa 
)
Công dụng của 2 vật dụng trên cũng không hẳn giống nhau mặc dù có chung về kiểu dáng:
Âu thường được dùng để đựng thức ăn chín và bày biện luôn trong mâm cơm như âu canh, âu thịt, âu cá...
Liễn cũng dùng để đựng thức ăn nhưng dùng trong việc tích trữ hay cất đi để dành

VD như Liễn mỡ, liễn dưa, liễn cà, liễn muối ... Lý do người xưa phải dùng Liễn thay Âu để làm việc này vì Liễn có những công năng đặc biệt do cấu tạo vật liệu của Liễn Khác Âu VD như ta để muối hạt vào liễn rồi để cái liễn đó xuống chỗ tro bếp thì muối sẽ luôn được khô ráo.

(
Chuyên môn ngày nay gọi là BAO BÌ HỞ. Bao bì hở xuất hiện hầu hết ở những chiếc nút chai của rượu vang)
Tóm lại người xưa nói
Âu nó cũng là cái Liễn là hàm ý thể hiện sự đại khái, quấy quá để cho xong một câu chuyện hay một vấn đề ở góc độ đơn giản nhất mặc dù 2 cái đó nó chỉ giống nhau về kiểu dáng, khác nhau về chất liệu nhưng đặc biệt là "sống chung" với nhau trong căn bếp
Đây là DD
độ nét cao nên em hơi dài dòng tý thì mới nét được nên các bác thông cảm nhé